huế Khám Phá Trải Nghiệm

Lăng Gia Long ( Thiên Thọ Lăng ) – ngôi lăng của vị vua đầu tiên của Triều Nguyễn

Lăng Gia Long hay còn gọi là Thiên Thọ Lăng, là nơi an giấc ngàn thu của vị vua sáng lập Triều Nguyễn cùng người vợ đồng cam cộng khổ Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu. Lăng sở hữu vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên, sự lãng mạng hữu tình của phong cảnh với những hồ sen xanh mát trước lăng, những hàng thông cao vút dọc lối đi.

Ngôi lăng mang ý nghĩa đặc biệt, là mô thức lăng tẩm vua chúa đầu tiền của Triều Nguyễn, là bức tranh tuyệt tác về sự phối trí giữa thiên nhiên và kiến trúc. Đồng thời ẩn trong đó là một mối tình, là biểu chưng cho lòng chung thủy, không dễ tìm thấy ở các bậc đế vương thời xưa

huế, miền trung, lăng gia long ( thiên thọ lăng ) – ngôi lăng của vị vua đầu tiên của triều nguyễn

Cùng mình tìm hiểu về lăng của Vua Gia Long xem có điểm thú vị gì nhé..

Nội Dung Bài Viết

Lịch sử xây dựng Lăng Gia Long

Lăng bắt đầu xây dựng từ năm 1814, đến năm 1820 mới hoàn tất. Vua Gia Long quan niệm rằng “sống gửi thác về“, tức là cuộc sống trần thế chỉ là tạm bợ, cuộc sống ở thế giới bên kia mới chính là cõi vĩnh hằng. Ông đã mất rất nhiều năm để chọn nơi an giấc cho mình.

Thuộc đất để xây lăng gia long là do thầy địa lý Lê Duy Thanh là con của nhà thục sĩ Lê Quý Đôn chọn lựa ra. Thầy Địa Lý Lê Duy Thanh, đã chọn Thọ Sơn ở Xã Định Môn, Huyện Hương Trà, cách kinh thành Huế 20km về hướng Tây

Đại Nam Thực Lục ghi chép: ngày quý sưu, dựng Thọ Lăng ở xã Định Môn

huế, miền trung, lăng gia long ( thiên thọ lăng ) – ngôi lăng của vị vua đầu tiên của triều nguyễn

Lăng nằm ẩn mình trong không gian kỳ vỹ của núi đồi, giữa 2 dòng tả trạch và hữu trạch của sông hương là nơi vượng khí sung túc, tuy nhiên lại bị cô lập. Thời xưa các vị vua muốn đến lăng làm lễ phải đi đường thủy. Bản tấu ngày 9 tháng 3 , năm minh mệnh thứ 9 – tức năm 1928 có ghi chép ” Ngày 11 tháng này đúng tiết thanh minh, hậu ngự giá theo đường thủy đến lăng làm lễ”

Lăng Gia Long bao gồm 42 ngọn núi bao xung quanh tạo thành một la thành tự nhiên. Những yếu tố đó dã tạo nên các yếu tố như:  tiền áo , hậu trẩm , tả thanh long hữu bạch hổ.

Ngọn núi Đại Thiên Thọ, ngọn núi lớn nhất được chọn làm Tiền Án của lăng. Chọn thượng nguồn sông Hương làm nơi xây lăng

Và đó chính là cấu trúc lăng mộ theo kiểu thức ” Nhân Sơn Chế Lăng ” , nương vào núi để làm lăng, trong đó bàn tay con người chỉ tạo dựng nên nhưng công trình kiến trúc là nét chấm phá tô điểm, và không phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, đó là một điểm hết sức đặc biệt.

Một vài Lăng Tẩm ở Huế khác cho bạn tham khảo

Cấu Trúc của Lăng Gia Long

Kiến trúc lăng gia long đơn giản và bình dị, không lầu đài đền tạ, cũng không xây dựng la thành, núi đồi xunh quang chính là vòng la thành thiên nhiên bao bọc. Khiến lăng vừa mang vẻ hùng vĩ hoang sơ, vừa đậm chất thơ

Trước lăng rộng 150 trượng, bên trái, phải và phía sau đều rộng 100 trượng, thành bảo vệ bốn mặt đều dài hơn 40 trượng”

huế, miền trung, lăng gia long ( thiên thọ lăng ) – ngôi lăng của vị vua đầu tiên của triều nguyễn

Ban đầu, quần thể Lăng Gia Long có 85 trụ biểu, nhưng hiện nay chỉ còn 2 cột trụ biểu trước lăng.

Tổng thể Lăng Gia Long được chia làm 3 khu vực:

  • Chính giữa là khu lăng mộ của vua và hoàng hậu
  • Bên phải là tẩm điện – Điện Minh Thành
  • Bên trái là Bi Đình

3 công trình này được xây trên 3 quả đồi nhỏ với các tên gọi: Chính Trung (ở giữa), Thanh sơn (bên trái) và Bạch sơn (bên phải)

huế, miền trung, lăng gia long ( thiên thọ lăng ) – ngôi lăng của vị vua đầu tiên của triều nguyễn

Phía sau là vài ngôi lăng của các vị hoàng thân với nhà vua cũng được an nghỉ tại đây.

Ẩm thực Huế – bạn đã thử qua chưa

1. Tẩm Điện – Điện Minh Thành

Phần tẩm điện thì nằm trên Bạch sơn và được xây tường thành bao quanh. Từ ngoài vô trước tiên sẽ là Nghi Môn, sau đó là tả hữu Tòng tự, rồi đến điện Minh Thành.

Điện Minh Thành là nơi thờ Vua Gia Long và bà Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu. Bên trong điện còn chứa chiều kỷ vật của vua Gia Long thuở còn sinh thời như cân đai, mũ,…

huế, miền trung, lăng gia long ( thiên thọ lăng ) – ngôi lăng của vị vua đầu tiên của triều nguyễn
huế, miền trung, lăng gia long ( thiên thọ lăng ) – ngôi lăng của vị vua đầu tiên của triều nguyễn
huế, miền trung, lăng gia long ( thiên thọ lăng ) – ngôi lăng của vị vua đầu tiên của triều nguyễn

Nghi Đình

huế, miền trung, lăng gia long ( thiên thọ lăng ) – ngôi lăng của vị vua đầu tiên của triều nguyễn

Điện Minh Thành

Đại Nam Thực Lục có chép:

” Bên Hữu Lăng đựng tẩm điện gọi là Điện Minh Thành. Điện này không sơn đỏ, gỗ mộc làm giản dị giống như ngày mai có thể làm xong cho nên đặt tên như thế “

Nội thất trong tẩm điện được trang trí rất đơn giản, trạm trổ hình chữ Thọ ở giữa và dây là cách điêu xung quanh.

Bên cạnh điện Minh Thành , cho dựng phối điện tả hữu, phía trước điện là Nghi Môn, phía sau là tòng viện

2. Bi Đình – có tâm bia ” Thánh Đức Thần Công “

Bi đình được xây dựng trên Thanh Sơn, với kiểu dáng là một phương đình với hai tầng mái

huế, miền trung, lăng gia long ( thiên thọ lăng ) – ngôi lăng của vị vua đầu tiên của triều nguyễn

Bên trong nhà bia, dựng tấm bia lớn ” Thánh Đức Thần Công ” của vua Minh Mạng ca ngợi vui cha. Tấm bia không quá lớn so với các tấm bia khác ở Lăng Tực Đức, hay Lăng Minh Mạng.. nhưng được trạm khắc tinh sảo , cho đến ngày nay tấm bia vẫn sừng sững như đang kể lại câu chuyện và cuộc đời của Vua Gia Long ( vị vua đầu tiên của Triều Nguyễn )

huế, miền trung, lăng gia long ( thiên thọ lăng ) – ngôi lăng của vị vua đầu tiên của triều nguyễn

Vừa nói lên nỗi lòng tưởng nhớ tiên đế của Vua Minh Mạng, sau kể đến việc khai sáng của vua cha, cuối cùng là một bài minh ca tụng những công đức đó với những lời lẽ đầy thiết tha

3. Khu lăng mộ – Bửu Thành

Phần lăng của Thiên Thọ lăng được đặt trên đồi Chính Trung

Đầu tiên là Bái đình ( sân chầu ) lát bằng gạch Bát Tràng. Hai bên là tượng hai voi, hai ngựa cùng mười quan văn võ được tạc hoàn toàn bằng đá uy nghiêm

huế, miền trung, lăng gia long ( thiên thọ lăng ) – ngôi lăng của vị vua đầu tiên của triều nguyễn
huế, miền trung, lăng gia long ( thiên thọ lăng ) – ngôi lăng của vị vua đầu tiên của triều nguyễn

Năm 2002, 2 hàng tượng bị hư hại, ngựa bị xúc chân, voi thì bị gãy vòi – 2005 được sửa chữa phục dựng lại 1 phần

huế, miền trung, lăng gia long ( thiên thọ lăng ) – ngôi lăng của vị vua đầu tiên của triều nguyễn
huế, miền trung, lăng gia long ( thiên thọ lăng ) – ngôi lăng của vị vua đầu tiên của triều nguyễn

Tiếp đó 7 cấp sân tế rồi đến là Bửu Thành ở đỉnh đồi.

huế, miền trung, lăng gia long ( thiên thọ lăng ) – ngôi lăng của vị vua đầu tiên của triều nguyễn

Bước qua cánh cảnh đồng trăm năm, chúng ta như lạc vào chốn thâm u với các vòm thành bao quanh lăng mộ

huế, miền trung, lăng gia long ( thiên thọ lăng ) – ngôi lăng của vị vua đầu tiên của triều nguyễn
huế, miền trung, lăng gia long ( thiên thọ lăng ) – ngôi lăng của vị vua đầu tiên của triều nguyễn

Bên trong cùng là 2 ngôi mộ song táng của Vua Gia Long và Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu. Đây là ngôi mộ song táng duy nhất trong quần thể di tích lăng vua Triều Nguyễn

Một vài địa điểm tham quan ở Huế hấp dẫn khác

Một vài thông tin, công lao của Vua Gia Long

Gia Long, tên húy là Nguyễn Phúc Ánh, thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh. Là vị vua sáng lập nhà Nguyễn, triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam

Ông sinh ngày 8 tháng 2, 1762 – mất 1820

Là vị vua thống nhất đất nước, đặt quốc hiệu ” Việt Nam ”

Xác lập chủ quyền 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa

Với tư cách là quốc gia, ông giải quyết các vấn đề biên giới, vấn đề cương vực lãnh thổ , chính sách trị nước, mở đầu cho một vương triều mới và xây dựng kinh đô ở Huế , để lại nhiều di sản rất lớn cho hậu thế

Vua Gia Long đã có 25 năm chinh chiến trận mạc và 18 năm xây dựng, phát triển đất nước

Một bài thơ được khắc trong điện Thái Hòa đã nói lên điều đó

“Nam Sơn Tăng Đại Thọ Đông Hải Bất Dương Ba Vạn Quốc Thông Triều Cống
Xa Thư Cộng Nhất Gia”

Câu đầu nói về sự trường cửu của đất nước, câu 2 có ý nghĩa Biển Đông không dậy sống ẩn dụ cho sự thái bình, câu 3 có ý nghĩa các nước lân ban đến Cống Nạp cho Việt Nam, câu cuối Việt Nam là một quốc gia có ảnh hưởng to lớn với các nước lân ban.

huế, miền trung, lăng gia long ( thiên thọ lăng ) – ngôi lăng của vị vua đầu tiên của triều nguyễn

Mối Tình sắc son của Vua Gia Long và Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu

Hai ngГґi mб»™ song tГЎng của Vua Gia Long vГ  Thб»«a ThiГЄn Cao HoГ ng Hбє­u, thб»ѓ hiện tГ¬nh yГЄu son sбєЇc thủy chung. Kiб»ѓu chГґn khГЎng nhЖ° vбє­y ngЖ°б»ќi ta cГІn hay gб»Ќi lГ

” Càng khôn hợp bích “

Người hoang đế duy nhất lúc mất được nằm bên cạnh hoàng hậu, người đã cùng Vua Gia Long vào sanh ra tử, binh biến nhiều năm.

Sử sách cũng ghi chép lại và ca ngợi đức hạnh của Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu, những tháng ngày vất vả bà giúp Vua Gia Long gây dựng lại cơ nghiệp

Trong những năm theo Vua Gia Long chinh chiến, bà thay mặt vua hiếu thuận với bề trên, chăm lo kẻ dưới. Tự tay dệt vải cho quân lính , cảm kích trước tấm lòng của bà Vua Gia Long viết

” Ngày trước buôn ba, trẫm khó nhọc ở ngoài, hậu siêng năng ở trong, giúp nhau trong lúc gian nan, trải qua chỗ bằng chỗ hiểm . Duyên trời kết hợp, cùng trẫm tu tề, trong khi mây sấm tối tăm, buổi biển trời khó nhọc, đã vì ta ra sức lo toan. Đất khách lạnh lùng, lòng vui hầu mẹ, ngày đêm không ngại, cố sức giúp ta.”

Nhà vua khắc ghi tình nghĩa vợ chồng trong buổi gian nan lập nghiệp, đã trạm tới tấm chân tình của bậc đế vương. Lúc sống trên yên ngựa, lúc nằm nơi trận mạc , đến khi có được cả giang sơn, Vua Gia Long muốn trọn đời trọn kiếp ở bên người vợ thảo hiền.

Những lần trùng tu Lăng Gia Long

Sự tàn phá của thời gian đã khiến các công trình trong lăng ngày càng xuống cấp, tuy nhiên các Vua Nhà Nguyễn cũng thường xuyên cho tu bổ

Châu Bản Triều Nguyễn ghi chép

” Năm Đồng Khánh thứ 3 tức năm 1888, xây lại nhà Bia lăng Gia Long, sử sách có ghi chép: Xây lại Bi Đình Lăng Thiên Thọ, nguyên kiểu nhà vuông lâu ngày tổn nát, nên đổi dùng gạch vôi xây đắp kiểu cuốn khung để được lâu dài ”

” Năm Thái Thái thứ nhất tức năm 1889, nhà bia bị siêu vẹo, nên đã phái xuất đội Dương Đức Tường đem theo 16 binh lính đi chặt gỗ để chống đỡ nhà bia”

” Năm Thành Thái thứ 16 tức 1904, đã tu bổ điện Minh Thành, Nhà Bia và bậc thềm bảo thành , hình rồng ở bái đình, bồn hoa, bờ hồ, lan can bằng gỗ ở 4 mặt chi phí hết 435 đồng 6 hào 5 xu bạc ”

” Tháng 2 năm Duy Tân thứ 4 tức 1910, bộ binh xin điều thêm 100 lính, tu sửa 4 bên hồ và con đường đi tới Bi Đình, để chuẩn bị đón nhà Vua tới làm lễ tiết Thanh Minh”

” Tháng 6 năm Duy Tân thứ 4, Lăng Thiên Thọ tiếp tục được tu bổ, trong đó tu bổ Điện Minh Thành, chi phí hết 381 đồng, 3 hào 4 xu bạc ”

” Năm Duy Tân thứ 5, tức năm 1911, bộ công tiếp tục dự trù kinh phí, và xin tu bổ phối đường, hộ viện, cung môn và cầu cống ở lăng”

” Năm Khải Định Thứ 2, tức năm 1917, bộ công đã chi dùng hết 807 đồng  9 hào 5 xu, để tu bổ điện Minh Thành, mặt nền tiền sảnh, đường đi trước sân, bồn hoa và tả hữu phối đường”

” Năm 1943, toàn quyền đông dương đã phụ cấp cho Nam Triều 107 nghìn đồng bạc để tu bổ Lăng Gia Long ( Lăng Thiên Thọ ) và các điện Thái Hòa, Cần Chánh, Phụng Tiên ”

Viết bài: Trung Nguyễn

Đăng bởi: Nguyễn Hữu Tín

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก