Hà Nam

Hà Nam có gì chơi?

Nhắc đến Hà Nam người ta không chỉ nghĩ tới mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử mà nơi đây còn được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng những thắng cảnh đẹp mộng mơ. Ngoài ra Hà Nam hấp dẫn du khách không chỉ bởi những địa danh nổi tiếng hay những cảnh đẹp mê lòng người mà nơi đây còn là du khách tò mò bởi những điểm du lịch tâm linh bí ẩn. Hà Nam có gì chơi? Dưới đây là danh sách những điểm du lịch nổi tiếng ở Hà Nam, khi tới đây bạn đừng nên bỏ lỡ những điểm du lịch hấp dẫn này nhé.

Khu du lịch Tam Chúc – Hà Nam

Khu du lịch hồ Tam Chúc thuộc xã Ba Sao huyện Kim Bảng, cách thị xã Phủ Lý khoảng 15km trên tuyến quốc lộ 21A tiếp giáp với Hòa Bình và cách khu du lịch Hương Sơn khoảng 3km đường leo núi. Tổng diện tích khu du lịch (đã mở rộng) là 4.000 ha, riêng diện tích hồ là trên 600ha.

hà nam có gì chơi?

Khu du lịch Tam Chúc – Hà Nam

Đến đây vào mỗi buổi sớm mai, ngắm nhìn mặt nước, cành cây, ngọn núi… bồng bềnh trôi trên mặt sương mù, ta có cảm giác như đặt chân tới chốn bồng lai tiên cảnh. Khi hoàng hôn đổ bóng, mặt hồ lăn tăn gợn sóng, phản chiếu bóng núi, mây trời khiến cảnh vật càng trở nên lung linh, huyền ảo trong muôn vàn tia nắng.

Là một trong những hồ nước ngọt tự nhiên có diện tích rộng nhất nước ta, hồ Tam Chúc còn có thảm thực vật phong phú và những ngọn núi nhỏ. Đến Tam Chúc, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng khi nhìn từ xa, núi này có dáng tựa như người đàn ông khổng lồ đang quỳ gối, núi kia trông lại như thảm chuông lớn đang ngân vang giữa núi rừng. Thong thả du thuyền giữa lòng hồ, du khách vừa được chiêm ngưỡng vẻ đẹp núi non kỳ vĩ, vừa nghe những câu chuyện đầy màu sắc huyền thoại đã từng gắn bó hằng trăm năm với những địa danh nơi đây, như: hồ Lục Nhạc, núi Thất Linh, chùa Ba Sao, thung Vạc, hồ Tay Ngai… Ba Sao gắn với truyền thuyết “Tiền Lục nhạc – hậu Thất Tinh”.

Trên dãy núi 99 ngọn nằm ở phía Tây nam hướng về động Hương Tích (chùa Hương) có 7 ngọn núi gần làng Tam Chúc. Trước đây, cả 7 ngọn núi này đều xuất hiện một đốm sáng lớn tựa như 7 ngôi sao, sáng suốt đêm ngày. Ánh sáng lung linh từ trên cao rọi xuống một vùng rộng lớn. Dân làng gọi đó là núi Thất Tinh, chùa Thất Tinh. Sau đó, có người đến núi Thất Tinh đục đẽo, hòng lấy đi 7 ngôi sao đặc biệt. Họ chất củi thành đống lớn và đốt nhiều ngày khiến cho 4 ngôi sao bị mờ dần đi, cuối cùng chỉ còn lại 3 ngôi sao. Vì thế, chùa Thất Tinh sau này được đổi thành chùa Ba Sao và thị trấn Ba Sao cũng được lấy tên gọi từ tích ấy.

hà nam có gì chơi?

Khu du lịch Tam Chúc – Hà Nam

Khơi nguồn ý tưởng xây dựng Khu du lịch Tam Chúc – Ba Sao thành khu du lịch sinh thái cũng chính từ cảnh đẹp non nước nơi đây. Tam Chúc – Ba Sao hội tụ nhiều yếu tố để trở thành khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng nổi tiếng. Hơn nữa, Tam Chúc có hệ thống giao thông thuận lợi, nằm giáp ranh với Hoà Bình, Hà Nội và chỉ cách chùa Hương 3km đường leo núi.

Nhìn từ trên xuống hồ Tam Chúc hiện lên như một bức tranh sơn thủy hữu tình trong không gian mênh mông, thoáng đáng, khí hậu trong lành, tươi mát. Đặt chân đến Hồ Tam Chúc, du khách sẽ thật sự ấn tượng với quang cảnh thiên nhiên vừa hoang sơ vừa kỳ bí, vừa hùng vĩ lại vừa thơ mộng. Bên cạnh tham quan du lịch tâm linh, ngắm cảnh vãn chùa, thì du khách còn được trải nghiệm loại hình du lịch mới: du thuyền trên hồ, thư thái ngắm cảnh giữa mênh mang sóng nước. Đặc biệt, vào mỗi buổi sớm mai, ngắm nhìn mặt nước, cành cây, ngọn núi… bồng bềnh trôi trên mặt sương mù, ta có cảm giác như đặt chân tới chốn bồng lai tiên cảnh. Khi hoàng hôn đổ bóng, mặt hồ lăn tăn gợn sóng, phản chiếu bóng núi, mây trời khiến cảnh vật càng trở nên lung linh, huyền ảo trong muôn vàn tia nắng.

Chùa Tam Chúc – Hà Nam

Chùa Tam Chúc nằm trong khu du lịch Tam Chúc và giống như là một cầu nối giữa chùa Hương với chùa Bái Đính, Tràng An của tỉnh Ninh Bình. Bởi về mặt giao thông, có một trục đường nối thẳng 3 điểm chùa sẽ được xây dựng và khi đó du khách có thể đi thẳng từ chùa Hương đến chùa Tam Chúc với 20km đi lại.

hà nam có gì chơi?

Chùa Tam Chúc – Hà Nam

Chùa được xây dựng trên nền chùa Tam Chúc cổ tự với niên đại hơn 1000 năm, chùa có thế lưng tựa núi, mặt nhìn ra hồ (Tiền Lục Nhạc, Hậu Thất Tinh) được coi là hướng tốt trong xây dựng. Theo truyền thuyết Tiền Lục Nhạc – hậu Thất Tinh thì vốn dĩ trên dãy núi nằm ở hướng Tây Nam hướng về chùa Hương có 99 ngọn núi. Trong số này có 7 ngọn núi gần với làng Tam chúc nhất nên được gọi là núi Thất Tinh, chùa ở đây cũng có tên là chùa Thất Tinh (7 ngôi sao). Vì người dân thấy 7 ngôi sao sáng trên đỉnh núi nên đã mang củi lên đối nhiều ngày để lấy đi 7 ngôi sao này, khiến cho 4 ngôi sao bị đốt nhiều nên đã mờ dần đi, chỉ còn lại 3 ngôi sao nên sau cùng chùa có tên là Ba sao – Tam Chúc.

Sâu bên trong chùa, du khách sẽ đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác với khu bảo tháp. Đây là nơi cao nhất trong quần thể Tam Chúc. Bảo tháp được xây dựng từ những viên đá lớn ghép vào nhau. Đặc biệt, từng thời điểm trong ngày màu sắc của tháp đều có những sự biến đổi vô cùng thú vị. Với thiết kế độc đáo, không chỉ gây ấn tượng mà đây còn là nơi đặt báu vật thiên thạch mặt trăng có trọng lượng 5.5kg. Có tên gọi là “The Moon Puzzle” được đấu giá từ trung tâm RR Auction, bang Boston, Mỹ.

hà nam có gì chơi?

Cây Bồ Đề Vĩ Đại Cát Tường – Chùa Tam Chúc – Hà Nam

Phía trong sân chùa có trồng cây bồ đề được chiết từ “ Cây Bồ Đề Vĩ Đại Cát Tường” ở Thánh tích Mahamegha, Cố đô Anuradhapura – Sri Lanka. Cây bồ đề có tuổi thọ khoảng 2.250 tuổi và được coi là báu vật của đất nước Sri Lanka – cây bồ đề này được chiết từ cây bồ đề thiêng ở Bodh Gaya – Ấn Độ (nơi Đức Phật thành đạo) vào năm 247 trước công nguyên.

Chùa Tam Chúc rất rộng lớn với diện tích vùng lõi là 4.000ha. Khu du lịch có 6 khu chức năng bao gồm: khu trung tâm đón tiếp, khu văn hóa tâm linh Tam Chúc, khu bảo tồn tự nhiên Quèn Vồng và hồ Tam Chúc, khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe và khu du lịch cộng đồng Tam Chúc, khu sân golf và cuối cùng là trung tâm dịch vụ hậu cần.

Chùa Tam Chúc – công trình du lịch hoành tráng, mang vẻ đẹp hùng vỹ của non sông. Chứa đựng biết bao điều bất ngờ khiến người ta mong muốn được một lần ghé thăm và khám phá những điều đặc biệt mỗi dịp Tết đến xuân về.

Kẽm Trống – Hà Nam

Kẽm Trống Hà Nam– Thắng cảnh đẹp nên thơ là đạ điểm du lịch Hà Nam không nên bỏ lỡ khi có cơ hội đến đây.Thắng cảnh Kẽm Trống có sông, núi, đồng ruộng, có cây cối bao quanh và còn được con người tạo dựng thêm những cảnh quan đẹp để có 1 tổng thể khu thắng cảnh tuyệt đẹp như hiện nay.

hà nam có gì chơi?

Kẽm Trống – Hà Nam

Đến Hà Nam mà không khám phá Kẽm Trống thì thật là một thiếu sót. Kẽm Trống thuộc xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Khu Kẽm Trống còn thuộc địa phận xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Địa danh này vô cùng nên thơ, đã được Bà Chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương đưa vào những câu thơ của mình:

“Hai bên là núi, giữa là sông

Có phải đây là Kẽm Trống không?

Gió dập cành cây khua lắc cắc

Sóng dồn mặt nước vỗ long bong

Ở trong hang núi cong hơi hẹp

Ra khỏi đầu non đã rộng thùng

Qua cửa mình ơi nên ngoái lại

Nào ai có biết nỗi bưng bồng”

hà nam có gì chơi?

Kẽm Trống – Hà Nam

Kẽm Trống hiểu đơn giản là một khoảng trống nằm chen giữa hai dãy núi đá vôi do một con sông chảy ở giữa tạo nên. Kẽm Trống là một nét chấm phá, một bức tranh thuỷ mạc mà đất trời đã tạo nên. Khung cảnh thiên nhiên ở nơi đây không mở rộng mênh mông, cũng không đồ sộ bề thế gây sự choáng ngợp như nhiều cảnh quan thiên nhiên khác, Kẽm Trống là một thắng cảnh bao gồm cả sông lẫn núi, đồng ruộng và cỏ cây, cảnh của trời và đất, của con người tạo dựng đã hoà nhập vào nhau thành một quần thể hoàn chỉnh. Con sông Đáy hiền hoà chảy từ phía Tây Bắc qua bao xóm làng, đến đây uốn mình giữa hai triền núi đá vôi. Trời xanh thẳm, núi xanh biếc và dòng nước trong xanh hoà nhập vào nhau quyện với sắc núi, bầu trời cao rộng in bóng xuống dòng sông trong xanh.

Đến Kẽm Trống Hà Nam, du khách còn được tham quan các thắng cảnh khác ngay gần đó. Bên bờ khúc sông Đáy này có các ngọn núi hoang sơ như núi Bồng, núi Vọng, núi Rồng ở phía bên phải bờ. Bên kia bờ lại có núi Rùa, núi Cổ Động, núi Trinh Tiết…. Trên ngọn núi Trinh Tiết có một ngôi chùa cổ. Nhân dân nơi đây quan niệm ngôi chùa ấy để lấy linh khí của trời đất. Những ngọn núi cao, thấp, trập trùng tạo thành dạng địa hình núi đa dạng.

Một địa điểm thú vị như Kẽm Trống thì tại sao du khách lại bỏ qua được cơ chứ. Hãy đến nơi đây tận hưởng bầu không khí trong lành, ngắm khung cảnh sơn thủy hữu tình. Để tâm hồn mình lúc nào cũng thư thái, an nhiên. Đừng quên ghi lại hình ảnh khu Kẽm Trống này để lưu giữ những kỉ niệm nơi đây nhé!

Bát Cảnh Sơn – Hà Nam

Quần thể di tích thắng cảnh Bát cảnh sơn nằm ở xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Từ thị xã Phủ Lý, theo quốc lộ 22 đi 13km là đến quần thể danh thắng Bát cảnh sơn (hoặc có thể đi từ Đồng Văn theo quốc lộ 60).

hà nam có gì chơi?

Bát Cảnh Sơn – Hà Nam

Xã Tượng Lĩnh được thiên nhiên ưu đãi với địa hình tự nhiên có nhiều tiềm năng phong phú. Dãy Bát cảnh sơn đứng bên tả ngạn sông Đáy, dựa lưng vào vòng cung Nam Công (Kim Bảng – Hà Nam và Tuyết Sơn, Hương Tích – Hà Tây), tạo thành thế núi hình sông kỳ thú.

Xét theo tổng thể ở phạm vi rộng thì Bát cảnh sơn là một cụm du lịch của quần thể Hương Sơn bởi hai thắng cảnh này rất gần gũi, tiếp giáp với nhau liền mạch trong dãy núi đá vôi Hà Nam – Hà Tây. Theo vị trí địa lý hành chính. Bát cảnh sơn là “tiểu thắng cảnh”, là cửa ngõ Hương Sơn, nằm trong xã Tượng Linh, nơi ngã ba của 3 huyện Kim Bảng (Hà Nam), Mỹ Đức, Ứng Hoà (Hà Tây).

Từ lâu, dãy Bát cảnh sơn (dãy núi có 8 cánh) được coi là một thắng cảnh của trấn Sơn Nam. Theo Lịch triều hiến chương loại chí (phần Dư địa chí) của Phan Huy Chú thì vào thế kỷ thứ XVI, Nghị tổ Trịnh Doanh qua đây chiêm ngưỡng đã ví Bát cảnh sơn với Tiêu Tương bên Trung Quốc và cho lập hành cung để đi về thưởng ngoạn.

Xưa kia, ở Bát cảnh sơn có 8 ngôi chùa và một ngôi miếu thờ thổ đại thần linh được bài trí xây dựng theo thuyết bát quái ngũ hành. Có thể do tám ngôi chùa mà vùng núi này được đặt tên là Bát cảnh sơn? Ngày nay, mặc dù một vài cảnh quan đã bị hủy hoại vì chiến tranh nhưng hàng năm khách vãn cảnh chùa Hương và khách du lịch thập phương vẫn về thăm với một số lượng khá đông.

Nhà Bá Kiến – Hà Nam

Làng Vũ Đại là địa danh nổi tiếng gắn liền với truyện ngắn “Chí Phèo” với những nhân vật đi cùng năm tháng như Bá Kiến, Chí Phèo, Thị Nở.

hà nam có gì chơi?

Nhà Bá Kiến – Hà Nam

Trên thực tế, nguyên mẫu làng Vũ Đại là làng Đại Hoàng, thôn Nhân Hậu, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam – quê hương của nhà văn hiện thực Nam Cao. Về thăm làng, du khách sẽ được ngắm nhìn lại những dấu vết xưa cũ của một làng quê Việt Nam cuối thế kỷ 18 với âm thanh của tiếng dệt vải, những con đường quê rợp bóng mát cùng vài mái ngói, hàng gạch vẫn còn đó với thời gian.

Đến thăm nhà Bá Kiến, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi trải qua hơn 100 năm dãi dầu mưa nắng, bom rơi đạn nổ. Ngôi nhà 3 gian với cột gỗ lim cùng chân cột kê đá tảng đẽo gọt công phu này vẫn đứng vững, mái ngói và hoa văn chạm khắc còn nguyên vẹn chưa qua một lần tu sửa. Xung quanh ngôi nhà là vườn chuối rợp bóng mát gợi nhớ về câu chuyện tình mộc mạc xứng đôi của Chí Phèo – Thị Nở với bát cháo hành cay nồng đậm tình người. Nhà Bá Kiến nằm trong dự án “Vườn hiện thực Nam Cao” nhằm lưu giữ toàn bộ sự nghiệp văn chương của nhà văn. Trong nhà tưởng niệm có bàn thờ cùng rất nhiều kỷ vật của nhà văn lúc sinh thời.

Ngày nay, tìm về làng Vũ Đại không chỉ để nhớ lại một thời sống động hiện lên qua ngòi bút của Nam Cao, du khách còn có cơ hội thưởng thức các đặc sản nổi tiếng ngon và bình dị nơi đây. Đó là nồi cá kho niêu đất Nhân Hậu không đâu có được, ăn với bát cơm trắng nóng hổi cứ nhắc đến là ai cũng thèm. Đó là buồng chuối ngự Đại Hoàng tiến vua thơm ngọt mùi vị đọng mãi nơi đầu lưỡi hay quả hồng không hạt Nhân Hậu căng mịn, đỏ sẫm. Có lẽ chỉ chừng đó thôi cũng đủ làm người ta cứ muốn ghé qua và quay lại nơi đây thêm nhiều lần nữa.

Đền Trần Thương – Hà Nam

Đền Trần Thương là di tích tiêu biểu của Hà Nam nói riêng và cả nước nói chung, mang nhiều ý nghĩa lịch sử, văn hóa, tâm linh, suốt hàng thế kỷ qua vẫn tồn tại sừng sững cùng đất trời. Đây là nơi thờ vị Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo cùng gia quyến và các Bộ tướng có công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông thế kỷ XIII. Dân gian xưa nay vẫn có câu nói truyền miệng: “Sinh Kiếp Bạc, thác Trần Thương, quê hương Bảo Lộc” là ý nói đền Trần Thương là nơi được Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn gửi gắm mộ phần lúc sinh thời.

hà nam có gì chơi?

Đền Trần Thương – Hà Nam

Tương truyền, nơi đây trước là vùng nước trũng, lau sậy um tùm, dân cư thưa thớt, lại có 6 gò đất cao nổi lên, khó với địch nhưng dễ với ta; Trần Hưng Đạo quyết định lập 6 kho lương tại đây phục vụ kháng chiến chống Nguyên Mông và Trần Thương là kho lương chính. Do vậy, ngày nay, cứ vào ngày Rằm tháng Giêng hàng năm, nhân dân trong vùng và khách thập phương lại nô nức kéo về đây nhận phát lương ban lộc đầu năm của Đức Thánh Trần. Hội chính của đền Trần Thương mở từ ngày 18 đến 20 tháng 8 âm lịch với nhiều hoạt động văn hóa dân gian độc đáo nhắc nhở về truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”.

Nơi đây được đánh giá là một trong ba ngôi đền lớn của cả nước thờ Hưng Đạo Đại Vương. Bao quát toàn bộ, đền Trần Thương gồm: Nghi môn ngoại, nghi môn nội kèm theo đó là 5 tòa với 15 gian và 5 giếng. Tất cả đều được chia thành 3 cung là Đệ nhất, Đệ nhị, Đệ tam…

hà nam có gì chơi?

Đền Trần Thương – Hà Nam

Ngôi đền thâm niên được xây trên một khu đất rộng nằm biệt lập phía đầu làng, tọa lạc ở thế “hình nhân bái tướng” và xây theo kiểu “Tứ thủy quy đường”. Đền có cửa chính cao hai tầng, tầng dưới uốn thành hình vòm trang trí hoa văn xung quanh. Tầng trên là gác chuông tám mái, treo một quả chuông lớn dùng để truyền tín hiệu cho vùng xung quanh. Phía dưới hai cổng phụ có đuôi ngựa được đắp nổi, phía trên có hoa sen. Đôi voi chầu cùng hoa sen, hoa cúc là hình ảnh du khách có thể thấy trên bức tường ngoài cùng của tam quan.

Đường đi vào sân đền được lát gạch đỏ rộng rãi, hai giếng được kè đá xanh hai bên được đào trước cột đồng trụ. Đi qua hàng cột lim to khỏe là một bức bình phong với chữ thọ ở giữa, xung quanh là rồng chầu, phượng múa. Với kiến trúc độc đáo, đền Trần thương như nhập con người với vũ trụ, hướng đạo đến với con người trong một không gian vô cùng linh thiêng. Bởi vậy, nếu có dịp đến với Hà Nam, mời bạn ghé thăm đền Trần Thương để thưởng lưỡng sự tinh túy này.

Chùa Bà Đanh – Hà Nam

Chùa Bà Đanh hay còn gọi là Bảo Sơn tự thờ Bà Chúa Đanh (thần Pháp Vũ). Ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng này nằm cạnh hòn núi Ngọc nên thơ, cách thành phố Phủ Lý 10km, hướng chính nam nhìn thẳng ra dòng sông Đáy, được thiên nhiên ưu ái bao quanh bởi khung cảnh trời mây sông nước hữu tình cùng vẻ tịch mịch vô cùng thanh tịnh.

hà nam có gì chơi?

Chùa Bà Đanh – Hà Nam

Từ bao đời nay, chùa Bà Đanh được thêu dệt bằng những câu chuyện liêu trai, sự tích kì lạ xoay quanh sự vắng vẻ nổi tiếng của mình; mà tâm điểm là tượng Bà Đanh (thần Pháp Vũ). Đến vãn cảnh chùa, du khách còn có thể hỏi chuyện các sư thầy để được nghe thêm nhiều câu chuyện thú vị xoay quanh nguồn gốc và lịch sử của chùa Bà Đanh.

Sau khi tham quan vãn cảnh chùa, du khách hãy xuống bến nước uy nghiêm lát đá xám trắng của chùa bên bờ sông Đáy nên thơ, ngắm nhìn khung cảnh sơn thủy hữu tình, thả mình vào thiên nhiên trong lành tránh xa những khói bụi ồn ào bon chen nơi phố thị. Nếu còn thời gian, xin hãy đi qua vườn cây trái xum xuê có cây si già ngàn năm tuổi để lên đỉnh núi Ngọc, ngắm nhìn toàn cảnh sông nước mây trời từ trên cao.

Câu chuyện vì sao chùa bà Đanh lại vắng khách đến nay vẫn không có đáp án. Do chùa linh thiêng hay do vị trí không thuận tiện đi lại? Có lẽ sẽ chẳng ai biết câu trả lời thật sự là gì, chỉ là khi muốn tìm một nơi để thanh lọc tâm hồn, tìm cho mình chút sự bình yên thì hãy nhớ đến ngôi chùa vắng vẻ Bà Đanh của Hà Nam nhé.

Đền Trúc – Hà Nam

Quần thể đền Trúc – Ngũ Động Sơn thờ người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt, tọa lạc giữa không gian xanh mát sơn thủy hữu tình, có núi có sông ,có hang động kỳ thú, nằm giữa rừng Trúc nên thơ.

hà nam có gì chơi?

Đền Trúc – Hà Nam

Tương truyền, vào năm 1089, đoàn chiến thuyền của Lý Thường Kiệt đi chinh phạt qua thôn Quyển Sơn. Bỗng nhiên có trận gió lớn ào ào thổi tới, bẻ gãy cột buồm rồi cuốn lá cờ của đoàn quân lên đỉnh Núi Cấm. Lý Thường Kiệt thấy lạ bèn cho thuyền dừng lại, cùng quân sĩ lên bờ làm lễ tế trời đất cầu đại thắng. Lần đó, thắng lớn trở về, Lý Thường Kiệt đã cùng đoàn quân lên đây làm lễ tạ ơn, khao thưởng ba quân và mở hội cho dân làng mừng chiến thắng. Ông đặt tên cho ngọn núi là Cuốn Sơn. Để tưởng nhớ công lao của vị anh hùng dân tộc, dân làng đã lập đền thờ ở chính nơi ông mở hội, đó là đền Trúc ngày nay.

Ngôi đền được làm bằng gỗ lim, xây dựng theo kiểu chữ Đinh, gồm cổng đền, tiền đường và hậu cung, xung quanh rợp bóng trúc. Cạnh đền Trúc là ngọn núi Cấm hay còn gọi là núi Cuốn Sơn gắn với sự tích xa xưa.

Men theo đường mòn lên đỉnh núi, du khách sẽ tìm thấy một bàn cờ thiên tạo bằng đá rất đặc biệt cũng như được chiêm ngưỡng bức tranh toàn cảnh hữu tình. Trong lòng núi Cấm là hệ thống Ngũ Động gồm 5 động liên hoàn dài hơn 100m với cấu trúc các động đa dạng cùng nhiều loại thạch nhũ muôn hình vạn trạng.

Hàng năm, lễ hội đền Trúc diễn ra từ ngày mồng 1 tháng Giêng đến ngày mồng 10 tháng 2 âm lịch với nhiều nghi lễ cổ truyền, trò chơi dân gian hấp dẫn, múa hát Dậm và đua thuyền. Đền Trúc – Ngũ Động Sơn chắc chắn sẽ là một điểm đến hấp dẫn cuối tuần mới lạ cho du khách.

Ngũ Động Sơn – Hà Nam

Ngũ Động Sơn thuộc xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng. Từ thành phố Phủ Lý, đi ngược thuyền sông Đáy 8km là đến động, hoặc từ Phủ Lý qua cầu Hồng Phú, theo quốc lộ 21, đến cây số 8 là tới cửa động.

hà nam có gì chơi?

Ngũ Động Sơn – Hà Nam

Ngũ Động Sơn là năm hang nối liền nhau tạo thành một dãy động liên hoàn có chiều dài hơn 100m trong một lòng quả núi. Núi này có tên là núi Cuốn Sơn (Quyển Sơn) vì liên quan tới truyền thuyết về lá cờ của Lý Thường Kiệt bay lên núi và cuốn lại trên núi. Núi còn có tên là Cấm Sơn vì núi này rất thiêng, không ai dám động vào một cây cỏ, cành khô trên núi, trên núi tương truyền có cỏ thi để chữa bệnh nên núi còn gọi là Thi Sơn. Hang Ngũ Động nằm trong lòng núi Cấm thuộc địa phận xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng.

Trong các động có rất nhiều thạch nhũ hình thù khác nhau, kiểu dáng xuất hiện, màu sắc, da nhũ, độ xốp, độ bóng của các hình nhũ cũng rất khác nhau. Có cái mọc chồi từ vách động, khe động, có cái rủ từ trên trần xuống, có cái nhô lên từ mặt nền. Có những nhũ đá ẩn sâu vào bóng tối, khi có ánh đuốc rọi vào, do hơi nước phản chiếu, ánh lửa ngời lên như châu ngọc. Có những phiến thạch nhũ bên trong rỗng, có nhiều hang hốc ăn thông với nhau, khi đánh vào nghe như tiếng đàn, tiếng trống, tiếng chiêng. Nếu bề dày của phiến đá lớn, chúng sẽ phát ra những âm thanh trầm, còn nếu bề dày của những phiến đá mỏng hơn thì chúng sẽ phát ra những âm thanh trong trẻo ngân nga.

hà nam có gì chơi?

Ngũ Động Thi Sơn – Hà Nam

Trên các bức vách của động thiên nhiên kỳ thú đã vẽ nên nhiều cảnh tượng đẹp, gợi những tưởng tượng sinh động về cuộc sống con người và cuộc sống xung quanh. Động 4 có một lối nhỏ ra một cái giếng có độ sâu vừa phải, nước trong vắt, có thể nhìn thấy cá đang bơi. Đây có thể là nơi tiêu nước của toàn động trong quá trình lòng núi bị bào mòn và rất có thể đáy giếng có đường ăn thông ra sông Đáy ở phía dưới chân núi Cấm. Lối vào động thứ 5 có những thạch nhũ tạo thành 3 cái cửa tự nhiên cách biệt nhau bởi những cột đá, mỗi cửa có thạch nhũ rủ xuống như những chiếc rèm cửa, có cửa có hình thạch nhũ như đôi voi đang chầu.

Núi Cấm, do không ai chặt cây cối nên đã giữ được một thảm thực vật phong phú, có nhiều cây to, nhiều cây dây leo phủ kín đồi. Trên đỉnh núi còn có một bàn cờ thiên tạo bằng đá. Từ đây có thể phóng tầm mắt ra xa để bao quát toàn bộ vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình của vùng nước non này.

Hang Luồn và ao Dong – Hà Nam

Hang Luồn và ao Dong là điểm đến hấp dẫn ở Hà Nam với cảnh quan thiên nhiên đa dạng, cùng sự đa dạng của hệ động thực vật nơi đây.

hà nam có gì chơi?

Hang Luồn và ao Dong – Hà Nam

Hang Luồn được bao bởi những dãy núi hùng vĩ, cao nằm trong thung lũng của dãy núi thấp nên không khí ở đây mát mẻ vô cùng. Trước mặt hàng là cửa đá, trong lòng hang là con suối nhỏ có nước rất trong, vào mùa mưa cơ bến thuyền tại đây, còn vào mùa nước cạn bạn có thể đi bộ hoặc đi thuyền xuống cửa hang Luồn. Nước trong hang vô cùng trong và mát, du khách tới đây thích ngắm nhìn đáy nước trong khi ngồi trên thuyền.

Phía trước cửa hang Luồn là hai ngọn núi thấp, thoai thoải nằm chắn phía trước tạo thành khoảng rộng để dừng chân nghỉ ngơi và ngắm toàn bộ khu vực hang. Trong lòng hang có vô số các khối nhũ đá khổng lồ rủ xuống từ trần hang, du khách thích vào trong hang khám phá cũng như nghe tiếng nước khe khẽ nhỏ vào vách đá. Không khí trong hang mát mẻ, dễ chịu vô cùng vì thế tới đây du khách có cảm giác lạc vào lâu đài cổ tích đầy bí ẩn, kì diệu. Nơi đây xứng danh là danh thắng nổi tiếng ở Hà Nam.

Ao Dong được hình thành nhờ các dãy núi cao, xung quanh là các vườn cây xanh mướt, động vật ở đây đa dạng chủ yếu là loài cò trắng và sơn dương. Các ngọn núi bao bọc khiến nước ao nơi đây mát mẻ, trong lành, thậm chí nước ao sâu gần 3 m nhưng vẫn nhìn thấy cá bơi phía dưới ao. Cảnh quan vô cùng nên thơ, là địa điểm thu hút du khách du lịch Hà Nam. Người ta gọi là ao Dong có lẽ bởi ở đây rất nhiều loài rong núi cư ngụ cùng thảm thực vật phong phú. Ao Dong và hang Luồn luôn là những địa điểm du lịch độc đáo ở Hà Nam nên khám phá.

Làng trống Ðọi Tam – Hà Nam

hà nam có gì chơi?

Làng trống Ðọi Tam – Hà Nam

Làng Đọi Tam nằm dưới chân núi Đọi là làng có nghề làm trống đã bao đời nay, tương truyền hơn 1000 năm, được công nhận là “làng nghề tiêu biểu Việt Nam”, góp phần giữ gìn một nét văn hóa đặc biệt đã gắn bó lâu đời trong tâm thức người dân Việt.

Không những vậy, Đọi Tam còn được biết đến là nơi đã làm ra chiếc trống sấm lớn nhất cả nước với đường kính 2.35m, chiều cao 3m phục vụ Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, nay được đặt trong Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Tham quan làng nghề truyền thống Đọi Tam, du khách sẽ được quan sát và tìm hiểu về quy trình làm ra đủ mọi loại trống, từ trống chèo, trống đình, trống trường học hay cả trống cơm. Bạn hãy thử tham gia vào vài quy trình đơn giản cũng như mua về một vài chiếc trống nhỏ xinh làm quà lưu niệm cho bản thân và gia đình.

Làng nghề dệt lụa tơ tằm Nha Xá – Hà Nam

hà nam có gì chơi?

Làng nghề dệt lụa tơ tằm Nha Xá – Hà Nam

Làng dệt lụa Nha Xá nằm nép mình bên bên dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa, dưới chân cầu Yên Lệnh nối hai tỉnh Hưng Yên và Hà Nam. Vẻ đẹp của lụa Nha Xá đã làm nức lòng biết bao lái buôn và du khách bốn phương, tiếng tăm chỉ đứng thứ hai sau lụa Vạn Phúc.

Những năm 1930, làng nghề phát triển rất hưng thịnh, lụa Nha Xá có mặt ở khắp nơi, thậm chí xuất khẩu cả thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, có thời gian lụa Nha Xá bị cạnh tranh quyết liệt bởi hàng Trung Quốc giá rẻ tràn sang tấn công thị trường trong nước. Nhưng nhờ những hộ tâm huyết với nghề lụa mà thương hiệu lụa Nha Xá được gìn giữ bền vững cho đến ngày nay.

Đến tham quan làng nghề, bạn sẽ được xem đủ mọi công đoạn để làm ra một tấm lụa hoàn chỉnh với đủ mọi mặt hàng như lụa hoa, đũi, lanh, tơ se,…có kiểu dáng và màu sắc vô cùng bắt mắt. Đặc biệt, nếu may mắn đến đây vào ngày nắng to, bạn sẽ được chiêm ngưỡng và chụp vô số tấm ảnh lung linh với “cánh đồng lua” rực rỡ sắc màu cực kỳ ấn tượng. Đến thăm làng dệt lụa Nha Xá cũng như các làng nghề truyền thống khác của Hà Nam là một trải nghiệm mới mẻ thú vị nên một lần thử nghiệm trong đời của bạn.

Đến đây, chắc hẳn bạn đã hết thắc mắc “Hà Nam có gì chơi” rồi phải không? Nếu bạn đến với Hà Nam thì hãy ghé thăm những địa điểm du lịch trên đây để khám phá vẻ đẹp của mảnh đất này nhé. Bạn sẽ không phải thất vọng đâu. Chúc các bạn có một chuyến đi du lịch tại Hà Nam thật vui vẻ và nhiều ý nghĩa.

Đăng bởi: Lê Trường Phúc

YOLO! Khám phá các huyện ở Hà Nam

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก