Hà Nam

Ăn gì khi đến Hà Nam?

Hà Nam không những gần thủ đô Hà Nội mà còn nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, đến đây bạn còn có cơ hội thưởng thức những món ngon Hà Nam hay những món bánh đặc sản ở Hà Nam đơn giản không cầu kỳ mà vẫn đáng nhớ nếu đã một lần ăn thử. Ăn gì khi đến Hà Nam? Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi khám phá các món ăn ngon nổi tiếng của Hà Nam khi có dịp ghé thăm vùng đất này nhé!

Cá kho niêu đất Vũ Đại – Hà Nam

Cá kho vốn là món ăn truyền thống của người dân Việt Nam. Món ăn này có quanh năm ngày tháng, tuy nhiên được thưởng thức nhiều nhất khi tiết trời chuyển sang lạnh giá. Nếu là tín đồ của các món ăn từ cá thì bạn không thể bỏ qua món ăn đặc sản tỉnh Hà Nam – cá kho làng Vũ Đại.

ăn gì khi đến hà nam?

Cá kho niêu đất Vũ Đại – Hà Nam

Món ăn cá kho làng Vũ Đại là món ăn cổ truyền của người dân Hà Nam. Khi xưa, món ăn này thường được chế biến vào mỗi dịp lễ tết để thờ cúng tổ tiên. Đến nay thì món ăn cá kho này trở thành món ăn đặc sản và được nhân dân khắp các tỉnh thành trong cả nước yêu thích.

Cá kho làng Vũ Đại là cá trắm đen kho trong niêu đất, kho liền 12 tiếng đồng hồ dưới củi nhãn thì mới cho ra sản phẩm. Từ nguyên liệu cho đến cách chế biến, cách kho của món cá này đều vô cùng cầu kỳ, phức tạp. Công sức bỏ ra cho mỗi niêu cá còn hơn cả nấu 1 nồi bánh trưng vào dịp tết. Nhưng bù lại, món ăn này mang đến cho người thưởng thức hương vị vô cùng thơm ngon, lạ miệng. Thịt cá chắc nịch, thơm phức, các nguyên liệu khác hòa quyện với nhau, đặc biệt là riềng, ăn dẻo quánh, đậm đà hết sức. Điểm đặc biệt của món ăn cá kho này là xương cá rất mềm, có thể ăn được không sợ bị hóc.

Nếu có dịp về thăm làng Vũ Đại, thưởng thức món ăn quê dân dã mà đầy tinh tế ấy, chắc chắn các thợ kho cá sẽ không làm bạn thất vọng, bàn tay của họ đã lưu giữ bí kíp truyền thống lâu đời, đủ để tinh hoa ẩm thực xứ Hà Nam không bị mai một. Mà không chỉ có món ăn ngon, người dân nơi đây cũng rất hiếu khách, có tò mò hỏi gì họ cũng sẵn sàng trả lời, và tất nhiên sau đó sẽ mời khách ăn thử vài miếng đặc sản quê mình. Ấm lòng cả nghĩa đen và nghĩa bóng, cớ gì không trải nghiệm một phen!

Bánh cuốn Phủ Lý – Hà Nam

Những miếng thịt nướng vàng ruộm tuốt ra từ xiên chả còn nóng hổi, trông như những bông hoa cải. Bánh cuốn trắng tinh, thơm mùi gạo, mềm, mỏng tang và dai, nhắp trong mỡ phi hành thơm, ăn với chả. Đó là bánh cuốn chả, hay có người gọi là bánh cuốn hoa cải – đặc sản của vùng đất chiêm trũng Hà Nam.

ăn gì khi đến hà nam?

Bánh cuốn Phủ Lý – Hà Nam

Nguyên liệu làm bánh cuốn là bột gạo tẻ. Gạo ngon khi làm bánh có độ dẻo, mịn, có thể cán thật mỏng trên tấm vải căng trên mép nồi lúc nào cũng nóng hơi. Người làm bánh cuốn đẹp, đạt yêu cầu cảm quan phải là người có tay nghề, thành thạo các thao tác từ láng bột đến gạt, lật, gỡ lớp bánh mỏng ra khỏi nồi sao cho không bị rách, không bị gấp lại và xếp lần lượt lên nhau, tạo thành một tệp.

Bánh cuốn ở Hà Nam ăn với chả quế, chả lụa mà còn ăn kèm với chả thịt nướng hình hoa cải. Nướng thịt sao cho vàng, các rìa ngoài của miếng thịt se lại như những cánh hoa cũng không dễ. Trước hết, phải lựa thịt ngon, thường là thịt nạc thăn thái mỏng, miếng vừa đủ ăn, đem ướp gia vị gồm nước mắm, tiêu, tỏi, đường, hành khô, rắc chút vừng nữa, nướng trên bếp than hoa đến khi vàng ruộm và dậy mùi thơm là được.

ăn gì khi đến hà nam?

Bánh cuốn Phủ Lý – Hà Nam

Bánh cuốn ăn với chả nóng, nước chấm âm ấm ngọt thanh, dầm trong đó là đu đủ thái lát mỏng, ướp tỏi, đường cho chín mà vẫn giòn, thêm chút rau thơm nữa là đủ bộ. Người ăn sẽ thấy hơi lạ bởi ngoài những loại rau thơm quen thuộc như xà lách, kinh giới, rau mùi, giá đỗ, rau thơm dùng cho bánh cuốn Phủ Lý đa dạng hơn với một chút hoa chuối thái rối (nếu không có hoa chuối thì được thay bằng những đọt chuối non thái mỏng), vài quả sung xanh.

Khi ăn, thực khách thấy thích thú bởi cái sừn sựt của dưa góp làm từ đu đủ hoặc su hào và cà rốt cộng với vị mềm thơm của bánh cuốn, sự béo ngậy của thịt ba chỉ nướng, chút chua cay mặn ngọt của nước mắm nóng kèm với vị chát nơi đầu lưỡi của sung xanh. Hương vị đủ độ khiến người ăn cứ muốn nhai mãi để cảm nhận được sự cộng hưởng của những gia vị kèm với món quà của vùng quê chiêm trũng Hà Nam. Khi đông về, vị ấm nóng theo đúng nghĩa trên những biển hiệu “bánh cuốn chả nóng” Phủ Lý lan tỏa khiến người ăn cứ muốn thưởng thức mỗi lần có dịp qua đây.

Bánh đa cá rô đồng – Hà Nam

Trên đường đi qua thành phố Phủ Lý, Hà Nam, quý khách có thể ghé ăn món canh hoặc bánh đa cá rô đồng ở các quán bên đường. Đây là một món ăn đơn giản nhưng không thể không nhắc đến khi nói về đặc sản Hà Nam.

ăn gì khi đến hà nam?

Bánh đa cá rô đồng – Hà Nam

Đất Hà Nam thuộc vùng chiêm trũng nên lượng cá rô đồng tự nhiên vẫn còn nhiều. Vào mùa lúa làm đòng từ tháng 6 đến tháng 9 là lúc cá có trứng và béo nhất. Người dân thường dùng các dụng cụ như: Cần câu, lừ rô, cặm, lưới… để đánh bắt. Ngoài ra, để phục vụ cho nhu cầu của thực khách thì nhiều gia đình đã chăn nuôi cá rô đồng với số lượng lớn…

Bánh đa cá rô đồng ở đất Phủ Lý không thể lẫn vào đâu được bởi hương vị từ nước dùng, thịt cá, rau cải, rau thơm đều mang một vị đặc trưng riêng. Có thể đâu đó trên khắp mảnh đất hình chữ S vẫn có nhiều nơi bán bánh đa cá rô nhưng thịt cá không phải là cá rô đồng mà là cá rô phi, cá rô lai.

ăn gì khi đến hà nam?

Bánh đa cá rô đồng – Hà Nam

Ngoài bánh đa, cá rô, rau cải là một phần quan trọng không thể thiếu trong bát bánh đa. Rau cải dùng cho bát bánh đa phải là cải ngọt hoặc cải canh mới dung hòa được độ ngậy, độ béo từ thịt cá rô mang lại. Nước dùng cho bát bánh đa cũng được những người đầu bếp ninh từ hàng trăm bộ xương của cá rô nên khá ngọt và dịu…

Khi thưởng thức món bánh đa cá rô đồng tại Phủ Lý, thực khách sẽ được ăn kèm với hoa chuối thái mỏng và các loại rau thơm, gia vị… Tất cả tạo nên hương vị đặc trưng không thể lẫn vào đâu được. Giữa tiết trời se lạnh, thưởng thức một bát bánh đa cá rô đồng nghi ngút khói quả là rất thú vị.

Đặc sản “chim to dần” – Hà Nam

Khi nói đến du lịch Hà Nam giới “sành ăn” sẽ nghĩ ngay tới những món ăn đặc sản nơi đây, trong đó có “chim to dần”.

ăn gì khi đến hà nam?

Đặc sản “chim to dần” – Hà Nam

Trên địa bàn tỉnh Hà Nam có nhiều nhà hàng “chim to dần” nhưng về độ nổi tiếng và ngon nhất thì không đâu bằng khu vực đường Biên Hòa, xã Nhật Tân, huyện Kim Bảng. Trên dãy phố dài chưa đầy 500m của đường Biên Hòa nhưng đã có tới mấy chục nhà hàng bán đặc sản “chim to dần”, tuy nhiên ngon nhất và được nhiều thực khách biết đến là Nhà hàng Lê Quý và Nhà hàng Thứ Cò.

Sở dĩ được gọi là “chim to dần” bởi khi thưởng thức thực khách sẽ được nếm hương vị của nhiều loại chim khác nhau từ bé như chim sẻ cho đến to như vịt trời. Cách chế biến món đặc sản này cùng không quá phức tạp mà thông thường như các loài gia cầm khác. Đầu tiên chim được vặt lông rồi làm sạch, sau khi mổ sẽ được tẩm ướp các loại gia vị phù hợp với cách chế biến.

ăn gì khi đến hà nam?

Đặc sản “chim to dần” – Hà Nam

Thực đơn tại các nhà hàng “chim to dần” rất phong phú đa dạng: Từ chim sẻ, chim cu, chim ngói, dẽ giun, tu hú, cò, lele, vịt trời, sâm cầm… tuy nhiên cách chế biến tập trung vào hai món chính là quay và hấp. Bên cạnh đó, nhà hàng còn có món sôi chim cực ngon và sau khi thưởng thức xong thực khách có thể gọi thêm đồ để mang về nhà ăn mà vẫn đảm bảo độ ngon như khi ăn tại nhà hàng.

Sau khi tuyến đường tránh Phủ Lý đi qua khu vực nhà hàng chim to dần Kim Bảng được thông xe thì việc đi lại càng trở lên thuận tiện. Vì thế nếu bạn có dịp du lịch hoặc ghé qua tỉnh Hà Nam hãy lưu ý để không bỏ lỡ món đặc sản này nhé.

Mắm cáy Bình Lục – Hà Nam

Ở Hà Nam, cáy có nhiều ở những vùng nước lợ như Thanh Liêm, Bình Lục, Kim Bảng… thế nhưng nghề làm mắm cáy phát triển mạnh nhất ở huyện Bình Lục.

ăn gì khi đến hà nam?

Con cáy Bình Lục – Hà Nam

Mắm cáy ở đây được chế biến công phu: Những con cáy nhỏ được lột yếm, bóc trắng, giã cho thật nhuyễn, trộn muối rồi đem ủ kín trong vại. Mắm ngon sẽ có màu sắc rất bắt mắt, mắm hội đủ mùi vị, có vị mằn mặn của muối, vị béo, bùi của giềng, vị ấm nóng của gừng…

ăn gì khi đến hà nam?

Mắm cáy Bình Lục – Hà Nam

Sự cầu kỳ của món ăn yên cầu người dân phải phơi đủ nắng, đủ sương sao cho thật ngấu mới đem dùng. Mắm cáy chế biến từ những con cáy nhỏ được lột yếm, bóc trắng, giã nhuyễn, trộn muối rồi đem ủ kín trong vại. Vại mắm phải phơi đủ nắng để không hỏng, khi mắm thật ngấu mới đem dùng. Mắm cáy Bình Lục thơm ngon có thể ăn trực tiếp với cơm hoặc dùng để làm chấm để nấu cũng rất ngon miệng.

Chỉ ngửi qua mùi hăng hăng là thấy cả vùng trời nắng đồng ruộng sông hồ. Giá của mắm cáy chỉ 15000đ/lit vì vậy mà nếu có dịp đến Bình Lục nhớ là mua loại mắm đặc sản nổi tiếng vừa ngon vừa rẻ này về làm quà tặng nhé!

Bún Tái Kênh – Hà Nam

Nhắc tới món ngon Hà Nam không thể quên tên gọi bún Tái Kênh làm rạo rực lòng người. Bún trắng sợi dẻo và săn, nhìn hấp dẫn trở thành nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn từ bún khác: bún phở,bún mọc, bún chả, bún giò heo. Đây là món ăn dân dã, không hề xa xỉ mà vẫn ấm lòng người khi tới Hà Nam.

ăn gì khi đến hà nam?

Bún Tái Kênh – Hà Nam

Để làm nên những mẻ bún thơm ngon, việc quan trọng đầu tiên là bí quyết từ khâu chọn gạo. Gạo làm bún phải là gạo Khang dân, gạo Ải – loại gạo khi nấu phải khô. Các loại gạo như gạo Tạp giao, gạo Tám không dùng làm bún được vì loại gạo dẻo này khi làm các sợi bún sẽ bị nát và dính bết vào nhau.

Bún Tái Kênh là một trong những món ăn đặc sản Hà Nam khá nổi tiếng. Các sợi bún trắng trong, có độ dẻo và dai nhất định trở thành các nguyên liệu cần có trong các món ăn thân quen như bún chả, bún giò heo,… Món ăn mặc dù được chế biến dễ dàng và thân thuộc tuy nhiên nó lại làm xao xuyến biết bao vị khách lúc tới du Lịch Hà Nam.

Bánh chưng làng Đầm – Hà Nam

Bánh chưng làng Đầm nức tiếng gần xa với vị dẻo thơm, đậm đà, ngon nhưng lại không quá ngấy. Có lẽ cũng chính vì thế, cứ mỗi độ Tết đến xuân về. Và ngay cả những dịp đặc biệt, làng Đầm lại trở nên nô nức hơn cả. Bởi người dân gần xa ghé lại để chọn mua loại bánh này.

ăn gì khi đến hà nam?

Bánh chưng làng Đầm – Hà Nam

Từ bao đời nay, bánh chưng đã trở thành món ăn truyền thống không thể thay thế trong các dịp lễ Tết cổ truyền. Đặc biệt, nhắc đến bánh chưng, chắc chắn sẽ là 1 thiếu sót lớn nếu bạn bỏ qua làng Đầm. Bánh chưng làng Đầm là sự kết hợp hoàn hảo giữa các nguyên liệu cùng công đoạn gói, nấu bánh đầy công phu. Mỗi chiếc bánh được ra đời không chỉ gây ấn tượng với thực khách bởi vị ngon nồng đượm. Mà còn bởi kết cấu hình thức đẹp mắt, vuông vức đến lạ.

Làng Đầm, thuộc xã Liêm Tuyền, Hà Nam được biết đến là làng nghề truyền thống, lâu đời. Chuyên về làm bánh chưng từ bao thế hệ nay. Tại đây, từ bé đến lớn, hầu như bất kỳ ai trong làng đều có thể gói được 1 chiếc bánh chưng đúng chuẩn. Mà không mất quá nhiều thời gian. Với độ vang danh gần xa. Hiện nay, bánh chưng có thể được xem là niềm tự hào trong ẩm thức của làng Đầm nói riêng và của toàn tỉnh Hà Nam nói chung. Cầm trên tay chiếc bánh chưng chính gốc được làm từ người dân làng Đầm. Bạn sẽ phải ngạc nhiên bởi hình thức bánh được đặc biệt chú trọng. Bánh được gói gọn một cách chắc chắn, trông khá vuông vức, đều đặn. Điều đáng nói ở đây là những chiếc bánh vuông vức ấy được gói không cần qua khuôn mẫu sẵn có nào mà chỉ dùng tay.

Bánh chưng làng Đầm mang hương vị hòa quyện giữa gạo nếp, đỗ xanh. Cùng thịt lợn, đậm đà, dân dã mà lại không quá ngấy. Đây được xem là điểm cuốn hút rất riêng mà chỉ người dân làng Đầm mới có thể làm ra được. Đáng chú ý, bánh làng Đầm không dùng nước giếng để nấu Mà lại lựa chọn nấu bằng nước mưa. Thêm vào đó, nồi luộc cũng cần đảm bảo nhất thiết phải bằng tôn. Nguyên liệu làm bánh trên thực tế cũng không có gì gọi là quá khác biệt so với những nơi khác. Vẫn là nếp mới, thịt lợn, đỗ xanh,… Tuy nhiên, dưới kinh nghiệm lâu năm được lưu truyền. Hương vị bánh được tạo thành lại trở nên vô cùng độc đáo, đặc trưng không thể trộn lẫn.

ăn gì khi đến hà nam?

Bánh chưng làng Đầm – Hà Nam

Mở từng lớp lá được gói cẩn thận ra, bạn sẽ thấy được một màu xanh mướt bao bọc quanh thân bánh. Lan tỏa trong đó là hương thơm bùi bùi, béo béo từ nhân đậu xanh cùng thịt lợn. Pha chút vị hơi cay của hạt tiêu. Tất cả hòa quyện lại, mang đến cho người thưởng thức cảm nhận như mọi tinh hoa của đất trời được gói gọn trong từng chiếc bánh dân dã. Thông thường bánh do được gói và nấu cẩn thận, bài bản nên có thể bảo quản được khá lâu, lên đến hơn 2 tuần. Khi ăn, để đúng chuẩn nhất, bạn nên tét bánh bằng dây lạt được tháo từ bánh ra. Lúc ấy, bề mặt bánh sẽ đảm bảo vừa phẳng phiu vừa mịn đẹp.

Bên cạnh đó, để tăng độ đậm đà, bạn có thể dùng bánh chung cùng củ kiệu, dưa hành. Hoặc các loại rau xanh để vừa bổ sung chất sơ. Vừa tạo cảm giác ngon miệng và kích thích vị giác hơn hẳn. Thưởng thức từng miếng bánh chưng dẻo thơm, hòa cùng chút dịu, cay nhẹ của củ kiệu, dưa hành,… bạn hẳn sẽ cảm nhận rõ được sự hấp dẫn đến từ món ăn dân dã, quen thuộc này.

Bánh chưng làng Đầm hẳn sẽ là gợi ý lý tưởng cho những ai muốn tìm về hương vị truyền thống, thân thuộc. Nếu bạn có dịp du lịch đến ngôi làng truyền thống này. Hãy 1 lần thưởng thức và cảm nhận vị bánh chưng tại đây. Chắc chắn, bạn sẽ bị độ ngon, độ thơm của món ăn này chinh phục đấy nhé! Hy vọng bạn có thể thưởng thức được món ăn thân thương này!

Chuối Ngự đồng chiêm – Hà Nam

Dọc bờ sông Châu Hà Nam, nhiều nơi nổi tiếng về trồng chuối ngự. Nhưng ngon nhất, vẫn là chuối ngự làng chiêm trũng Ðại Hoàng, Lý Nhân, Hà Nam.

ăn gì khi đến hà nam?

Chuối Ngự đồng chiêm – Hà Nam

Cây chuối ngự vườn quê xanh mát, bẹ cây bóng trong. Trồng chuối cũng kỳ công, từ mùa xuân năm nay đến mùa xuân năm sau mới ra hoa kết trái. Khác với cây chuối ngự trâu, quả to, ăn nhạt, chuối ngự thóc (hay còn gọi là chuối ngự mít) là loại được chọn tiến vua. Qua mùa bão táp mưa sa, cây càng phải gìn giữ kỹ. Mỗi cây có một cột tre làm nơi nương tựa. Ngay đến chăm sóc, chuối ngự cũng cầu kỳ, “ăn” sạch các loại bùn ao, nước gạo, dầu lạc, chớ không ưa các loại phân uế tạp. Chuối ngự đậu quả, không để chín cây mà phải giấm rất kỳ công. Lò giấm vách đất, chứa đựng mươi buồng, đủ nhiệt độ cho chuối chín mà không nẫu.

Mùa chuối ngự chín, hương thơm tỏa đầy ắp nhà. Quả chuối ngự xinh xinh, bụ bẫm, cuống thanh thanh. Các cụ ngày xưa ví quả chuối như “búp tay cô gái” kéo sợi dệt vải quê đồng chiêm. Vỏ chuối vàng óng như lụa, bóc vỏ, ruột lộ ra liền. Quả chuối mềm nuột, màu vàng nhạt, cắn một miếng, lộ ra ruột vàng sậm, thơm nức. Cái ngọt đậm đà đầu lưỡi.

ăn gì khi đến hà nam?

Chuối Ngự đồng chiêm – Hà Nam

Mùa chuối ngự, ở chợ Rồng, chợ Viềng, màu vàng sáng rực chợ. Cái màu vàng làm say lòng Nguyễn Tuân khi thăm chợ Rồng: “Tơ chín vàng, chuối chín vàng. Màu hoa hòe nở rộ vào mỗi mùa nhập trường thi chữ Hán ngày xưa, cũng khó mà đọ được với vàng chuối, vàng tơ của chợ Rồng chói lọi. Cái màu vàng giãy nãy lên ấy, tưởng chỉ có được trong nghệ thuật và tranh màu”. Làng Ðại Hoàng, đất của chuối ngự, cũng chính là làng quê của nhà văn Nam Cao. Nghe kể, thời đi dạy học đi viết văn ở Hà thành, Nam Cao rất nhớ món chuối ngự làng mình. Ông đi chợ, gặp chuối ngự là mua về, để thơm nức mới thưởng thức, như nhớ về rặng tre, vườn chuối thân thương.

Giá của chuối ngự thương phẩm hiện nay khoảng tầm 40000-50000đ/nải chục quả. Tuy nhiên, bật mí một chút là nếu như khách hàng muốn được ăn chuối ngự ngon và rẻ nhất hãy đến làng Đại Hoàng Lý Nhân Hà Nam vào mùa chuối chín rộ nhất khoảng tầm từ thời điểm tháng 8 – tháng 10. Vừa mới được thăm quê nhà của nhà thơ Nguyễn Khuyến, nhà văn Nam Cao lại vừa mới được thưởng thức những loại quả quê còn gì thú vị bằng!

Ăn gì khi đến Hà Nam? Trên đây là những món ăn đặc sản Hà Nam nổi tiếng nhất. Có những món rất dễ ăn nhưng cũng có những món với nhiều người tương đối khó ăn. Tuy nhiên, nếu thử ăn thêm vài lần có thể bạn sẽ rất thích đấy. Nếu bạn có dịp du lịch Hà Nam thì đừng quên thưởng thức những món đặc sản Hà Nam nổi tiếng mà chúng tôi giới thiệu trên đây nhé.

Đăng bởi: Hồng Hạnh

YOLO! Khám phá các huyện ở Hà Nam

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก