Đồng Văn Hà Giang

TOP 04 Món Ăn Sáng Tại Đồng Văn Không Thể Bỏ Lỡ Khi Tới Hà Giang

Những món ăn sáng tại Đồng Văn luôn nằm trong top tìm kiếm của du khách mỗi khi có dịp tới vùng núi Tây Bắc. Nhất là món phở chua Hà Giang với hương vị độc đáo. Ngay bây giờ, motortrip sẽ cùng độc giả tìm hiểu và khám phá menu đa dạng vào buổi sáng ở vùng núi cao này nhé!

TOP 0 Món Ăn Sáng Tại Đồng Văn Được Du Khách Yêu Thích Nhất

Thị trấn nhỏ Đồng Văn toạ lạc tại độ cao từ 1000 – 1600m so với mực nước biển nên khung cảnh vô cùng hoang sơ, hùng vỹ. Địa điểm này còn được khách du lịch biết đến với cái tên phố cổ Đồng Văn. Để tới được nơi đây, mọi người cần di chuyển khoảng 145km từ trung tâm thành phố Hà Giang.

1. Bánh tam giác mạch

Mỗi độ tháng 10 – tháng 11 hàng năm, du khách tứ phương thường đổ về mảnh đất “địa đầu Tổ quốc” để chiêm ngưỡng những cánh đồng hoa tam giác mạch khoe sắc. Ngoài vẻ đẹp giúp phát triển ngành du lịch trong nước, loài hoa này còn được người dân trồng để tạo ra một món đặc sản hà Giang không thể nào bỏ lỡ, đo chính là bánh tam giác mạch.

Đây là một loại bánh khá đặc biệt và cần phải trải qua nhiều công đoạn chế biến để hoành thành. Nếu tính từ lúc thu hoạch hạt tam giác mạch thì người dân sẽ mất khoảng 9 – 10 ngày. Những người du lịch Hà Giang có thể thấy những chiếc bánh thơm ngon này mang màu sắc tím nhạt được bày bán dọc theo thị trấn nên rất dễ dàng tìm thấy.

Để làm bánh tam giác mạch, người dân sẽ tiến hành đi thu hoạch hạt của loài hoa này và mang đi phơi thật khô dưới trời nắng trong 7 ngày. Sau đó, sẽ mang chúng đi xay nhuyễn thủ công qua nhiều lần để đam bảo bột mềm mịn và không dính cặn. Tuy loại hạt này nhỏ nhưng công đoạn sơ chế vô cùng kì công. Tiếp theo sẽ lọc hỗn hợp này ra một lớp rây để loại bỏ hoàn toàn chất bẩn.

Bột sau khi xây nhuyễn sẽ được mang đi hoà cùng với nước lọc để bột dẻo quánh lại và có thể nhào bằng tay thành một khối không dính tay. Để bánh khi ra lò có hình dáng tròn trịa thì người dân nơi đây sẽ sử dụng khuôn đúc truyền thống có hình dáng tròn hoặc có thể nặn tay. Du khách sẽ có thể bắt gặp những chiếc bánh dày chừng 1cm và có đường kính khá to từ 10 – 12cm và thường được coi là món đặc sản Hà Giang mua làm quà được yêu thích nhất.

Để làm chính bánh, đồng bào dân tộc sẽ mang chúng đi hấp cách thuỷ trong vòng 10 phút. Khi bánh chín mềm là đã có thể thưởng thức được ngay. Trước khi phục vụ thực khách, người dân sẽ cắt những chiếc bánh to thành nhiều miếng nhỏ vừa ăn có hình tam giác. Khi ăn, du khách ăn sáng tại Đồng Văn có thể chấm cùng đường hoặc muối để tăng hương vị cho bánh tam giác mạch.

2. Bánh cuốn Hà Giang thơm ngon

Bánh cuốn Hà Giang cũng có vẻ ngoài như bánh cuốn ở địa phương khác nhưng sẽ có hai lựa chọn về phần nhân là: bánh cuốn nhân trứng và bánh cuốn nhân thịt. Nhân thịt thì vẫn sẽ có nguyên liệu cơ bản là mộc nhĩ và thịt xay. Còn bánh cuốn trứng sẽ được đánh thêm một quả trứng vào phần nhân và được làm chín lòng đào hoặc chín hẳn tuỳ theo khẩu vị từng khách hàng.

Nếu như ở miền xuôi, người dân thường ăn bánh cuốn chấm với nước mắm thì tại đây mọi người sẽ ăn kèm một bát canh hầm xương độc đáo. Trong đó bao gồm hành lá, một vài miếng chả và một chút lá mùi tàu cho hấp dẫn. Khi vào những tour du lịch Hà Giang mùa đông, đây là một trong những món ngon không thể nào bỏ lỡ.

Để làm món bánh đặc biệt này, gạo là nguyên liệu chính phải được ngâm qua đêm cho nở. Sau đó, phần gạo sẽ được cho vào những chiếc cối đá và xay cho đến khi nhuyễn mịn. Đặc biệt, gạo sẽ được lấy từ những thửa ruộng bậc thang và thu hoạch vào tháng 9 hàng năm. Từ đó sẽ được chọn lọc kĩ càng để có thể mang đi làm bánh cuốn Hà Giang.

Tiép theo, phần bột sẽ được những bàn tay điêu luyện của người dân nơi đây tráng thành những lớp bánh mỏng và mướt. Khi chín sẽ toả ra mùi bột gạo thơm nức mũi. Tại các hàng quán, du khách có thể tận mắt chiêm ngưỡng hình ảnh đồng bào dân tộc tráng bánh. Thành phẩm sẽ được phục vụ du khách ngay tại chỗ nên bánh vẫn còn nóng hổi, rất hợp với những buổi sáng se se lạnh của vùng cao.

Còn đối với phần nước dùng, người dân sẽ chọn xương ống của lợn đen và ninh trong nhiều giờ đồng hồ. Nên phần nước sẽ có vị thanh bùi tự nhiên. Khi kết hợp với phần bánh cuốn mềm ẩm, phần nhân đậm đà lại càng cuốn hút, không thể nào cưỡng lại được.

Địa chỉ quán ăn ngon:

  • Bánh cuốn Bà Bích: Số 29 Phố Cổ, Huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
  • Bánh cuốn Bà Hà: Số 31 Phố Cổ, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

3. Phở chua – Đặc sản độc đáo của Hà Giang

Thực tế, món phở chua Hà Giang có nguồn gốc từ 300 năm trước ở Mãn Thanh – Trung Quốc. Sau này dần du nhập vào vùng núi cao ở phía Bắc nước ta như Lạng Sơn, Cao Bằng,… Do khi ăn vào phở mang lại cảm giác mát lạnh, xua tan cái nóng nên người Hoa thường gọi với cái tên “Lường Pàn” hay còn là phở mát. Đây cũng là một món ăn sáng tại Đồng Văn được nhiều người phượt Hà Giang ưa chuộng trên cung đường.

Nhưng bởi hương vị đặc trưng của món ăn này mà tới Việt Nam đã chuyển thành cái tên phở chua và được sử dụng cho tới hiện tại. Ngày xưa, món ăn này chỉ xuất hiện vào dịp lễ nhưng tự bao giờ đã trở thành một món ăn sáng không thể thiếu của đồng bào dân tộc vùng cao. Món ngon này không chỉ có hương vị đặc biệt mà còn được chế biến từ nhiều nguyên liệu từ núi rừng Tây Bắc.

Tuy mỗi khu vực sẽ có một công thức riêng nhưng chủ yếu sẽ được lấy từ các nguyên liệu như: xá xíu (thịt heo chiên), vịt quay, lạp xưởng hoặc tỏi băm xúc xích, đậu phộng được chao giòn qua dầu. Các loại nguyên liệu vô cùng đa dạng và được chế biến riêng theo công thức của đồng bào nơi đây.

Ăn kèm với phở chua Hà Giang sẽ là một số loại rau rừng phổ biến giúp giảm cảm giác ngấy của thịt là: đu đủ thái sợi, rau húng lủi, dưa chuột nạo nhỏ… Và phần bánh phở cũng là nguyên liệu quan trọng hàng đầu. Bên cạnh đó, nguyên liệu này không được sử dụng phở khô có sẵn trên thị trường. Mà phải lấy sợi phở tươi được làm trong ngày vẫn giữ được độ mềm mịn và không bị cứng.

Điều thú vị của món ngon này được lấy từ phần nước dùng chua ngọt gồm đường và giấm. Để tạo độ sánh, đầu bếp sẽ quấy thêm một chút bột sắn và nêm nếm muối, tiêu… để tạo hương vị đậm đà, hấp dẫn. Sau đó, hỗn hợp sẽ được đun trên bếp và người dân cần khuấy thật đều tay để trộn đều các loại gia vị với nhau. Tới khi sôi là mọi người có thể tắt bếp và chờ để rưới vào phần bánh.

Phần bánh phở cắt sợi sẽ đượ đặt ở đáy bát, ngay trên là các nguyên liệu vịt quay, xá xíu.. cắt sẵn. Một chút đậu phộng và rau thơm cũng được rắc lên để thêm phần bắt mắt. Cuối cùng, phần nước lèo nóng hổi sẽ được rưới vào bát và kết hợp với các nguyên liệu toả ra mùi thơm đặc trưng không món ăn nào sánh được. Món ăn này không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn có màu sắc hài hoà hấp dẫn du khách tới trải nghiệm.

4. Xôi ngũ sắc – Món ăn sáng tại Đồng Văn của dân tộc Tày

Đồng bào dân tộc Tày bao đời nay luôn tự hào với món xôi ngũ sắc với nhiều ý nghĩa đặc biệt. Món ăn này được gọi là “ngũ sắc” bởi màu của xôi là sự kết hợp giữa trắng, vàng, xanh, đỏ, tím. Chính chúng cũng tương ứng với 5 yếu tố chính của thiên nhiên là: kim, mộc, thổ, thuỷ, hoả. Mỗi màu sắc lại mang một ý nghĩa và ước mong riêng của người nông dân. Đồng thời, tôn vinh nét đẹp lao động, sự cần cù chịu khó của những người phụ nữ dân tộc Tày nói riêng.

Để tạo ra được 5 màu sắc bắt mắt này, người dân nơi đây sẽ lấy từ nước màu tiết ra từ củ quả, thực vật rừng. Vì vậy nó vô cùng tốt với sức khoẻ và có thể ăn hàng ngày. Mọi người quan niệm rằng màu sắc càng rực rỡ thì cuộc sống càng phồn thịnh, mùa màng bội thu. Bên cạnh đó, xôi ngũ sắc khi ăn sẽ no lâu và chắc dạ nên người nông dân thường mang theo mình mỗi khi làm rẫy. Món ngon này còn thường xuyên xuất hiện trên bàn thờ gia tiên vào những dịp lễ, Tết lớn trong năm.

Mặc dù chỉ là một món xôi nhưng công đoạn chế biến cũng khá phức tạp và mất nhiều thời gian. Xôi ngũ sắc sẽ được làm từ loại gạo nếp cái hoa vàng đúng chuẩn và ngâm trong nước khoảng 8 tiếng đồng hồ. Khi gạo đã nở đủ, xôi sẽ trở nên dẻo và mềm hơn.

Phần khó nhất chính là tạo màu cho xôi. Màu trắng tự nhiên xuất hiện trong gạo nếp cái hoa vàng. Màu đỏ có thể được chiết từ màu lá cẩm đỏ, quả gấc hoặc lá dền. Hoa dành dành hoặc củ nghệ cũng có thể tạo ra màu vàng tươi sáng và vô cùng rực rỡ. Màu xanh có thể đến từ lá bồng bông, lá giềng hoặc lá nếp. Cuối cùng, màu tím được chiết từ củ khoai lang hoặc lá cẩm.

Sau khi đã lấy được màu, chúng sẽ được trộn cùng gạo để cho màu ngấm thật đều. Mỗi màu sắc sẽ được chia ra vào một chõ riêng. Thứ tự xếp các chõ đồ xôi cũng cần được sắp xếp để tránh phai màu. Màu nổi bật nhất dễ bị phai sẽ được đặt đầu tiên, sau cùng mới là chõ xôi màu trắng.

Bởi được làm từ gạo nếp cái hoa vàng nên xôi sẽ rất dễ bị cứng khi để ở môi trường bình thường quá lâu. Bạn nên thưởng thức món đặc sản này ngay sau khi đồ xong. Có thể chấm cùng muối vừng cũng vô cùng hấp dẫn. Bạn có thể bắt gặp rất nhiều sạp bán xôi ở chợ phiên Hà Giang với nhiều hình thù đặc sắc như ruộng bậc thang, hình hoa 5 cánh, hình tháp… được bày biện cực kỳ đẹp mắt.

  • Du Lịch. (2022). 3 Quán Ăn Sáng Ngon + Các Món Nên Ăn Khi Ở TT Đồng Văn . [online] du-lich.net. Có tại: https://du-lich.net/an-sang-o-dong-van/ [Truy cập ngày 7/2/2023]

Đăng bởi: Quốc Nguyễn Minh

YOLO! Khám phá các huyện ở Hà Giang

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก