Chùa Hà Nam

Kinh nghiệm du lịch chùa Tam Chúc, Hà Nam mới nhất 2023

Nhắc đến những địa điểm du lịch Tâm Linh nổi bật nhất hiện nay, chắc chắn không thể bỏ qua quần thể du lịch chùa Tam Chúc – một địa điểm đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các bạn trẻ và Phật tử trên cả nước. Bạn có biết ngôi chùa này mang một vẻ đẹp có một không hai, đến mức nó còn được mệnh danh là “Hạ Long” trên cạn không? Nếu đây là lần đầu bạn ghé chùa Tam Chúc và chưa biết đi lại thế nào, ăn uống ra sao, thì hãy cùng chúng mình tham khảo kinh nghiệm du lịch chùa Tam Chúc, Hà Nam ở nội dung bài viết dưới đây nhé.

Kinh nghiệm du lịch chùa Tam Chúc 2023

Danh mục nội dung

Chùa Tam Chúc ở đâu, cách Hà Nội bao xa?

Chùa Tam Chúc nằm ở xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 70km. Đây được biết đến là quần thể du lịch tâm linh trọng điểm nối liền 4 tỉnh: Hà Nội – Hà Nam – Hòa Bình – Ninh Bình.

khám phá, kinh nghiệm du lịch chùa tam chúc, hà nam mới nhất 2023

Vẻ đẹp chùa Tam Chúc

Chùa Tam Chúc là một trong những ngôi chùa Phật giáo nổi tiếng nhất ở Việt Nam, và cũng là một trong những ngôi chùa lớn nhất thế giới. Chùa Tam Chúc tọa lạc trong một khung cảnh thơ mộng, với trước mặt là hồ nước bát ngát, bao quanh là những dãy núi đá vôi và những khu rừng tự nhiên, mang đến bầu không khí thanh bình, tĩnh lặng cho mọi du khách ghé thăm.

Nên du lịch chùa Tam Chúc thời gian nào?

Chùa Tam Chúc nằm ở khu vực Miền Bắc nên khí hậu được chia thành 4 mùa rõ rệt. Mỗi mùa chùa lại có một nét đẹp riêng, nhưng thông thường mọi người vẫn thích đi vãn cảnh vào mùa xuân hoặc mùa thu do khí hậu máy mẻ.

  • Tháng 9 – tháng 11 là khoảng thời gian thiên nhiên Tam Chúc đẹp nhất, thời tiết dễ chịu, đi xe điện ngay du thuyền ngắm hồ đều rất đẹp.
  • Tháng 1 – Tháng 3: bạn sẽ được trải nghiệm nhiều lễ hội náo nhiệt, không khí đông vui tại chùa.

Mùa hè thường vắng du khách hơn do thời tiết khá oi bức và hay có mưa bất chợt. Nên nếu bạn chọn đi vào thời điểm này thì đừng quên xem kĩ dự báo thời tiết trước nhé.

khám phá, kinh nghiệm du lịch chùa tam chúc, hà nam mới nhất 2023

Du lịch Tam Chúc mùa nào đẹp nhất?Kinh nghiệm du lịch chùa Tam Chúc, bạn nên đi vào các ngày trong tuần để thưởng thức trọn vẹn cảnh đẹp nơi đây, chứ đi chùa Tam Chúc vào cuối tuần thường rất đông khách, nhiều khi còn gặp cảnh chen chúc, xô đẩy, mất hết trải nghiệm.

Hướng dẫn đi từ Hà Nội tới chùa Tam Chúc

Bởi vì Hà Nam khá gần Hà Nội nên chứ coi dự báo thời tiết trước là được. Từ Hà Nội đến chùa Tam Chúc có xe limousine đi thẳng xuống, đón ở nội thành và đưa tới tận cổng chùa, cứ 30 phút có một chuyến. Mình thường chọn các này, sáng đi chiều về luôn.

  • Xe Thời Đại: 110k/chiều – Hotline: 19008696.

Đi Chùa Tam Chúc từ Hà Nội bằng xe máy

  • Nếu bạn đi Xe máy thì bạn chạy thẳng theo hướng đường Giải Phóng – Qua Bến Xe nước Ngầm về Thường Tín – Phú Xuyên . Đến nút giao với quốc lộ 1A thì lên Quốc Lộ chạy về Hướng Phủ Lý . Đi vào đường quốc lộ 21 khoảng 10km nữa là tới Chùa Tam Chúc.

Cách đi Chùa Tam Chúc từ Hà Nội Bằng ô tô, sẽ có 3 hướng:

  • Hướng 1: Đi theo hướng xe máy như ở phần trên.
  • Hướng 2. Chạy ra Giải Phóng – Đến BX nước Ngầm rẽ vào cao tốc Pháp Vân – Cầu rẽ – Đến Cầu Giẽ thì quẹo vào đường 1 cũ ròi rẽ vào quốc lộ 21 khoảng 10km nữa là tới.
  • Hướng 3 : Vẫn đi Pháp Vân Cầu Rẽ nhưng lên cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình đến nút giao Liêm Tuyền thì thoát và rẽ về Phủ Lý. Chạy vào quốc lộ 21 khoảng 10km nữa. Đây là đường tối ưu nhất vì đường thoáng và đi nhanh hơn.

Chùa Tam Chúc thờ ai, thờ gì?

Chùa Tam Chúc là nơi thờ cũng những vị quốc sư có công phát triển Phật giáo Việt Nam, với những cái tên nổi bật như: Sư Tổ Đạt ma; Thiền sư Khuông Việt; thiền sư Đỗ Pháp Thuận; Thiền sư Nguyễn Minh Không; Hòa thượng Thích Thanh Tứ.

Chùa Tam Chúc cũng là một ngôi chùa thờ Phật lớn bậc nhất hiện nay.

  • Chùa Ngọc thờ tượng A Di đà bằng ngọc nặng 1,5 tấn.
  • Điện Tam Thế có thờ Tam Thế tam thiên Phật” – Quá Khứ, Hiện Tại, Vị Lai.
  • Điện Pháp chủ thờ tượng Thích Ca Mâu Ni. Điện Quan Âm thờ Quan Âm Bồ Tát.

Khai hội chùa Tam Chúc diễn ra vào ngày nào?

Lễ khai hội chùa Tam Chúc ở Hà Nam được ấn định vào ngày 12 tháng Giêng (Âm Lịch) hàng năm. Vào dịp này, bà con từ khắp mọi miền đều đổ về chùa Tam Chúc bái Phật, chính vì vậy lượng khách du lịch rất đông đúc.

khám phá, kinh nghiệm du lịch chùa tam chúc, hà nam mới nhất 2023

Trẩy hội chùa Tam Chúc

Giá vé tham quan chùa Tam Chúc cập nhật 2023 mới nhất

Từ cổng vào Khu du lịch Tam Chúc có 1 khoảng sân rộng, cảnh quan hoành tráng với nhà khách to được xây dựng theo kiến trúc cổ, có thể tranh thủ check in ngay tại đây. Cũng đừng quên vòng qua chỗ bến thuyền chụp ảnh, phong cảnh non nước rất đẹp nhé.

Giá vé tham quan chùa Tam Chúc là miễn phí. NHƯNG – để vào được chùa bạn bắt buộc phải mua vé đò hoặc xe điện. Khi tới Chùa Tam Chúc, để vào chùa bạn có thể đi bằng 2 cách là đi xe điện hoặc đi thuyền:

  • Giá vé đi xe điện Chùa Tam Chúc: 90k/khách/khứ hồi (15-20 phút)
  • Giá vé đi thuyền Chùa Tam Chúc: 200k/khách/khứ hồi (10 phút, chiều về đi bằng xe điện)
  • Giá vé đi thuyền Vip chùa Tam Chúc: 250k/khách/khứ hồi (có ăn nhẹ trên thuyền, chiều về đi bằng xe điện).

khám phá, kinh nghiệm du lịch chùa tam chúc, hà nam mới nhất 2023

Giá vé tham quan chùa Tam Chúc

Kinh nghiệm du lịch chùa Tam Chúc thì, bến xe điện và bến du thuyền Chùa Tam Chúc nằm tại khu vực nhà khách Thủy Đình và đi đến Cổng Tam Quan. Mỗi xe điện có thể chở được 12 người, du thuyền chở tối đa được 36 người.

  • Nếu đi thuyền, bạn sẽ mất khoảng 20 – 25 phút vì thuyền đi khá chậm. Nhưng bù lại bạn sẽ có thể ngắm cảnh quan hồ nước mênh mông, và tham quan đình Tam Chúc ở giữa hồ.
  • Trong khi đi xe điện thì chưa đến 10 phút là đến đến trước cổng Tam Quan nội. Tuy nhiên, nếu đi xe điện bạn sẽ không tham quan được đình Tam Chúc.

khám phá, kinh nghiệm du lịch chùa tam chúc, hà nam mới nhất 2023

Để tiết kiệm chi phí những vẫn được trải nghiệm 2 loại hình di chuyển này thì bạn có thể đi thuyền và về bằng xe điện.

Địa điểm du lịch Tam Chúc nhất định phải ghé tới

Kinh nghiệm du lịch chùa Tam Chúc, thì đây là một quần thể tâm linh có phong cảnh vô cùng đẹp và tráng lệ. Chính vì vậy ngoài việc thắp hương bái Phật, bạn còn có thể chụp được rất nhiều bức ảnh ở nơi đây.

khám phá, kinh nghiệm du lịch chùa tam chúc, hà nam mới nhất 2023

Rất nhiều góc check in đẹp ở chùa Tam Chúc

Bạn có thể tham khảo qua bản đồ du lịch chùa Tam Chúc:

khám phá, kinh nghiệm du lịch chùa tam chúc, hà nam mới nhất 2023

Bản đồ du lịch chùa Tam Chúc

Khi tới Chùa Tam Chúc, bạn sẽ được tham quan những nơi sau:

  • Nhà khách Thủy Đình: là địa điểm đầu tiên bạn thấy khi tới chùa Tam Chúc. Đây là địa điểm để bạn vào mua vé vào chùa và tham khảo các thông tin về chùa Tam Chúc. Bạn sẽ được lựa chọn mua vé đi vào chùa bằng thuyền hoặc xe điện. Vé xe điện khứ hồi là 90k/khứ hồi. Bên trong nhà khách được bày biện rất trang nghiêm. Những bức tranh, ảnh mô phỏng toàn cảnh chùa Tam Chúc được gắn kèm đèn led vô cùng đẹp. Ngoài ra, nhà khách Thủy Đình cũng chính là địa điểm “sống ảo” quen thuộc của các du khách
  • Cổng Tam Quan Chùa Tam Chúc: Cổng Tam Quan được mệnh danh là biểu tượng của chùa Tam Chúc. Đúng như cái tên, nơi đây được thiết kế theo 3 cổng, gồm 1 cổng chính và 2 cổng phụ. Trước cổng là bến thuyền và điểm trả khách của xe điện. Hai bên cổng Tam Quan là hai con đường lớn để bạn đi bộ lên các chính điện lớn của chùa, khá giống với thiết kế tại chùa Tam Chúc.
  • Vườn Cột Kinh Chùa Tam Chúc: Nếu đã tới được cổng Tam Quan, bạn đi tiếp sẽ thấy vườn Cột Kinh với 32 cột kinh khổng lồ được đặt theo hàng lối vô cùng nghiêm trang. Lấy ý tưởng từ Bảo vật quốc gia Cột Kinh chùa Nhất Trụ ở cố đô Hoa Lư, vườn Cột Kinh chùa Tam Chúc được phục dựng lại với quy mô không hề kém cạnh. Các cột đá được thiết kế với chân cột là đài sen; thân cột hình lục giác, điêu khắc thủ công các lời Phật dạy, đỉnh cột là hình nụ sen đặc trưng.
  • Tam Điện Chùa Tam Chúc: Chùa Tam Chúc có 3 chính điện là: Điện Tam Thế, Điện Pháp Chủ và Điện Quan Âm. Mỗi điện đều thờ một vị Phật theo những ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, cả 3 điện đều có những bức phù điêu được tạc thủ công bằng đá lấy từ miệng núi lửa tại Indonesia. Mỗi bức phù điêu đều mang những câu chuyện về cuộc đời Đức Phật, bạn có thể hỏi các hướng dẫn viên trong chùa để được giải thích kĩ hơn về sự tích này.
  • Điện Tam Thế Tam Chúc: nằm ở độ cao 45m so với mực nước biển trên trục thần đạo; Điện Tam Thế có 03 tầng mái cong được xây dựng theo lối kiến trúc đình chùa đặc trưng Việt Nam. Điện Tam Thế xây dựng với kết cấu cột, dầm, xà, mái cong bằng bê tông cốt thép sơn giả gỗ. Bước qua hàng cửa gỗ trạm lộng tinh xảo của tòa Điện Tam Thế, hòa mình vào một không gian vô cùng rộng lớn, phía trước là ba pho Tam Thế hiện thị cho Quá khứ, hiện tại và vị lai.
  • Điện Giáo Chủ Tam Trúc: nằm trước điện Tam Thế, trên trục thần đạo, có 02 tầng mái cong được xây dựng theo lối kiến trúc đình chùa đặc trưng Việt Nam.  Tại đây thờ 01 pho tượng Thích Ca Mâu Ni bằng đồng nguyên khối, pho tượng nặng 150 tấn do nghệ nhân Việt Nam chế tác; và có 10.000 bức tranh tái hiện cuộc đời Đức Phật do thợ hồi giáo Indonesia tạc bằng đá núi lửa Indonesia.
  • Điện Quan Âm Tam Chúc: nằm sau Cổng Tam Quan qua vườn cột kinh, và phía sau là Điện Pháp Chủ trên trục thần đạo có 02 tầng mái cong được xây dựng theo lối kiến trúc đình chùa đặc trưng Việt Nam. Điểm nhấn của Điện Quan Âm là 4 bức tranh đá khổng lồ bao phủ toàn bộ diện tích 4 bức tường, nói về các sự tích Quan Thế Âm Bồ Tát rất gần gũi với người dân Việt Nam.
  • Chùa Ngọc – Tam Chúc: Chùa Ngọc Tam Chúc tọa lạc trên đỉnh núi Thất tinh nằm ở cao độ 200m so với mực nước biển. Đến được chùa Ngọc là một trong những thử thách dành cho du khách khi tới tham quan chùa Tam Chúc. Khi đi qua Tam Điện, bạn sẽ phải đi bộ và leo 299 bậc đá. Bù lại, khi tới chùa, bạn sẽ không khỏi bất ngờ bởi lối kiến trúc độc đáo, khung cảnh hùng vĩ của thiên nhiên khi nhìn từ trên cao.
  • Đình Tam Chúc: Đình Tam Chúc nối với chùa Tam Chúc bằng một cây cầu bắc ngang qua hồ Lục Ngạn. Nơi đây là đình thờ Hoàng hậu Dương Thị Nguyệt thời nhà Đinh. Khi đi trên cầu dẫn đến Đình, bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh mênh mông của hồ Lục Ngạn – hồ nước tự nhiên có diện tích lớn nhất Việt Nam. Dưới đáy hồ có rất nhiều loài động thực vật thiên nhiên sinh sống. Vào mùa sen nở, dạo bước trên hồ sẽ như được lạc vào chốn tiên cảnh bình yên.

khám phá, kinh nghiệm du lịch chùa tam chúc, hà nam mới nhất 2023

Chùa Tam Chúc có gì đẹp?

Review du lịch chùa Tam Chúc bạn cần lưu ý

Kinh nghiệm du lịch chùa Tam Chúc an toàn, tiết kiệm, thì dưới đây là một số lưu ý dành cho bạn:

  • Từ cổng Tam Quan sẽ đi qua vườn Cột Kinh để vào khu chính gồm 3 chùa lớn là Điện Quán Âm, Điện Giáo Chủ và Điện Tam Thế, khi đi qua cả 3 chùa sẽ có đường dẫn lên chùa Ngọc.
  • Khu du lịch Chùa Tam Chúc rất rộng, bạn nên tìm hiểu trước bản đồ các khu vực để đi lại được thuận tiện, tránh đi lòng vòng nhé.
  • Nếu bạn đi đến chùa Tam Chúc bằng xe máy thì cứ vào trong gửi xe, bãi gửi xe rất to, giá vé gửi xe chỉ 5 – 10k.
  • Về đồ ăn, thì ở trước chùa có khá nhiều quán nhỏ nhỏ bán đồ ăn vặt, trong chùa có buffet chay giá là 150k/người (từ 10-15h). Ngoài ra, còn có rất nhiều cây bán nước tự động và khu ẩm thực với giá phải chăng nên bạn cũng không cần chuẩn bị trước đâu, kẻo xách đi mệt lắm.
  • Lưu ý, vì chùa là nơi linh thiêng nên khi tới tham quan chùa Tam Chúc bạn nhớ mặc đồ lịch sự và không quá hở hang nhé, tốt nhất là đồ không lộ vai và dài qua đầu gối. Ngày lễ, Tết rất đông, an ninh không được đảm bảo và hay xảy ra tình trạng chen lấn.
  • Khi bước vào cửa chùa hoặc cửa điện, bạn nhớ không được dẫm nên bậu cửa, mà phải bước qua, và nên đi ở cửa bên nhé.
  • Kinh nghiệm du lịch chùa Tam Chúc, nếu có thể bạn nên đi vào buổi chiều để đón hoàng hôn, vừa mát vừa đẹp. Đi buổi sáng thì đến tầm trưa leo núi khổ lắm.
  • Bạn nên mang theo ô, nón, mũ, nước và giày thể thao vì trong quá trình leo núi mình thấy mọi người có nhận xét về độ dốc của Bái Đính và Chùa Hương chưa là gì so với Tam Chúc đâu.

Trên đây là những chia sẻ của chúng mình về kinh nghiệm du lịch chùa Tam Chúc. Bạn còn có thắc mắc gì không, cứ để lại comment bên dưới để mình giải đáp nhé. Chúc bạn có chuyến du lịch chùa Tam Chúc thật vui vẻ và tràn đầy ý nghĩa nhé.

Đăng bởi: Lĩnh Nhật Huỳnh

YOLO! Khám phá các huyện ở Hà Nam

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก