CAMPUCHIA

Tìm hiểu đặc điểm địa lý của Campuchia

Campuchia có diện tích 181.040 km². Nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới; điểm cực Nam của Campuchia chỉ nằm khoảng trên 10° vĩ Bắc. Lãnh thổ Campuchia có hình vuông, phía bắc giáp Thái Lan và Lào, phía Đông và Đông Nam giáp Việt Nam, còn phía Tây Nam và Tây là vịnh Thái Lan và Thái Lan. Phần lớn diện tích Campuchia là các đồng bằng gợn sóng và gần như nằm ở trung tâm. Sông Mekong, chảy từ Bắc đến Nam đất nước và là con sông dài thứ 12 trên thế giới.

Địa hình

Campuchia nằm trong một vài vùng địa lý xác định. Phần lớn diện tích đất nước (khoảng 75%), gồm bồn địa Tonle Sap và vùng đất thấp Mekong. Ở phía Đông Nam của khu vực rộng lớn này là đồng bằng châu thổ Mekong, trải dài qua miền Nam Việt Nam cho đến Biển Đông. Các vùng bồn địa và đồng bằng bị bao quanh bởi Phnom Kravanh (dãy núi Bạch đậu khấu) và dãy núi Damrei (Con Voi) ở phía Tây Nam và ở phía Bắc là dãy núi Dangrek. Vùng đất cao hơn ở Đông Bắc và phía Đông hợp với vùng Tây Nguyên của Việt Nam. Khu vực bồn địa Tonle Sap và đất thấp Mekong chủ yếu là các đồng bằng có độ cao dưới 100 m. Ở những nơi cao, địa hình lượn sóng và bị cắt xẻ.

Phnom Kravanh ở phía Tây Nam, chạy theo hướng chung là Tây Bắc – Đông Nam, có nhiều nơi cao trên 1.500 m. Đỉnh núi cao nhất Campuchia – Phnom Aural, cao độ 1.771 m, nằm ở phần phía đông của dãy núi này. Dãy Damrei, phần kéo dài về phía nam và đông nam của Phnom Kravanh, có độ cao từ 500 đến 1.000 m. Ở phía Tây của hai dãy núi này là một vùng đồng bằng duyên hải hẹp, bao gồm cả vịnh Kampong Saom, là một phần của vịnh Thái Lan. Khu vực này phần lớn nằm trong tình trạng biệt lập cho đến khi mở cảng Kampong Saom (tên cũ của Sihanoukville) và việc xây dựng một tuyến đường bộ và đường sắt kết nối Kampong Saom, Kampot, Takeo, và Phnom Penh vào thập niên 1960.

campuchia, điểm đẹp, tìm hiểu đặc điểm địa lý của campuchia

Dãy núi Dangrek tạo thành rìa phía Bắc của bồn địa Tonle Sap và có các vách núi dốc đứng với độ cao khoảng 500 m, đỉnh cao nhất trong dãy là 700 m. Dãy núi dốc đứng về phía Nam và cũng là rìa phía Nam của cao nguyên Khorat tại Thái Lan. Đường phân nước dọc theo các dốc đứng tạo thành biên giới tự nhiên giữa Thái Lan và Campuchia. Con đường chính qua một cửa ngõ của dãy núi Dangrek tại O Smach kết nối tây bắc Campuchia với Thái Lan. Mặc dù vậy, về tổng thể các dốc đứng này đã làm cản trở việc thông thương giữa hai quốc gia. Giữa phần phía Tây của dãy Dangrek và phần phía bắc của Phnom Kravanh là phần kéo dài của bồn địa Tonle Sap và hợp vào vùng đất thấp tại Thái Lan, cho phép di chuyển dễ dàng từ biên giới đến Bangkok.

Dãy núi Dangrek tại mép phía bắc của lưu vực sông Tonle Sap bao gồm một vách núi dốc đứng với độ cao trung bình khoảng 500 m, điểm cao nhất trong số đó đạt đến hơn 700 m. Vách núi phải đối mặt với phía nam và là rìa phía Nam của cao nguyên Korat, Thái Lan. Lưu vực dọc theo vách đá đánh dấu ranh giới giữa Thái Lan và Campuchia. Các con đường chính thông qua một vượt qua dãy núi Dangrek O Smach kết nối Tây Bắc Campuchia với Thái Lan. Mặc dù con đường này và những người đang chạy qua một vài đường chuyền khác, nói chung vách cản trở giao tiếp dễ dàng giữa hai nước. Giữa các phần phía tây của Dangrek và một phần phía Bắc của các dãy núi Cardamom, tuy nhiên, nằm một phần mở rộng của các lưu vực sông Tonle Sap sáp nhập vào vùng đất thấp ở Thái Lan, cho phép truy cập dễ dàng từ biên giới đến Bangkok. Thung lũng Mekong, một tuyến đường giao thương giữa Campuchia và Lào, phân tách phần phía Đông của dãy núi Dangrek và cao nguyên Đông Bắc. Ở phía Đông Nam, đồng bằng châu thổ sông Mekong có các tuyến giao thương bằng cả đường bộ và đường thủy giữa hai nước.

campuchia, điểm đẹp, tìm hiểu đặc điểm địa lý của campuchia

4 khu vực theo yếu tố phát triển du lịch

* Vùng đồng bằng Đông Nam

Khu vực này chiếm diện tích 25.069 km², dân số 5.898.305 người chiếm 51.6% tổng dân số Campuchia, mật độ dân cư 235 người/km² (thống kê năm 1998). Khu vực này bao gồm 6 tỉnh, thành phố: Phnom Penh, Kandal, Kom Pong Cham, Svay Rieng, Prey Veng và Takeo, gồm 63 quận huyện, 700 xã với 6,414 xóm, làng. Vùng đồng bằng là nơi có mật độ dân cư cao nhất Campuchia với nhiều dân tộc như: Khmer, Hoa, Việt, Chăm, Thái, Lào… Tại Kom Pong Cham còn có các nhóm dân tộc thiểu số sinh sống như: người Kuoy và người Steang ở huyện Krek và huyện Memut.

* Vùng Trung bộ bao quanh Biển Hồ

Khu vực này chiếm diện tích 67.668 km², dân số 3.505.448 người, chiếm 30.7% tổng dân số Campuchia, mật độ dân cư 57 người/km² (thống kê năm 1998). Khu vực này bao gồm 8 tỉnh: Kom Pong Thom, Siem Reap, Banteay Meanchey, Battambang, Pousat, Kom Pong Chnang, Oddar Meanchey và Pailin, gồm 60 huyện, 488 phường xã với 4,041 xóm, làng. Tại đây, cư dân chủ yếu là người Khmer, Việt và Chăm, một vài nhóm thiểu số sống trên các khu vực đồi núi như Sa Och, Steang và Samre.

campuchia, điểm đẹp, tìm hiểu đặc điểm địa lý của campuchia

* Vùng duyên hải Tây Nam

Khu vực duyên hải của Campuchia có diện tích 17.237 km², dân số 845,000 người, mật độ dân cư 49 người/km² (thống kê năm 1998). Khu vực này gồm 4 tỉnh: Sihanoukville, Kampot, Koh Kong và Kep năm dọc theo bờ biển phía Tây Nam, kéo dài 440 km. Sihanoukville là tỉnh trung tâm của khu vực, cách Phnom Penh 232 km. Khoảng 80% dân số tại vùng này là người Khmer, mặc dù người Chăm, Việt, Hoa, Thái và các dân tộc thiểu số cũng sinh sống tại đây. Dân cư tại vùng duyên hải có cuộc sống khá sung túc do thu nhập cao từ nghề đánh bắt và nuôi trồng hải sản. Địa hình vùng duyên hải Campuchia bao gồm cả núi, đồng bằng, bờ biển và vịnh biển với rất nhiều bãi biển cát trắng.

Dầu cọ, dừa, tiêu, sầu riêng và nhiều loại cây trồng khác rất phát triển tại đây, kể cả loại cây nước lợ như đước. Bờ biển Campuchia bị xâm thực và rút ngắn dần qua từng năm, khảo sát năm 1997 chỉ còn 435 km, tuy nhiên con số 440 km vẫn được chấp nhận rộng rãi.

Vịnh Thái Lan nằm sát duyên hải Campuchia, ngăn cách Campuchia với tiểu lục địa Malacca của Malaysia. Đây là một vịnh khá lớn, độ sâu chỉ từ 50 m đến 81 m với đáy biển bằng phẳng. Campuchia có 60 hòn đảo lớn nhỏ nằm trong khu vực này, bao gồm: 23 hòn đảo thuộc tỉnh Koh Kong, 2 hòn đảo thuộc Kampot, 22 hòn đảo thuộc Sihanoukville và 13 hòn đảo thuộc Kep.

campuchia, điểm đẹp, tìm hiểu đặc điểm địa lý của campuchia

* Vùng núi và cao nguyên Đông Bắc

Khu vực này có diện tích 68.061 km², dân số 1.189.042 chiếm 10.3% tổng dân số, mật độ dân cư 17 người/km² (số liệu năm 1998). Bao gồm 6 tỉnh: Kom Pong Speu, Kratie, Stung Treng, Preah Vihear, Rattanakiri và Mondolkiri, 39 huyện, 283 phường, xã với 2,246 xóm, làng.

Đây và vùng có nhiều các dân tộc sinh sống nhất Campuchia, bao gồm: người Khmer, Hoa, Việt, Lào, Thái và 18 dân tộc thiểu số khác như: Pnong, Steang, Kraol, Ro Oung, Tumpun, Tmuon, Bruv, Smil, Kuoy, Ar Norng, Charay, Kreung, Roder, Kha, Sa Och, Kachok, Kavet and Lun. Người Pnong là chủng tộc đông nhất trong số các dân tộc thiểu số nói trên, chiếm khoảng 45% dân số của nhóm các dân tộc thiểu số.

Sông ngòi

Ngoại trừ một số con sông nhỏ ở phía Tây Nam, hầu hết các con sông và hệ thống sông tại Campuchia đều đổ vào Tonle Sap hay sông Mekong. Phnom Kravanh và dãy núi Damrei tạo thành một đường phân nước. Ở phía Đông, các công sông đổ nước vào Tonle Sap, trong khi các con sông ở sườn Tây chảy ra vịnh Thái Lan. Tuy vậy, ở phía cực Nam của dãy Damrei, do ảnh hưởng của địa hình, một số con sông nhỏ chảy về phía Nam và lệch sang phía Đông của đường phân nước.

campuchia, điểm đẹp, tìm hiểu đặc điểm địa lý của campuchia

Từ biên giới Campuchia – Lào, sông Mekong chảy theo hướng Nam đến điểm dưới thành phố Kratie, tại đây, sông chảy 50 km về phía Tây và sau đó theo hướng Tây Nam đến thủ đô Phnom Penh. Ở phía trên Kratie, dòng sông có nhiều thác ghềnh, còn từ Kampong Cham, dòng sông khá hiền hòa, và khu vực hai bên bờ sông thường bị ngập lụt vào giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 11. Tại Phnom Penh, bốn dòng nước gặp nhau ở một điểm gọi là Chattomukh (Bốn mặt). Sông Mekong chảy từ hướng Đông Bắc xuống và sông Tonle Sap nối với Tonle Sap ở Tây Bắc. Chúng hợp lưu rồi phân ngay thành 2 dòng nước là sông Mekong (tức sông Tiền) và sông Basak (sông Hậu), và chảy độc lập với nhau qua vùng đồng bằng châu thổ tại Campuchia và Việt Nam rồi đổ ra Biển Đông.

Lưu lượng nước vào Tonle Sap là tùy thuộc theo mùa. Vào tháng 9 hay tháng 10, dòng chảy của sông Mekong, được cấp thêm từ các trận mưa do gió mùa, tăng lên đến điểm mà các dòng chảy qua đồng bằng không thể chứa được nữa. Lúc này, dòng nước bị đẩy về phía Bắc theo sông Tonle Sap và đổ vào the Tonle Sap, do đó làm tăng kích thước của hồ từ khoảng 2.590 km² đến khoảng 24.605 km² vào cao điểm mùa lũ. Sau khi nước sông Mekong lên đến đỉnh và các dòng chảy phía hạ du có thể chứa được dung tích nước, dòng sông đảo ngược và chảy từ hồ ra sông.

Sau khi nước rút khỏi Tonle Sap, nó để lại một lớp trầm tích mới. Các trận lụt hàng năm, cộng với việc thoát nước yếu quanh hồ, đã biến vùng xung quanh Tonle Sap thành một đầm lầy khó có thể sử dụng cho mục đích nông nghiệp vào mùa khô. Lượng trầm tích lắng đọng trong hồ vào giai đoạn lũ lụt lớn hơn lượng được sông Tonle Sap mang đi sau đó. Dần dấn, hiện tượng bồi lắng hồ có vẻ đang xảy ra; khi mực nước thấp, nó chỉ sâu khoảng 1,5 m, còn trong mùa lũ, độ sâu là từ 10 đến 15 m.

Đăng bởi: Thư Vương Hồng

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก