Hà Nam Làm Quà

Du lịch Hà Nam mua gì về làm quà?

Hà Nam là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng. Đây là một trong 9 tỉnh quy hoạch thuộc Hà Nội. Nhưng không vì thế mà nơi đây đánh mất đi bản sắc vùng miền cũng như nền ẩm thực độc đáo. Đến Hà Nam bạn không chỉ được chiêm ngưỡng những ngọn núi hùng vĩ, những hang động kì ảo và nguồn đặc sản phong phú. Ngoài ra Hà Nam còn được biết đến là một vùng quê có rất nhiều món ăn đặc sản đã từng được tiến vua chỉ nơi này mới có. Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết du lịch Hà Nam mua gì về làm quà? hãy cùng theo dõi bài viết ngay sau đây của chúng tôi để có ngay đáp án chính xác cho câu hỏi này nhé.

Hồng Nhân Hậu – Hà Nam

Nhân Hậu là tên gọi cũ của xã Hòa Hậu ngày nay, thuộc huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Đây cũng chính là quê hương của cố nhà văn Nam Cao, làng Vũ Đại ngày ấy. Là nơi bắt nguồn của những thứ quả thơm ngon, như giống hồng không hạt. Mà người ta lấy luôn tên địa danh là Hồng Nhân Hậu.

du lịch hà nam mua gì về làm quà?

Hồng Nhân Hậu – Hà Nam

Người xưa có câu,”Người chẳng đáng một đồng, còn đòi ăn hồng một hột”. Huống chi giống hồng Nhân Hậu là loại quả không hạt, đủ để biết nó quý đến nhường nào. Giống hồng Nhân Hậu, chỉ cần nghe thấy, nhìn thấy thôi, cũng phải suýt xoa, thèm thuồng.

Hồng nhân hậu có hình dáng to tròn, cân đối. Khi chín, nó chuyển dần từ màu đỏ tươi sang màu đỏ thẫm. Nhìn bề ngoài, vỏ rất căng cũng như cực kỳ mịn màng. Lẽ dĩ nhiên bạn sẽ chẳng tìm thấy nổi một vệt nhám đen bán trên vỏ. Khác với các loại hồng ở vùng khác, loại quả này không hề có hạt. Nhân hạt trong quá trình phát triển đã thoái hóa, trong như thạch, mềm mềm.

Bóc lớp vỏ mỏng bên ngoài ra, đưa vào miệng. Cảm nhận được sự tan chảy của phần ruột. Cắn phập một miếng cho đến khi hai hàm răng chạm vào nhau mà không thấy vướng. Nói chung, nếu bạn được thưởng thức loại quả này. Chắc chắn hương vị của nó sẽ làm bạn mê mẩn ngay từ lần đầu luôn.

du lịch hà nam mua gì về làm quà?

Hồng Nhân Hậu – Hà Nam

Loài cây này ra hoa vào tháng Giêng, cho quả vào tháng 8 âm lịch. Hồng Nhân Hậu có hai loại là hồng mòng và hồng ngâm. Đối với hồng mòng, những quả xanh được giấm bằng lò trấu, đèn dầu hoặc hương nhang để khử chát. Khi chín, quả hồng có màu đỏ đậm như màu cà chua. Một điểm thú vị là, khi vỏ bị trày xước, phía bên trong quả hồng sẽ tiết ra một chất tựa như keo,. Đông cứng lại và tạo ra một lớp vỏ mới.

Còn đối với hồng ngâm, dù chín cây nhưng vẫn còn chát. Chính vì vậy, người trồng sẽ hái khi quả còn ương, giấm bằng tro bếp, đổ ngập nước ấm. Chỉ cần 3-5 ngày, vị chát biến mất. Thay vào đó và hương vị ngọt lịm và giòn sần sật.

Những gốc hồng cổ thụ chẳng còn lại là bao, nhưng đó là niềm tự hào của người xã Nhân Hậu. Vì thế, người dân nơi đây, đặc biệt là các nghệ nhân trồng hồng, luôn luôn có ý thức bảo tồn và phát triển để con cháu đời sau còn biết được vị ngon của loài quả này.

Hồng Nhân Hậu không chỉ ngon ở hương vị, mà còn có rất nhiều công dụng. Hồng là loại quả rất tốt cho tiêu hóa, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, ung thư. Ngoài ra, còn chống lão hóa, giải rượu và chống say rượu. Hơn thế nữa, nó còn như một loại mỹ phẩm thiên nhiên cực kỳ tốt cho da. Bởi trong quả hồng chứa rất nhiều vitamin A, vitamin C. Nếu có dịp ghé qua Hà Nam, bạn hãy nhớ mua loại quả này về làm quà nhé.

Chuối ngự Đại Hoàng – Hà Nam

Làng Vũ Đại (hay còn gọi là làng Đại Hoàng) ở xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam đã được giới thiệu là quê hương của của nhà văn tài năng Nam Cao, nơi đây còn nổi tiếng với các đặc sản địa phương. Nếu như món cá kho là đặc sản cổ truyền do người dân làng Vũ Đại tạo ra thì chuối Ngự Đại Hoàng lại là đặc sản tiến Vua được thiên nhiên nơi đây ban tặng.

du lịch hà nam mua gì về làm quà?

Chuối ngự Đại Hoàng – Hà Nam

Cái tên “chuối Ngự” hay “chuối tiến Vua” là do loại chuối này từng được đưa vào cung dâng tiến Vua (đời nhà Trần thế kỷ XIII). Chuyện kể rằng vào thời Trần, hàng năm vua Trần cùng đoàn tùy tùng, xuôi thuyền từ kinh thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay) về hành cung Thiên Trường (tức Phủ Thiên Trường, tỉnh Nam Định ngày nay) yết kiến Thái Thượng Hoàng.

Một lần trên đường đi đến ngã 3 Tuần Vường, đoàn thuyền dừng lại, dân các làng đổ ra mừng đón, ai cũng mang của ngon, vật lạ dâng tiến Vua. Có một đôi vợ chồng nông dân nghèo ở làng Đại hoàng vì không có vật gì dâng tiến Vua nên rất lấy làm buồn. Trong vườn nhà còn một buồng chuối họ bèn chặt hạ dâng Vua với niềm cung kính mong được nhà vua cảm thông. Nhà vua ăn thấy rất thơm ngon bèn ban thưởng và truyền cho dân làng Đại Hoàng nhân rộng loại chuối này để khắp nơi được cùng thưởng thức. Từ đó, loại chuối ở làng Đại Hoàng được mang tên chuối Ngự, lưu truyền cho đến ngày nay.

Chuối Ngự Đại Hoàng có hai loại là chuối ngự trâu và chuối ngự mít. Chuối ngự mít quả nhỏ hơn chỉ bằng 2 ngón tay út chụm lại, ăn ngon hơn, ruột chuối vàng như múi mít và khi chín vỏ lốm đốm những chấm nâu hồng do vậy cũng được gọi là chuối ngự tía. Đặc thù của chuối Ngự là quả nhỏ, đẹp, vỏ mỏng, khi chín vàng thẫm. Chuối ngọt đậm và thơm. Đặc biệt chuối ngự không bao giờ bị nẫu. Chuối chín rất ngon để hàng tuần vẫn ngọt, vẫn thơm. Chuối ngự nơi khác ăn thì không được dẻo, thơm ngon như chuối ngự Đại Hoàng. Chuối ngự Đại Hoàng không có lõi, ruột dẻo, thơm ngon

du lịch hà nam mua gì về làm quà?

Chuối ngự Đại Hoàng – Hà Nam

Theo kinh nghiệm của người địa phương, trồng chuối thời tiết phải thuận thì cây chuối ngự phát triển tốt, mưa nắng phải thuận hòa, nếu mưa nhiều, nắng nhiều thì chuối bị ảnh hưởng. Chuối ngự thân cao, yếu, giòn, dễ gãy đổ nên khi chuối trổ buồng cần có cột chống. Vườn trồng chuối thường thiết kế theo hướng Đông – Tây. Để có được quả chuối chín vừa, thơm và ngọt nhất thì không chỉ cần đến cách trồng, phương pháp chăm sóc mà công đoạn dấm chuối cũng rất quan trọng. Gia đình nào có cả vườn chuối thường phải xây vài ba cái lò dấm trong nhà. Lò dấm vách đất, chứa được từ 10 – 20 buồng chuối. Chuối Ngự có thể trồng được ở nhiều nơi, nhưng ở Việt Nam duy nhất chỉ có miền quê này mới có điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết thuận lợi để trồng được loại chuối Ngự ngon nhất.

Chuối Ngự Đại Hoàng đã lọt vào top 50 trái cây đặc sản nổi tiếng Việt Nam. Vì có màu sắc và hình dáng rất đẹp, chất lượng cao nên chuối ngự Đại Hoàng còn được dùng làm quà biếu. Loại chuối này có công dụng rất tốt cho sức khỏe, giàu Vitamin, Kali và các khoáng chất. Người dân làng Đại Hoàng luôn tự hào về đặc sản của quê hương, mỗi khi có khách đến nhà, họ thường thết đãi khách bằng những quả chuối ngự.

Quýt Lý Nhân – Hà Nam

Lý Nhân, Hà Nam là một huyện nằm ven sông Hồng, được phù sa của con sông bồi đắp nên có đất đai màu mỡ.Nơi đây nổi tiếng với nhiều loại đặc sản từ cá tôm, đến các loại trái cây như hồng, cam, nhãn, quýt. Trong đó, hương vị ngọt ngào của quýt Lý Nhân (còn gọi là quýt hương, quýt Văn Lý… ) vẫn được nhắc mãi.

du lịch hà nam mua gì về làm quà?

Quýt Lý Nhân – Hà Nam

Khác với các giống quýt của các địa phương khác, quýt Lý Nhân có quả dẹt, vỏ mỏng và giòn. Khi quýt chín, vỏ màu vàng ươm, có nhiều tia tinh dầu li ti ở trên bề mặt. Bóc quýt, vỏ sẽ cho một hương thơm rất đặc trưng.

Quýt Lý Nhân là một loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao chứa nhiều vitamin C giúp vết thương mau lành, làm cho da lâu già, ngăn quá trình lão hóa, riêng vỏ quýt còn được dùng làm thuốc chữa bệnh (có tên gọi trần bì- Citrus reticulata, thanh bì,…) và làm tăng hương vị của món chả rươi.

du lịch hà nam mua gì về làm quà?

Quýt Lý Nhân – Hà Nam

Khi ăn, quýt có vị ngọt, thơm, ngon. Có lẽ hương vị đặc biệt và chất lượng hơn hẳn các loại quýt khác nên quýt Lý Nhân rất được ưa chuộng. Quýt Văn Lý đã từng nổi tiếng khắp nơi không những trong nước mà còn được xuất khẩu ra thị trường thế giới. Vào những năm 1960- 1970, quýt Văn Lý đã được xuất khẩu sang Liên Xô và một số nước Đông Âu cũ.

Quýt Lý Nhân đặc sản Hà Nam là một loại cây ăn quả đặc sản của xã Văn Lý đã có từ hàng trăm năm nay. Đây từng là vật phẩm dùng để cung tiến lên vua dưới chế độ phong kiến xưa nên còn được gọi là quýt tiến, cùng với giống chuối Ngự của làng Đại Hoàng (xã Hoà Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Nếu có dịp ghé qua Hà Nam, bạn hãy nhớ mua loại quả này về làm quà nhé.

Bánh đa Kiện Khê – Hà Nam

Bánh Đa món ăn vặt dân dã đặc sản Hà Nam nổi tiếng với du khách thập phương, sẽ là thiếu sót nếu bạn đã có dịp đặt chân đến mảnh đất này mà chưa thưởng thức món bánh đa Kiện Khê. Khác với bánh đa của nhiều địa phương khác, bánh đa Kiện Khê có nhiều lạc vừng dừa gấc giòn tan và bùi thơm, càng nhai sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh giản của bột gạo tự nhiên. Ngoài ra, bánh đa Kiện Khê còn có thể kết hợp với những món sẵn có như chuối tiêu hay cùi dừa để mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho người thưởng thức mà không nơi nào có được.

du lịch hà nam mua gì về làm quà?

Bánh đa Kiện Khê – Hà Nam

Gạo, lạc, vừng, dừa được sử dụng để làm nên những chiếc bánh đa Kiện Khê đều là những nguyên liệu ngon nhất, được lựa chọn kỹ càng cũng là những yếu tố làm nên sự nổi tiếng của loại bánh đa này. Ngoài những loại nguyên liệu truyền thống trên, ngày nay người dân Kiện Khê còn cải tiến nhiều loại bánh thêm những nguyên liệu như chuối tiêu, gấc đỏ, tạo nên vị ngọt mềm, mang màu sắc bắt mắt và hấp dẫn.

du lịch hà nam mua gì về làm quà?

Bánh đa Kiện Khê – Hà Nam

Bánh sau khi tráng xong được làm khô bằng ánh nắng tự nhiên. Tuy nhiên, cũng có gia đình đã ứng dụng công nghệ sấy bằng nhiệt để phòng những ngày mưa nồm, gió bấc bánh không kịp khô, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Để tạo ra vị thơm, ngon đặc trưng, của bánh đa Kiện Khê, khi nướng người dân địa phương thường dùng than hoa, lửa đượm và đều sẽ tạo được độ giòn, xốp của bánh khi ăn.

Ăn bánh đa Kiện Khê ta có được cảm giác giòn tan của bánh đa, vị thơm của vừng và có cả vị bùi, vị ngọt tự nhiên của bột gạo, vị ngậy của lạc… Thật khó để có thể diễn tả hết hương vị của bánh đa khô tráng vừng Kiện Khê. Bánh đa Kiện Khê là một trong những món ngon – món ăn đặc sản nổi tiếng của tỉnh Hà Nam được du khách mua về làm quà khi có dịp du lịch đến mảnh đất này.

Mắm cáy Bình Lục – Hà Nam

Hà Nam không chỉ nổi tiếng là quê hương gạo đồng phù sa, mà còn nổi tiếng bởi một loại mắm đặc biệt có vị hăng hăng, cay cay, thơm thơm. Đó chính là mắm cáy. Trên địa bàn tỉnh Hà Nam, cáy có nhiều ở các vùng nước lợ như Thanh Liêm, Bình Lục, Kim Bảng….nhưng nghề làm mắm cáy phát triển mạnh nhất ở huyện Bình Lục.

du lịch hà nam mua gì về làm quà?

Mắm cáy Bình Lục – Hà Nam

Để làm nên loại mắm cáy thơm ngon đặc biệt, người làm mắm phải chọn được những con cáy tươi ngon nhất. Cáy sau khi bắt từ đồng về, được rửa sạch rồi đem giã nhuyễn trong cối đá. Trong quá trình nêm giã sẽ nêm muối tinh đủ độ mặn, cho tất cả vào một hũ sành cùng với giềng hoặc gừng đập dập. Tiếp theo lấy vải màn bịt chặt hũ lại phơi nắng một ngày rồi đem chôn dưới đất, để càng lâu mắm cáy càng có mùi vị thơm ngon, hấp dẫn.

Mắm cáy khi thành phẩm sẽ có màu sắc rất bắt mắt, mắm hội đủ mùi vị, có vị mằn mặn của muối, vị béo, bùi của giềng, vị ấm nóng của gừng… Mắm cáy Bình Lục đã trở thành một sản phẩm độc đáo. Nhiều đoàn khách du lịch đi qua Hà Nam đều không quên ghé chân mua mắm cáy Bình Lục về làm quà. Mắm cáy rất thích hợp dùng để chấm thịt luộc, rau luộc và xào nấu thức ăn…

Cá kho làng Vũ Đại – Hà Nam

Mảnh đất Làng Vũ Đại – Hà Nam quê hương của Chí Phèo của nhà thơ Nam Cao. Không chỉ là một tác phẩm trong văn học dân gian được nhiều người biết đến mà còn có một đặc sản nổi tiếng của vùng đất này, với món cá kho Làng Vũ Đại, được những con người sành ăn được đánh giá rất cao.

du lịch hà nam mua gì về làm quà?

Cá kho làng Vũ Đại – Hà Nam

Nguyên liệu chuẩn bị cho món cá kho làng Vũ Đại vô cùng đơn giản, toàn những thứ sẵn có của đồng quê Việt Nam. Cá để kho thường là cá trắm đen vì thịt của nó chắc lại thơm. Gia vị bao gồm: gừng, riềng, chanh, quả chay, khế chua, kẹo đắng. Cá làm sạch vảy sau đó cắt khúc, có thể cho cả đầu vào kho cùng nhưng tốt nhất là bỏ đầu ra để nấu canh chua. Gừng, riềng thì giã nhỏ, khế, chay thái miếng. Nồi để kho cá tốt nhất là nồi đất vì nó giữ được vị thơm của cá.

Ban đầu, lót một lớp riềng và gừng ở bên dưới, cho thêm chay và khế. Sau đó xếp cá vào nồi rồi lại cho thêm gừng, riềng ở bên trên. Có thể cho thêm sườn lợn hoặc thịt mỡ lên trên tạo cho cá có vị béo ngậy. Gừng, riềng, khế, chay làm cho cá bớt tanh lại có vị thơm, cuối cùng thêm mắm muối cho vừa ăn. Để cho cá ngon thì ta nên kho bằng bếp củi. Đun to lửa cho nồi cá sôi đều, lúc này vắt chanh, cho thêm kẹo đắng , sau đó thì đun nhỏ lửa hơn, giữ lửa không to quá cũng không nhỏ quá. Ngày thường thì kho cá mất khoảng 6- 7 tiếng nhưng ngày Tết thì kho cá là cả một quá trình công phu, thường mất khoảng 14 – 15 tiếng. Đun đến khi nồi cá còn khoảng một thìa nước thì bắc khỏi bếp.

du lịch hà nam mua gì về làm quà?

Cá kho làng Vũ Đại – Hà Nam

Công thức kho cá đơn giản như vậy nhưng để có được một nồi cá ngon thì đó quả là bí quyết riêng của người Nhân Hậu. Cá không khô hoặc không ướt quá, vị thơm ngậy, thịt cá chắc, màu sắc đẹp. Mùa đông ăn cơm với cá kho thì quả là không còn gì thú bằng. Ăn một bát rồi lại muốn ăn một bát nữa, đến lúc no rồi vẫn thấy thèm thuồng, tiếc ngẩn ngơ sao lại có thứ cá kho ngon đến thế. Một miếng mà đủ cả vị thơm của cá, ngậy của thịt mỡ, vị cay cay của riềng, vị chua của chanh, chay, khế. Nhất là ngày Tết, ăn cá kho với bánh chưng thì quả là hết ý.

Đối với những người du khách ở xa, dù không quen với vị tanh của món cá, thế nhưng đối với món cá kho làng Vũ Đại thì lại rất thích thú. Cá có thịt chắc, xương mềm, lại vô cùng thơm, không còn chút mùi tanh nào cả. Mỗi dịp tết đến xuân về, người dân khắp các tỉnh thành trong cả nước, cùng với những du khách đến Hà Nam đều cố gắng đặt cho được niêu cá kho làng Vũ Đại để thưởng thức cùng gia đình mình.

Rượu làng Vọc – Hà Nam

Rượu làng Vọc, xã Vũ Bản (Bình Lục) xưa nay ngon nổi tiếng không chỉ là nhờ những bí quyết nấu rượu gia truyền của người dân nơi đây, mà còn bởi nó được chưng cất từ tinh hoa của đất – trời, của lòng người, tạo nên thứ men say tan chảy trong huyết quản, chỉ nhấp môi một lần thôi cũng khó mà quên được.

du lịch hà nam mua gì về làm quà?

Rượu làng Vọc – Hà Nam

Rượu làng Vọc, xã Vũ Bản (Bình Lục) xưa nay ngon nổi tiếng không chỉ là nhờ những bí quyết nấu rượu gia truyền của người dân nơi đây, mà còn bởi nó được chưng cất từ tinh hoa của đất – trời, của lòng người, tạo nên thứ men say tan chảy trong huyết quản, chỉ nhấp môi một lần thôi cũng khó mà quên được.

Rượu Vọc ngon như thế bởi không chỉ được làm bằng men ta gồm 36 vị thuốc Bắc (như sâm, quy, truật, thược…) nấu với gạo nếp mà bên cạnh đó, làng Vọc còn được thiên nhiên ban tặng cho một nguồn nước quý để tạo nên sản phẩm rượu Vọc có hương vị đặc trưng mà những nơi khác không thể có được. Cầm chai rượu trong veo, chỉ cần mở nút hoặc lắc nhẹ thôi là những bọt rượu chạy quanh chai bám chặt với nhau tỏa ra hương thơm ngào ngạt. Công đoạn làm rượu rất công phu, phải qua 11 bước và khâu quan trọng nhất là chế biến men. Chỉ có một số người trong làng là học và làm được men thơm, ngon giữ được đúng hương vị đặc trưng của rượu làng Vọc. Úp men 2-3 ngày, tùy theo nhiệt độ ngoài trời, chờ “men dậy” mới được mở.

Khi đưa vào nấu rượu, gạo được “trình cối” hoặc sát chuội thổi thành cơm để đảm bảo không ướt dính, không khô quá (bạn có thể sử dụng tủ nấu cơm bằng điện để nấu cơm được chín hơn đều hơn) rồi vào men, cho vào cong để ủ. Chờ khoảng 2 ngày, khi có nước mọng mới được đổ nước, sau 2 đêm nữa là có thể đun được. Nồi nấu rượu chỉ gồm có nồi đồng vấu tầu, máng gỗ, còi tre. Ngày nay người ta thường thay thế nồi nấu rượu thủ công bằng các nồi nấu rượu bằng hơi hay nồi nấu rượu bằng điện. Loại rượu đặc biệt này còn nhờ rượu thuốc Bắc được ngâm dưới ao 3 năm liền, lấy tinh khí của trời đất, uống vào thấy sảng khoái, tâm hồn vui vẻ, bồi bổ sức khỏe. Hơn nữa, nhờ ngâm ủ lâu đã khử Andrehit và các độc tố trong rượu, đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn cho người sử dụng. Ngày nay công nghệ phát triển người dân nơi đây dần thay thế phương pháp làm già rượu và lọc độc tố trong rượu theo phương pháp thủ công bằng những chiếc Máy lão hóa rượu và những chiếc máy lọc rượu để rượu uống được êm hơn, ngon hơn như rượu lâu năm.

du lịch hà nam mua gì về làm quà?

Rượu làng Vọc – Hà Nam

Từ lâu người làng Vọc đã xây dựng được hương ước bảo vệ và giữ gìn bí quyết gia truyền. Quy ước quy định rõ ràng về chất lượng rượu cổ truyền làng Vọc, rượu chỉ dùng men thuốc Bắc, nấu với gạo đặc sản của quê hương, nghiêm cấm việc sản xuất rượu kém chất lượng làm ảnh hưởng đến uy tín của làng. Nhờ sự giáo dục qua nhiều thế hệ làng nghề về cái tâm trong sáng nên dù trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt nhưng rượu Vọc vẫn giữ được hương vị đậm đà, không phai lẫn với hàng trăm thứ rượu đang có mặt trên thị trường. Đặc biệt, để đảm bảo vệ sinh, rượu chỉ đóng trong vò sành, nậm gốm chứ không đựng trong can hoặc chai nhựa. Được khách hàng gần xa biết đến, nhất là trong thời kỳ hội nhập WTO, thị trường rượu Vọc ngày càng mở rộng. Rượu làng Vọc có được tất cả những giá trị tuyệt vời như có thể uống, có thể dùng để ngâm làm thuốc bóp, ngâm làm thuốc bổ chữa bệnh hoặc cho vào để chế biến một số món ăn. Với những đặc tính này của rượu Vọc thì chắc chắn không một loại rượu tây nào có thể làm được

Trải qua bao thăng trầm, nghề nấu rượu nơi đây vẫn được duy trì và phát triển và dần tạo nên thương hiệu cho riêng mình trên thị trường. Sản phẩm chẳng những được tiêu thụ trong nước, mà đã có mặt ở ngoài nước, là món quà quý cho du khách nước ngoài, Việt kiều mỗi khi về thăm quê.

Đăng bởi: Bé Sóc Chanel

YOLO! Khám phá các huyện ở Hà Nam

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก