Cà Phê

Hướng dẫn cách ươm hạt cà phê đạt hiệu quả cao nhất

Có bao nhiêu cách thức ươm hạt giống cà phê và kỹ thuật ươm hạt giống là như thế nào để mang lại hiệu quả cao. Mời bà con cùng chia sẻ bài viết sau cùng với Tafa nhé.

Có bao nhiêu cách ươm hạt cà phê?

Có hai kỹ thuật ươm hạt giống cà phê đó là hình thức ươm trên luống và ươm giống trực tiếp vào bầu. Kỹ thuật nào cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng biệt của nó, tùy thuộc và từng vùng điều kiện khí hậu địa phương mà chúng ta có thể chọn ra một trong hai cách thức ươm này.

cà phê, quán cà phê, hướng dẫn cách ươm hạt cà phê đạt hiệu quả cao nhất

Có hai kỹ thuật ươm hạt giống cà phê

Chuẩn bị bầu ươm hạt cà phê

  • Bầu ươm nên dùng loại bầu nilon đen lớn kích thước 16 x 25cm hoặc 18 x 25cm. Có bán tại các cửa hàng vật tư vườn ươm. Không nên dùng các loại bầu kích thước nhỏ hơn vì sẽ không đủ dưỡng chất (cây cần ươm 6 tháng trước khi trồng) và dễ bị cong rễ
  • Đất ươm nên lấy loại đất mặt, tơi xốp, khô ráo trộn với phân chuồng (hoặc phân vi sinh) + lân. Tỷ lệ trộn thường là: 1 xe rùa (xe cút kít) đất + 5kg phân chuồng + 100g lân
  • Bầu ươm nên xếp thành hàng, ngang 12 bầu, dọc tùy theo chiều dài thực tế để tiện chăm sóc sau này
  • Bên trên và xung quanh cần cắm cọc che lưới, sử dụng lưới nilon vườn ươm chuyên dụng

Chuẩn bị hạt và xử lý hạt cà phê giống

  • Hạt cà phê nên chọn từ những cây có phẩm chất tốt trong vườn cà phê, hoặc có thể mua hạt giống cà phê tại các điểm bán cây giống hạt giống uy tín
  • Đối với cà phê vối nên chọn các giống cà phê cao sản: giống cà phê TR4, giống cà phê TR9, giống cà phê xanh lùn (Cà phê TS5 Lâm Đồng), những giống này có tỷ lệ truyền thụ ưu điểm cho cây con nhiều hơn
  • Hạt giống trước khi ươm cần phải được xử lý bằng cách ngâm qua nước vôi trong (nếu còn vỏ) hoặc nước ấm 50-60 độ C trong 6-8 giờ đồng hồ để kích thích nảy mầm. Hạt sau khi ngâm cần được rửa sạch bằng nước lã. Loại bỏ các hạt đen, hạt lép…

cà phê, quán cà phê, hướng dẫn cách ươm hạt cà phê đạt hiệu quả cao nhất

Hạt cà phê nên chọn từ những cây có phẩm chất tốt trong vườn cà phê

Kỹ thuật ươm hạt cà phê (cách 1: Gieo hạt ươm trên luống đất)

  • Chuẩn bị luống đất: Dùng đất mặt mịn, tơi xốp đã sàng lọc rác, rễ cây… vun thành luống cao 15-20cm, rộng 1m – 1m2 có thể trộn thêm cát hoặc vỏ trấu để tăng thêm độ tơi xốp, hạt nảy mầm sẽ có rễ thẳng. Vị trí vun luống phải được che chắn, không để ánh nắng mặt trời chiếu xuống trực tiếp. Luống cũng phải cao ráo không bị đọng nước.
  • Phía ngoài biên luống đất nên dùng gạch, ván để kê xung quanh tránh cho đất luống đất bị xói mòn khi tưới đồng thời giữ ẩm tốt hơn
  • Rải 1 lớp hạt đã được xử lý lên trên cùng của luống đất, sao cho các hạt không chồng lên nhau, càng kín càng tốt
  • Tiếp tục phủ lên hạt một phần đất mịn hoặc cát dày 1-2cm
  • Trên cùng ta phủ rơm, trấu, mùn cưa hoặc lưới nilon (loại dùng che nắng) có tác dụng giữ ẩm và tránh làm hạt bị xói lên trên khi tưới.
  • Dùng bình phun sương hoặc bình ô doa tưới 1-2 ngày 1 lần, luôn giữ ẩm cho luống đất. Tạo điều kiện tốt cho hạt nảy mầm. Trường hợp thời tiết lạnh, cần tưới bằng nước ấm 60 độ C. Hạt sẽ mau nảy mầm hơn
  • Sau vài tuần hạt bắt đầu nảy mầm, vươn lên khỏi luống, ta có thể dỡ bớt lớp rơm, trấu, mùn cưa và tiếp tục tưới nước giữ ẩm cho cây phát triển
  • Khi hạt ươm bắt đầu bung lá sò, ta tiến hành gỡ gạch ván xung quanh luống, nhẹ nhàng tách cây ra khỏi luống
  • Lựa những cây rễ thẳng, khỏe mạnh. Loại bỏ cây 2 rễ, rễ cong, thân cong…
  • Dùng nước rửa sạch đất cát dính trên rễ và tiến hành cắm cây vào bầu ươm

cà phê, quán cà phê, hướng dẫn cách ươm hạt cà phê đạt hiệu quả cao nhất

Chuẩn bị luống đất

Cách cắm cây cà phê lá sò vào bầu ươm

  • Bầu ươm trước khi cắm cây cần được tưới thật đẫm, thao tác cắm sẽ dễ dàng hơn
  • Dùng dùi gỗ hoặc tre vót nhọn 1 đầu, đường kính dùi khoảng 1cm, cắm mạnh thẳng đứng vào chính giữa bầu tạo lỗ, chiều sâu của lỗ tương đương với chiều dài của rễ
  • Đặt cây con vào lỗ, dùng dùi đâm xéo góc 45 – 60 độ cách cây 1cm, ép chặt đất vào phía thân cây, đồng thời hơi rút nhẹ cây lên trên để cho rễ thẳng. Thao tác này cần khéo léo, làm nhiều lần sẽ quen, nếu ép đất không đủ chặt, phần dưới cùng sẽ có khoảng trống cây sẽ còi cọc, hoặc chết.
  • Sau khi cắm cần tưới nước ngay để đất lèn xuống các khoảng trống, cây không bị héo rũ.
  • Chăm sóc cây trong nhà lưới, cho đến khi cây ra 5-6 cặp lá, thân cao khoảng 20-30cm là có thể trồng được (5-6 tháng)

Kỹ thuật ươm hạt cà phê (cách 2: ủ hạt và ươm trực tiếp vào bầu ươm)

  • Hạt sau khi xử lý ta không ươm lên luống đất mà dùng túi vải, bao gai bọc kín, đặt vào rổ rá, để nơi thoáng mát, tiến hành ủ hạt. Hằng ngày dùng nước ấm 60oC tưới ẩm túi ươm. (Nên kê rổ rá lên cách mặt đất, không để đọng nước phía bên dưới)
  • Sau 2-3 tuần hạt bắt đầu nảy mầm, lựa những hạt nảy mầm đem ra ươm trước. Số còn lại tiếp tục ủ cho ra mầm.
  • Dùng đũa tre, dùi gỗ chọc 1 lỗ sâu 1cm chính giữa bầu, đặt hạt vào lỗ, dùng đất bột lấp kín lỗ. Khi đặt hạt cần đặt nằm úp (mặt ngang bên dưới, mặt cong bên trên, đặt ngang hoàn toàn, không đặt dọc)
  • Dùng rơm, trấu, mùn cưa hoặc lưới nilon (loại dùng che nắng) phủ lên trên bầu ươm. Tiến hành tưới nước cho cây tiếp tục nảy mầm.
  • Sau khi cây nảy mầm tiến hành chăm sóc bình thường cho đến khi cây đủ lớn thì đem trồng.

cà phê, quán cà phê, hướng dẫn cách ươm hạt cà phê đạt hiệu quả cao nhất

Hạt sau khi xử lý ta không ươm lên luống đất mà dùng túi vải, bao gai bọc kín

Lưu ý khi tiến hành ươm hạt cà phê giống

  • Tất cả các giai đoạn đều phải chú ý đến độ ẩm. Thường xuyên kiểm tra và giữ ẩm cho luống đất, túi ủ, bầu ươm
  • Khi cây ra 1 cặp lá thật bắt đầu tiến hành bón thúc bằng phân đạm pha loãng 0,1% (Nửa lạng phân đạm pha với 50 lít nước). Sau đó cứ 25 ngày tưới phân đạm 1 lần. Sau khi tưới phân cần rửa phun sạch lá bằng nước lã, hạn chế cháy lá non
  • Nơi đặt bầu ươm cần cao ráo, không đọng nước, thường xuyên nhổ cỏ dại mọc lẫn trong bầu, không nên để cỏ lớn, khi nhổ sẽ ảnh hưởng đến rễ của cà phê
  • Xung quanh khu vực ươm hạt, đặt bầu ươm cần che chắn bằng lưới nilon, hạn chế ánh sáng nắng trực tiếp trong thời gian cây còn nhỏ
  • Kiểm tra nếu thấy sâu ăn lá, dế cắn rễ, thân non thì phun thuốc Padan. Nếu cây bị nấm, lở cổ rễ, phun VALIDACIN.
  • Khi cây được 2-3 cặp lá thật, tiến hành phun Aliette hoặc Ridomil Gold để phòng trừ nấm, gỉ sắt. 20-30 ngày phun lại 1 lần
  • Khi xử lý thuốc trừ sâu, thuốc nấm cần cách nhau tối thiểu 7 ngày, không phun quá dày, cây dễ bị rố loạn sinh trưởng. Nếu thấy cây vàng vọt, nổi gân xanh, còi cọc có thể phun bổ sung thêm phân bón lá và vi lượng.
  • Khi cây ra được 5-6 cặp lá thật, chiều cao 20-30 cm có thể đem đi trồng hoặc sang bầu lớn hơn. Cây trước khi trồng cần được làm quen với ánh nắng ít nhất 1 tuần.

Ưu và nhược điểm của từng phương pháp ươm hạt cà phê

  • Cách 1 – Ươm hạt trên luống trước khi cắm vào bầu: Tỷ lệ cây khỏe mạnh, rễ thẳng cao hơn do đã được lựa chọn khi nhổ cây khỏi luống. Tuy nhiên tốn nhiều công đoạn hơn, kỹ thuật cắm cây lá sò vào bầu cũng cần phải nhuần nhuyễn và cẩn thận hơn
  • Cách 2 – Ủ hạt chờ nảy mầm rồi ươm vào bầu: Ít công đoạn, tiết kiệm diện tích, nhưng hạn chế là khó quản lý cây xấu, cây 2 rễ, cây rễ cong…, Tỷ lệ hạt nảy mầm không cao, cần dặm lại nhiều.

Hy vọng qua bài viết này bà con đã có thể tự mình ươm được cây cà phê thực sinh từ hạt giống. Giúp tiết kiệm chi phí. Trường hợp không có thời gian hoặc chưa tự tin về kỹ thuật, có thể liên hệ mua cây giống cà phê đã ươm sẵn của vườn ươm chúng tôi. Chúc bà con thành công!

Đăng bởi: Nguyễn Thị Tuyền

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก