Dinh dưỡng

Sữa thực vật: Dinh dưỡng trong từng loại sữa thực vật

Sữa thực vật rất ít chất béo và giàu lượng protein tốt cho cơ thể, hoàn toàn lành mạnh đối với sức khỏe của bạn. Bên cạnh những lợi ích sức khỏe bạn nên lưu ý một số vấn đề của từng loại sữa trước khi uống.

Sữa thực vật được xem là nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. So với sữa động vật, sữa thực vật ít gây tăng cân hơn. Sữa thực vật đã được dùng từ lâu từ các thế kỷ trước để thay thế sữa động vật và thức uống hàng ngày. Sữa thực vật là khái niệm còn khá mới mẻ với nhiều người, nhưng thật ra trên thế giới, nó đã có nguồn gốc từ rất lâu đời. Đều là sữa thực vật nhưng mỗi vùng có cách chế biến khác nhau lại mang đến những hương vị riêng cho từng loại sữa.

Hãy cùng chúng mình tìm hiểu để khám phá thêm về sữa thực vật là gì? Dinh dưỡng trong các loại sữa thực vật phổ biến cụ thể như thế nào nhé!

1. Sữa thực vật là gì?

2. Top 5 loại sữa thực vật phổ biến

2.1. Sữa đậu nành

2.2. Sữa hạnh nhân

2.3. Sữa dừa

2.4. Sữa yến mạch

2.5. Sữa gạo

Sữa thực vật là gì?

Sữa thực vật là sữa được làm từ các loại thực vật giàu chất dinh dưỡng trong tự nhiên. Các loại sữa thực vật phổ biến gồm sữa từ các loại đậu: sữa đậu xanh, sữa đậu nành, sữa đậu phộng, sữa đậu đỏ, sữa gạo lứt, sữa bắp, sữa hạt sen…

dinh dưỡng trong sữa, sữa, thức uống, dinh dưỡng, sữa thực vật: dinh dưỡng trong từng loại sữa thực vật

Sữa thực vật được làm từ các loại thực vật giàu chất dinh dưỡng

Căn cứ vào nguồn gốc các loại thực vật được sử dụng để tạo ra thức uống dinh dưỡng này thì sữa thực vật được chia thành 4 loại chính:

  • Sữa được làm từ các loại ngũ cốc: Sữa lúa mạch, sữa gạo, sữa gạo lứt, sữa yến mạch, sữa lúa mì
  • Sữa được làm từ các cây họ đậu: sữa đậu xanh, sữa đậu nành, sữa đậu phộng, sữa đậu đỏ, đậu Hà Lan.
  • Sữa được làm từ các loại quả: sữa dừa, sữa hạnh nhân, sữa quả óc chó, sữa quả Macca, sữa quả phỉ, sữa quả hạnh đào.
  • Sữa được làm từ các loại hạt: Sữa hạt chia, sữa hạt điều, sữa hạt hướng dương, sữa hạt vừng, sữa hạt sen, sữa bắp, sữa hạt lanh, sữa hạt dầu gai.

Sữa thực vật là sản phẩm xanh, được sản xuất hoàn toàn từ thiên nhiên. Đây là loại thức uống giàu vi chất dinh dưỡng, lại dễ tiêu hóa, giảm lượng cholesterol. Hàm lượng các chất béo và chất đạm của sữa thực vật thấp hơn sữa động vật, rất an toàn cho cơ thể. Đồng thời, khi sử dụng sữa có nguồn gốc từ thực vật, cơ thể bạn hấp thu nhanh chóng và hiệu quả các loại vitamin như vitamin A, B1, D, E.

Nếu sữa động vật có màu trắng, nhìn rất sánh mịn thì sữa thực vật đa dạng về màu sắc hơn, tùy vào từng loại thực phẩm người ta lựa chọn để chiết xuất ra sữa. Bằng mắt thường, bạn có thể dễ dàng nhận ra đâu là sữa thực vật. Qua màu sắc, bạn cũng hoàn toàn nhận diện được từng loại sữa thực vật khác nhau. Ví dụ sữa gạo thường có màu trắng, sữa ngô có màu vàng, sữa đậu nành màu trắng đục, sữa bí đỏ có màu vàng đậm…

Sữa thực vật có mùi hương đặc trưng riêng đối với từng loại và ít béo so với sữa động vật. Sữa thực vật nếu không cho đường thì khá nhạt, nhưng hương vị của nó vẫn hấp dẫn và dễ uống. Sữa thực vật đang ngày càng được tin dùng vì tính an toàn và thân thiện của nó. Sữa thực vật là thức uống nhẹ nhàng, lại dễ dàng tiêu hóa, không gây dị ứng và có hương vị thơm ngon tự nhiên, là một lựa chọn hoàn hảo cho tất cả mọi người.

Top 5 loại sữa thực vật phổ biến

Mặc dù sữa thực vật tốt cho sức khoẻ, cung cấp nhiều dinh dưỡng nhưng chị em đừng quên rằng một số lưu ý dưới đây nếu sử dụng, uống không đúng cách sẽ dẫn đến tác dụng không lường trước được đâu nha.

Vậy, dinh dưỡng của các loại sữa thực vật phổ biến như thế nào. Cùng chúng mình xem qua ngay dưới đây.

Sữa đậu nành

Sữa đậu nành là loại sữa thực vật phổ biến nhất có giá trị dinh dưỡng cao được nhiều người tin dùng. Hạt đậu nành chứa 8% nước, 5% chất vô cơ, 15-25% glucose, 15-20% chất béo, 35-45% chất đạm và nhiều khoáng chất  cần thiết như Ca, Fe, Mg, P, K, Na, S, các vitamin A, B1, B2, D, E, F…

Nghiên cứu cho thấy sữa đậu nành là loại sữa thực vật cân bằng dinh dưỡng nhất trong số các sản phẩm thay thế sữa động vật. Do làm từ hạt đậu nành, loại sữa này thích hợp cho những người không dung nạp lactose.

dinh dưỡng trong sữa, sữa, thức uống, dinh dưỡng, sữa thực vật: dinh dưỡng trong từng loại sữa thực vật

Sữa đậu nành có nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

Ngoài ra, sữa đậu nành không chứa cholesterol nhưng lại giàu chất béo không bão hòa đơn và axit béo không bão hòa đa, nhờ đó giúp giảm cholesterol và tăng cường sức khỏe tim mạch.

Lưu ý: Do có hàm lượng calorie cao nên tiêu thụ sữa đậu nành dễ gây tăng cân. Vì đậu nành là chất gây dị ứng phổ biến, nên uống sữa này cũng có thể khiến một số người bị sưng, nổi mề đay, tiêu chảy, đầy hơi, đau đầu và nôn ói.

Sữa hạnh nhân

Sữa hạnh nhân không đường có lượng calorie thấp và ít chất bột – đường (carb), nên phù hợp cho người theo đuổi chế độ ăn ít carb. Theo các chuyên gia, đây là loại sữa thay thế hiệu quả cho người bị dị ứng hoặc không dung nạp sữa bò. Nó còn là nguồn cung dồi dào vitamin E, tốt cho da, tóc và mắt.

dinh dưỡng trong sữa, sữa, thức uống, dinh dưỡng, sữa thực vật: dinh dưỡng trong từng loại sữa thực vật

Sữa hạnh nhân cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể

Sữa hạnh nhân rất giàu dưỡng chất, cung cấp vitamin D, canxi, protein, các vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Sữa hạnh nhân không chứa chất béo bão hòa hoặc cholesterol, ít natri và chứa các acid béo omega giúp phòng ngừa tăng huyết áp và bệnh tim. Sữa hạnh nhân còn có chỉ số đường huyết thấp, được cơ thể tiêu hóa hoàn toàn mà không làm tích tụ chất béo như sữa bò nên tốt cho người bị tiểu đường.

Ngoài ra, sữa hạnh nhân chứa ít calo và chất béo hỗ trợ giảm cân, tốt cho thị lực, giúp xương chắc khỏe. Sữa hạnh nhân chứa 50% lượng vitamin E được khuyến nghị hàng ngày và có các thuộc tính chống ôxy hóa giúp da khỏe mạnh, phòng ngừa các vấn đề về da. Bên cạnh đó, sữa hạnh nhân giàu chất xơ hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt và phòng ngừa những vấn đề liên quan đến tiêu hóa.

Lưu ý: Việc thêm đường vào sữa hạnh nhân có thể khiến nó không còn lành mạnh cho sức khỏe. Sữa hạnh nhân không phù hợp cho người bị dị ứng hạt, cũng như không nên dùng cho trẻ nhỏ bởi nó ít protein và calorie.

Sữa dừa

Sữa dừa được làm từ cơm dừa nên sữa có hương vị thơm dịu và ít chất đạm hơn sữa hạnh nhân. So với các loại sữa thực vật khác, sữa dừa chứa một lượng nhỏ triglyceride – loại chất béo có lợi cho sức khỏe tổng thể.

dinh dưỡng trong sữa, sữa, thức uống, dinh dưỡng, sữa thực vật: dinh dưỡng trong từng loại sữa thực vật

Sữa dừa loại chất béo có lợi cho sức khỏe tổng thể

Trong khi đó, lượng chất béo triglyceride trong sữa dừa giúp cải thiện mức năng lượng hoạt động của cơ thể. Uống sữa dừa còn giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Lưu ý: Do chứa nhiều chất béo bão hòa, uống nhiều sữa dừa cũng dễ tăng cân và tăng lượng cholesterol xấu, tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Sữa dừa cũng chứa carb có thể lên men trong ruột nên dễ dẫn đến các vấn đề tiêu hóa ở những người mắc hội chứng ruột kích thích,…

Sữa yến mạch

Mang vị ngọt tự nhiên từ hạt yến mạch, loại sữa thực vật này rất tốt cho sức khỏe nhờ chứa hàm lượng cao vitamin và canxi giúp tăng cường sức khỏe xương. So với các sữa thực vật khác, sữa yến mạch có kết cấu sánh mịn hơn nhờ chứa nhiều chất xơ hòa tan, nhưng có lượng calorie và carb cao nhất.

dinh dưỡng trong sữa, sữa, thức uống, dinh dưỡng, sữa thực vật: dinh dưỡng trong từng loại sữa thực vật

Sữa yến mạch chứa hàm lượng cao vitamin và canxi giúp tăng cường sức khỏe xương

Ngoài ra, lượng chất xơ hòa tan tự nhiên trong sữa này giúp chúng ta no lâu, riêng chất xơ beta-glucan còn giúp giảm cholesterol và ổn định đường huyết.

Lưu ý: Thêm đường vào sữa yến mạch có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tiêu hóa và làm thay đổi hệ vi sinh đường ruột.

Sữa gạo

Sữa gạo có hàm lượng carb cao, song là loại sữa thực vật ít gây dị ứng nhất so với các sữa thực vật khác, đồng thời có lượng mangan và selen cao nhất.

dinh dưỡng trong sữa, sữa, thức uống, dinh dưỡng, sữa thực vật: dinh dưỡng trong từng loại sữa thực vật

Sữa gạo chống ôxy hóa trong sữa gạo giúp cơ thể ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng và tăng cường hệ miễn dịch

Các chất chống ôxy hóa trong sữa gạo giúp cơ thể ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng và tăng cường hệ miễn dịch. Nhờ có hàm lượng chất béo rất thấp, sữa gạo phù hợp với những người theo đuổi chế độ ăn giảm cân và giảm cholesterol.

Lưu ý: Vì giàu carb nên sữa gạo không phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không nên tiêu thụ sữa gạo vì nó có thành phần arsen vô cơ không tốt cho sức khỏe.

Trên đây là thông tin sữa thực vật mà chúng mình gửi đến bạn, hy vọng sẽ giúp bạn chọn uống loại sữa phù hợp tốt cho sức khoẻ và hạn chế rủi ro mà cơ thể vướng phải.

Đừng quên ghé chúng mình để đọc nhiều tin dinh dưỡng khác để sống khoẻ mỗi ngày nha chị em ơi!

Đăng bởi: Hân Hân

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก