Hà Nội

Ga Hà Nội

Ga Hà Nội – trước đây tên gọi là ga Hàng Cỏ do Pháp xây dựng và khánh thành năm 1902. Hơn một thế kỷ qua, ga Hà Nội luôn là một đầu mối giao thông vận tải quan trọng của nước Việt Nam ta nói chung, của Thủ đô Hà Nội nói riêng.

chợ đồng xuân hà nội, ga hà nội, tháp rùa hồ gươm, ga hà nội

Cổng chính ga Hà Nội – Ảnh: Sưu tầm

Từ tháng 6/1940, tại Hà Nội đã thành lập chi bộ Hoa xã Hà Nội lãnh đạo công nhân Đường sắt chống lại sự áp bức, cai trị của Thực dân Pháp. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, Hoa xã Việt Nam đã góp phần vận chuyển hàng hoá, vũ khí; chi viện sức người, sức của cho quân và dân Nam bộ kháng chiến. Đến năm 1955, Tổng cục Đường sắt được thành lập và Đảng uỷ Tổng cục Đường sắt ra đời. Lúc này trực thuộc Đảng uỷ Tổng cục Đường sắt gồm 6 chi bộ, trong đó có Chi bộ các nhà ga thuộc Hà Nội. Giai đoạn này miền Bắc bước vào xây dựng kinh tế, hàn gắn vết thưng chiến tranh, chi viện đắc lực cho nhân dân miền Nam đấu tranh chống Mỹ và bè lũ tay sai.

 Ga Hàng Cỏ xưa – Ảnh: Sưu tầm

chợ đồng xuân hà nội, ga hà nội, tháp rùa hồ gươm, ga hà nội

Ga Hà Nội trước đây có tên gọi ga Hàng Cỏ – Ảnh: Sưu tầm

Phía bên trong ga ngày trước – Ảnh: Sưu tầm

Tiếp sau đó đến giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, cùng với toàn Ngành Đường sắt, Đảng bộ ga Hà Nội đã lãnh đạo CBCNV ga Hà Nội chấp nhận mọi hy sinh để giữ vững mạch máu giao thông Đường sắt, vận tải chi viện cho chiến trường đánh to, thắng lớn, với tinh thần: “Qua sông không cầu, chạy tàu không ga”. Năm 1972, giặc Mỹ đã ném bom Hà Nội, trong đó ga Hà Nội là một mục tiêu quan trọng, Đảng bộ, CBCNV ga Hà Nội đã không quản ngại vất vả, hy sinh để bảo quản và vận chuyển hàng hoá, khôi phục nhà ga, đường tàu để đảm bảo giao thông thông suốt. Trong thời kỳ này, nhiều tập thể, cá nhân trong Ngành Đường sắt đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng.

Cùng với toàn Ngành Đường sắt, Đảng bộ ga Hà Nội và toàn thể CBCNV nhà ga đã góp một phần không nhỏ cùng quân và dân ta đánh thắng Thực dân Pháp, Đế quốc Mỹ, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.

Sau khi Hoà Bình lập lại và trong thời kỳ đổi mới, ga Hà Nội đã được xây sửa lại khang trang hơn, nhà ga đã trở thành đầu mối giao thông quan trọng vận chuyển hành khách, hàng hoá với 5 tuyến đường sắt trong nước và liên vận Quốc tế, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân Thủ đô và nhân dân cả nước. Đảng bộ ga Hà Nội được xây dựng ngày càng lớn mạnh, đến nay Ga đã có 11 chi bộ với 86 đảng viên luôn là lực lượng tiên phong cùng với toàn thể CBCNV ga tiếp bước trên chặng đường đổi mới.

chợ đồng xuân hà nội, ga hà nội, tháp rùa hồ gươm, ga hà nội

Ga Hà Nội ngày nay – Ảnh: Sưu tầm

Lịch sử đã sang một trang mới. Hôm nay, bước chân đến Ga Hà Nội, hành khách sẽ thấy một nhà ga hiện đại, văn minh với hệ thống phòng đợi tàu, phòng đợi khách liên vận quốc tế khang trang, lịch sự, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị như bảng chỉ dẫn điện tử, hệ thống internet không dây phục vụ hành khách đi tàu hiện đại… Hệ thống quản lý đặt chỗ bán vé tự động ngày càng phát huy hiệu quả, đặc biệt trong công tác bán vé. Trong những năm đổi mới, ga Hà Nội đã được nhận nhiều danh hiệu cao quý do Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, ngành ĐS và các đoàn thể trao tặng: Huân chương Lao động hạng Ba, Bằng khen, Cờ luân lưu của Chính phủ, Cờ thi đua xuất sắc nhất của Bộ Giao thông vận tải, đơn vị dẫn đầu thi đua ngành đường sắt.

Ngày thường ga không đông người – Ảnh: Sưu tầm

chợ đồng xuân hà nội, ga hà nội, tháp rùa hồ gươm, ga hà nội

Nhưng đến dịp Tết lượng hành khách lại quá tải – Ảnh: Sưu tầm

Cho đến nay, ga Hà Nội lửa có quy mô lớn nhất xứ Đông Dương với chiều dài gần 200m, có kiến trúc giống như công sở hơn là kiến trúc công cộng. Trước năm 1900, mảnh đất này vốn là chợ bán cỏ cho ngựa thuộc thôn Tiên Mỹ, huyện Thọ Xương. Theo đánh giá của giới kiến trúc đô thị, ga Hà Nội và cầu Long Biên được xếp hạng công trình quan trọng, tạo điểm nhấn cho quy hoạch Hà Nội đầu thế kỷ XX và kéo dài đến năm 1954. Từ đây, những tiếng còi tàu đầu tiên vang lên làm rạo rực lòng người bởi càng rạo rực hơn khi con tàu xình xịch chuyển bánh. Mong nhớ, hẹn hò và chia ly cũng từ đây để rồi Nguyễn Bính viết “Những bóng người trên sân ga”. Ga là thế, xen kẽ niềm vui và nước mắt. Nhạc sĩ Dzoãn Mẫn ở cái ngõ Chân Hưng xưa, đã bao đêm nghe tiếng còi hú lên, chứng kiến bao cuộc chia xa trong nỗi buồn phải xa người thân, khi đi lính đánh thuê hay lên đường làm cu li nơi đất khách quê người. Ông đã viết “Biệt ly” để chia sẻ cùng những giọt nước mắt đau thương: “Biệt ly, nhớ nhung từ đây. Chiếc lá heo may. Người về có hay?… Ôi còi tàu như xé đôi lòng…”.

Với những thành tích đóng góp to lớn trong thời kỳ kháng chiến, hòa bình và giai đoạn đổi mới, ga Hà Nội đã được Đảng, Nhà nước tặng nhiều danh hiệu cao quý:

– Đơn vị dẫn đầu Thi đua Ngành Đường sắt: 1995, 2001 – 2005 – Cờ Thi đua xuất sắc nhất của Bộ Giao Thông Vận tải: 1998, 2002. – Bằng khen của Chính phủ: 1992, 1997. – Cờ Thi đua của Chính phủ: 1999, 2003, 2004. – Huân chương Lao động hạng ba; 2000. – Huan chương Lao động hạng nhì: 2005. – Anh Hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước: 2005. – Đảng bộ Đường sắt Việt Nam công nhậ: Đảng bộ trong sạch vững mạnh: 2001 – 2005. – Bằng khen ” Đơn vị Chính quy – Văn hóa – An toàn ” của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam.
– Cờ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng đơn vị Thi đua dẫn đầu về phong trào “Xanh, Sạch, Đẹp, An toàn vệ sinh lao động”: 1993, 2002 – 2005.

Đăng bởi: Tiến Lê

YOLO! Khám phá các quận/huyện ở Hà Nội

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก