Khám Phá Kinh Nghiệm Tổng Hợp

Hành trình về vùng đất thiêng Yên Tử: Tổng hợp tất cả kinh nghiệm cần có

Yên Tử – Vùng đất của Phật giáo chính tông Việt Nam

Yên Tử là vùng đất gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của Thiền phái Trúc Lâm ở Việt Nam.

ẩm thực đông bắc, du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, homestay đông bắc, khách sạn đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, hành trình về vùng đất thiêng yên tử: tổng hợp tất cả kinh nghiệm cần có

Yên Tử là cái nôi của Phật giáo Việt Nam (Ảnh sưu tầm)

Từ trước công nguyên, vùng đất Yên Tử đã là cái nôi của Phật pháp, nơi hội tụ linh khí, sự thanh tịnh được rất nhiều nhà sư, tăng ni, phật tử đến tu hành.

Vào thời nhà Trần, Yên Tử đạt đỉnh thịnh thế. Các đời vua liên tục cho tu bổ, xây mới hàng loạt các nơi thờ tự lớn, quy mô, hoành tráng. Ngày càng nhiều các phật tử đến đây tu hành, học pháp.

Đặc biệt vào đời vua Trần Nhân Tông năm 1299, Thiền viện Trúc lâm Yên Tử chính thức được ra đời. Yên Tử trở thành kinh đô tư tưởng của Phật phái Trúc Lâm, dòng Phật pháp chính tông của riêng Việt Nam.

Thông tin chung về Yên Tử

Vị trí: Quần thể di tích thuộc địa phận giáp ranh giữa 3 tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và Quảng Ninh.

Quy mô: Gồm 5 khu vực

  • Khu di tích và danh thắng Đông Yên Tử  ở TP Uông Bí, Quảng Ninh.
  • Khu di tích lịch sử nhà Trần tại Đông Triều, Quảng Ninh
  • Khu di tích và danh thắng Tây Yên Tử nằm trên các huyện Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động tỉnh Bắc Giang.
  • Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc – Thanh Mai thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương

ẩm thực đông bắc, du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, homestay đông bắc, khách sạn đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, hành trình về vùng đất thiêng yên tử: tổng hợp tất cả kinh nghiệm cần có

Yêu Tử có quy mô hoành tráng bậc nhất Việt Nam (Ảnh sưu tầm)

Địa hình: Vùng núi có độ cao trung bình.

Cảnh quan: Rừng, núi, núi đá, suối, thác, quần thể di tích chùa, cảnh chùa.

Hình thức du lịch: Leo núi, tham quan, vãn cảnh chùa, dâng hương, lễ Phật.

Phương tiện di chuyển: Leo bậc thang bộ hoặc đi cáp treo.

Đánh giá địa điểm du lịch

  • Cảnh đẹp: 7/10
  • Độ khó: 5/10

Lưu ý khi du lịch Yên Tử

Chuẩn bị đồ leo núi

  • Quần áo leo núi cần thoải mái, có kính, áo nắng, ô, mũ để che nắng vì đường lên núi rất ít bóng râm. Tuy nhiên bạn cần chú ý đảm bảo trang phục lịch sự, ngay ngắn khi đi chùa.
  • Hãy chọn cho mình giày leo núi hoặc giày thấp để leo núi thật thoải mái không bị đau chân. Bạn nên chọn các loại giày có đế mềm, thoáng khí. Đường leo núi chủ yếu là bậc đá, nếu đôi giày không phù hợp sẽ rất nhanh mỏi chân, đau bàn chân.
  • Đừng quên mang sạc dự phòng dùng khi điện thoại hết pin, gậy tự sướng để check in, tự sướng.
  • Bạn nên chuẩn bị đồ ăn tự túc, nước uống vì khi lên núi sẽ không có đồ để ăn. Hãy nhớ khi ăn uống xong cần gom rác vứt đúng nơi quy định, tránh gây ô nhiễm môi trường.

Những lưu ý khác

  • Hãy mang theo các túi đeo chéo, bao lô nhỏ để đựng các đồ cần thiết như khăn, mũ, kính, đồ ăn nhẹ, nước uống, ví tiền.
  • Bạn nên đeo “bao lô ngực” hoặc túi xách chéo ra phía trước để tránh việc bị mất túi hay móc trộm đồ.

Mùa thích hợp để du lịch, tham quan

Mùa lễ hội

Thời gian: Tháng 1 đến hết tháng 3 âm

Nếu bạn muốn lên Yên Tử để dâng hương, lễ Phật hãy đến Yên Tử vào dịp đầu năm.

Trong 3 tháng, Yên Tử luôn đông nghịt dòng người đổ về đây tham gia các hoạt động dâng hương, bái Phật.

Chính lễ Yên Tử được tổ chức vào 10/1. Vào ngày đó lượng người đến Yên Tử đông nhất. Các hoạt động lễ chính cũng diễn ra vào ngày này.

ẩm thực đông bắc, du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, homestay đông bắc, khách sạn đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, hành trình về vùng đất thiêng yên tử: tổng hợp tất cả kinh nghiệm cần có

Hoạt động lễ hội đầu Xuân tại Yên Tử (Ảnh sưu tầm)

Mùa đi vãn cảnh

Nếu bạn muốn đi vãn cảnh chùa, thời gian thích hợp nhất là vào mùa Xuân. Tuy nhiên nên né những ngày lễ chính để tránh bị quá đông người, chen lấn và không ngắm được gì.

Đầu tháng 1 – 2 là lúc mây ở Yên Tử rất đẹp. Mây vờn quanh núi, mây dưới thung lũng trải màu trắng tinh khôi, khung cảnh rất bình yên. Trên đỉnh núi, phóng tầm mắt những biển mây bạc vây kín xung quanh, trải rộng đến tận đường chân trời. Đường lên núi thấp thoáng những cánh đào phai điểm tô trên nền rừng xanh đang trở mình đâm chồi lộc biếc. Phong cảnh Yên Tử vào mùa Xuân đúng nghĩa là chốn “bồng lai tiên cảnh”.

ẩm thực đông bắc, du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, homestay đông bắc, khách sạn đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, hành trình về vùng đất thiêng yên tử: tổng hợp tất cả kinh nghiệm cần có
ẩm thực đông bắc, du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, homestay đông bắc, khách sạn đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, hành trình về vùng đất thiêng yên tử: tổng hợp tất cả kinh nghiệm cần có

Chốn thần tiên Yên Tử trong những ngày Xuân (Ảnh sưu tầm)

Đường đến Yên Tử

Trước khi bắt đầu hành trình leo núi Yên Tử bạn phải đến được thành phố Uông Bí.

Quãng đường từ Hà Nội đến Uông Bí: 120 km

Thời gian di chuyển: 2 giờ 30 phút – 3 giờ (tùy thuộc vào tuyến đường bạn chọn và chặng nghỉ)

Phương tiện di chuyển: xe máy, ô tô, xe khách

Tuyến đường:

Có 3 tuyến đường chính để đến Uông Bí

  • Tuyến 1: Trung tâm Hà Nội thẳng hướng Thanh Trì, rẽ ở QL1A. Đi đến ngã tư rẽ hướng QL5B đi qua địa phận tỉnh Hải Dương đến QL10 rẽ tiếp, thẳng đường là đến Uông Bí
  • Tuyến 2: Trung tâm Hà Nội đi qua Time City rồi rẽ đường AH14 qua thành phố Hải Dương. Đoạn cuối rẽ vào ĐT 388 đến ngã 3 hướng QL18 đi Uông Bí – Quảng Ninh thì rẽ phải.
  • Tuyến 3: Trung tâm Hà Nội đi qua Time City rồi rẽ đường AH14. Đến ngã 4 rẽ hướng bắc vào QL1A đến Bắc Ninh. Đến ngã tư trung tâm thành phố, rẽ hướng QL18, thẳng đường là đến Uông Bí.

Hành trình leo núi Yên Tử

Lựa chọn đi bộ

Chiều dài leo bộ: 6000 m

Độ cao chinh phục: 1068 m

Thời gian leo: Từ 6 tiếng trở lên (tùy thuộc vào thể lực của bạn)

Số bậc đá: Hàng nghìn bậc đá

Hành trình leo bộ sẽ rất vất vả và nhanh mệt. Các bậc thang đều nhau nhiều khi còn khiến bạn mất sức hơn leo đường rừng. Tuy nhiên nếu đi bộ bạn sẽ tham quan được nhiều địa điểm như: Tháp Tổ, chùa Hoa Yên, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, chùa Đồng.

ẩm thực đông bắc, du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, homestay đông bắc, khách sạn đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, hành trình về vùng đất thiêng yên tử: tổng hợp tất cả kinh nghiệm cần có
ẩm thực đông bắc, du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, homestay đông bắc, khách sạn đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, hành trình về vùng đất thiêng yên tử: tổng hợp tất cả kinh nghiệm cần có

Cảnh đẹp trên đường leo núi (Ảnh sưu tầm)

Bạn nên chia nhỏ hành trình của mình để nghỉ chặng. Càng lên cao không khí càng loãng, dễ gây thở dốc, bạn cần uống nước, nghỉ bóng râm, trời quá nắng không nên leo cố.

Hành trình tuy mệt nhưng với đa số phật tử đi dâng hương đều chọn cách đi bộ vì theo họ như thế mới thể hiện lòng thành kính và cái tâm đi lễ.

Lựa chọn đi cáp treo

Cáp treo Yên Tử đã rút ngắn quãng đường và thời gian chinh phục đỉnh núi. Hệ thống cáp treo hiện đại, an toàn, giá cả hợp lý là lựa chọn cho nhiều bạn trẻ có mục đích tham quan, vãn cảnh.

Từ cáp treo bạn sẽ được chiêm ngưỡng cánh rừng bạt ngàn lên dưới, cảnh đẹp vừa bình yên, thanh cảnh, phảng phất chút hoang sơ, kỳ bí. Cáp Treo sẽ đi qua các địa điểm chùa, tượng phật nổi tiếng. Từ cáp treo bạn sẽ thấy được sự đồ sộ, hoành tráng và kỳ công của con người để tạo nên quần thể kiến trúc Yên Tử.

ẩm thực đông bắc, du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, homestay đông bắc, khách sạn đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, hành trình về vùng đất thiêng yên tử: tổng hợp tất cả kinh nghiệm cần có
ẩm thực đông bắc, du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, homestay đông bắc, khách sạn đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, hành trình về vùng đất thiêng yên tử: tổng hợp tất cả kinh nghiệm cần có

Cảnh đẹp nhìn từ cáp treo Yên Tử (Ảnh sưu tầm)

Tuyến đường

  • Tuyến 1: Giải Oan – Hoa Yên
  • Tuyến 2: Một Mái – An Kỳ Sinh

Giá vé

Giá vé 1 chiều: 150 nghìn/ lượt.

Giá vé khứ hồi: 250 nghìn/ 1 lượt lên xuống.

Khứ hồi cả 2 chặng: 300 nghìn/ 2 lượt lên xuống

Những địa điểm du lịch tại Yên Tử

Quần thể di tích Yên Tử được chia làm Đông Yên Tử và Tây Yên Tử.

Đông Yên Tử

Vị trí: Nằm trên 2 xã (Thượng Yên Công thuộc thành phố Uông Bí và xã Hồng Thái Đông thuộc thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh).

Diện tích: 9.295 ha

Thiền viện Trúc lâm Yên Tử

Thiền viện Trúc lâm Yên Tử là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông chọn làm nơi tu hành, nghiên cứu phật pháp và giảng dạy cho chúng tăng ni, phật tử.  Nơi đây còn được gọi với cái tên chùa Lân. Chùa đã được tu bổ, mở rộng với lối kiến trúc chuẩn mực Phật giới, quy mô hoành tráng. Hàng năm, rất nhiều sự kiện lớn diễn ra tại Thiền viện.

ẩm thực đông bắc, du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, homestay đông bắc, khách sạn đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, hành trình về vùng đất thiêng yên tử: tổng hợp tất cả kinh nghiệm cần có

Thiền viện Trúc lâm Yên Tử (Ảnh sưu tầm)

Chùa Giải Oan

Chùa Giải Oan có kiến trúc cổ kính độc đáo với cột gỗ lim, tường gạch đỏ không chát, mái chùa cong vút, chạm khắc văn hoa dạng “Long, Ly, Quy, Phượng”, “Tùng, Cúc, Trúc, Mai”. Điện thờ chia nhiều ban, bệ khác nhau. Dù đã qua nhiều lần trùng tu nhưng ngôi chùa vẫn giữ gần như nguyên vẹn được hình thái kiến trúc nguyên bản. Trước chùa là dòng suối Giải Oan. Phong cảnh nơi đây “sơn thủy hữu tình”, thanh tịnh, bình an, thư thái.

ẩm thực đông bắc, du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, homestay đông bắc, khách sạn đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, hành trình về vùng đất thiêng yên tử: tổng hợp tất cả kinh nghiệm cần có

Cảnh chùa Giải Oan (Ảnh sưu tầm)

Chùa Hoa Yên

Chùa Hoa Yên nằm ở vị trí trung tâm của hệ thống chùa Yên Tử. Trên độ cao 516m, chùa có hướng dựa lưng vào núi hướng mặt ra không gian thoáng rộng, nhìn xuống là rừng trúc, tre. Chùa có lịch sử hơn 700 năm, là nơi tu hành, ngộ đạo và giảng dạy của nhiều đại sư tại Yên Tử.

ẩm thực đông bắc, du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, homestay đông bắc, khách sạn đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, hành trình về vùng đất thiêng yên tử: tổng hợp tất cả kinh nghiệm cần có

Kiến trúc chùa Hoa Yên (Ảnh sưu tầm)

Chùa Một Mái

Chùa Một Mái là nơi Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông chọn để thoát cõi trần, đọc sách, niệm kinh. Chùa có diện tích nhỏ, xây dựng ngay trên vách đá, nhìn xuống là vực thẳm. Kiến trúc chùa độc đáo, có một nửa mái chùa là vòm động, một nửa mái chùa chìa ra ngoài trời. Một phần chùa còn ăn sâu vào vách đá. Chùa Một Mái là nơi duy nhất của Yên Tử đến nay vẫn giữ nguyên hệ thống tượng thờ và đồ thờ bằng đá trắng có niên đại cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn.

ẩm thực đông bắc, du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, homestay đông bắc, khách sạn đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, hành trình về vùng đất thiêng yên tử: tổng hợp tất cả kinh nghiệm cần có

Vẻ đẹp kiến trúc độc đáo của chùa Một Mái (Ảnh sưu tầm)

Chùa Vân Tiêu

Chùa được đặt tên theo phong cảnh nơi đây, tức chùa trong mây. Vào những ngày mây nhiều, nơi đây thực sự giống như chốn tiên cảnh, chùa lúc ẩn lúc hiện trong từng tầng mây. Trước cửa Chùa Vân Tiêu có Vườn tháp vọng thiên cung. Nơi đây được xây dựng với 06 ngọn tháp xây bằng đá và gạch. Mục đích của vườn là nơi chôn cất các thiền sư đức cao, đạo trọng, tu hành ở Vân Tiêu sau khi viên tịch

ẩm thực đông bắc, du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, homestay đông bắc, khách sạn đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, hành trình về vùng đất thiêng yên tử: tổng hợp tất cả kinh nghiệm cần có

Vẻ đẹp đậm chất tiên khí ở chùa Vân Tiêu (Ảnh sưu tầm)

Chùa Bảo Sái

Chùa Bảo Sái ở độ cao trên 700m so với mực nước biển. Chùa được đặt theo tên của đệ tử đầu tiên của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Chùa được xây trên vách núi, giữa 4 bên là đá, rừng cây um tùm, mây mù vờn quanh tạo nên cảnh sắc ảo diệu. Phía sau chùa, bên trái chùa được xây dựng gườm đá, ban thờ sơn thần, giếng thiêng.

ẩm thực đông bắc, du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, homestay đông bắc, khách sạn đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, hành trình về vùng đất thiêng yên tử: tổng hợp tất cả kinh nghiệm cần có

Chùa Bảo Sái nhìn từ cáp treo Yên Tử (Ảnh sưu tầm)

Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được dựng trên khu đất rộng 2.200 m2. Đây là Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông lớn nhất Việt Nam được đúc liền khối bằng đồng nguyên chất. Để mang được tượng lên độ cao hơn 1.000m, các công nhân, kỹ sư đã mất hàng tháng trời để nghiên cứu và thực thi. Bệ ngồi của tượng được làm bằng bê tông cốt thép ốp đá điêu khắc cao 2,7 mét. Tổng thể tượng cao 12,6m, nặng tới 138 tấn. Từ đỉnh nơi đặt tượng, nhìn xuống là toàn cảnh quần thể di tích chùa ẩn hiện trong mây, phong cảnh trời mây, non nước hữu tình.

ẩm thực đông bắc, du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, homestay đông bắc, khách sạn đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, hành trình về vùng đất thiêng yên tử: tổng hợp tất cả kinh nghiệm cần có

Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông (Ảnh sưu tầm)

ẩm thực đông bắc, du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, homestay đông bắc, khách sạn đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, hành trình về vùng đất thiêng yên tử: tổng hợp tất cả kinh nghiệm cần có

Quang cảnh nhìn xuống từ đỉnh núi (Ảnh sưu tầm)

Cổng trời Bia Phật

Trên đỉnh Yên Tử, không rõ là tác động của con người, thần linh hay thiên nhiên đã tạo nên những bia đá trồi lên từ mặt đất. Các phiến đá có thành phần ốc, sò biển hoá thạch.. Dưới cổng trời có một phiến đá trầm tích cao hơn 5m, bề rộng khoảng 2m, hình thù giống chiếc oản nên được gọi là “Bia Phật”.

ẩm thực đông bắc, du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, homestay đông bắc, khách sạn đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, hành trình về vùng đất thiêng yên tử: tổng hợp tất cả kinh nghiệm cần có

Cổng trời Bia Phật (Ảnh sưu tầm)

Chùa Đồng

Chùa Đồng tọa lạc ở vị trí cao nhất trên đỉnh Yên Tử ở độ cao 1.068m so với mặt nước biển. Nơi đây quanh năm được bao phủ bởi biển mây trắng xóa, cảnh sắc vô cùng ấn tượng. Chùa được đúc bằng đồng nguyên chất nặng trên 70 tấn, chiều dài 4,6m, chiều rộng 3,6m, chiều cao 3,35m, hình dáng Chùa như một Đài sen.

ẩm thực đông bắc, du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, homestay đông bắc, khách sạn đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, hành trình về vùng đất thiêng yên tử: tổng hợp tất cả kinh nghiệm cần có

Chùa Đồng được coi là công trình kiến trúc độc đáo nhất Đông Nam Á bằng chất liệu Đồng (Ảnh sưu tầm)

ẩm thực đông bắc, du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, homestay đông bắc, khách sạn đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, hành trình về vùng đất thiêng yên tử: tổng hợp tất cả kinh nghiệm cần có

Cảnh bình minh trên đỉnh chùa Đồng (Ảnh sưu tầm)

Tây Yên Tử 

Vị trí:  Nằm ở phía Nam dãy núi Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Khu di tích trải rộng trên địa bàn 4 xã: An Sinh, Bình Khê, Thủy An và Tràng An.

Quy mô Tây Yên Tử bao gồm: Đền An Sinh, lăng Tư Phúc, đền Thái, Thái Lăng, Mục Lăng, Ngải Sơn Lăng, Phụ Sơn Lăng, Nguyên Lăng, Đồng Hỷ Lăng, chùa Ngọc Thanh, chùa Ngọa Vân, chùa Tuyết, chùa Quỳnh Lâm và chùa Hồ Thiên.

Đền An Sinh

Đền An Sinh là ngôi đền thờ và lăng mộ của các vị vua Trần. Khu di tích có phạm vi hơn 20km. Đường đi vào đền có những hàng nhãn cổ thụ cao lớn. Quanh đền có 14 cây đại thụ tượng trưng cho 14 đời vua nhà Trần. Trước đền có tám cây vạn tuế biểu hiện cho tám vị vua được thờ ở đây.

ẩm thực đông bắc, du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, homestay đông bắc, khách sạn đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, hành trình về vùng đất thiêng yên tử: tổng hợp tất cả kinh nghiệm cần có

Cảnh đẹp tại Đền An Sinh (Ảnh sưu tầm)

Chùa Hồ Thiên

Ngôi chùa được xây dựng vào thời nhà Trần, có lịch sử hàng trăm năm nay. Chùa nằm trên độ cao 500m so với mực nước biển. Chùa Hồ Thiên là một ngôi chùa cổ bị bỏ hoang từ lâu trên đỉnh núi Nước Vàng thuộc dãy Yên Tử. Hiện nay tại đây còn rất nhiều tàn tích của ngôi xưa kia. Khung cảnh bao quanh là rừng tre, nứa, nhiều gốc đào cổ thụ tạo nên vẻ cổ kính có phần bí ẩn.

ẩm thực đông bắc, du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, homestay đông bắc, khách sạn đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, hành trình về vùng đất thiêng yên tử: tổng hợp tất cả kinh nghiệm cần có

Khu di tích chùa Hồ Thiên (Ảnh sưu tầm)

Am Ngọa Vân

Am Ngọa Vân là nơi Phật hoàng tu hành và đắc đạo. Hiện tại, đây được coi là thánh địa của Thiền phái Trúc Lâm.  Ngọa Vân sở hữu quần thể Chùa, Am, các công trình kiến trúc chùa, tháp độc đáo, quy mô lớn. Đến nay, nơi đây trở thành 1 địa điểm không thể không ghé qua khi du lịch Yên Tử.

ẩm thực đông bắc, du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, homestay đông bắc, khách sạn đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, hành trình về vùng đất thiêng yên tử: tổng hợp tất cả kinh nghiệm cần có

Am Ngọc Vân được coi là thánh địa của Yên Tử (Ảnh sưu tầm)

Địa điểm nghỉ qua đêm ở Yên Tử

Yên Tử Village – Làng Nương Yên Tử

Địa chỉ: Di tích danh thắng, Đường Yên Tử, Thượng Yên Công, Uông Bí, Quảng Ninh.

Điện thoại: 0203 6518 888

ẩm thực đông bắc, du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, homestay đông bắc, khách sạn đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, hành trình về vùng đất thiêng yên tử: tổng hợp tất cả kinh nghiệm cần có

Legacy Yen Tu – MGallery by Sofitel

Khách sạn 5 sao

Vị trí: Thượng Yên Công, Uông Bí, Quảng Ninh.

Điện thoại: 0203 6259 888

ẩm thực đông bắc, du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, homestay đông bắc, khách sạn đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, hành trình về vùng đất thiêng yên tử: tổng hợp tất cả kinh nghiệm cần có

Khách Sạn Thu Hà

Vị trí: 4 Trần Hưng Đạo, Thanh Sơn, Tp. Uông Bí, Quảng Ninh.

Điện thoại: 0203 3855 625

ẩm thực đông bắc, du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, homestay đông bắc, khách sạn đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, hành trình về vùng đất thiêng yên tử: tổng hợp tất cả kinh nghiệm cần có

Khách sạn Thanh Lịch

Khách sạn 2 sao

Vị trí: Trưng Vương, Uông Bí, Quảng Ninh.

Điện thoại: 0203 3854 387

ẩm thực đông bắc, du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, homestay đông bắc, khách sạn đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, hành trình về vùng đất thiêng yên tử: tổng hợp tất cả kinh nghiệm cần có

Thưởng thức ẩm thực địa phương

Măng trúc Yên Tử

Vùng núi Yên Tử có thảm thực vật đặc trưng là rừng tre, trúc. Mỗi mùa măng đến người dân lại lên núi hái măng. Những ngọn măng tươi ngon được chế biến thành các món ăn phục vụ du khách. Ngoài ra cũng được bán làm quà đặc sản cho du khách mua về. Măng tại vùng núi Yên Tử rất giòn, ngọt, không đắng, vị thanh mát.

ẩm thực đông bắc, du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, homestay đông bắc, khách sạn đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, hành trình về vùng đất thiêng yên tử: tổng hợp tất cả kinh nghiệm cần có

Đặc sản măng Yên Tử (Ảnh sưu tầm)

Rượu mơ Yên Tử

Mơ Yên Tử trái to, khi chín có màu vàng đậm, phủ một lớp lông mịn trắng bên ngoài. Mơ có vị ngọt vừa phải, không chua, phần thịt của quả hơi mềm nhưng không hề nhão. Mơ Yên Tử ăn không bị ghê răng như các loại ở nơi khác. Mơ được dùng ngâm với rượu gạo trở thành đặc sản rất nổi tiếng.

ẩm thực đông bắc, du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, homestay đông bắc, khách sạn đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, hành trình về vùng đất thiêng yên tử: tổng hợp tất cả kinh nghiệm cần có

Đặc sản mơ Yên Tử (Ảnh sưu tầm)

Canh gà rượu bâu

Canh Gà rượu bâu là món ăn bổ dưỡng của người dân tộc Dao Thanh y sống quanh chân núi Yên Tử. Thịt gà Hoành Bồ được nuôi thả tự nhiên rất chắc thịt, ngọt và thơm. Gà được nấu với  rượu bâu truyền thống tạo nên món ăn đặc sắc.

ẩm thực đông bắc, du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, homestay đông bắc, khách sạn đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, hành trình về vùng đất thiêng yên tử: tổng hợp tất cả kinh nghiệm cần có

Món canh gà vô cùng hấp dẫn tại chân núi Yên Tử (Ảnh sưu tầm)

Chè lam Yên Tử

Chè lam là thức quà vặt giản dị, tinh tế được du khách tìm kiếm nhiều khi đến Yên Tử. Bánh rất dẻo, hơi dính, màu vàng nâu. Vị mật ong thơm kết hợp với chút nước gừng cay và lạc rang. Bánh nhâm nhi với chén chè nóng là hợp nhất.

ẩm thực đông bắc, du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, homestay đông bắc, khách sạn đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, hành trình về vùng đất thiêng yên tử: tổng hợp tất cả kinh nghiệm cần có

Đặc sản chè lam  (Ảnh sưu tầm)

Rau Dớn Yên Tử

Rau Dớn xuất hiện rất nhiều ở các khe suối, phiến đá trên vùng núi Yên Tử quanh năm sương mù, ẩm ướt. Rau Dớn được chế biến thành món xào thêm chút lạc rang là ngon nhất. Rau Dớn Yên Tử ngon nhất là vào mùa mưa. Vị rau thanh mát, hơi nhớt. Màu rau xanh, đẹp mắt.

ẩm thực đông bắc, du lịch đông bắc, đi phượt đông bắc, homestay đông bắc, khách sạn đông bắc, trekking đông bắc, văn hoá đông bắc, hành trình về vùng đất thiêng yên tử: tổng hợp tất cả kinh nghiệm cần có

Loại rau Dớn xuất hiện nhiều tại Yên Tử (Ảnh sưu tầm)

Giữa bộn bề cuộc sống, đôi lúc ta cần nghỉ ngơi và sắp xếp lại những cảm xúc đang xáo trộn. Tìm về đất Phật, tận hưởng sự bình yên sẽ khiến chúng ta cảm thấy thanh thản, bình tâm và nhẹ nhõm hơn. Chuyến đi Yên Tử tuy có chút vất vả nhưng nếu có thể ngắm được cảnh đẹp nơi đây thì sự vất vả cũng hoàn toàn xứng đáng.

Kim Khánh

Đăng bởi: Diệu Hiền

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก