Dinh Dưỡng

Hậu môn nhân tạo có ảnh hưởng gì đến dinh dưỡng của người bệnh?

Hầu hết bệnh nhân có hậu môn nhân tạo có thể bắt đầu ăn khi lỗ ruột mở thông hoạt động bình thường (thường trong vòng 24 tiếng sau phẫu thuật). Tuy nhiên trong một số trường hợp bệnh nặng có thể bắt đầu cho ăn chậm hơn. Cùng chúng mình tìm hiểu nhé!

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh có hậu môn nhân tạo có thể ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe, tình trạng đi tiêu và tính chất phân qua hậu môn nhân tạo. Ăn uống không đúng cách có thể gây ra sự khó chịu hoặc tạo khí, mùi hôi làm ảnh hưởng đến chất lượng sống hoặc gây táo bón và nặng hơn là gây tắc nghẽn hậu môn nhân tạo.

sức khỏe, dinh dưỡng, hậu môn nhân tạo có ảnh hưởng gì đến dinh dưỡng của người bệnh?

Hậu môn nhân tạo (Nguồn: Internet)

Tiêu chảy, phân lỏng có hoặc không có kèm thức ăn, thức uống là rất thường gặp ở bệnh nhân có hậu môn nhân tạo là ruột non. Tình trạng này rất dễ dẫn đến mất nước, mất chất khoáng nặng cho người bệnh, thậm chí có thể gây sốc trụy mạch và tử vong nếu người bệnh không được cứu chữa kịp thời.

Vì sao cần quan tâm chế độ dinh dưỡng đúng cách khi có hậu môn nhân tạo?

Chế độ dinh dưỡng đúng cách sẽ giúp:

  • Ngăn ngừa hoặc giảm thiểu những rối loạn tiêu hóa như khó chịu ở dạ dày ruột, tiêu chảy, táo bón, sinh khí nhiều có mùi hôi.
  • Ngăn ngừa tắc nghẽn hậu môn nhân tạo, giúp hậu môn nhân tạo hoạt động tốt
  • Duy trì được tình trạng dinh dưỡng bình thường hoặc ngăn ngừa suy dinh dưỡng, biến chứng nặng

Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng đúng cách khi có hậu môn nhân tạo là đại tràng

Chế độ dinh dưỡng sẽ tùy thuộc vào các giai đoạn:

Trong 3 ngày đầu sau khi được làm hậu môn nhân tạo

Thường giai đoạn này người bệnh còn nằm viện:

  • Giai đoạn này người bệnh nên ăn thức ăn lỏng, giúp ruột khởi động lại và hồi phục chức năng bình thường, giúp thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thu hơn.
  • Khi bắt đầu được ăn trở lại theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ điều trị (thường có thể bắt đầu ăn lại trong 24 giờ đầu sau mổ), người bệnh nên ăn/uống một lượng ít. Ví dụ: Khoảng 100ml cháo hoặc sữa cho một bữa. Trong ngày nên có 4 – 6 cữ ăn hoặc uống. Các ngày sau có thể tăng dần lượng thức ăn và thức uống uống nếu tiêu hóa bình thường (như không đau, chướng bụng, phân ra bình thường).

sức khỏe, dinh dưỡng, hậu môn nhân tạo có ảnh hưởng gì đến dinh dưỡng của người bệnh?

Cháo là món ăn chứa lượng chất xơ thấp (Nguồn: Internet)

  • Bữa ăn có lượng chất xơ thấp như cháo có ít hoặc không có rau củ hay uống sữa dành cho người bệnh. Nếu là thức ăn, cần được nấu mềm nhừ.
  • Uống đủ nước trong ngày (trung bình 2 – 2.5 lít) và không được uống nước trong bữa ăn.

Những ngày sau đó:

  • Chế độ ăn gần như bình thường, cần đủ về loại và số lượng của các nhóm chất dinh dưỡng (đạm, béo, đường, vitamin và chất khoáng, xơ, nước).
  • Có thể ăn 3 bữa hoặc nhiều bữa hơn (3 bữa chính và 1 – 2 bữa phụ) nếu tình trạng sức khỏe không cho phép ăn bữa ăn lớn.
  • Trong bữa ăn cần nhai kỹ thức ăn, ăn chậm để thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thu hơn.
  • Ăn đầy đủ lượng thịt, cá, trứng,… trung bình 250-350g/ngày.
  • Bổ sung sinh tố, chất khoáng từ trái cây như sinh tố xay, nước ép trái cây, trung bình 200 – 250ml, tốt nhất là nên ăn nguyên trái.
  • Vẫn nên uống đủ nước và không nên uống nước trong bữa ăn.

Những điều cần lưu ý

Điều nên làm:

  • Nhai kỹ thức ăn và thư giãn trong mỗi bữa ăn.
  • Theo dõi hàng ngày tính chất và lượng phân tống xuất ra ngoài hậu môn nhân tạo: Màu sắc, hình dạng (khuôn, sệt hay lỏng) và số lần phân tống xuất ra ngoài.
  • Theo dõi xem có thức ăn hay thức uống nào làm cho cơ thể mình khó chịu hoặc tiêu hóa kém hay phân ra hậu môn nhân tạo không bình thường (rất hôi hoặc tiêu lỏng hay bón).
  • Thường xuyên theo dõi tình trạng dinh dưỡng như trọng lượng cơ thể và sức khỏe chung.
  • Chăm sóc hậu môn nhân tạo đúng cách theo hướng dẫn đầy đủ từ điều dưỡng có kỹ năng tốt.

Không nên:

  • Nhai kẹo cao su vì gây kích thích ruột.

sức khỏe, dinh dưỡng, hậu môn nhân tạo có ảnh hưởng gì đến dinh dưỡng của người bệnh?

Không nên nhai kẹo cao su (Nguồn: Internet)

  • Ăn thức ăn sinh hơi nhiều như bông cải xanh, cải bắp, súp lơ, củ cải, dưa chuột, măng tây, tiêu xanh, thức ăn nhiều hành, tỏi hoặc các loại đậu còn vỏ.
  • Ăn các loại rau, củ thô ráp hoặc trái cây có nhiều xơ (như còn nguyên vỏ) vì có thể gây táo bón, làm tắc nghẽn hậu môn nhân tạo.
  • Uống thức uống có gas.
  • Tránh uống bia rượu, cà phê vì dễ gây kích thích ruột.

Hãy tiếp tục theo dõi chúng mình để có thêm thông tin hữu ích về sức khỏe và dinh dưỡng nha! Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau.

Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Chợ Rẫy, Hướng dẫn dinh dưỡng cho bệnh nhân có hậu môn nhân tạo

Đăng bởi: Tài Võ

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก