Hà Nam

Lạc bước chốn tiên cảnh Địa Tạng Phi Lai Tự Hà Nam

Địa Tạng Phi Lai Tự với cái tên thân thương Chùa Đùng được ví như chốn bồng lai tiên cảnh ở Hà Nam với phong cảnh hữu tình, thanh tịnh cùng lối kiến trúc Bắc tông truyền thống, đang là địa chỉ được “note” lại trong sổ tay du lịch của nhiều du khách. Bài viết hôm nay chúng mình muốn giúp bạn tìm hiểu về ngôi chùa nổi tiếng này: Đường đi đến chùa Địa Tạng Hà Nam, đôi nét lịch sử, kiến trúc độc đáo về ngôi chùa này, tên gọi Địa Tạng Phi Lai Tự nghĩa là gì, cũng như kinh nghiệm tham quan chùa Địa Tạng Phi Lai Tự Hà Nam bạn nhé!

du lịch, việt nam, lạc bước chốn tiên cảnh địa tạng phi lai tự hà nam

Địa Tạng Phi Lai Tự nghĩa là gì? (Ảnh: Internet)

Địa chỉ chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

Địa Tạng Phi Lai Tự hay còn gọi với cái tên chữ Nôm là chùa Đùng, là một ngôi chùa cổ tọa lạc tại một ngọn đồi nhỏ thuộc thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Ngôi chùa nằm ẩn mình dưới những rặng thông xanh thẳm, bên một vách núi với khung cảnh yên bình, phong thủy hữu tình là chốn thiền viện cho những ai đang muốn tìm về một không gian tĩnh lặng, tìm chút bình yên cho tâm hồn.

Đường đến Địa Tạng Phi Lai Tự

Chắc rằng bạn đang muốn biết làm cách nào để di chuyển đến Địa Tang Phi Lai Tự nhanh nhất đúng không? Mình sẽ mách cho bạn 2 cách di chuyển phổ biến sau:

  • Cách 1: Từ trung tâm thành phố Hà Nội, bạn đi theo hướng cao tốc Cầu Giẽ- Ninh Bình. Khi đến Phủ Lý Hà Nam, bạn rẽ theo lối quốc lộ 1A. Đi thẳng một đoạn tầm 12km là bạn đã đến ngôi cổ tự Địa Tạng Phi Lai. Nếu đi bằng ô tô, bạn mất khoảng 1h30 phút để đến đó.
  • Cách 2: Từ Hà Nôi, bạn chạy xe theo hướng về Bến Xe Nước Ngầm, sau đó chạy thẳng quốc lộ 1A. Tiếp đến rẽ sang đường đến thị trấn Văn Điển, rồi về Thường Tín, đến Ga Vạn Điểm. Bạn đi thẳng qua Phú Xuyên, rồi cũng rẽ vào Cầu Giẻ – Ninh Bình, để đến thành phố Phủ Lý- Hà Nam. Theo đó, bạn đi theo hướng tỉnh lộ 495 là đến nơi.

Phương tiện di chuyển ở Địa Tạng Phi lai Tự Hà Nam

Xe máy

Nếu bạn là những phượt thủ thì có lẽ xe máy là phương tiện bạn muốn di chuyển để đến ngôi cổ tự Địa Tạng Phi Lai ở Hà Nam. Vừa chạy xe, vừa có thể ngắm nhìn cảnh đẹp của cung đường từ Hà Nội đến Hà Nam- cái nôi của nền văn hiến lâu đời với thiên nhiên non nước hữu tình.

Xe ô tô

Ô tô là phương tiện di chuyển được nhiều người yêu thích khi đến vãn cảnh chùa Đại Tạng Phi Lai. Nếu bạn không có ô tô riêng, thì có thể chọn dịch vụ thuê xe ô tô từ Hà Nội đến chùa Địa Tạng với giá rẻ, mà lại uy tín chất lượng, như thuê xe Asia Limousine, thuê xe du lịch JAC, thuê xe Kha Trần,…

Xe khách

Nếu di chuyển bằng xe khách, bạn đến bến xe Giáp Bát, quận Hoàng Mai- Hà Nội, hoặc bến xe Mỹ Đình, tuy nhiên xe khách sẽ không đưa bạn vào tận nơi. Tại trạm đỗ xe, bạn cần đi bộ hoặc thuê xe máy thêm một quãng đường để đến.

Đôi nét về lịch sử chùa Đùng – chùa Địa Tạng Hà Nam

Lịch sử tên gọi

Địa Tạng Phi Lai Tự là cách gọi mới của ngôi chùa Đùng đã trải qua hơn nghìn năm tuổi. Một ngôi cổ tự được xây dựng từ thế kỷ thứ XI với hơn 100 gian, cũng là nơi vua Trần Nghệ Tông chọn làm nơi ở ẩn và vua Tự Đức thường xuyên đến để cầu tự quốc thái dân an. “Đùng” là tên gọi cổ theo tiếng Nôm thời lịch sử bấy giờ. Và dường như ngôi chùa bị lãng quên đi bởi nhiều năm xuống cấp, và ít biết đến bởi ẩn mình bên vách núi với chung quanh là rừng thông bao bọc.

Cũng như một cái duyên, khi Đại Đức Thích Minh Quang đến đây tiếp nhận trụ trì, Thầy đã đổi tên chùa Đùng thành một cái tên rất ý nghĩa “Địa Tạng Phi Lai Tự”. “Phi Lai” có nghĩa là có thể quay trở lại hoặc không. Cái tên này với hàm ý đây là cõi Phật, Ngài Địa Tạng đã hiện thân ở đây, và không quay lại nữa. Chùa chính là nơi để người dân trong vùng đến tu tập, và cũng là địa điểm du lịch tâm linh cho nhiều du khách thập phương ghé thăm. Vãn cảnh chùa, lạy Phật, nghe pháp cũng khiến cho tâm của bạn được thanh tịnh, ngồi yên trước không gian tĩnh lặng này, bạn đang được bước vào một cõi tiên thật sự.

Người khai sáng

Hiện tại theo một số thông tin vẫn chưa biết được vị nào đã khai sáng ra chùa, chỉ biết chùa có mặt từ hơn 10 thập kỷ qua, và hiện nay Thầy Thích Quảng Minh đang là trụ trì của chùa. Thầy là người có công trong việc tu tạo, xây dựng lại chùa, và cái tên Địa Tạng Phi Lai Tự ra đời từ đây.

Kiến trúc đặc biệt của ngôi chùa

Về lối kiến trúc, ngôi chùa Địa Tạng vẫn giống đa số các chùa theo hệ Bắc tông, với cổng Tam quan vào chùa, có tòa Tam Bảo, nhà thờ tổ, Chánh Điện, nhà ở, nhà khách, Tăng Xá, nơi ở của Phật Tử. Vì đây là tự viện, nên ngoài tham quan các bạn nếu muốn xin được ở lại để tu bát quan trai, tham gia các khóa thiền đều được

Đặc biệt vị trí của chùa rất hợp phong thủy, với thế ngai vàng, lưng tựa vách núi, tả – Thanh Long, hữu – Bạch Hổ, mang màu sắc văn hóa truyền thống của nước Việt. Có thể nhìn thấy tổng quan về kiến trúc đáng chú ý là Khổ Hải và 12 vòng tròn, các khu trong chùa, chiêm ngưỡng cổ vật triều đại Lý – Trần, tạo nên sự khác biệt, độc đáo cho ngôi cổ tự này

Khổ Hải và 12 vòng tròn

du lịch, việt nam, lạc bước chốn tiên cảnh địa tạng phi lai tự hà nam

Biển Khổ Hải – Phi Lai Tự Hà Nam (Ảnh: Internet)

Ngay khi bước vào cổng chùa, bạn sẽ ngạc nhiên bởi bên phải sân chùa có một tấm biển với dòng chữ “Khổ hải” nghĩa là biển khổ. Tiếp đó là những khoảng trắng tinh khôi đến từ những viên sỏi trắng và 12 vòng tròn được vẽ trên những nền sỏi trắng ấy. 12 vòng tròn tượng trưng cho 12 nhân duyên, thể hiện giáo lý của nhà Phật. Đây cũng là điểm khác biệt mà bạn dễ dàng nhìn thấy khi mới đặt chân đến Địa Tạng Phi Lai Tự.

Các khu trong chùa

Với diện tích đất rộng, cùng thiết kế theo lối kiến trúc truyền thống: kiến trúc cột chèo, mái đạo và điểm tô các hoa văn được chạm trổ một cách tinh tế. Các khu trong chùa được bố trí theo một trật tự hợp phong thủy.

Công trình đáng chú ý nhất là Tam Bảo ở giữa với bức tượng Ngài Địa Tạng rất lớn. Kế tiếp bên tay phải là nhà thờ Tổ, thờ 42 vị sư Tổ trụ trì của chùa từ nhiêu năm. Bên cạnh là chánh điện thờ Phật Quán Thế Âm, Đức Ông, và Đức Thánh Hiền. Phía sau là Tăng Xá trang nghiêm thanh tịnh. Bước sang phía tay trái, bạn sẽ thấy một giảng đường rộng, nơi sư trụ trì thường giảng pháp, tổ chức các khóa tu cho các phật tử gần xa.

Địa Tạng Phi Lai Tự còn là tự viện để cho bất kỳ ai muốn tham gia tu tập vì có sẵn một dãy phòng dành cho khách dành cho các Phật tử ở xa muốn tu bát quan trai, hay tham gia khóa tu an lạc. Phòng ở rất tiện nghi, bạn có thể ghe thăm nơi này và nghỉ ngơi, ngồi thiền, trải nghiệm các hoạt động tu tập ở đây.

Chùa Địa Tạng Phi Lai Hà Nam có gì để xem?

du lịch, việt nam, lạc bước chốn tiên cảnh địa tạng phi lai tự hà nam

Cõi Tịnh Độ – Phi Lai Tự Hà Nam (Ảnh: Internet)

Lắng tâm trong một không gian thanh tịnh, cảnh vật hữu tình

Ngôi cổ tự là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và thiên nhiên, giữa con người và cảnh vật. Chùa nằm dưới hàng thông xanh mát dịu, chung quanh là các hàng cây xanh bao bọc, phủ toàn một màu xanh trong, khiến bạn cảm thấy không khí luôn trong lành, dễ chịu.

Bạn càng thích thú hơn khi đi ra phía sau là bắt gặp cái ao nhỏ nước phẳng lặng với nhiều hoa sen, hoa súng đang đua nhau khoe sắc. Điểm nhấn ở đây còn là hình ảnh của những loài cây sa la, hoa ưu đàm cùng cách trang trí những tiểu cảnh mang đậm màu sắc Phật Giáo, tái hiện lại cõi Phật.

Vì thế khi bước vào đây, bạn cứ ngỡ mình đang lạc vào một thế giới tiên cảnh, một chốn Tịnh Độ nào? Chỉ có tiếng suối chay róc rách, âm thanh du dương của những chuông gió, tiếng chuông ngân vang, cùng hương thơm của những loài hoa làm cho bạn thấy lòng an yên, nhẹ nhàng.

Chiêm ngưỡng cổ vật triều đại Lý – Trần

Không chỉ thu hút bạn với không gian thanh tịnh, tựa như cõi tiên bềnh bồng, ngôi cổ tự Địa Tạng Hà Nam còn là nơi lưu giữ những vết tích xưa của triều đâị Lý – Trần – Lê, thể hiện ở trên các bia đá hay cổ vật của chùa. Đó còn là những hình ảnh hoa văn hình hoa sen, hình phụng, thần chim Garuda… được tìm thấy trên các mẫu gạch ngói

Đặc biệt, những viên ngói có khắc hình thần chim Garuda trên tháp thể hiện vũ trụ luận của Phật giáo từ gốc Chiêm Thành cổ. Thêm vào đó, hình rồng bên trong bức tượng trước gian thờ Đức Thánh Hiền và đá ốp trên tường đã nói lên rằng Đạo Phật luôn đồng hành với vận mệnh đất nước.

Trải nghiệm thú vị ở con đường lên núi

Nếu bạn muốn trải nghiệm leo núi thì việc chinh phục đỉnh núi ở Địa Tạng Phi Lai Tự cũng là thách thức thú vị đối với bạn. Để lên được đến đỉnh thong dong tự tại ngắm cảnh, thì bạn phải leo lên bằng dây thừng ở một số đoạn đường, chui qua hang,… Yên tâm, trên mỗi đoạn đường đều có chỗ dừng chân lý tưởng với bàn trà đàm đạo, thiên nhiên hữu tình.

Việc leo núi ở chùa Địa Tạng cũng cho bạn thấy rằng muốn đạt đến cảnh giới của Phật, cần phải trải qua bao nhiêu thử thách, chỉ cần bạn quyết tâm, luôn có chư Thiên ủng hộ, và sẽ đạt được. Lên đến đây, bạn còn được chiêm nghiệm tháp Phổ Đồng vào thời Lý – Trần là nơi an nghỉ của 40 đời tổ sư.

Tham gia các lễ hội

Lễ hội chợ Xuân

Thường diễn ra vào mồng 9-10 tháng Giêng âm lịch. Tham gia hội chợ xuân, bạn sẽ được trải nghiệm các món chay ở các gian hàng do các Phật tử ở đây tự làm, giá lại rẻ. Dịp này chùa cũng trang hoàng không khí chợ quê, làm nên những tiểu cảnh vui xuân, cơ hội cho bạn sống ảo với mọi góc độ

Lễ Phật Đản, Lễ Vu Lan, Lễ Vía Ngài Địa Tạng Bồ Tát

Vào các ngày lễ này, chùa thường có các thời khóa tụng kinh, tổ chức các khóa tu, và Phật tử gần xa đến làm lễ rất trang nghiêm. Tham quan chùa Địa Tạng Phi Lai Hà Nam vào những ngày này sẽ cho bạn nhiều trải nghiệm hấp dẫn. Đặc biệt còn có cơ hội thưởng thức các món chay chùa tự làm.

Kinh nghiệm tham quan chùa Địa Tạng Phi Lai

Nên đi du lịch chùa Địa Tạng Hà Nam vào thời gian nào?

Bạn có thể viếng thăm chùa vào bất kỳ thời gian nào, nếu để chọn thời điểm đẹp nhất thì chúng mình khuyên bạn nên đến vào mùa xuân. Bởi lúc này tiết trời đẹp, thời điểm của những bông hoa khoe sắc, và mùa của những lễ hội độc đáo ở chùa. Du xuân vãn cảnh chùa, lưu lại cho mình những bức ảnh thật đẹp với khung cảnh hà hòa của thiên nhiên và cảnh vật nơi đây.

Mặc gì khi đi vãn cảnh chùa?

du lịch, việt nam, lạc bước chốn tiên cảnh địa tạng phi lai tự hà nam

Du xuân ở Địa Tạng Phi Lai Tự (Ảnh: Internet)

Tự viện Địa Tạng Phi Lai là điểm du lịch tâm linh nên vấn đề mặc gì sẽ là thắc mắc của nhiều bạn khi muốn đến tham quan nơi này? Vậy để giúp bạn khỏi phải lo nghĩ mặc gì, hãy cùng chúng mình điểm qua những trang phục dưới đây nhé

  • Áo dài lam, đồ lam, áo tràng rất trang nghiêm để lạy Phật, và viếng thăm Sư Thầy
  • Áo dài, áo dài tay, quần dài, áo quần lịch sự, kín đáo là được
  • Những chiếc váy dài

Ngoài ra, nếu bạn muốn chinh phục đỉnh núi thì không nên mang giày cao gót, chuẩn bị một đôi sneaker là an tâm nhất

Một số lưu ý để bỏ túi kinh nghiệm du lịch chùa Địa Tạng Phi Lai

  • Giữ gìn cảnh quan chùa sạch sẽ, không được xả rác bừa bãi, không giẫm đạp lên các bãi cỏ xanh mượt hặc ngồi lên các tượng để chụp hình. Việc làm này sẽ mất thẩm mỹ, và thiếu tôn trọng các bậc Thánh Hiền.
  • Chùa là nơi trang nghiêm thanh tinh, vì vậy bạn không nên la hét, nói chuyện ồn ào, làm ảnh hưởng đến sự tu tập của các vị Tăng. Nhớ đi nhẹ, nói khẽ nhé. Bạn và nhóm bạn của mình có thể tìm cho mình một không gian thanh tịnh ở chùa để ngồi thiền, trà đạo hàng giờ đều được nhé!

Địa Tạng Phi Lai Tự nghĩa là gì và có gì đặc biệt ở đây – chắc đọc đến đây là bạn đã rõ rồi nhỉ? chúng mình hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong chuyến tham quan chùa Địa Tạng sắp tới! Chúc bạn luôn tìm thấy những giây phút thư thái và bình yên trong tâm hồn khi đặt chân đến chốn bồng lai tiên cảnh Hà Nam này!

Đăng bởi: Lan's Lan's

YOLO! Khám phá các huyện ở Hà Nam

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก