Top 51+ bài viết món ngon miền tây đầy đủ và chi tiết nhất

  1. Top những món ngon miền Tây ăn là ghiền
  2. Món ngon miền Tây nhất định phải thử khi đi du lịch
  3. Món ngon miền Tây sông nước An Giang
  4. Món ngon miền tây dân dã mà bạn phải thử một lần khi đến
  5. Món ngon miền Tây – Nước mắm kho quẹt
  6. Mắm kho món ngon miền Tây!
  7. 10 món ngon miền Tây tín đồ ẩm thực nhất định phải nếm thử
  8. Cá Chẽm chưng tương – Món ngon Miền Tây
  9. Món ngon miền Tây ăn rồi chỉ muốn ăn nữa
  10. Cách kho cá linh rục xương – món ngon miền Tây Nam Bộ
  11. Tổng hợp các món ngon miền Tây sông nước ăn vào là ghiền
  12. 10 đặc sản món ngon miền Tây Nam Bộ mùa nước nổi
  13. Top 10 đặc sản món ngon miền Tây Nam Bộ mùa nước nổi
  14. Đủ món ngon miền Tây hội tụ tại Sài Gòn
  15. Thương nhớ món ngon miền Tây mùa nước nổi
  16. 6 Món Ngon Miền Tây Luôn Được Lòng Thực Khách
  17. Thưởng thức món ngon miền Tây giữa lòng Hà Nội
  18. Món ngon miền Tây dân dã
  19. Những món ngon miền Tây bạn dám thử ?
  20. Lẩu mắm Cần Thơ - món ngon đặc sản sông nước miền Tây
  21. Du lịch Sapa, Đà Lạt, miền Tây thưởng thức món ngon từ các loại rau củ sạch
  22. Món ngon ngày Tết miền Tây có gì?
  23. Món ngon phải thử khi đến miền Tây mùa nước nổi
  24. Khám phá những món ngon từ đuông dừa miền Tây
  25. 20+ món ngon Cần Thơ nổi tiếng đậm vị miền Tây
  26. Top 10 món ngon khi đến miền tây
  27. Top 10 món ngon và đặc sản Miền Tây làm quà hấp dẫn nhất
  28. Khám phá ẩm thực miền Tây với 24 món ngon Cần Thơ nổi tiếng nhất
  29. Ốc bươu nướng tiêu: món ngon không thể bỏ qua của miền Tây
  30. Danh sách món ngon Cần Thơ cho chuyến foodtour miền Tây trọn vẹn
  31. Những món ngon dọc cung đường về miền Tây
  32. PHÁT SỐT với những món ngon đặc sản miền Tây Nam bộ
  33. Các món ngon đặc sản Miền Tây mùa nước nổi
  34. Các món ngon từ trái bần đặc sản Miền Tây
  35. 5 món ngon phải thưởng thức khi đến Miền Tây
  36. Tổng hợp các món ngon từ cá rô phi mà dân miền Tây ai cũng mê
  37. Món Ngon Tiền Giang Đậm Chất Miền Tây
  38. Thưởng thức 7 món ngon dọc đường về miền Tây
  39. 5 món ngon đậm chất miền Tây
  40. Về miền Tây ăn đủ món ngon từ con chang chang
  41. Món ngon dọc đường miền Tây Nam Bộ
  42. Du lịch hè về miền Tây thưởng thức 5 món ngon “bắt” rượu
  43. Giữa đất thủ đô thưởng thức món ngon của miền Tây sông nước
  44. Xuôi về miền Tây thưởng thức những món ngon từ cá lóc
  45. Tổng hợp 8 món ngon từ đuông dừa - đặc sản trứ danh của miền Tây
  46. Những món ngon phải ăn khi du lịch sông nước miền Tây
  47. Những món ngon khiến thực khách phải lòng miền Tây
  48. Lên Tây Bắc nếm thử món ngon miền sơn cước
  49. Hủ tiếu Mỹ Tho – món ngon đúng điệu dân Miền Tây
  50. 15 Món Ngon Cần Thơ Đậm Đà Hương Sắc Miền Tây
  51. Du ngoạn miền Tây thưởng thức loạt món ngon gây nghiện từ dừa

Cốm dẹp trộn dừa – Món ăn chơi nức tiếng miền Tây Cá he kho mía đậm đà khó quên Cỏ năng xào tép – Đặc sản mùa nước nổi Bánh xèo – Món ăn dân dã đậm vị quê nhà Bún nước lèo Sóc Trăng – Ăn là ghiền Bánh cống – Thức quà dân dã của người Khmer Bánh pía sầu riêng Miền Tây sông nước không chỉ quyến rũ với những vườn cây trái sum sê, tiếng đờn ca tài tử da diết và tình người nồng hậu. Vùng đất hào sảng ấy còn hấp dẫn với các món ăn dân dã mà đậm đà hương vị đồng quê, khiến ai thưởng thức một lần là nhớ mãi không quên. Trong tâm trí tôi, hạnh phúc lớn nhất của những chuyến đi về miền Tây không chỉ đơn thuần là được ngắm cảnh đẹp thiên nhiên, hòa mình vào cuộc sống của người dân chân chất. Hạnh phúc đó còn là việc được thưởng thức những món đặc sản chế biến từ nhiều nguyên liệu địa phương, tạo nên hương vị dân dã mà vẫn thơm ngon khó cưỡng. Cốm dẹp trộn dừa – Món ăn chơi nức tiếng miền Tây Nếu nghĩ rằng cốm Hà Nội là đặc sản trứ danh duy nhất, thì chắc chắn bạn chưa thử qua món cốm dẹp trộn dừa nức tiếng miền Tây sông nước. Món cốm dẹp trộn dừa ở đây được làm từ những hạt nếp non ngon nhất, được chế biến cầu kỳ, tỉ mỉ. Sau khi chế biến xong cốm dẹp, người ta trộn cốm với những sợi cơm dừa tươi mềm ngọt, rắc một chút đường, muối cho đậm đà. Cốm dẻo, vị ngọt thơm, béo, bùi của dừa hòa quyện khiến tôi chẳng thể nào quên được hương vị của món ăn chơi này. Cá he kho mía đậm đà khó quên Một lần về An Giang, tôi được thưởng thức món cá he kho mía. Ấy thế mà nhớ mãi không quên! Những con cá he tươi ngon được sơ chế sạch, để nguyên vẩy, rồi ướp gia vị thơm lừng. Người ta sẽ xếp một lớp mía dưới đáy nồi, rồi mới xếp cá, lại một lớp mía ở bên trên. Sau đó, kho cá với lửa thật nhỏ cho cá chín mềm xương, nước sắc lại. Cá he kho mía tỏa mùi hương thơm lừng. Từng miếng cá thấm đều vị ngọt tự nhiên của mía, vị béo ngậy của thịt cá đồng vô cùng bắt cơm. Thêm một dĩa rau đắng đất, rau thơm chấm với nước cá he kho mía, ta nói “ăn lủng đáy nồi” cũng chẳng sai. Cỏ năng xào tép – Đặc sản mùa nước nổi Cứ mỗi khi mùa nước tràn bờ, miền Tây lại có món ăn chế biến từ “lộc trời”. Đó là cỏ năng. Dù chỉ là cây cỏ dại mọc ở những cánh đồng ngập nước, thế nhưng cỏ năng ...

Top các món ngon miền Tây hấp dẫn khách du lịch Lẩu cá kèo Lẩu cá thác lác Cơm cháy kho quẹt Lẩu mắm Cá lóc nướng trui Hủ tiếu Bún mắm Không chỉ có cảnh quan sông nước hấp dẫn mà chính nhờ lợi thế sông ngòi chằng chịt đã giúp miền Tây trở thành thiên đường ẩm thực phong phú. Hãy ghim ngay toplist những món ngon miền Tây dưới đây để thưởng thức trong chuyến ghé thăm nơi này nhé.  Các món ngon miền Tây nhiều vô kể, nào là lẩu cá kèo, cơm cháy kho quẹt… Món nào món nấy cũng hấp dẫn và thấm đượm đặc trưng của vùng sông nước phía Tây là tươi – ngon – bổ – rẻ.  Top các món ngon miền Tây hấp dẫn khách du lịch Lẩu cá kèo Món ăn đặc sản miền Tây đầu tiên phải kể đến là lẩu cá kèo – một loài cá thuộc họ cá bống. Cá kèo có kích thước vừa và nhỏ, thịt trắng, thơm, mềm và giá trị dinh dưỡng cao, sống chủ yếu ở các ao hồ nước lợ của Đồng bằng sông Cửu Long. Lẩu cá kèo tươi ngon, thơm mùi sông nước. Ảnh: Vinpearl Người dân miền Tây chế biến cá kèo rất khéo léo với nhiều món ăn ngon, trong đó lẩu cá kèo rất thích hợp cho chuyến du lịch. Cảm giác quây quần bên nồi lẩu thơm lừng, bốc khói nghi ngút và thưởn thức những miếng cá tươi ngon thì còn gì bằng. Khâu chọn nguyên liệu làm nên món ăn đặc sản miền Tây đòi hỏi sự kỹ tính. Cá kèo phải tươi, thân to, bụng béo trắng. Phần da cá kèo có nhớt nên khi chế biến, đầu bếp phải xử lý bằng cách dùng tro xát hoặc ngâm cá trong nước muối. Khi ăn, nước lẩu cá kèo có vị chua nhẹ từ lá giang, khá độc đáo. Lẩu cá kèo khi ăn không hề thấy mùi tanh. Ảnh: digifood Để hoàn thiện món lẩu cá kèo, chắc chắn không thể bỏ qua các loại rau ăn kèm như bông điên điển, rau rút, rau muống, hoa chuối và đặc biệt là rau đắng. Vị đắng của rau khi hòa quyện với vị ngọt của cá, vị chua của nước lẩu tạo thành một hương vị đặc trưng, khó quên. Đến miền Tây nhất định phải ăn lẩu cá kèo. Ảnh: halotrave Nếu có cơ hội du lịch Cần Thơ, bạn đừng quên thưởng thức lẩu cá kèo ở các địa chỉ như Quán Chị Tôi (Đường Lê Lợi, Quận Ninh Kiều), Quán Ao Sen 2 (Đường CMT8, Quận Ninh Kiều), Quán Ẩm thực Đồng Quê (Đường Lương Đình Của, Quận Ninh Kiều)… nhé. Lẩu cá thác lác Dường như ở miền Tây các món về cá đều rất nổi tiếng và được yêu thích. Do đó, trong danh sách món ăn ngon miền Tây không thể bỏ qua ...

Canh Chua Mùa Nước Nổi Gỏi Sầu Đầu Bún Cá Tung Lò Bò – Lạp Xưởng Bò An Giang là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Là vùng đất có nhiều đồng bào dân tộc cư trú như: Chăm, Khmer, Hoa, Việt…nên văn hóa ẩm thực An Giang rất đa dạng phong phú mỗi món ăn đều mang hương vị bản sắc riêng. Du lịch An Giang bạn không chỉ được tham quan những di tích văn hóa lịch sử hào hùng, cảnh đẹp của thiên nhiên núi rừng hoang sơ và hùng vĩ, mà còn được thưởng thức những món ăn đặc sản dân dã thơm ngon, độc đáo chỉ có riêng ở nơi đây. Du lịch An Giang Hãy cùng chúng mình những món ăn ngon đặc sản An Giang được nhiều du khách yêu thích. Canh Chua Mùa Nước Nổi Mùa nước nổi chỉ có ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó An Giang là nơi đầu tiên nhận con nước về và có mùa nước nổi kéo dài nên ẩm thực mùa nước nổi ở An Giang có phần nổi tiếng hơn các địa phương khác trong khu vực. Đối với người dân An Giang, mùa nước nổi được xem như một món quà ưu đãi mà tự nhiên ban tặng. Các sản vật sẵn có từ mùa nước nổi được dùng để chế biến món ăn mang đậm dấu ấn thời khẩn hoang: Dân dã, đơn giản, không cầu kỳ, giữ nguyên hương vị tự nhiên, bày biện trang trí món ăn cũng không phức tạp, qua đó cho chúng ta thấy được nét văn hóa đặc trưng của ẩm thực vùng đất An Giang hoang sơ nhưng đầy thi vị. Món canh chua mùa nước nổi Mùa này, cá nước ngọt đủ loại, bông súng, bông điên điển… là những thứ dễ tìm. Vào quán, hàng đầu trong thực đơn là cá hú, cá bông lau nấu canh chua, cá linh kho sả ớt, kho tiêu. Đặc biệt, cá linh có nhiều trong mùa lũ, rất hấp dẫn. Nguồn nguyên liệu phong phú mùa lũ được chế biến thành nhiều món ăn mang phong cách ẩm thực riêng. Rất nhiều du khách đến An Giang, nhất thiết phải ăn cho bằng được canh chua. Canh được nấu từ me thật chua, nêm đường thật ngọt, dằn thêm muỗng nước mắm nhỉ để tăng sự đậm đà cho món ăn. Người ta cho nước canh chua vào lẩu, hoặc vào nồi chờ sôi lên, bỏ cá, sau đó cho bạc hà, đậu bắp, khóm, giá và một số loại rau mùi, như: quế, ngò gai, ngò om vào. Dù trưa nắng gắt hay chiều mưa gió, người ta vẫn ăn món canh chua ngon lành. Mùa này, trong danh mục rau còn có thêm bông súng, bông điên điển khiến nồi canh rất bắt mắt, mang dấu ấn mùa nước nổi. Gỏi Sầu Đầu Gỏi sầu đâu được biết đến ...

1. Món ngon miền tây- Lẩu mắm 2. Cá lóc nướng trui 3. Bánh xèo Món ngon miền tây rất đa dạng và phong phú. Nơi đây có rất nhiều đặc sản đã được biết đến từ lâu đời. Khác với món ăn Mũi Né, Phan Thiết, đặc sản miền Tây thường được làm từ những nguyên liệu tươi mới và dân dã. Dưới đây là 3 trong vô số đặc sản của miền tây mà bạn nhất định phải thưởng thức thử. 1. Món ngon miền tây- Lẩu mắm Món ngon miền tây – Lẩu mắm Mỗi khi đến với miền tây sông nước, bên cạnh việc thưởng thức nhiều món ăn đặc trưng, ​​bạn hãy nhớ đến món ngon miền tây nổi tiếng nhất nhì vùng miền là lẩu mắm. Đây là một trong những món ăn không thể thiếu của miền tây Việt Nam. Mắm đã xuất hiện từ rất lâu trước đây trong trong lịch sử. Từ thời tổ tiên khai phá ra vùng đất này, nước mắm đã trở thành một phần quen thuộc và quan trọng trong cuộc sống của nơi đây. Đây cũng là món ăn không thể bỏ qua của du khách quốc tế tại Việt Nam. Chúng ta có thể thử nhiều loại món đặc sản của Việt Nam, nhưng đặc trưng của miền tây là món lẩu mắm. Nước lẩu bao gồm nước mắm đặc biệt và rất nhiều loại rau tươi. Đó có thể là những loại rau quen thuộc như bắp cải, mồng tơi, chuối xanh, ớt, tỏi hay những loại rau đặc sản của địa phương như Dâu rừng, Bông Súng, … Tất cả đều là những loại rau dân dã. Bên cạnh đó còn có các nguyên liệu khác như bắp, nấm, cá, lươn,… làm tăng thêm hương vị tuyệt vời cho món lẩu mắm. 2. Cá lóc nướng trui Đứng thứ hai trong danh sách món ngon miền tây là món cá lóc nướng trui. Đặc điểm không cần sơ chế, nghĩa là không đánh vảy, không cạo nhớt, không bỏ nhớt, không tẩm ướp gia vị. Cá lóc đánh bắt trên sông vừa lên, rửa sạch, thường xuyên dùng que khứa dài từ miệng đến đuôi, sau khi vùi cá vào đống rơm khô trên lửa rồi cắm que xuống đất hoặc lấy rơm đốt lên cho đến khi tro tàn. Khi cá chín, cạo sạch lớp vảy cháy xém để lộ phần thịt trắng và thơm. Đặc biệt, những con cá lóc có trọng lượng từ 700-800 gam trở lên, nếu muốn chín hoàn toàn, bạn nên cho nước ngập miệng cá rồi mới nướng, dưới tác dụng của nhiệt độ nước sôi trong bụng cá. Cá sẽ làm thịt chín hoàn hảo, và một yêu cầu quan trọng không kém là nguyên liệu là rơm, như cá rất tươi và thơm. Để câu được cá lóc ngon, phải đợi sau mùa nước nổi, khi những cơn mưa tầm tã, vừa có ...

Nguyên Liệu 3 muỗng canh Nước mắm 3 muỗng đường 1 muỗng nước Tóp mỡ hoặc thịt ba chỉ Tỏi băm hoặc tỏi nguyên tép Tôm khô Ớt trái, ớt bột Tiêu hạt, tiêu xay, tiêu xanh nếu có Hành lá Các bước Sơ chế nguyên liệu như hình Cho dầu ăn nóng lên và để nguyên liệu vào theo thứ tự: tỏi – thịt ba chỉ – tôm khô – ớt trái – tóp mỡ. Các món săn lại thì cho nước mắm – đường – nước lọc vào. Nêm nếm vừa khẩu vị (mặn ngọt) Để lửa vừa cho đến khi sệt lại thì tắt bếp. Ăn kèm với các loại rau mình thích.

Nguyên Liệu 0,5 kg Tôm hoặc tép đất 300 gr Thịt ba chỉ 1 con cá basa 200 gr mắm sặc 1 củ Sả Tỏi 1 quả Cà phổi 1 quả Khổ qua Các bước Các bạn sơ chế tôm, thịt, cá, xắt miếng vừa ăn, để ráo. Lấy 1 nồi nhỏ cho nửa lít nước nấu sôi, cho mắm vào khuấy đều lọc lấy nước mắm để riêng. Phi tỏi, sả băm cho thơm rồi cho nước mắm cùng nước dừa tươi vào nấu sôi cho thịt, tôm, cá vào nấu đến khi sôi lần 2 cho khổ qua, cà phổi xắt khúc vào, nêm 1/2 muỗng muối, 1 muỗng bột ngọt, 3 muỗng cf đường, khi chín các bạn cho thêm ớt xắt vào nếu muốn ăn cay hơn!Chúc các bạn thành công nha!

1 Cá lóc nướng trui 2 Lẩu cá kèo 3 Nem nướng miền Tây 4 Bánh Tằm Bì – món ngon miền Tây khó cưỡng 5 Bánh xèo miền Tây 6 Canh cá linh bông điên điển 7 Đuông dừa 8 Lẩu mắm 9 Chuột đồng 10 Gỏi sầu đâu Các món ngon miền Tây khách thập phương đi xa đều nhớ, nếu chưa từng một lần ghé miền Tây để trải nghiệm hết những nét ẩm thực đặc sắc này thì còn chần chờ gì nữa, hãy xách ba lô lên và đi thưởng thức ngay nhé. Cá lóc nướng trui Cá lóc nướng trui từ lâu đã trở thành món quà mở đầu câu chuyện mà những người phương Nam thường dùng để thiết đãi bạn xa. Mùi thơm của cá nướng, vị ngọt của thịt khiến ai cũng phải thổn thức muốn được thử ngay vì không thể chờ đợi được nữa. Các lóc nướng trui ăn kèm rau thơm, một chút bún, ít nước chấm là bạn đã có một món ăn ngon thơm nức miền Tây khó cưỡng. Thực khách đến với miền sông nước, thì đừng bỏ lỡ cơ hội được trải nghiệm thực tế món cá lóc xương cực ngon này nhé. Cá lóc nướng trui Lẩu cá kèo Lẩu cá kèo, cá lóc nướng trui hay chuột đồng quay lu,… đều được xem là những món ngon miền Tây mà ai cũng một lần nên thử. Lẩu cá kèo là món ăn có khởi nguồn từ các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Tiền Giang – nơi phù sa ngập mặn nên cá kèo thường săn chắc và ngọt thịt… Lẩu cá kèo của miền Tây thường được ăn kèm với một chút rau muống, rau rút và rau đắng để món ăn được hoàn hảo hơn. Nếu thiếu rau đắng thì coi như món lẩu cá kèo đã giảm đi 50% độ ngon. Tùy theo sở thích mà chúng ta có thể ăn kèm với bún hoặc bánh đa. Lẩu cá kèo Nem nướng miền Tây Nem nướng là một trong những món ăn ngon miền Tây được nhiều người ưa thích, ngay cả khi họ chưa từng đặt chân đến vùng đất trù phú này. Nem được chế biến và vo tròn từ thịt lợn băm nhuyễn quyện thêm chút gia vị và các loại rau thơm như hành, tỏi để dậy mùi. Sau đó cuộn vào thanh tre và đem nướng chín vàng trên bếp than hồng. Nem nướng miền Tây Món nem nướng sẽ không thể đậm vị nếu thiếu đi một chút nước chấm được làm từ tương ngọt nấu chín trộn với nước me chua. Đây là cách pha nước chấm rất hiếm gặp và thường thì chỉ người miền Tây mới làm điều đó. Bánh Tằm Bì – món ngon miền Tây khó cưỡng Người miền Tây làm bánh Tằm Bì từ những hạt gạo thơm ngon được kết tinh từ phù sa của đồng ...

Địa hình miền Tây Nam bộ nhiều kênh rạch. Và cũng tại đây, điều kiện tự nhiên hình thành ba vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Theo đó, nhiều loại cá tôm, sống và thích nghi theo từng vùng nước cụ thể. Cá chẽm (còn gọi là cá vược) là loại cá sống ở vùng nước ngọt, dài khoảng một, hai gang tay, thân có vảy nhuyễn. Đặc biệt cá chẽm có hai mang rất sắc như lưỡi dao cạo. Cá Chẽm Những ngày giáp tết, dân miền Tây hay dở chà để bắt cá ăn tết. Năm nào trúng, một đống chà cho cả năm bảy giạ cá như chơi. Nếu dở chà bằng lưới, cá chẽm thường bơi lên phía trên đống chà mà dân chuyên nghiệp gọi là ổ cá, chúng cố bơi dựa vào mặt lưới và dùng hai mang sắc bén rạch lưới chui ra ngoài. Do vậy, qua kinh nghiệm dỡ chà, người ta phân công một người canh phòng khi cá chẽm bơi gần mép lưới dùng mang chém lưới, nếu không để ý chẳng những cá chẽm chém lưới chui ra ngoài mà các loại cá khác cũng theo chỗ lưới rách ấy tìm đường thoát ra. Cá chẽm được xếp vào loại hải sản cao cấp vì chất lượng thịt thơm ngon bổ dưỡng, ít xương, cho thịt ngọt và giàu dinh dưỡng. Người miền quê hay dùng con cá này nấu thành nhiều món như: canh chua cá chẽm, lẩu cá chẽm, cá chẽm chiên, cá chẽm kho… và không thể thiếu món cá chẽm chưng tương với hương vị đậm đà mà ai ăn rồi cũng phải “vấn vương”. Cá chẽm chưng tương là một món ăn khá quen với những người dân ở miền Tây, nó hấp dẫn không chỉ từ vị béo ngọt của thịt cá, mềm mại mà còn là vị mặn mặn ngay đầu lưỡi do những hạt tương tạo nên, ăn vào nhớ mãi. Tương sử dụng trong món cá chẽm chưng tương là dạng tương hạt, ủ mặn nên có hương vị rất ấn tượng. Cá Chẽm chưng tương – Món ngon Miền Tây Trước hết phải chọn con cá chẽm thật tươi, để khi làm bộ đồ lòng còn nguyên vẹn, vì theo dân sành ăn thì đây là phần ngon nhất. Con cá làm sạch để ráo rồi ướp với củ hành tím và đầu hành băm nhuyễn, thêm chút đường, muối, tiêu, bột ngọt, một ít dầu ăn, xì dầu cùng với khoảng 3 muỗng canh tương hột. Chờ cho cá thấm gia vị rồi bắc chảo mỡ lên thả cá vào chiên vàng. Nấm rơm hái về gọt, rửa sạch, trụng nước sôi có cho chút muối, để ráo. Đem lọn bún tàu cọng nhỏ, cùng với nhúm nấm mèo đã cắt bỏ tạp chất ngâm trong nước lạnh cho mềm. Ớt trái, hành cọng, rau cần tàu,… cắt tỉa thành những bông hoa cho đẹp mắt rồi thả vô nước ...

Miền Tây Nam Bộ không chỉ nổi tiếng với hệ thống sông ngòi chằng chịt, với những vườn cây  trĩu quả mà còn nổi tiếng với những đặc sản “níu chân” du khách như hủ tiếu Mỹ Tho, bánh cống Cần Thơ, rượu đế Gò Đen Long An…

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Cách kho cá linh rục xương: Cá là một loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Nhưng bạn thường lo lắng về hai vấn đề: một là rất lắm xương, khó ăn với trẻ em; hai là mùi tanh của cá khiến một số người không thích ăn món cá này. Hôm nay chúng mình sẽ hướng dẫn cho các bạn một giải pháp giúp bạn giải tỏa hai nỗi lo trên, đó là cách kho cá linh rục xương! Nghe cái tên lạ lạ đúng không, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết cho các bạn. Cá linh là loại cá nhỏ cỡ ngón tay áp út, xuất hiện nhiều vào mùa nước nổi ở miền Tây. Muốn cá kho mềm xương, trước tiên là bạn phải chọn cá ngon, thật tươi. Bạn hãy nhìn bề ngoài cá, nếu còn nhớt bóng, mắt cá còn trong suốt, vảy cá không rời ra, mang cá còn hồng, bỏ con cá vào nước thì cá chìm xuống, đó là cá tươi. Đã biết cách chọn cá rồi, hãy nấu thôi nào! Nguyên liệu cần chuẩn bị: Cá linh: 500gr Mía: 1 khúc ngắn (khoảng 30cm) Dừa tươi: 1 quả Hành khô: 1/2 củ Tỏi: 1/2 củ Ớt: 1 quả Rau đắng: 200gr Bông điên điển: 200gr Muối, mì chính, nước mắm, tiêu xay và dầu ăn. Cách kho cá linh rục xương: Bước 1: Sơ chế nguyên liệu: Cá linh bạn mua chợ về sau đó làm sạch, bỏ ruột, bỏ đầu nhưng không đánh vảy rồi rửa kỹ với nước và để ráo. Bạn lấy hành khô và tỏi bóc vỏ, rửa sạch, bằm nhỏ. Ớt rửa sạch và cũng bằm nhỏ, để riêng. Tiếp theo, bạn ướp cá linh với 1/2 thìa cà phê tiêu xay, 1/2 thìa cà phê ớt bằm nhỏ, 1 thìa cà phê tỏi bằm nhỏ, 1 thìa cà phê hành khô bằm nhỏ, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê mì chính và 1 thìa dầu ăn. Trộn đều tất cả rồi để khoảng 20 phút cho cá linh thấm gia vị. Mía rửa sạch, róc vỏ và chặt thành lóng nhỏ, để riêng. Dừa tươi chặt lấy nước, để riêng. Bông điên điển, rau đắng làm sạch, rửa kỹ với nước, để ráo rồi xếp ra đĩa để dùng ăn kèm với cá linh kho. Bước 2: Bạn bật bếp và đặt chảo lên bếp, chờ cho chảo nóng thì cho dầu ăn và hành tỏi bằm nhỏ vào phi thơm. Khi hành tỏi dậy mùi thơm thì nhấc xuống. Khi cá linh đã thấm gia vị, bạn bắt đầu tiến hành kho cá. Bạn xếp lần lượt mía xuống dưới đáy nồi, sau đó cho cá linh lên trên. Tiếp theo, cho nước dừa vào nồi sao cho xâm xấp mặt cá linh, cho hết phần hành tỏi bằm đã phi thơm cùng ớt bằm còn lại vào ...

1. Lẩu Mắm 2. Bánh Tằm Bì 3. Cá Lóc Nướng Trui 4. Bánh Lá Dừa 5. Đuông Dừa 6. Lẩu Cua Đồng 7. Bánh Xèo Miền Tây 8. Bánh Pía Sóc Trăng Miền Tây sông nước – nơi nổi tiếng mang đến hương vị ẩm thực độc đáo cho thực khách với những món ăn dân dã, đậm chất miền Tây Nam Bộ. Không chỉ hương vị thơm ngon mà cách nấu cũng như trình bày những món ăn này cũng rất khác lạ và đẹp mắt. 1. Lẩu Mắm Đến với miền Tây mà bạn chưa một lần thử qua món lẩu mắm sẽ là một thiếu sót rất lớn đấy. Đây là một món ăn đầy sáng tạo mà người dân vùng đất sông nước đã nghĩ ra. Lẩu mắm có vị thơm đậm đà là do sự kết hợp giữa hai loại mắm đặc sản ở miền Tây là mắm cá linh và mắm cá sặc. Khi ăn bạn sẽ không phải lo lắng về xương của mắm cá vì trong quá trình nấu đã được lược bỏ đi và chỉ lấy phần nước dùng. Cùng với mắm là những nguyên liệu khác như thịt ba rọi, tôm, mực, cá được nấu cùng càng làm tăng thêm hương vị và độ thơm ngon. Ngoài ra, còn ăn kèm cùng các loại rau như rau muống, bông bí, rau đắng,… sẽ không tạo cho bạn cảm giác bị ngán. Để nấu ra được một nồi lẩu nắm ngon thì công đoạn nấu tuy có hơi dài dòng nhưng thực chất lại khá đơn giản. Xem công thức và cách làm chi tiết Lẩu mắm Nam Bộ 2. Bánh Tằm Bì Người miền Tây có một món bánh dân dã, trắng xinh kết hợp cùng sự ngọt béo của nước dừa và chua ngọt của nước mắm, ăn kèm với những sợi bì giòn giòn sựt sựt đó chính là bánh tằm bì. Có nhiều người cho rằng đây là đặc sản của người Bạc Liêu nhưng nếu giờ đi khắp các tỉnh miền Tây hoặc trên Sài Gòn bạn vẫn có thểm tìm được nơi ăn món bánh thơm ngon này. Cách chế biến bánh tằm bì tại nhà cũng cực kì khá đơn giản và dễ làm. Bạn hoàn toàn có thể tự mình thực hiện mà không gặp khó khăn gì. Xem công thức và cách làm chi tiết Bánh tằm bì 3. Cá Lóc Nướng Trui Về miền Tây nghe câu ca dao “Bắt con cá lóc nướng trui, làm mâm rượu trắng đãi người bạn xa”. Món cá lóc nướng trui của vùng miền Tây sông nước là một món ăn dân dã chính hiệu, thường được dùng để ăn cùng với bạn bè, gia đình. Và trong các bữa tiệccủa người miền Nam cũng đều có món ăn này xuất hiện trên bàn ăn. Với mùi thơm nức mũi, vị ngọt thanh của thịt cá khi đã nướng chín cùng da ...

Miền Tây "hào sảng" được nhắc đến qua những trang văn, vần thơ không chỉ bởi vẻ đẹp sông nước hữu tình, mà còn bởi những món ngon nổi tiếng giữ chân người đến thăm. Nếu có dịp về miền sông nước này, đừng quên thưởng thức vị ngọt thịt của cá lóc nướng chui, vị cay cay chát chát của rau đắng sau hè ăn kèm lẩu mắm... Chỉ tưởng tượng thôi đã thấy thèm. Hãy cùng Toplist tìm hiểu những món đặc sản này nhé!

Miền Tây “hào hoa” được nhắc đến qua những trang văn, thơ không chỉ bởi vẻ đẹp sông nước hữu tình, mà còn bởi những món ngon nổi tiếng níu chân du khách. Nếu có dịp về miền sông nước này, bạn đừng quên thưởng thức vị ngọt của cá lóc nướng trui, vị đắng của rau đắng sau hè ăn kèm với lẩu mắm… Chỉ tưởng tượng thôi cũng đã khiến bạn thèm thuồng. Hãy cùng Topanuong.com tìm hiểu những món ăn đặc sản này nhé! Contents 1 Canh chua bông điên điển 2 Cá lóc nướng trui 3 Sâu dừa 4 Bánh tây việt nam 5 Lẩu mắm 6 Bông súng chấm nước mắm 7 Chuột nướng 8 Gỏi mướp đắng ở đâu? 9 Cá lăng kho dứa 10 Ba lát muối Canh chua bông điên điển Chắc hẳn nếu đã nghe ca khúc Bông điên điển của Phi Nhung, bạn đã từng ao ước được về miền Tây mùa nước nổi để được tận tay hái loài hoa này về nấu canh chua? Nút bông Vị vừa ngọt vừa bùi, màu hoa có màu vàng tươi rất đặc trưng. Vào mùa mưa, cả gia đình quây quần trên thuyền, còn gì hạnh phúc hơn khi ngồi nhâm nhi bát canh chua cay nóng hổi. Gắp một miếng chà bông “béo ngậy” đưa vào miệng, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt tự nhiên trong từng thớ thịt trắng ngần. Bông bồ công anh là sản vật tự nhiên được trồng nhiều nhất ở Hậu Giang, nếu có dịp đến đây đừng quên thưởng cho mình một tô nhé canh bông lau nút bần thơm! Cá lóc nướng trui Đây là món ăn đã quá nổi tiếng và quen thuộc mà nếu ai đã từng về miền Tây đều muốn thưởng thức. cá lóc nướng trui mùi tuyệt vời. Điều làm nên nét độc đáo của món cá nướng này chính là nguyên liệu và cách chế biến độc đáo. Cá lóc để nướng phải là loại cá lóc đánh bắt ở suối, ruộng sau khi gặt lúa, mỗi con nặng ít nhất 500 gam. Cách nướng cũng rất độc đáo, người ta không cho vào vỉ nướng hay lò vi sóng như ở thành phố mà dùng que tre hoặc que tre xiên từng con từ đuôi đến lòng cá rồi mới cho vào. vỉ nướng bằng rơm hoặc bã mía. Đợi đến khi vảy cá cháy đen, thịt bên trong chín đều, người ta mổ sạch ruột cá rồi chấm với nước mắm tỏi ớt. Tranh thủ ăn khi còn nóng, bạn sẽ ngất ngây với vị ngọt dai của cá lóc quyện với mùi rơm hun khói quyện với mùi thơm đặc trưng của mắm, thơm của tỏi ớt. Cá cá lóc nướng trui Ở miền Tây có nhiều nhưng ngon và đặc biệt nhất là An Giang. Bạn có thể chạy vào trung tâm thành phố. Long Xuyên, hãy ghé quán ăn đặc ...

Ba khía rang me, chuột đồng nướng, gà nướng lu và hàng trăm món ngon đến từ các tỉnh miền Tây có tại ngày hội ẩm thực tại công viên Đầm Sen. Diễn ra từ 28/5 đến hết 1/6 tại công viên văn hóa Đầm Sen (TP HCM), ngày hội Ẩm thực Đất Phương Nam quy tụ nhiều gian hàng đặc sản đến từ các tỉnh miền Tây Nam bộ. Tại đây, thực khách có thể tham quan và tùy chọn món yêu thích để thưởng thức. Toàn bộ thức ăn đều được nấu nướng tại chỗ khiến thực khách thích thú bởi vừa được xem, được ngửi mùi thơm từ các món, sau đó có thể chọn mua để dùng. Gà ta thả vườn nướng lu được mang đến từ các tỉnh Tiền Giang, Long An là món được nhiều người ưa thích. Cá lóc nướng cuốn bánh tráng và rau vườn cũng thu hút nhiều người Sài Gòn. Lạ miệng với ba khía rang me. Xem thêm: Khách sạn khuyến mãi đến 52% tại Hồ Chí Minh Chim sẻ nướng. Lươn om trong trái bí đỏ. Chuột đồng Đồng Tháp nướng muối ớt. Hột vịt lộn xào me. Chả giò cá kèo chấm nước mắm me. Ngoài các món ăn mặn, hội ẩm thực Đất Phương Nam còn có các món bánh quen thuộc của miền Tây. Trong ảnh là bánh làm từ khoai tím hay còn gọi là khoai mỡ. Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hồ Chí Minh Bánh da lợn. Bánh tằm làm từ khoai mì. Bánh cay. Bánh tét lá dừa nhân chuối đến từ Bến Tre Chuối sáp hấp trộn dừa nạo của Tiền Giang. Xem thêm: Các tour du lịch Hồ Chí Minh giá rẻ Mytour.vn – Nguồn: Vnexpress

Tháng 7, tháng 8 âm lịch nếu có dịp đến miền Tây, bạn sẽ được đắm chìm trong sắc hoa tràm trắng tinh, những đồng sen rực rỡ khắp một vùng Đồng Tháp, hay những chùm bông điên điển rực vàng trong nắng…Và sẽ thật tuyệt vời nếu bạn không quên thưởng thức món ngon miền Tây mùa nước nổi. Top 8 ẩm thực miền Tây mùa nước nổi gây thương nhớ   Lẩu cá linh bông điên điển Đậm chất ẩm thực miền Tây mùa nước nổi không thể quên kể món lẩu cá linh bông điên điển. Đầu tháng 9 đến tháng10 là cá linh non, thịt mềm, hầu như không có xương, thịt ngọt. Bông điên điển cũng vào mùa trổ bông, những bông hoa dại màu vàng ươm, vị giòn, bùi. Vị ngọt từ cá linh, chua chua, thơm giòn của bông điên điển chấm với nước mắm mặn pha ớt… tạo nên một món ăn tuyệt tác miền sông nước mà không đâu có được.   Lẩu cá linh bông điên điển – đặc sản miền Tây làm du khách quyến luyến   Chuột đồng nướng lu Xưa nay, các món được chế biến từ chuột đều được người dân miền Tây ưu chuộng. Thịt chuột đồng có thể nướng tẩm ướp các loại gia vị như muối ớt, sả… nhưng đặc biệt nhất ở miền Tây chính là nướng lu. Chuột để nướng lu phải là những chú chuột đã ăn no lúa chín, béo múp, được làm sạch ruột, cắt móng, rồi tẩm ướp gia vị, sau đó móc từng con vào lu.   Chuột đồng nướng lu – đặc sản miền Tây mùa nước nổi Thịt chuột vừa quay vừa trở tay, thêm mỡ, thêm nước gia vị, khoảng một tiếng sau thì chuột chín vàng, thịt thơm, mềm và da rất giòn, ngon.   Cá lóc nướng trui Không phải cao hương mỹ vị, rất dân dã nhưng món cá lóc nướng trui là món ăn không thể không nhắc trong top món ngon miền Tây mùa nước nổi. Cá lóc có thịt chắc, ngọt, xuất hiện nhiều vào mùa nước. Cá lóc nướng trui kiểu dân dã mang đậm hương vị đồng quê khiến cho ai một lần ném thử đều không khỏi xuýt xoa. Con cá sau khi được làm sạch ruột sẽ được xiên vào que tre, cắm xuống đất rồi phủ rơm lên và đốt. Yêu cầu khó nhất là để cá không bị khét hoặc sống. Phải phủ rơm vừa đủ, rơm ít cá sẽ sống, khi ăn có mùi tanh còn rơm nhiều quá cá khét thì ăn bị đắng.   Cá lóc nướng trui – món ăn dân dã miền Tây rất được ưu chuộng   Cá lóc nướng trui ngon nhất khi vừa chín tới, thịt trắng phau được bao bọc bởi lớp vảy cháy xém, ăn cùng bánh tráng rau thơm, chuối xanh, dưa chuột, khế và chấm nước mắm me.   Bông súng mắm kho ...

Sự xuất hiện tần suất dày của bún cá, bún mắm, hủ tiếu, bánh tằm bì… phần nào cho thấy “tình yêu” của thực khách Sài Thành với các món ăn miền Tây. Bún cá   Bún cá Kiên Giang Bún cá Châu Đốc Bún cá Sóc Trăng Là một trong những món ăn dân dã của miền Tây, bún cá mê hoặc thực khách ở những cọng bún thanh mảnh, nước lèo đậm đà, cái tươi ngon của cá lóc, của những con tôm đồng, cái giòn của heo quay cùng hương vị đặc trưng của các loại mắm. Tại Sài Gòn có hàng loạt thương hiệu bún cá như bún cá Kiên Giang, bún cá Sóc Trăng, bún cá An Giang…. Điểm chung là chúng đều được nấu từ cá lóc và các loại mắm đặc trưng của vùng sông nước như mắm cá linh, cá sặc, mắm bò-hóc… Nhiều điểm chung song cách chế biến, cách gia giảm gia vị và nguyên liệu đi kèm.., khiến chúng có những đặc trưng riêng về hương và vị. Hủ tiếu   Hủ tiếu Nam Vang Hủ tiếu Mỹ Tho Hủ tiếu Sóc Trăng Hủ tiếu là món ăn của người Hoa du nhập vào miền Tây và nhanh chóng trở thành món ăn nổi tiếng. Các thương hiệu của hủ tiếu miền Tây có thể kể đến là hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu Nam Vang và hủ tiếu Sa Đéc. Mỗi loại hủ tiếu mang đến những hương vị khác nhau, cách thưởng thức khác nhau. Tuy nhiên đều cùng chung một điểm và đều thu hút người dùng với sợi hủ tiếu dai mềm, nước dùng trong vắt, nguyên liệu đi cùng phong phú (tôm, thịt, lòng heo…), chén sa tế cay nồng cùng các loại rau sống tươi như xà lách, cải cúc, hẹ, giá tươi. Bún mắm Bún mắm là món ăn được biến tấu từ món mắm kho, một trong những món ăn đặc trưng lâu đời của người dân Nam Bộ. Mắm kho được dùng chung với cơm và khi gia giảm thêm nước dùng, bún tươi, món mắm kho ấy trở thành bún mắm.   Món ăn này được chế biến khá đơn giản, con mắm linh hay bò hóc được nấu rã ra cùng nước sôi, sau đó lọc bỏ xương, nấu chung với thịt ba chỉ heo xắt mỏng, tôm tươi, mực heo quay, nêm nếm vừa ăn. Rau ăn cùng bún mắm khá phong phú với cọng bông súng, rau đắng, bắp chuối, rau muống, kèo nèo, giá, rau nhút… Lẩu mắm   Lẩu mắm phong phú với hàng chục nguyên vật liệu đi kèm… … Kết đôi với nước lẩu đậm màu, đậm vị. Lẩu mắm có chung một loại mắm và có cách chế biến tương tự như bún mắm nhưng lẩu mắm là món ăn có ý nghĩa gắn kết – dành cho nhiều người nên nguyên liệu và thành phần của món ăn cũng phong ...

Ngay tại Hà Nội đã có những quán bán những món miền Tây rất ngon cho ai yêu thích nền ẩm thực này. Miền Tây có rất nhiều món ăn ngon khiến du khách nếm một lần là nhớ mãi. Ngay tại Hà Nội đã có những quán bán những món miền Tây rất ngon cho ai yêu thích nền ẩm thực này. Bánh khọt Đối với người dân miền Tây, đây là món quà vặt rất đỗi thân quen và ăn hàng ngày thì đối với người dân Thủ đô, đây vẫn là món ăn có phần xa lạ và ít có quán ăn nào phục vụ. Tuy nhiên bạn có thể tìm món bánh này ở Mai Hắc Đế hay Trần Đăng Ninh. Nguyên liệu làm ra món bánh này đơn giản gồm bột gạo nhân tôm, thịt cùng cách chế biến cũng không đòi hỏi nhiều sự cầu kỳ. Nhưng để cho ra những chiếc bánh khọt ngon nhất thì thịt phải mềm, tôm tươi còn bơi và được tẩm ướp cho vào giữa khuôn bánh. Khi bánh chín, bột trở màu vàng nhẹ, bên trên là ít hành, thịt băm, tôm đỏ tạo nên màu sắc bắt mắt. Thường người miền Tây ăn nước chấm có phần hơi ngọt, nhưng sau khi sử dụng nước chấm chua ngọt đu đủ quen thuộc của miền Bắc thì món bánh trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều. Bánh ăn kèm với rau sống, đu đủ ngâm. Lẩu mắm Lẩu mắm chính là một trong số những món ăn miền Tây Nam Bộ được yêu thích nhất với người dân Hà Nội. Không chỉ chinh phục thực khách bởi sự phong phú về nguyên liệu, đó còn là sự kết hợp giữa đặc sản sông nước với những sản vật trên đồng ruộng. Bạn có thể thưởng thức tại Trương Định, 65 Văn Cao, 29 Phan Chu Trinh, 99 Ngụy Như Kon Tum. Nồi lẩu được chế nước có mắm cá linh, mắm cá sặc để có hương vị và màu sắc giống mùi mắm, sóng sánh quyện mùi tỏi ớt…Sau đó thả thêm tôm, cua, cá để ngọt nước. Tiếp đến mới nhùng thịt bò, thịt lợn để ăn vừa chín tới, lại không bị dai. Rau để ăn kèm cũng rất đa dạng, đầy đủ như cọng súng, rau đắng, rau cải, khế chua, dứa,…Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm thấy một bức tranh đa sắc màu, hấp dẫn và đầy đủ chất dinh dưỡng, và giá cả cũng vô cùng phải chăng. Cơm cháy kho quẹt Để thưởng thức món ăn độc đáo này ở Hà Nội, bạn có thể ghé qua các địa: ngõ số 3 phố Vũ Thạnh, Quán ngon miền tây (65C Văn Cao)… Mắm kho quẹt là loại mắm được kho sệt đặc quánh lại, mang vị mặn mặn, ngọt nhẹ, pha chút cay tê nhẹ nơi đầu lưỡi. Còn cơm cháy ăn cùng lại là phần cuối nồi, nhưng không cứng ...

Miền Tây, miền sông nước, miền quê gắn liền với bao thế hệ. Khi đến với miền Tây, các bạn sẽ có được cảm giác thoải mái bởi không khí trong lành, sự thân thiện của người dân bản địa và đặc sản đậm chất miền quê sông nước. Sau đây là những món ngon dân dã bạn nhất định phải thử nếu có dịp ghé chơi Miền Tây nhé.      Bánh xèo So với các nơi khác, bánh xèo miền Tây có thêm nước cốt dừa tạo nên vị béo và mùi thơm đặc trưng. Để làm ra chiếc bánh màu vàng, người dân trộn thêm chút nghệ vào bột, khuấy thật đều tay. Bánh cỡ lớn sau khi đổ lên chảo, được rắc phần nhân tôm, thịt đầy đặn cùng đậu xanh tạo vị bùi. Cá lóc nướng Đây là món quen thuộc của người dân miền Tây Nam bộ, được phục vụ nhiều trong các nhà hàng, quán ăn. Những con cá lóc tươi rói sau khi bắt dưới mương lên được xiên vào một que tre để nướng. Cá toả mùi thơm nức mũi ngay khi còn trong than đỏ. Sau khi chín, cá dọn ra đĩa cùng rổ rau sống, bánh tráng, chén nước chấm chua cay. Bạn có thể chọn cách cuốn cá cùng bánh tráng hoặc ăn kèm với bún tươi. Thịt cá lóc nướng trui cho vị ngọt, chắc béo. Suất ăn được tính tiền theo cân nặng của cá. Gỏi tép đồng bông điên điển Điên điển dễ thích nghi với môi trường và có sức sống mãnh liệt ở vùng ngập nước, cho hoa màu vàng tươi, xuất hiện phổ biến ở An Giang, Đồng Tháp, Long An và TP Cần Thơ. Từ loại bông hoang dã, người dân miền Tây chế biến thành nhiều món như dưa chua, canh, gỏi, hoặc ăn sống chấm cá kho, nhúng lẩu, ăn kèm với bún cá… Trong đó, gỏi tép đồng với bông điên điển là một trong những món bạn nên thử. Bông điên điển giòn, bùi cùng những con tép đồng thơm ngậy, ăn rất đưa cơm. Món ăn phổ biến trong các nhà hàng, thường phục vụ trong bữa cơm trưa. Lẩu riêu cua đồng Nguyên liệu gồm tôm, cá kèo, cá viên, mực… và không thể thiếu riêu cua lần lượt được cho vào nồi nước lèo sôi sùng sục, sau đó đến các loại rau ăn kèm. Thịt được chấm cùng nước mắm nguyên chất mới đúng điệu. Chuột đồng chiên nước mắm Chuột đồng như một đặc sản của người miền Tây, được chế biến bằng nhiều cách khác nhau như nướng lu, sấy khô, xé phay và chiên nước mắm. Những con chuột đồng to múp sau khi bắt về sẽ thui cho vàng rồi làm sạch, để ráo. Công đoạn làm sạch là quan trọng nhất để khi ăn không còn mùi. Trước khi đem chiên trong chảo dầu sôi, thịt được ướp ...

Những con đuông to tròn ngọ nguậy trong chén nước mắm hay rắn mối nằm chễm chệ trên chiếc đĩa ăn đôi khi sẽ làm bạn sợ sệt khi có ý định thưởng thức. Xem tin hot: Ngoài các món quen thuộc có vẻ ngoài dễ nhìn thì miền Tây còn có những món ăn làm du khách e ngại khi nhìn thấy. Tuy nhiên đó là những món đặc sản có một không hai và luôn là món khoái khẩu của rất nhiều người. Đây là những món đặc sản bạn nên thử một lần khi đi du lịch Miền Tây. 1. Rắn mối Là loài bò sát có hình dáng giống kỳ nhông nhưng mập hơn và có lớp vảy bóng, rắn mối sống quanh vườn nhà và ăn các con mối. Rắn mối có nhiều nhất ở miền Tây và xuất hiện quanh năm. Người dân nơi đây bắt rắn mối bằng cách kiếm vài con tép trấu móc vào lưỡi câu và đặc dọc hè nhà. Chỉ cần thấy con mồi ngoe nguẩy thì chắc rằng con rắn mối sẽ bị dính câu. Sơ chế rắn mối bằng cách làm sạch sau đó nhúng vào nước sôi và cạo sạch vảy. Chặt bỏ hết phần đầu, chân và bỏ ruột, tuyệt nhiên không được bỏ đuôi vì đây là phần ngon và bổ nhất. Sau đó, rắn mối được chiên giòn nguyên con và ăn với mắm ớt. Nhìn những con rắn mối chình ình trên đĩa nguyên con bạn sẽ cảm thấy e ngại vì dáng hình lạ lẫm, tuy nhiên khi đã ngấm qua vị thơm, thịt của nó sẽ khiến bạn muốn thưởng thức thêm lần thứ hai. Ngoài chiên rắn mối còn nhiều cách chế biến khác như xào sả ớt hay nướng mọi. 2. Đuông dừa Đuông dừa là một loài ấu trùng của bọ cánh cứng như kiến dương. Loài bọ này thường chọn những cây dừa to khỏe để đẻ trứng, nở thành ấu và ăn cổ hũ dừa để lớn dần. Đây là một trong những đặc sản quý của người sành ẩm thực. Tuy ngon nhưng không phải ai cũng dám thử vì nhìn hình dáng lúc đầu nhiều người vẫn tưởng là loài sâu hơn là một món đặc sản. Đuông dừa được biến tấu thành nhiều món hấp dẫn. Dễ chế biến và được nhiều người ưa thích là đuông dừa sống ăn kèm với nước mắm ớt. Những con đuông còn sống được thả vào chén rượu trắng để tự thải ra các chất bẩn sau đó rửa sạch và cho vào chén mắm ớt. Nhìn con đuông ngọ nguậy nhiều người sẽ không dám động đũa nhưng đã thử thưởng thức qua, vị béo ngọt sẽ làm du khách thòm thèm. Ngoài ăn sống, đuông còn được chế biến thành nhiều món thơm ngon khác như đuông chiên bơ, đuông hấp sôi hay đuông dừa nấu cháo. 3. Rắn Rắn có lẽ là ...

Lẩu mắm Cần Thơ – món ăn đặc sản nổi tiếng xứ Tây Đô Địa chỉ thưởng thức món lẩu mắm Cần Thơ ngon nhất 1. Quán lẩu mắm Dạ Lý   2. Quán lẩu mắm miền Tây    3. Quán 5 Nương 4. Quán Hương Dừa 5. Quán lẩu mắm Má Năm Thưởng thức món lẩu mắm Cần Thơ thơm ngon hấp dẫn với nước dùng ngọt thanh, cùng các loại hải sản và rau đặc trưng ở miền Tây ăn một lần là nhớ. Nếu có dịp ghé thăm xứ Tây Đô nhất định phải thưởng thức lẩu mắm để cảm nhận nhé! Lẩu mắm Cần Thơ – món ăn đặc sản nổi tiếng xứ Tây Đô Lẩu mắm Cần Thơ là món ăn nổi tiếng của ẩm thực miền Tây Nam Bộ mà bất kỳ du khách nào cũng muốn được thưởng thức một lần. Món lẩu mắm được nấu từ các loại nguyên liệu như: Mắm cá linh, tôm, cua, cá, bạch tuộc, mực… Món lẩu mắm được ăn kèm với nhiều loại rau đặc sản của miền Tây như: Rau nhút, bông súng, bông điên điển, rau muống, hoa chuối, giá đỗ… Lẩu mắm món ăn đặc sản Cần Thơ được nhiều du khách yêu thích Món lẩu mắm là đặc sản không thể thiếu được trong những bữa ăn sum họp bên gia đình, đãi tiệc hay tất niên cuối năm của người dân miền Tây. Để có món lẩu mắm thơm ngon và chuẩn vị của người Cần Thơ, cần lựa chọn nguyên liệu tươi ngon. Đó là loại cá linh được phi lê lấy thịt, phần xương được dùng để nấu nước dùng. Cho thêm sả và gia vị vào nồi nước lèo là xong. Khi ăn sẽ đun sôi nồi nước dùng rồi cho thêm các loại tôm, cá, thịt, mực và bạch tuộc vào đun sôi là thưởng thức. Món lẩu mắm được chế biến từ các loại rau rừng tươi ngon Món lẩu mắm Cần Thơ mê hoặc thực khách với hương vị thơm ngon của nước lẩu đậm đà, cùng các loại tôm cá và rau đặc sản miền Tây. Không chỉ là món ăn thơm ngon, món lẩu mắm còn gắn liền với cuộc sống mưu sinh của con người vùng sông nước miền Tây. Vì vậy nếu có dịp du lịch Cần Thơ bạn hãy một lần thưởng thức món ăn đặc sản nổi tiếng này và cảm nhận. Thưởng thức nồi lẩu mắm thơm ngon hấp dẫn   Địa chỉ thưởng thức món lẩu mắm Cần Thơ ngon nhất Du khách có thể dễ dàng lựa chọn được cho mình địa chỉ ăn lẩu mắm, tuy nhiên ngon và nổi tiếng nhất phải kể tới: 1. Quán lẩu mắm Dạ Lý   – Địa chỉ: Số 89 đường 3 Tháng 2, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ Quán lẩu mắm Dạ Lý là địa chỉ nổi tiếng ở Cần Thơ phục vụ món lẩu mắm. Mỗi nồi ...

Việt Nam là một trong những quốc gia có nền văn hóa ẩm thực độc đáo và đa dạng, thu hút rất nhiều thực khách quốc tế thưởng thức, trong đó không thể không kể đến các loại rau, củ, quả tươi ngon và tốt cho sức khỏe. Bản tin ẩm thực đặc biệt xin giới thiệu một số “đặc sản” rau củ nổi tiếng của từng vùng, miền dưới đây đảm bảo chất dinh dưỡng thiết yếu, hơn nữa lại “dễ tính” và cho sản phẩm sạch quanh năm.

Ẩm thực miền Tây bao giờ cũng đa dạng và đầy màu sắc, đặc biệt là những món ngon ngày Tết luôn hấp dẫn thực khách bởi những hương vị dân dã nhưng lại vô cùng ngon, bắt miệng. Món ngon ngày Tết miền Tây có gì? Thịt kho rệu Nhắc đến những món ngon ngày Tết tại miền Tây thì không nên bỏ qua món thịt kho rệu huyền thoại mà nhà nào cũng có. Đây là một món ăn truyền thống có trong ngày Tết, thịt thường được kho vào ngày 30 Tết và kho càng mềm, càng rệu thì càng ngon; đi cùng với món thịt kho rệu, không thể thiếu hột vịt. Ảnh minh họa. Ảnh minh họa. Canh khổ qua Trong mâm cơm ngày Tết, canh khổ qua cũng là một món ăn không thể thiếu. Theo quan niệm của người miền Tây, ngày Tết, ăn canh khổ qua để cho mọi cái khổ của năm cũ trôi qua đón chào những điều may mắn, bình an, hạnh phúc cho năm mới. Với nhiều người không ăn được khổ qua nhưng gia đình vẫn thường có một ít cho mâm cúng ngày Tết. Đây được xem như là một thông tục sinh hoạt của người dân khi “Tết đến, xuân về”. Ảnh minh họa. Ảnh minh họa. Để cho món canh này ngon hơn, bên trong khổ qua được dồn thịt, chả, nấm. Với nhiều gia đình còn cho thêm cả bún tàu, hành lá, nêm nếm vừa vị và sau đó hầm khổ qua trong nhiều giờ. Khổ qua tuy đắng nhưng ăn rất tốt cho sức khỏe đặc biệt là mát người và mang lại nhiều may mắn cho năm mới. Dưa kiệu ngâm chua Ảnh minh họa. Dưa kiệu thường được làm trước Tết cả 10 ngày để có thể ngâm cho vừa vị đến Tết là kịp dùng. Để làm được kiệu cho bữa ăn ngày Tết sẽ mất rất nhiều công sức và thời gian. Để làm được kiệu thơm ngon, giòn phải lựa chọn tốt từ khâu chọn mua kiệu sau đó là sơ chế và cuối cùng là ngâm kiệu. Một đĩa dưa kiệu ngâm chua cùng với tôm khô đơn giản nhưng lại được nhiều người ưa thích. Vị chua chua giòn giòn, ăn vào có chút nồng the the kèm với tôm khô dai dai, ngọt thịt, thêm vào chút đường để tẩm ướp đã có thể cho ra một dĩa dưa kiệu ngon đúng bài cho ngày Tết miền Tây. Lạp xưởng Lạp xưởng là món ăn rất phổ biến ở miền Tây vào dịp Tết. Lạp xưởng có nhiều loại như lạp xưởng tươi, lạp xưởng khô, lạp xưởng nạc, lạp xưởng tôm, lạp xưởng cá… Nhiều địa phương miền Tây nổi danh với món lạp xưởng như Sóc Trăng, Cần Giuộc (Long An), An Giang… Lạp xưởng có thể luộc, chiên, nướng trước khi ăn. Trong đó, cách được nhiều người ưa chuộng ...

Khám phá những món ngon từ đuông dừa miền Tây 1. Đuông dừa miền Tây rang mặn 2. Đuông dừa miền Tây tẩm bột chiên 3. Đuông dừa miền Tây nướng muối ớt 4. Đuông dừa hấp xôi 5. Đuông dừa nấu cháo 6. Đuông dừa tắm mắm 7. Đuông dừa luộc nước dừa 8. Đuông dừa làm gỏi Địa chỉ một số quán Đuông dừa miền Tây ngon cho bạn tham khảo Đuông dừa miền Tây chấm mắm ăn sống, chiên, nướng, luộc, nấu xôi… là những món ngon từ lâu đã trở thành đặc sản miền Tây nức tiếng. Khám phá những món ngon từ đuông dừa miền Tây Đuông dừa sống trong thân cây dừa nên rất sạch và có nhiều protein có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nó chỉ to bằng ngón tay trỏ hoặc ngón chân cái người lớn, dài chừng 3 – 5 cm, toàn thân màu vàng nhạt. Con nào cũng ứ sữa, mập tròn và mềm nhũn khiến nhiều người nhìn bên ngoài đều thấy có chút ghê sợ. Trong các nhà hàng sang trọng, quán nhậu hay các quán côn trùng vỉa hè ở Hà Nội hay Sài Gòn đều có bán. 1. Đuông dừa miền Tây rang mặn Đuông sơ chế cho vào chảo rang mặn và hơi khô với muối, đường, bột ngọt, gần tương tự như cách làm món nhộng tằm, thường dùng như một món ăn mặn với cơm. Món ăn này được nhiều gia đình lựa chọn. 2. Đuông dừa miền Tây tẩm bột chiên Sau khi sơ chế sạch, cho một vài hạt lạc vào trong thân đuông, lăn qua hỗn hợp bột mì, bột năng, trứng gà, chút hồ tiêu tán nhuyễn, muối, đem chiên vừa độ vàng trong chảo mỡ sau đó đảo qua bơ cho thơm vàng. Sau khi chiên, để cho ráo mỡ, kẹp cùng với rau sống để ăn cho đỡ ngấy. 3. Đuông dừa miền Tây nướng muối ớt Đuông dừa được xiên đầu vào tre, nướng liu riu trên than hoa đến khi chín vàng rồi cuốn cùng các loại rau như xà lách, cải trời, càng cua, cải xanh, húng quế, tía tô, ớt… chấm vào chén mắm me chua để thưởng thức. 4. Đuông dừa hấp xôi Trong khi đồ xôi, cho vài ba con đuông dừa lên trên bề mặt gạo nếp, xôi chín thì đuông cũng chín. Người ta có thể ăn kèm xôi, cũng có thể chọc cho sữa trên mình đuông chảy ra, trộn đều nồi xôi. Món này thường ăn cùng mắm ngon hoặc thịt gà rang. 5. Đuông dừa nấu cháo Cháo đuông đơn giản chỉ gồm đuông, thịt lợn, gạo, gừng, hành lá và gia vị, nước cốt dừa. Riêng với con đuông dừa người ta rửa sạch bằng nước lạnh, sau đó cho chúng vào một chén rượu trắng trong 2 phút rồi cho vào một chén nước mắm ớt vài phút rồi vớt chúng ra ...

1. Các món lẩu đặc sản Cần Thơ Lẩu mắm Lẩu cá bông điên điển Lẩu rắn Lẩu cá kèo 2. Các món bún, hủ tiếu ngon của Cần Thơ Bún mắm Bún riêu tôm khô Bún quậy Hủ tiếu Sa Đéc 3. Các loại bánh, gỏi Bánh tét lá cẩm Bánh hỏi mặt võng Bánh cống Bánh xèo nem lụi Bánh đúc lá dứa Bánh tằm bì 4. Các món ngon Cần Thơ khác Ba khía Vịt nấu chao Ốc nướng Cần Thơ Cơm cháy kho quẹt Cần Thơ là một tỉnh miền Tây được nhiều du khách biết tới với phong cảnh thiên nhiên thanh bình và những nét văn hóa độc đáo. Trong đó, ẩm thực là một điều không thể bỏ lỡ khi đến với vùng đất này. Dưới đây hãy cùng tìm hiểu top những món ngon Cần Thơ mà bạn nhất định phải thử một lần trong đời nhé! 1. Các món lẩu đặc sản Cần Thơ Nói đến miền Tây chắc chắn không thể bỏ qua các món lẩu đặc biệt với lẩu cá, lẩu mắm “nhà làm”. Nếu bạn muốn thưởng thức hương vị đậm đà nhưng dung dị thì không nên bỏ qua những món lẩu Cần Thơ dưới đây. Lẩu mắm Đây là món ăn đặc sản của người miền Tây, với những nơi khác chỉ khi có dịp sum họp người ta mới ăn lẩu. Nhưng với người Cần Thơ thì đây là món lẩu thường thấy trên bàn ăn, không chỉ có ý nghĩa gắn kết mà còn thể hiện được hương vị độc đáo của con người miền sông nước. Lẩu mắm Cần Thơ được nấu từ mắm cá linh, cá lóc hoặc cá sặc được ủ lâu ngày cùng với tôm, cá, cua, thịt, mục… Ăn kèm với đó là nhiều loại rau xanh khác như bông điên điển, rau muống, ông súng, rau nhút, hoa chuối, giá đỗ… Vị mặn mặn đậm đà của nước lèo mắm sẽ khiến cho rau xanh thêm phần đậm vị và không bị nhạt miệng. Ảnh sưu tầm  Địa chỉ thưởng thức lẩu mắm Cần Thơ  Số 162/18 đường Trần Ngọc Quế, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ Số 98 đường Huỳnh Cương, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Số 47, đường Huỳnh Cương, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Lẩu cá bông điên điển Lẩu cá ăn cùng bông điên điển cũng là một trong những đặc trưng ẩm thực của người Cần Thơ. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có món lẩu cá linh điên điển ngon để ăn. Phải chờ đến tầm tháng 9 đến tháng 11 hằng năm. Lúc này hoa vào mùa, lúp nhúp vàng ở khắp mọi nơi, mùa nước nổi lên thì thịt cá mới ngon, cá to và xương cứng cáp, mỡ bụng béo ngậy càng khiến cho nồi lẩu thêm phần hấp dẫn. Và ăn kèm với đó không thể thiếu các loại rau như rau muống, ...

Nói đến miền tây là nói đến miền sông nước, nói đến cái gì đó được cho là dân dã, mọc mạc. Riêng nói đến ăn uống thực khách có thể nghĩ ngay đến các món thịt cá, sơn hào hải vị nhưng không ai có thể ngờ rằng ngoài những món ấy ra thì còn nhiều món mà ta chưa từng thử qua như canh chua bông điên điển, mắm cá linh kho, tuy nó đơn giản nhưng cực kỳ ngon và còn là món đặc trưng của miền sông nước. Dưới đây là những món ngon mà thực khách nếu điến miền tây nhất định phải thử qua tuy đơn giản nhưng phải nói nếu đã thử qua thì sẽ không bao giờ quên.

Về Miền Tây ăn gì? Món ngon miền Tây – Canh chua cá linh bông điên điển Ẩm thực miền Tây – Lẩu mắm – Bún mắm – Mắm kho Món ngon miền Tây – “Cháo cá lóc”, “Lẩu cháo cá lóc” Ẩm thực miền Tây – Hủ tiếu Sa Đéc Đặc sản miền Tây – Bò Bảy Núi Đặc sản miền Tây làm quà hấp dẫn Đặc sản miền Tây làm quà – Kẹo dừa Bến Tre Đặc sản miền Tây làm quà – Bánh Pía Sóc Trăng Đặc sản Miền Tây làm quà – Nem Lai Vung, Đồng Tháp Đặc sản Miền Tây làm quà – Mắm Châu Đốc, An Giang Đặc sản Miền Tây làm quà – Lạp xưởng Cần Đước Miền Tây hay khu vực đồng bằng Sông Cửu Long là khu vực rộng lớn gồm 1 thành phố và 12 tỉnh thành. Về miền Tây, bạn không chỉ được ghé thăm những miệt vườn, trải nghiệm chợ nổi mà ở đó còn những món ngon và đặc sản Miền Tây làm quà vô cùng hấp dẫn. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho du khách những đặc sản làm quà mà bạn không nên bỏ lỡ. Về Miền Tây ăn gì? Món ngon miền Tây – Canh chua cá linh bông điên điển Nhắc đến miền Tây sông nước không thể không nhắc tới canh chua cá linh bông điên điển, món ăn này thường có vào tháng 8 hàng năm – mùa nước nổi, khi đó người dân mới đánh bắt được loài cá linh đặc biệt. Món ăn kết hợp giữa vị chua, vị thơm ngon của cá linh, ngọt thanh của bông điên điển khiến du khách yêu thích. Đặc sản miền Tây – Canh chua cá linh bông điên điển hương vị hấp dẫn 53 Phạm Hữu Lầu, P. 4, TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp. Quốc Lộ 53, Khóm 6, Thị Trấn Càng Long, Càng Long, Trà Vinh. Các nhà hàng lẩu ở các tỉnh miền Tây Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Đồng Tháp chi tiết từ A đến Z | Du lịch miền Tây Ẩm thực miền Tây – Lẩu mắm – Bún mắm – Mắm kho Sử dụng các nguyên liệu chung là các loại mắm như mắm cá linh, mắm cá lóc, mắm cá sặc,… cùng các loại rau như rau hẹ nước, bông súng, điên điển, rau muống,… 3 món ngon từ mắm là Bún mắm – Lẩu mắm – Mắm kho đã gây ấn tượng riêng cho khách du lịch khi thưởng thức. Đặc sản miền Tây – Lẩu mắm là một trong những món ăn nên thử khi đến Miền Tây Lẩu Mắm Dạ Lý- 89 Ba Tháng Hai, Hưng Lợi, Ninh Kiều, Cần Thơ Lẩu Mắm Cây Sơ Ri – 75 Trần Việt Châu, An Hoà, Ninh Kiều, Cần Thơ Lẩu mắm Hiếu Miên, 5D Lê Lai, P. Mỹ Bình, Thành phố Long Xuyên, An Giang Quán Bún Mắm 173 – 594 ...

1 Ốc bươu vàng có độc? 2 Giá trị dinh dưỡng 3 Đặc sản nhưng…phải biết chế biến 4 Cách sơ chế ốc bươu 5 Hướng dẫn làm món ốc nướng tiêu trong 10p (Theo me.phununet.com) Đối với những ai đã từng du lịch đến đồng bằng Sông Cửu Long, ắt hẳn cũng đã ít nhất một lần chứng kiến người dân nơi đây chế biến ốc bươu như một loại đặc sản. Nổi bật chính là món ốc nướng tiêu với hương vị vô cùng độc đáo. Tuy nhiên không phải ai cũng đã nếm thử và biết được giá trị dinh dưỡng của loại ốc này. Hãy cùng nhatkyphuotvn khám phá về những điều thú vi ở món đặc sản này nhé. Ốc bươu nướng tiêu xanh – Đặc sản của người miền Tây Ốc bươu vàng có độc? Hiện tại ốc bươu vàng xếp vào danh sách bị cấm nuôi và cần tiêu diệt ở Việt Nam. Cũng vì vậy mà nhiều người lầm tưởng rằng ốc bưu là loài động vật chứa độc tố. Nhưng trên thực tế lại khác, ốc bưu chứa nhiều chất dinh dưỡng và là 1 phương thuốc chữa bệnh hiệu quả. Thịt ốc bươu chứa nhiều dinh dưỡng có ích cho sức khỏe Thực chất ốc bưu vàng bị cấm nuôi là do khả năng lây lan và phá hoại mùa màng là quá lớn trong khi Việt Nam lại là một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Việc để cho ốc bưu phát triển nhanh có thể gây hại đến nên kình tế của đất nước. Giá trị dinh dưỡng Thịt ốc có tính hàn, vị ngọt và có chứa nhiều dưỡng chất như đạm, B2, A, mỡ cacbua hydrat, sắt, canxi… Đặc biệt, ốc là nguồn cung cấp chất đạm và canxi dồi dào, tốt cho bà mẹ mang thai. Ngoài ra trong cơ thể ốc có chứa 1.357mg canxi, và 11,9g protein. Đông y dùng ốc luộc để chữa vàng da, phù thũng, bệnh gan, thủy đậu, trĩ, nhiễm trùng… Có thể chế biến ốc thành nhiều món ăn rất tốt cho sức khoẻ. Có thể làm nhiều món khác nhau với hương vị vô cùng hấp dẫn Đặc sản nhưng…phải biết chế biến Mặc dù đặc sản ở miền Tây nhưng việc chế biến cũng không hề đơn giản. Để được thưởng thức thị ốc, người đầu bếp phải thật tỷ mỉ trong khâu chế biến và làm sạch. Ốc bươu dù sao cũng là loại động vật sống ở sông, ngòi nên ít nhiều cũng không phải là sạch như các con vật được nuôi. Nếu chế biến không đúng cách và sơ sài, có thể dẫn đến “tác dụng phụ” và ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc sản nhưng không dễ chế biến Cách sơ chế ốc bươu – Ngâm bằng nước gạo: Bạn dùng nước vo gạo để ngâm ốc 2 -3 tiếng, ốc sẽ nhả nhớt và chất bẩn ra nước ngâm dưới dạng vụn nhầy. Khi đó bạn chỉ cần vo sạch ốc lại bằng vài lần nước sạch. – Ngâm ốc bằng dao: Hãy thả vào nước ngâm ốc một con dao nhỏ. Mùi của dao trong nước sẽ kích thích ốc nhả bùn và chất bẩn ...

1. Lẩu cá linh bông điên điển 2. Cá lóc nướng trui Cần Thơ 3. Lẩu mắm ở Cần Thơ 4. Nem nướng Cái Răng Cần Thơ 5. Bánh cống ở Cần Thơ 6. Bún tôm khô Cần Thơ 7. Cá kèo nướng ống sậy 8. Lẩu bần Cần Thơ 9. Bánh hỏi mặt võng Phong Điền 10. Vịt nấu chao Cần Thơ 11. Hủ tiếu khô  12. Bánh tét lá cẩm  13. Bánh xèo củ hủ dừa 14. Ốc nướng tiêu xanh 15. Bánh tằm bì 16. Lẩu cá kèo 17. Ba khía rang me 18. Bánh đúc Cần Thơ 19. Chuối nếp nướng Cần Thơ 20. Cơm cháy kho quẹt Miền đất gạo trắng nước trong Cần Thơ sở hữu những nét ẩm thực đặc trưng với các món ngon hấp dẫn. Dù chỉ là những món ăn bình dị nhưng khi thưởng thức lại mang đậm đà khó quên. Những món ngon Cần Thơ này chắc chắn sẽ làm bạn phải xao xuyến và có thể chinh phục tín đồ ẩm thực. Hãy cùng Go2Joy tìm hiểu về những món ngon của vùng đất này qua thông tin sau. 1. Lẩu cá linh bông điên điển Trong làng ẩm thực Cần Thơ nói chung và ẩm thực miền Tây thì món lẩu cá linh có lẽ vô cùng quen thuộc. Món ăn này mang những hương vị đặc trưng, hấp dẫn với cá linh tươi ngon cùng với bông điên điển và các loại nguyên liệu đặc trưng của miền Tây. Món lẩu cá linh là món ăn đặc sản của xứ Cần Thơ (Nguồn: sưu tầm) Cá linh non có vị ngọt kết hợp cùng với vị giòn giòn, chua chua của bông điên điển mang đến cho bạn những cảm nhận khó quên. Món lẩu này, có thể ăn cùng với cơm, hay bún đều được. Thưởng thức một nồi lẩu, sẽ giúp bạn tiếp nạp năng lượng sảng khoái, có được món ngon đặc trưng của miền gạo trắng nước trong. Quán lẩu mắm Cần Thơ: số 162 Trần Ngọc Quế, Quận Ninh Kiều, Cần Thơ. Lẩu mắm Má Năm: nằm tại số 98 đường Huỳnh Cương, Quận Ninh Kiều, Cần Thơ. 2. Cá lóc nướng trui Cần Thơ Khi đi du lịch vùng sông nước, câu hỏi ăn gì ở Cần Thơ là điều nhiều người thắc mắc. Vùng sông nước này có nhiều món ăn ngon, hấp dẫn mọi thực khách. Trong đó, món cá lóc nướng trui là một trong những đặc sản dân giã được nhiều du khách yêu thích khi ghé đến vùng đất này. Cá lóc nướng trui là một món ngon hấp dẫn ở Cần Thơ (Nguồn: sưu tầm) Món cá lóc nướng trui không quá cầu kỳ nhưng thưởng thức một lần thôi cũng đủ làm bạn xiêu lòng. Cá lóc, khi được bắt lên sẽ đem sơ chế sạch, sau đó xiên que tre và phủ rơm để nướng. Khi chín, cá lóc sẽ ...

Dọc cung đường về miền Tây có nhiều món ngon rất nên nếm thử Dừng chân nếm thử những món ăn này trên đường về miền Tây nhé! Trong hành trình du ngoạn khám phá miền Tây, du khách sẽ có cơ hội được thưởng thức những đặc sản như cháo cá lóc, hủ tiếu Mỹ Tho, chuối nếp nướng cốt dừa… Dọc cung đường về miền Tây có nhiều món ngon rất nên nếm thử Hủ tiếu Mỹ Tho Nếu bạn đi tuyến đường về Tiền Giang, Cần Thơ… chắc chắn không nên bỏ qua tô hủ tíu Mỹ Tho trứ danh. Tô hủ tiếu Mỹ Tho là đặc sản bởi có sợi được chần qua nước sôi, thịt, xương, tôm vừa đủ, chan nước lèo ngọt trong và rắc hành tươi, giá đỗ lên trên. Khi ăn, ngoài vị ngọt và béo của nước hầm xương, mềm ngọt của tôm, thịt thì bạn sẽ cảm nhận được vị thanh dịu của nước lèo ở nơi đầu lưỡi. Du khách có thể ăn hủ tiếu Mỹ Tho ở bất cứ hàng quán nào tại Mỹ Tho hoặc ở ngay cổng chào thành phố với mức giá khoảng 30.000 đồng một bát. Cháo cá lóc rau đắng Dọc đường về Long An, Tiền Giang… có rất nhiều quán nhỏ bán cháo cá lóc rau đắng để cho khách đi đường hoặc khách du lịch bụi. Cá lóc chọn để nấu thường là cá lóc đồng, thịt rất chắc và thơm. Tùy theo sở thích của người ăn, chủ quán sẽ tách riêng phần đầu và ruột cá ra, phần thân cá sẽ được tách hết xương, khi ăn, người bán chỉ việc cho cá vào tô rồi múc cháo. Cháo cá lóc được ăn kèm đĩa rau đắng đất, thứ rau có vị đắng đến tê đầu lưỡi. Giá một nồi cháo cho 5-6 người ăn là khoảng 200.000 đồng. Bánh tằm bì Bánh tằm bì là món ăn đặc sản của người dân Bạc Liêu, tuy nhiên đi khắp các tỉnh thành ở miền Tây bạn cũng dễ dàng gặp món này ở ven đường hay ở chợ… Bánh tằm được xếp vào một chiếc đĩa, bì cho lên trên, tiếp đến là các loại rau thơm, rưới đều nước cốt dừa lên. Khi ăn món này, thực khách sẽ trộn lẫn các thành phần lại với nhau, nếu mà chưa vừa miệng thì có thể chan thêm ít nước mắm chua ngọt. Một đĩa bánh tằm bì giá khoảng 10.000 đồng. Dừng chân nếm thử những món ăn này trên đường về miền Tây nhé! Chuối nếp nướng cốt dừa Trái chuối nếp nướng ngòn ngọt được bọc bên ngoài bằng lớp bột, chan nước cốt dừa thơm lừng và rắc lên một ít đậu phộng. Nếu đi ngang qua thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp, bạn hãy nhớ thử chuối nếp nướng ở quán trên đường Lý Thường Kiệt. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm ...

1. Bún cá Kiên Giang 2. Cơm tấm 3. Cháo cá lóc 4. Lẩu cua đồng 5. Bánh canh 6. Lẩu cá linh bông điên điển 7. Hủ tiếu Đã từ lâu ẩm thực miền Tây được ví như một “bản màu đa sắc” với hàng vạn những điều đặc biệt mà phải cần đến một “tay sành ăn thứ thiệt” mới có thể khám phá hết nó. Dưới đây EFLY sẽ bật mí những món ngon đặc sản miền Tây Nam bộ mà bạn nên thử qua. Hãy cùng đọc và ghi nhớ nhé! Nghệ thuật thưởng thức ẩm thực cũng được xem là thú vui số 1 trong mỗi cuộc hành trình du lịch miền Tây sông nước, bởi nơi đây từ lâu đã có một nền ẩm thực truyền thống nức tiếng khắp bốn phương. Vì thế bạn nên nghiên cứu và tham khảo những món ngon độc đáo của miền Tây mà EFLY cung cấp dưới đây để không bỏ lỡ cơ hội “vàng” trong cuộc hành trình của mình sắp tới nhé! 1. Bún cá Kiên Giang Bún cá là món ăn đầu tiên xin giới thiệu đến bạn, bởi đây là món ngon miền Tây quê tôiđang sống, không đâu xa chính là tỉnh Kiên Giang. Bạn biết không! Cứ mỗi bữa sáng tôi mở cửa ra đều nhìn thấy sự đông vui nô nức của các hàng quán bán món bún cá và cũng không biết tự bao giờ Kiên Giang quê tôi được vinh danh ẩm thực miền Tây với món bún cá ngon tuyệt hảo. Hình 1 – Cuốn hút bởi màu sắc của bún cá kiên giang Nếu được một lần đến miền Tây sông nước thì lời khuyên của tôi dành cho bạn chính là đừng bỏ lỡ cơ hội được thưởng thức món bún cá Kiên Giang hảo hạng này nhé! Hình 2 – Bún cá Kiên Giang – món ngon đậm chất miền Tây 2. Cơm tấm “Ai ăn cơm tấm miền Tây, ngất ngây hương vị, đắm say nghĩa tình….” Đây là câu hò quen thuộc của những người dân nơi miền Tây, có lẽ họ thật sự tự hào vì thương hiệu ẩm thực độc đáo của mình. Đến miền Tây, bạn sẽ được thưởng thức món cơm tấm sườn, cơm tấm phá lấu, cơm tấm Long Xuyên,… Nghe thì không mấy đặc biệt nhưng khi ăn vào bạn sẽ cảm nhận được cái lạ riêng trong món cơm tấm miền Tây ấy. Tôi từng gặp một vị khách du lịch ăn cơm tấm ở Long Xuyên, họ đã không ngớt lời khen ngợi món ăn này trong vui sướng : “Tôi đã đi nhiều nơi nhưng chưa ăn món cơm tấm ở đâu khiến tôi cảm thấy thích thú như cơm tấm Long Xuyên, cơm vừa dẻo, có mùi hương đặc biệt, sườn kho rất thơm và đậm vị,… Ôi! Quả là một món ăn tuyệt vời”. Hình 3 – Món ngon dân dã cơm tấm ...

Các món ngon từ Cá Linh Bông điên điển Bánh xèo bông điên điển Bông súng mắm kho Cây hẹ nước Cua đồng Chuột đồng Cá lóc nướng trui Cá rô mề Ốc bươu nướng tiêu Du lịch miền Tây vào mùa nước nổi thường bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 11 hàng năm, thời gian này sông nước miền Tây đầy ắp đặc sản cá tôm từ thượng nguồn đổ về… Những món ăn không chỉ chứa đựng tinh hoa của đất trời mà còn đầy ắp tấm lòng hào sảng của người dân. Đến thăm miền Tây mùa nước nổi, du khách không chỉ khám phá những thắng cảnh tuyệt đẹp, trải nghiệm lối sống gần gũi của người dân mà còn được thưởng thức những món ăn dân dã, đồng quê nhưng đậm đà đến khó quên có thể kể đến như: bông điên điển, bông súng, cá linh, cá lóc đồng… Các món ngon từ Cá Linh Nói đến mùa nước nổi, ai cũng nghĩ ngay đến cá linh. Từ thượng nguồn sông Mekong, loài cá này theo dòng phù sa đến với miền Tây như món quà hào phóng của thiên nhiên. Đây cũng là mùa mưu sinh của bao gia đình sống bằng nghề lưới, đó, đáy, đăng, giăng câu… Trên thủy trình trôi dạt ấy, cá linh vừa đi vừa lớn, vừa sinh sản. Đầu mùa nước, cá linh bé như đầu đũa nên người dân gọi là cá linh non. Cá chưa lớn nên xương mềm, bụng có mỡ béo ngậy. Cá linh non đầu mùa kho với nước dừa, mía có hương vị ngon tuyệt. Vị béo ngậy của cá quyện với vị thơm ngọt của dừa khiến món ăn trở nên khác biệt. Cá linh kho tiêu trong nồi đất, ăn với cơm trắng, đơn giản mà đậm đà như tình người miền Tây hiếu khách. Cá Linh kho Con to bằng ngón tay thì nấu canh chua bông điên điển, kèo nèo, so đũa, bông súng hoặc chiên giòn, chiên bột chấm mắm me hay kho mắm. Món cá linh nhúng giấm bông điên điển rất đáng để du khách thưởng thức. Cá không cần đánh vảy, chỉ cần bỏ vào rổ tre chà nhẹ là được, sau đó bỏ ruột, ướp gia vị gồm chút muối, đường, bột ngọt, tiêu và tỏi băm. Giấm phải là giấm nhà có vị chua thanh đặc biệt. Cá linh chiên giòn Ngoài điên điển, món này phải ăn kèm với bông súng ma mọc dại chỉ dài khoảng 1 m để tăng hương vị cho món ăn. Cá linh cho vào nồi nước đang sôi, cùng các loại rau, để vừa chín tới mới giữ được độ ngọt. Vị ngọt của cá, vị giòn của bông điên điển, bông súng, chất chua thanh của giấm, cay cay của ớt, tiêu hợp thành một mùi hương khó quên. Lẩu cá linh bông điên điển Ăn cá linh, ngon nhất là ở ...

Món canh chua trái bần Món cá kho bần Trái bần chấm mắm Lẩu bần Gỏi bông bần Chuột đồng xào đọt bần Miền Tây sông nước với sự ưu đãi của thiên nhiên đa dạng về hệ sinh thái thực vật, vồ vàn những loại cây gắn liền với đời sống của người dân nơi đây, trong đó có cây bần. Ở miền Tây có câu ca dao “Muốn ăn mắm sặc bần chua. Chờ mùa nước nổi ăn cho đã thèm”. Dường như con nước tháng 9 không chỉ đem đến nguồn cá tôm trù phú mà còn là mùa bội thu của các loại cây trái hoang dại và là mùa để đi du lịch Miền Tây đẹp nhất. Người ta thường nhớ đến bông súng, bông điên điển nhưng quên mất rằng, trái bần cũng là một đặc sản quý giá mà thiên nhiên đã dành tặng cho vùng đất này. Không biết bần đã có mặt từ bao đời và tại sao lại được đặt cho cái tên “thô kệch” như thế. Chỉ biết chúng là loại quả dại đặc thù ở vùng đồng bằng sông Cửu Long sống trong môi trường bùn nước, có rễ phụ mọc nhô lên khỏi mặt bùn. Chẳng những bần là biểu tượng nhà quê, mà còn có nhiều công dụng không ngờ. Đất miền Tây quanh năm ngập ngụa phù sa. Những con sống lớn dạt vào bến lở khiến cho đất rã ra, chuồi đi. Chính vì thế, để giữ vững đất, người ta trồng cây đước, cây bần trải dài hai bên bờ sông. Cây bần gắn liền với cái tên Thuỷ Liễu đầy thơ mộng bởi một giai thoại liên quan đến vua Gia Long trong những ngày gian khó. Chuyện là do giai đoạn Nguyễn Ánh tức vua Gia Long gặp nạn phải lưu lạc vùng đất miền tây nam bộ, sống nương nhờ vào sự giúp đỡ che chở của người dân địa phương. Sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại tại Sông Tiền đoạn Rạch Gầm – Xoài Múc ( nay còn bia tưởng niệm ), nghĩa quân 1 phần chết, 1 phần tan rã, Nguyễn Ánh đã phải chạy trốn vào nhà dân có lần còn trốn trong chuông đồng ở chùa Linh Thú ( Châu Thành ), sau khi quân Tây Sơn rút lui thì Ông được người dân cưu mang, trong lúc đói người dân đã làm món canh chua trái bần đề cho Nguyễn Ánh dùng, tuy là món ăn lạ nhưng trong lúc đói bụng lại thấy rất ngon. Chính là nhờ vào món Canh Chua Trái Bần mà đã cứu sống được ông. Thời gian sau khi Nguyễn Huệ lâm bệnh nặng mà qua đời, lúc này Nguyễn Ánh đa khởi nghĩa và giành lại được quyền cai trị. Trong cung không thiếu món ngon vật lạ, nhưng ông vẫn luôn nhớ món canh chua trái bần, khi Nguyễn Ánh hỏi lại tên gọi của trái bần thì người ...

5 món ngon phải thưởng thức khi đến Miền Tây, nhiều du khách trong nước và ngoài nước rất thích thú trước những món ăn này vì mùi vị rất ngon và đặc trưng của vùng Miền Tây. Bạn có biết đó là các món ăn này hay không thì hãy cùng với Á CHÂU tìm hiểu ngay ở bài viết này nhé. 1 Bánh cống Đại Tâm, Sóc Trăng 2 Bún bò cay, Bạc Liêu 3 Bún Cá Châu Đốc, An Giang 4 Bánh xèo Mười Xiềm, Cần Thơ 5 Hủ Tiếu Patê, Bến Tre Bánh cống Đại Tâm, Sóc Trăng Là món ăn phổ biến của người dân Sóc Trăng. Chiếc bánh nhỏ có hình dạng như cái cống chứa nước mưa, bánh gồm có thịt heo được xay cho mịn, cùng hành tím, đặc biệt không thể thiếu đậu xanh và vài con tôm sông. Chiếc bánh ngon khi thực khách ăn vào cảm nhận được vị giòn rụm, tan đều trong miệng, béo ngậy từ đậu xanh. Nước mắm chấm và rau cải cũng là thành phần không thể thiếu trong món bánh cống Đại Tâm. Địa chỉ: Quán bánh cống cô Nga, gần chợ Đại Tâm. Bún bò cay, Bạc Liêu Đây là món ăn khá lạ miệng do người Hoa tạo nên. Tô bún bò cay đầy đủ gồm có vài miếng thịt bò cắt to, nhưng khi ăn vào rất giòn, mềm, không dai. Nước bún bò khá cay vì được nấu cùng nhiều ớt hòa tan ra thành nước lèo. Thực khách đến, chủ quán trụng sơ bún qua nước sôi, bỏ vài miếng thịt bò và chan nước ớt lên tô kèm ít ngò gai và lá quế. Thực khách ăn cùng một chén muối ớt hột cũng cay không kém. Du khách nào đêm quá chén, sáng làm một tô bún bò cay Bạc Liêu thì người khỏe ra liền. Bởi sau khoảng 2-3 muỗng đầu tiên. bạn sẽ chảy ròng nước mắt vì cay, toát mồ hôi và cảm thấy sảng khoái. Giá một tô bún bò khoảng 20.000 – 25.000 đồng tùy loại lớn nhỏ. Địa chỉ: đường Cao Văn Lầu, TP Bạc Liêu (chỉ bán buổi sáng). Bún Cá Châu Đốc, An Giang Nguyên liệu để làm bún cá rất dễ tìm như: cá lóc đồng, củ nghệ tươi, sả và không thể thiếu bún tươi. Món này thực khách ăn kèm với hoa chuối và rau muống. Ngoài ra vào mùa nước nổi du khách còn được ăn chung với bông điên điển. Thực khách có thể gọi thêm heo quay và đầu cá lóc để ăn cùng. Địa chỉ: bún cá chị Thảo, Trưng Nữ Vương, TP Châu Đốc. Bánh xèo Mười Xiềm, Cần Thơ Quán bánh xèo này luôn tấp nập xe và khách du lịch đến thưởng thức mỗi ngày. Bánh xèo Mười Xiềm có cách thức pha chế bột rất riêng nên có vị giòn mà ít quán làm được. Bánh xèo ...

Từ xưa, cá rô phi đã là loại thực phẩm quen thuộc và gắn liền với bữa ăn hằng ngày của người dân Việt Nam. Những món ăn làm từ cá rô phi đều đậm vị đặc trưng và có mùi thơm cực kỳ khó cưỡng. Vậy các món ngon đó là gì? Hãy cùng tham khảo ngay bài tổng hợp các món ngon từ cá rô phi mà dân miền Tây ai cũng mê dưới đây nhé. Lợi ích của cá rô phi Cá rô phi được được nhiều người ưa chuộng bởi thịt rất ngọt, mềm nhưng không bở và mùi vị thơm ngon khó cưỡng. Đặc biệt, chúng còn chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu rất tốt cho sức khỏe như: Protein, Omega-3, Omega-6, Carbohydrate, Canxi, Magie, Kali, Selen, vitamin E, Niacin, Folate, vitamin B12, Acid Pantothenic,… Theo Đông y, thịt cá rô phi vị ngọt, tính bình, không độc, có khả năng bổ khí huyết, ích tỳ thận, dưỡng xương khớp, ngăn ngừa suy giảm trí nhớ, thiếu máu, nhức mỏi, đái tháo đường, tăng huyết áp, suy nhược,… Các món ăn dưới đây đều vô cùng tốt cho sức khỏe. Vậy bạn còn chờ gì mà không tham khảo ngay các món ăn từ cá rô phi và trổ tài cho gia đình thưởng thức nào. Các món ăn từ cá rô phi Bún cá rô phi đồng Bún cá rô phi đồng mà thưởng thức vào những hôm tiết trời se lạnh là hết ý luôn. Thịt cá rô được chiên vàng ươm, giòn rụm hòa quyện trong nước dùng chua chua, ngọt ngọt đậm đà, rất kích thích vị giác. Khi ăn, bạn có thể dùng kèm với ít rau và nước mắm ớt. Đảm bảo đến cả nhà ai cũng phải mê mẩn đấy. Cá rô phi chiên giòn chấm mắm xoài xanh Nhà nào có bé không thích ăn cá thì có thể chế biến món này được nè. Cá rô phi được chiên cho vàng giòn, thịt ngọt mềm mà không hề bị bở. Khi thưởng thức, hãy nhớ chấm với nước mắm đậm đà kèm từng miếng xoài bào nhỏ chua chua, ngọt ngọt. Tất cả hương sắc hòa quyện vào nhau tạo nên món ăn thơm ngon khó cưỡng. Cá rô phi kho cà na Nghe có vẻ hơi lạ đúng không nhỉ? Nhưng lại thơm ngon cực kỳ đó. Thịt cá thì thơm mềm, săn chắc, beo béo và thấm đẫm gia vị. Trong khi đó, cà na lại có vị chát nhẹ xen lẫn chút chua chua, ngọt ngọt. Tất cả cùng hòa quyện tinh tế với nhau để tạo nên tuyệt phẩm cá rô phi kho cà na thơm ngon đúng điệu. Chả cá rô phi Không những các bé mà cả người lớn cũng khá yêu món này đấy. Từng miếng chả cá được chiên vàng ươm, bên trong dai dai, beo béo mà không bị khô cứng. Lớp vỏ bên ngoài thì ...

Cháo cá lóc rau đắng Mắm tôm chà Mắm cồng lột Hủ tiếu Mỹ Tho Vú sữa Lò Rèn Bún gỏi già Mỹ Tho Ốc gạo Tân Phong Bánh vá (bánh giá) Bánh bèo chợ Hàng Bông Chuối quết dừa Chả nướng Chợ Gạo Sam biển Gò Công Bạn có thể dễ bắt gặp được nhiều món ngon đậm chất miền Tây nam bộ khi đến du lịch và tham quan tại vùng đất Tiền Giang. Cháo cá lóc rau đắng Sử dụng loại gạo thơm, không quá dẻo. Nấu ngay không cần vo, nhưng phải được rang vàng thơm trên chảo. Cá lóc đồng thịt chắc ngọt. Kết hợp với cách chế biến theo kiểu miền Tây và ăn kèm với các loại rau đặc trưng như rau đắng đất, … Mắm tôm chà Là đặc sản xứ Gò Công. Món mắm tôm chà này dùng ăn kèm với thịt luộc, khé chua, chuối chát, dưa leo hay rau sống các loại là hết sẩy. Mắm cồng lột Thường chỉ có vào tháng 3 tỏng năm. Mắm còng lột có thể dùng ngay với rau sống, dưa leo, thịt ba chỉ luộc, xoài hoặc khóm. Mắm còng cũng có thể ăn với bún và dùng để cuốn bánh tráng. Mắm vừa có vị đậm đà, chua, cay, mặn, ngọt, lại có hương thơm độc đáo. Những ngày mát trời, có đĩa mắm còng lai lai thật thú vị. Hủ tiếu Mỹ Tho Cái dai mềm của sợi bánh, vị ngọt thanh của nước dùng, mềm ngọt của thịt hòa quyện vào vị chua chua vừa phải của nước chấm, không chỉ đem đến cảm giác ngon miệng cho người ăn mà còn đọng lại hương vị thơm ngon khó quên cho thực khách khi đã thưởng thức. Hủ tiếu Mỹ Tho có lẽ là món ăn đặc sản số một ở Tiền Giang. Khi chế biến, sợi hủ tiếu được chần sơ qua nước sôi. Các loại rau như hẹ, xà lách, giá được bày lên trên, tùy theo yêu cầu của người ăn mà chủ quán có thể cho thêm xương, lòng hoặc hải sản, chan ngập nước dùng. Rắc thêm một ít hành phi và tiêu lên trên, bạn sẽ được thưởng thức một tô hủ tiếu thơm và ngon theo đúng điệu của dân miền Tây. Vú sữa Lò Rèn là thương hiệu vú sữa của Tiền Giang nổi tiếng khắp nước. Quả tròn, mỏng vỏ, nhỏ hột, dày ruột nên dù giá có cao hơn một chút thì người mua vẫn có lời. Bún gỏi già Mỹ Tho Bún gỏi già ngon phải nấu chung với me để cho ra nước lèo chua chua ngọt ngọt đặc trưng, ăn chung với tép bạc, tép lột hay tôm sú lột là ngon nhất. Nước bún gỏi già chua ngọt thường được ăn kèm với rau muống, rau chuối bào và rau hẹ, thêm vào nước chấm phải là nước cốt mắm cá linh nguyên chất, để tạo ...

MỤC LỤC NỘI DUNG Cháo cá lóc rau đắng Mắm tôm chà Mắm còng lột Hủ tiếu Mỹ Tho Vú sữa Lò Rèn Mắm còng lột, mắm tôm chà, cháo cá lóc rau đắng, vú sữa, sam biển…là những món ngon đặc trưng của người miền Tây có mặt ở vùng quê Tiền Giang. Cháo cá lóc rau đắng Đây là một món ăn quen thuộc, đã xuất hiện trong bữa ăn gia đình và hàng quán từ cả trăm năm trước. Vị ngọt ngon của cá và vị đắng của rau đã tạo nên một món ăn đậm chất miền tây. Có rất nhiều nơi làm cháo cá lóc rau đắng nhưng nếu ngon nhất thì có lẽ là Tiền Giang. Để có nồi cháo ngon thì đầu tiên cần phải chọn gạo, đây là loại dẻo vừa, vị ngọt và có hương thật thơm. Gạo nấu không vo mà được rang trên chảo đến khi hạt gạo vàng đều và bốc mùi thơm. Cá lóc được chọn là cá lóc đồng. Cá nhỏ nhưng thịt day và ngon. Nước nấu cháo được lấy từ nước giếng hoặc nước mưa không dùng nước máy. Kế tiếp là gia vị gồm có hành lá và ngò rí xắt nhuyễn. Cuối cùng là đĩa rau đắng đất, Thứ rau tiền đắng hậu ngọt này rất tốt. Trong y học cổ truyền, rau đắng đất có vị đắng, tính mát, dùng trị kinh phong, nhuận gan, thông tiểu. Rau đắng tự nhiên mọc theo các mô đất ở sau nhà có lá nhỏ thân nhỏ, vị đắng hơn loại rau đắng thường. Mắm tôm chà Là đặc sản của xứ Gò Công xuất hiện từ thế kỷ 19 là một món tiến vua. Hiện nay đây là một đặc sản ngon nổi tiếng của Tiền Giang được mọi người yêu thích. Mắm tôm chà được dùng với bún và thịt luộc. Bún thì phải thứ nhỏ sợi, thịt heo phải là thịt nách, có lớp da mềm, mỡ mỏng, luộc vừa chín tới, thái miếng mỏng vừa ăn nhưng đừng quá mỏng như lưỡi dao ăn mất ngọt, chuối chát, khế chua, dưa chuột và rau sống đủ loại, nhớ là phải có ngò gai mới dậy mùi. Mắm còng lột Không như nhiều loại mắm khác, mắm còng lột chỉ xuất hiện vào 3 tháng trong năm. Vì thường thì vào khoảng tháng 5, con còng bắt đầu lột và khoảng cuối tháng tám là không còn mắm còng nữa. Người dân bắt còng về làm đủ các món. Còng lột đem về ướp gia vị cho thấm, tẩm bột chiên vàng, hoặc rang me, ăn với bún hay cuốn rau chấm nước mắm chua ngọt, giống ăn bánh xèo, bánh khọt. Nếu ăn không hết thì đem còng làm mắm để ăn dần. Mắm còng lột có thể dùng ngay với rau sống, dưa leo, thịt ba chỉ luộc, xoài hoặc khóm. Mắm còng còn được dùng với bánh ...

Chang chang là loài nhuyễn thể sống trong môi trường nước ngọt vùi mình trong sình bùn ven sông hoặc dưới đáy sông. Loại sò này sống nhiều ở miệt Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, chúng có quanh năm nhưng nhiều nhất là sau Tết Âm lịch, rồi rộ lên từ cuối tháng 3. Nói rộ nhưng số lượng chang chang không nhiều, muốn ăn phải dặn trước người đi mò chừng mấy ngày trước đó. Khi có khách đến thăm, muốn đãi món đặc sản quê mình, chủ nhà phải ngâm chang chang cả đêm cho nhả đất cát, rồi chà sạch lớp rêu bẩn bám bên ngoài. Chang chang hấp gừng nước dừa là cách chế biến đơn giản nhất. Chỉ cần cho chang chang vào nồi hấp, xắt vài lát gừng, rồi chế nước dừa tươi vào. Nồi chang chang bắc lên bếp chừng mươi phút thì đã chín. Thịt chang chang gần giống với thịt nghêu nhưng vị và hương khác hẳn. Phần thịt ngọt dịu và dai hơn nghêu, mùi thơm cũng man mác hương đồng nội. Chang chang hấp gừng rất ngon khi chấm cùng nước mắm chua ngọt pha với gừng. Chang chang còn được làm gỏi. Chỉ cần thọt cái bắp chuối (hoa chuối), bào sợi, rồi trộn với phần thịt chang chang. Gia vị để trộn gỏi gồm nửa quả chanh, hoặc giấm, đường cát, xíu muối. Thêm vài lát ớt cùng ít rau răm sẽ tròn vị hơn. Tại cồn Tân Thuận Đông, Cao Lãnh (Đồng Tháp), món gỏi chang chang được các đầu bếp xem như là “tân binh sáng giá” của thực đơn ẩm thực miền Tây dùng đãi thực khách phương xa. Nếu món chang chang hấp mang đến hương vị thuần khiết, món gỏi chang chang lạ miệng, thì thố cháo chang chang được xem như “cái kết có hậu” cho bữa ăn. Thịt chang chang giúp cháo ngọt tự nhiên, mùi chang chang khiến món cháo trở nên đặc biệt hấp dẫn.

1. Bánh xèo chảo Bánh xèo chảo Bánh xèo chảo là món ăn có nguồn gốc từ miền Tây Nam Bộ. Món ăn có thành phần như chiếc bánh xèo miền Trung với tôm, thịt, giá đỗ và bột… Sở dĩ có tên gọi là bánh xèo chảo vì khuôn bánh được làm bằng những chiếc chảo lớn. Nguyên liệu quan trọng nhất để làm bánh xèo chính là bột gạo. Bột được pha với các thành phần khác như bia, nước cốt dừa, muối, bột nghệ… theo một tỉ lệ nhất định. Chiếc chảo được làm nóng, tôm thịt cho vào xào sơ rồi rưới đều bột vào chảo, tráng nhẹ để bột dàn trải đều ra. Khi phần bột vừa chín đến thì cho giá đỗ vào. Bánh xèo chảo được ăn kèm với nước chấm có vị chua ngọt được làm từ nước mắm ngon, pha với chanh, ớt, tỏi, đường… cùng một đĩa rau xà lách, cải bẹ xanh, húng quế, húng thơm.. 2. Cháo cá lóc Cháo cá lóc Món ăn dân dã, đặc trưng của vùng sông nước miền Tây. Nguyên liệu nấu món này gồm cá lóc đồng và rau đắng. Cá lóc đồng sau khi làm sạch, đem luộc chín, lột da và lấy hết xương, thịt cá trắng tinh được xếp gọn gàng trên đĩa. Thành phần làm nên gia vị cho món ăn là rau đắng. Người dân miệt vườn khi ăn món này chỉ cần đi một vòng trong vườn nhà là có đủ một rổ rau đắng tươi thơm ngon. Múc cháo ra bát, cho vào ít thịt cá lóc và thưởng thức với đĩa rau đắng tươi ngon. Bạn có thể nêm thêm một tí nước mắm, một lát chanh để món ăn thêm đậm đà, ngon miệng. Cháo cá lóc ở miền Tây thường được chia làm hai loại là cháo cá lóc rau đắng hoặc cháo cá lóc rau mồng tơi. Nguyên liệu chính của món này là cá lóc đồng. Cá lóc đồng sau khi làm sạch, đem luộc chín, lột da và lấy hết xương, thịt cá trắng tinh được xếp gọn gàng trên đĩa. Tùy sở thích mà người ta có thể ăn kèm món này với nấm rơm, thêm rau đắng hoặc rau mồng tơi, cải xanh. Trong những ngày nắng nóng, cháo cá lóc không chỉ là món ăn ngon miệng mà còn có tác dụng giải nhiệt rất tốt. 3. Cơm tấm miền Tây Cơm tấm Không chỉ có món cơm tấm sườn bì như ở Sài Gòn. Nếu có dịp đến An Giang, du khách sẽ được nếm thử món cơm tấm Long Xuyên vừa ngon vừa lạ miệng. Không giữ nguyên miếng sườn to bản, sườn ở đây được thái thành từng lát mỏng, nhỏ vừa miệng. Ngoài thịt, đĩa cơm tấm ở đây còn có trứng kho thái thành từng lát mỏng giúp người ăn không bị ngấy. Ngoài ra, còn có bì, một ít mỡ ...

Làm mới cuộc sống với ý tưởng du lịch hè về miền Tây sông nước. Về đây không chỉ để tận hưởng cuộc sống yên bình mà còn là để thưởng thức những món ngon “không đụng hàng” đấy. Miền Tây, miền sông nước, miền quê gắn liền với bao thế hệ. Khi đến với miền Tây, các bạn sẽ có được cảm giác thoải mái bởi không khí trong lành, sự thân thiện của người dân bản địa và đặc sản đậm chất miền quê sông nước. Sau đây là những món ngon dân dã bạn nhất định phải thử nếu có dịp ghé Miền Tây du lịch hè nhé. Dù bạn du lịch Cần Thơ, Vĩnh Long hay đi Đồng Tháp, An Giang thì cũng đừng bỏ qua các món dưới đây nhé! 1/ Cá lóc nướng Cá lóc nước trui – Đặc sản miền Tây Đây là món quen thuộc của người dân miền Tây Nam bộ, được phục vụ nhiều trong các nhà hàng, quán ăn. Những con cá lóc tươi rói sau khi bắt dưới mương lên được xiên vào một que tre để nướng. Cá toả mùi thơm nức mũi ngay khi còn trong than đỏ. Sau khi chín, cá dọn ra đĩa cùng rổ rau sống, bánh tráng, chén nước chấm chua cay. Bạn có thể chọn cách cuốn cá cùng bánh tráng hoặc ăn kèm với bún tươi. Thịt cá lóc nướng trui cho vị ngọt, chắc béo. Suất ăn được tính tiền theo cân nặng của cá. 2/ Chuột đồng chiên nước mắm Chuột đồng như một đặc sản của người miền Tây, được chế biến bằng nhiều cách khác nhau như nướng lu, sấy khô, xé phay và chiên nước mắm. Những con chuột đồng to múp sau khi bắt về sẽ thui cho vàng rồi làm sạch, để ráo. Công đoạn làm sạch là quan trọng nhất để khi ăn không còn mùi. Trước khi đem chiên trong chảo dầu sôi, thịt được ướp gia vị cho đậm. Món ăn thường ăn kèm với xoài xanh bào sợi, chấm muối tiêu chanh hoặc mắm me. 3/ Gỏi tép đồng bông điên điển Điên điển dễ thích nghi với môi trường và có sức sống mãnh liệt ở vùng ngập nước, cho hoa màu vàng tươi, xuất hiện phổ biến ở An Giang, Đồng Tháp, Long An và TP Cần Thơ. Từ loại bông hoang dã, người dân miền Tây chế biến thành nhiều món như dưa chua, canh, gỏi, hoặc ăn sống chấm cá kho, nhúng lẩu, ăn kèm với bún cá… Trong đó, gỏi tép đồng với bông điên điển là một trong những món bạn nên thử. Bông điên điển giòn, bùi cùng những con tép đồng thơm ngậy, ăn rất đưa cơm. Món ăn phổ biến trong các nhà hàng, thường phục vụ trong bữa cơm trưa. Đây là món ngon đặc biệt bạn không nên bỏ qua trong dịp du lịch hè về miền Tây. ...

Những món ăn như bánh xèo, bánh khọt, lẩu cá kèo, lẩu mắm hay cơm cháy kho quẹt là những món ăn mà chắc hẳn du khách đều biết đó là món ngon của làng ẩm thực sông nước miền Tây. Nhưng giờ đây du khách sẽ có thể có được một trải nghiệm mới khi thưởng thức những món ăn miền Tây ngay lòng thủ đô? Hãy cùng Mytour thử trải nghiệm mới mẻ này nhé! BÁNH XÈO Nhắc đến loại bánh làm vang danh ẩm thực miền Tây đi khắp bốn phương thì không thể không kể đến bánh xèo. Bánh xèo xuất hiện ở nhiều tỉnh thành trên mảnh đất hình chữ S nhưng bánh xèo miền Tây lại mang hương vị thơm ngon và riêng biệt. Nếu so về độ “khủng” thì có lẽ bánh xèo miền Tây vào loại to nhất, “cả làng” ăn một cái không xuể! Bánh xèo miền Tây “khủng” nhất trong cách loại bánh xèo- Ảnh: Khoa Ngô Bánh xèo miền Tây nhận được sự yêu thích của du khách không chỉ bởi độ lớn về kích thước mà cả phần nhân chất lượng gồm đầy đủ thịt, tôm, có cả mực, giá… Nước chấm là sự hài hòa của cả bốn vị mặt, ngọt, chua, cay đã làm nên sức cuốn hút của món bánh xèo miền Tây. Chính bởi hương vị thơm ngon đó mang bánh xèo đến với ẩm thực thủ đô. Bạn có thể tìm đến các hàng quán ở Đội Cấn, Hàng Bồ để thưởng thức món ăn sông nước giữa lòng Hà Nội đấy! Chiếc bánh xèo khổng lồ sắp ra lò- Ảnh: Dominic Meinardi Thưởng thức bánh xèo theo phong cách Hà Nội- Ảnh: (((Fat Les))) BÁNH KHỌT Đã là người miền Tây hay người yêu thích du lịch miền Tây không thể không biết đến món bánh khọt bình dị mà làm say mê biết bao nhiêu tâm hồn ẩm thực bốn phương. Bánh khọt là món ăn nổi tiếng thơm ngon của ẩm thực miền Tây. Bánh khọt được làm từ bột gạo, nhân từ tôm và thịt nạc được lựa chọn tươi nhất tạo nên vị ngọt cho bánh. Bánh khọt với hương vị miền Tây hấp dẫn- Ảnh: Mộc Dzị Nếu như ở miền Tây, nước mắm dùng để thưởng thức bánh khọt nghiêng về vị ngọt thanh thì để phù hợp với gu ẩm thực của người Hà Nội, nước mắm dùng nghiêng về vị chua ngọt kèm theo đu đủ. Đến phố Trần Đăng Ninh, Mai Hắc Đế để thưởng thức món bánh là sự hòa quyện giữa sắc màu sông nước giữa lòng Hà Nội này nhé! Cách mà những chiếc bánh khọt được tạo ra- Ảnh: Huy Phan Trời mưa Hà Nội có một đĩa bánh khọt thì tuyệt nhỉ?- Ảnh:kayle65 LẨU CÁ KÈO Nhắc đến những món lẩu làm nên sự cuốn hút cho ẩm thực sông nước miền Tây thì không thể không kể ...

Cá lóc là một loại cá sống ở nước ngọt còn có tên gọi khác là cá quả, cá tràu tùy vào từng vùng miền. Các món ngon từ cá lóc luôn được chế biến một cách mộc mạc nhưng luôn làm mọi người phải mê. Cá lóc không chỉ là một nguyên liệu đơn giản mà nó còn có giá trị về mặt dinh dưỡng. Bây giờ hãy xuôi về miền Tây để khám phá những món ngon từ cá lóc xem có gì hấp dẫn nhé! Món ngon từ cá lóc – Cá lóc nướng trui Nếu ai đã từng đến với miền Tây sông nước, thì không thể nào bỏ qua món cá lóc nướng trui, món ăn dân dã mà vô cùng hấp dẫn. Tuy bình dị, đơn sơ là thế nhưng món ăn này luôn được rất nhiều du khách đến với miền Tây say mê, vì thế người dân nơi đây mới có câu nói: Bắt con cá lóc nướng trui – Làm mâm rượu trắng đãi người bạn xa. Nếu ai đã từng đến với miền Tây sông nước, thì không thể nào bỏ qua món cá lóc nướng trui. Ảnh: toplistcantho Người dân miền Tây được biết đến là những con người thân thiện, thật thà, hiếu khách. Vào đầu tháng giêng hàng năm, người dân lại tát nước bắt cá từ những con kênh lớn. Nếu đi tour du lịch Miền Tây vào dịp này, bạn sẽ được trải nghiệm bắt cá vô cùng thú vị , thành quả của bạn sẽ được dùng để chiến thành những món ăn ngon nhất. Vào đầu tháng giêng hàng năm, người dân lại tát nước bắt cá từ những con kênh lớn. Ảnh: thanhnien Khi chế biến món ăn này, ta không cần phải sơ chế quá cầu kỳ, chỉ cần xiên một thanh tre từ miệng cho đến tận đuôi cá, sau đó cắm xuống đất rồi phủ rơm khô lên để nướng. Khoảng tầm 15 phút khi tàn tro thì cá cũng vừa chín tới, mùi thơm của cá nướng xen lẫn chút khét nồng từ rơm rạ cứ phảng phất khắp nơi. Khi chế biến món ăn này, ta không cần phải sơ chế quá cầu kỳ. Ảnh: thanhnien Món ngon từ cá lóc này được người dân miền Tây chấm với muối ớt hột. Những thớ cá trắng thơm được bỏ gọn trên miếng bánh tráng, ăn kèm ít rau sống, bún tươi, dưa leo và khế, chấm tí muối ớt hột tạo nên một hương vị không thể nào quên.       Món ngon từ cá lóc này được người dân miền Tây chấm với muối ớt hột. Ảnh: bazantravel Món ngon từ cá lóc – Canh chua cá lóc Thêm một món ngon từ cá lóc xin gửi đến bạn chính là món canh chua cá lóc. Món ăn được chế biến từ nguyên liệu hoàn toàn dân dã từ chính vùng đất miền Tây nhưng ...

Miền Tây sông nước trù phú là “móc quà trời cho” tạo nên một nền văn hoá ẩm thực vô cùng đặc sắc và dân dã. Một trong những món ăn dân dã, thú vị phải thử qua đó chính là đuông dừa – một đặc sản trứ danh của miền Tây. Đuông dừa – một loại ấu trùng, chỉ hay sinh sống trong thân của cây dừa hoặc cây họ cau. Thân hình nhìn giống như sâu non, mềm, màu sữa và ăn vô cùng ngon, chứa nhiều protein, cung cấp vitamin A, C, B1, chống lão hóa, tăng cường sức khỏe. Ngày nay đuông dừa cũng được vận chuyển tươi sống đến khắp nơi trên cả nước. Ở đâu bạn cũng có thể dễ dàng tìm mua được. Vì vậy hãy cùng chúng mình tìm hiểu xem đuông dừa còn được chế biến được những món gì nữa nhé! 1. Đuông dừa chấm nước mắm Đuông dừa chấm nước mắm Một món ăn được dân dã và rất thú vị để trải nghiệm khi đến miền Tây. Đuông dừa chấm nước mắm được lấy trực tiếp con đuông dừa còn sống từ thân cây dừa sau đó nhúng vào chén nước mắm, những con đuông dừa béo ú ngọ nguậy, bơi lội trong chén nước mắm ớt cay nồng. Nhìn có vẻ đáng sợ nhưng khi đưa vào miệng nhai vỡ ra, những chất dinh dưỡng chảy tràn trong miệng béo ngậy, ngọt bùi, hương vị tựa như lòng đỏ trứng gà tan dần trong miệng. Chắc hẳn đây là một hương vị khó quên đúng không nào? 2. Đuông dừa lăn bột chiên giòn Đuông dừa lăn bột chiên giòn Một món ăn đơn giản và giúp đuông dừa dễ ăn. Đầu tiên chỉ cần trần đuông dừa qua nước sôi cho sạch, sau đó cho vào bột chiên giòn, trứng gà và tiêu, muối rồi để vào chảo dầu nóng, để lửa nhỏ chiên cho đến khi giòn vàng đều là được. Người miền Tây thường thưởng thức món này với một ly rượu gạo. 3. Đuông dừa xiên que nướng Đuông dừa xiên que nướng Người miền Tây nổi tiếng hào sảng, dân dã. Vì thế những món ăn miền Tây đơn giản không cầu kỳ lại rất ngon miệng. Chỉ cần ra sau nhà vót mấy que tre, ra sau vườn bổ thân dừa ra lấy mấy con đuông dừa là có thể có ngay một món ăn có thể chiều lòng các vị khách khó tính nhất rồi. Mấy con đuông dừa béo ụ xiên que nướng trên than hồng liu riu đến khi vàng đều, nếu muốn ăn béo hơn thì có thể phết thêm một chút bơ, nếu muốn ăn cay thì có thể quét muối ớt trong lúc nướng. Đuông dừa xiên que nướng ăn kèm với rau và chấm với nước mắm me thì còn gì chuẩn bài hơn. 4. Đuông dừa nấu cháo Đuông dừa nấu cháo Ở ...

Miền Tây không chỉ nổi tiếng là nơi đất đai trù phú, lòng người rộng mở, chân thành… Nơi đây còn giúp bạn tha hồ khám phá những món ăn ngon, lạ. Cháo cá lóc Cháo cá lóc ở miền Tây thường được chia làm hai loại là cháo cá lóc rau đắng hoặc cháo cá lóc rau mồng tơi. Nguyên liệu chính của món này là cá lóc đồng. Tùy sở thích mà người ta có thể ăn kèm món này với nấm rơm, thêm rau đắng hoặc rau mồng tơi, cải xanh. Hủ tiếu miền Tây Hủ tiếu là niềm tự hào trong ẩm thực của người dân miền Tây. Trải qua thời gian, sự pha trộn, chế biến giữa các nguyên liệu đã hình thành nên ba thương hiệu hủ tiếu nổi tiếng ở miền Nam: Hủ tiếu Mỹ Tho, Nam Vang và Sa Đéc. Lẩu cua đồng Trong thời tiết nắng nóng như hiện nay thì món lẩu cua đồng thích hợp nhất cho du khách trên bước đường khám phá miền Tây. Món ăn là sự kết hợp giữa vị nồng của cua đồng, vị thơm của hành hoa chưng gạch cua, nước dùng có màu nâu đậm được điểm xuyết thêm màu đỏ của cà chua, xanh non của hành lá, thoang thoảng hương thơm của ngò rí. Các món bún Có thể nói, bún là một món ăn phong phú nhất ở miền Tây, có thể kể ra đây các món bún như: bún mắm, bún nước lèo, bún cá, bún gỏi già, bún tiêu giò, bún bò cay Bạc Liêu… Mỗi món bún có một hương vị khác nhau. Các món bánh (Bánh tai yến) Các loại bánh ở miền Tây đươc chia làm hai loại là bánh ngọt và bánh mặn. Về bánh mặn, có cách loại như bánh tằm bì, bánh củ cải, bánh tét lá cẩm, bánh cóng, bánh hỏi, bánh xếp,… Riêng các loại bánh ngọt, nổi tiếng nhất là bánh pía, ngoài ra còn có bánh ống lá dứa, bánh ít, bánh chuối, bánh tai yến,… Bên cạnh các món bánh, các món chè của miền Tây cũng rất phong phú như chè bà ba, chè bưởi, chè chuối nước cốt dừa,… Theo Thảo Nguyễn (Wiki Travel)

Ở nơi mà cuộc sống người dân được nuôi dưỡng từ nguồn năng lượng dồi dào của những dòng phù sa, văn hóa ẩm thực miền Tây cũng trở nên hiền hòa và phong phú lạ. Ẩm thực hòa quyện vùng sông nước Những ai từng sống ở Đồng Bằng sông Cửu Long hay Miền Tây hẳn sẽ không thể quên hương vị quen thuộc của món cá lóc nướng trui tươi rói bắt ngay tại đồng, đĩa bánh xèo giòn rụm cuốn mớ rau hái trong vườn nhà, hay tô canh chua bông điên điển chỉ có vào mùa nước nổi. Vẫn là những nguyên liệu và cách chế biến quen thuộc với bữa cơm nhà Việt, các món ngon miền Tây để lại dấu ấn riêng độc đáo từ nguyên liệu đậm vị phù sa tới những gia vị mặn mòi từ sông nước vườn tược: cá lóc nướng, bánh xèo, bánh khọt, canh chua, rau luộc chấm kho quẹt. Mỗi món được bày lên tưởng như mang theo chút gió từ ao sen lồng lộng, có mùi hương cây cỏ xứ miệt vườn lướt qua mũi, thoảng qua tai. Món nào cũng đi kèm nhiều loại rau. Đặc biệt, các loại lá đặc sản nhà quê như lá cóc, lá mè, lá chúc, rau rừng khi ăn kèm với các món cuốn hay chiên nướng đều để lại vị chua tươi mát. Món nướng giữ nguyên vị tươi ngon Cái hồn của món ngon miền Tây nằm ở tinh thần của vùng sông nước, nguyên liệu dân dã, chế biến không quá cầu kỳ để giữ lại độ tươi ngon nhất của thịt cá, rau quả. Mỗi món ăn với sự hoà quyện của cá sông, gà vườn, rau bờ ao gợi dáng dấp thân thương của những nếp nhà vốn nằm trong ký ức của bất kỳ người con miền Tây nào từng trải qua tuổi thơ trên đồng, hoặc ngang dọc những con kênh rạch. Hai trong những món nướng được yêu thích của người miền Tây là bò và gà. Thịt được ướp gia vị vừa phải, bọc trong lá chuối nướng vàng ươm, thơm lựng hoặc nướng kèm lá nhàu, lá chúc như một loại gia vị hoà quyện với vị thịt tươi ngọt. Sớ thịt mềm vừa, cắn vào thơm mùi sả, mang chút bùi bùi khi chấm với tương đậu. Món cuốn tươi mát với lá sen non Lá sen non là nét đặc trưng của ẩm thực vùng Đồng Tháp Mười mà ai đã một lần ghé qua sẽ chẳng thể quên. Lá sen non vừa hái được rửa sạch, cuốn cùng cá nướng, rau rừng, chấm nước mắm sốt me. Vị giòn rụm hơi chát mà thanh mát trung hoà với đạm trong thịt cá đẩy đưa vị giác, nhẹ nhàng mà khó quên. Giòn rụm từng chiếc vảy, da vàng óng thơm lừng, giống cá tai tượng thường được người miền Tây chiên xù để làm nhân món ...

Tây Bắc, vùng đất xa xôi của tổ quốc không chỉ có ruộng bậc thang và những đèo núi quanh năm mây mờ che phủ mà còn nổi tiếng với nền ẩm thực độc đáo, mang hương vị sơn cước núi rừng. Pá pỉnh tộp, thắng cố, lợn cắp nách đều là những đặc sản đã ăn là không thể quên khi đặt chân đến Tây Bắc. Lợn cắp nách Lợn cắp nách là một loại đặc sản nổi tiếng của Sapa. Giống lợn Mường này chỉ có ở miền núi cao. Lợn từ khi sinh ra đã được người dân thả rông trong rừng. Từ sớm chúng đã phải tự thích nghi với môi trường sống nên lợn rất khỏe mạnh, như những con thú hoang. Có lẽ vì vậy mà thịt lợn rất là chắc và thơm. Sở dĩ có cái tên “lợn cắp nách” là do người dân ở đây lúc đi bán lợn thường cắp thịt lợn một bên vai. Thịt lợn được chế biến thành nhiều món ăn mang phong vị núi rừng. Xôi ngũ sắc Nếu có ghé thăm Sơn La và các tỉnh miền cao Tây Bắc, chớ bỏ qua cơ hội nếm thử món xôi ngũ sắc, một đặc sản ẩm thực miền sơn cước. Xôi được đồ từ gạo nếp thơm ngon của người dao, hạt gạo to, mẩy, bóng, không bị lép, không lẫn với gạo tẻ. Gạo được trộn với các loại lá cây rừng (co khảu, khảu đen..) để nhuộm màu, tùy thuộc vào mỗi loại lá và cách pha chế để tạo ra 5 màu khác nhau, tượng trưng cho 5 hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, ý nói mọi thứ đều cầu mong được hòa hợp. Cơm lam Lên Tây Bắc, đến với các tộc người Thái, Mường, Nùng, Tày, bạn sẽ được người bản địa đãi món cơm lam, món ăn dân dã nổi tiếng của người vùng cao. Cơm lam được nấu bằng gạo nếp cẩm nương, có vị dẻo thơm, vị ngọt thanh của ống nứa và có vị hơi béo ngậy từ nước dừa, khi thưởng thức ngay lúc cơm còn nóng thì tuyệt vời đến hết thảy. Ngon nhất là ăn cơm lam cùng với muối vừng và thịt nướng. Nộm hoa ban Là một loài hoa đặc trưng của Điện Biên, với người dân Tây Bắc đặc biệt là đồng bào người Thái, hoa ban còn góp phần thể hiện nét văn hóa ẩm thực độc đáo. Vào mùa hoa ban, các bà các chị khi đi nương về thường mang theo một ít hoa ban về để chế biến món ăn. Nhiều món ăn dân dã được chế biến từ thứ nguyên liệu này, có thể kể tới xôi hoa ban, canh măng hay làm nộm. Nộm hoa ban là món ăn không cầu kỳ với nguyên liệu chính lấy từ sản vật địa phương. Ngoài hoa ban và măng, đồng bào dân tộc còn cho thêm thịt cá ...

Đặt chân đến du lịch Tiền Giang, món ăn mà du khách được gợi ý thử luôn là bát hủ tiếu nóng hổi, được nấu theo đúng công thức truyền thống. Tiền Giang được xem như cửa ngõ để du khách khám phá vùng đồng bằng sông nước miền Tây Nam Bộ. Mảnh đất Tiền Giang tiếp đón du khách bằng những thắng cảnh nổi tiếng như Cù Lao Thới Sơn, các vườn cây ăn trái trĩu quả hay các ngôi chùa cổ nhuốm màu thời gian… Không chỉ có vậy, du khách còn được thưởng thức món hủ tiếu nức tiếng của người dân thành phố Mỹ Tho (thủ phủ của tỉnh Tiền Giang). Hủ tiếu Mỹ Tho là một trong ba thương hiệu nổi tiếng nhất của miền Nam, bên cạnh hủ tiếu Sa Đéc và Nam Vang. Nhìn sơ qua, hủ tiếu Mỹ Tho cũng na ná các món ăn cùng loại, với thành phần chính là sợi hủ tiếu, nước dùng và nguyên liệu ăn kèm. Nhưng chỉ đến khi ăn thử, bạn mới cảm nhận được sự khác biệt rất riêng của món ăn này.Vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối mát trời, hủ tiếu là món ăn ngon miệng mà du khách nên thử khi ghé đến Mỹ Tho. Đặc điểm của sợi hủ tiếu Mỹ Tho là cọng nhỏ, khô, dai và giòn giòn thơm ngon, mang nét đặc trưng không lẫn với hủ tiếu ở một nơi nào khác. Nguyên liệu ăn kèm khá phong phú nên thực khách có thể thoải mái lựa chọn thịt nạc, lòng, xương hay hải sản… tùy theo ý thích. Ngoài hai thành phần đó, cái hấp dẫn người ăn nhất chính là nước dùng. Ngoài vị ngọt của nước hầm xương, còn có cái mằn mặn của tôm khô, ngọt nhẹ của củ cải, tạo cảm giác dìu dịu nơi đầu lưỡi khi thưởng thức. Khi chế biến, sợi hủ tiếu được chần sơ qua nước sôi, các loại rau như hẹ, xà lách, giá được cho lên trên, tùy yêu cầu người ăn mà chủ quán có thể cho xương, lòng hoặc hải sản vào, chan ngập nước dùng. Rắc thêm một ít hành phi và tiêu lên trên, bạn sẽ được thưởng thức một tô hủ tiếu thơm và ngon theo đúng điệu của dân miền Tây. Chỉ đơn giản là thế, nhưng tất cả tinh hoa của món ăn đều hội tụ vào bát hủ tiếu thơm ngon đang bốc khói nghi ngút cùng hương thơm lan tỏa khiến thực khách khó có thể cưỡng lại được. Cái dai mềm của sợi bánh, vị ngọt thanh của nước dùng, mềm ngọt của thịt… hòa quyện vào vị chua chua của nước chấm không chỉ đem đến cảm giác ngon miệng cho người ăn mà còn đọng lại hương vị thơm ngon khó quên cho thực khách khi đã thưởng thức.  Nếu có dịp đi tour du lịch miền tây đến Mỹ Tho, ...

Chưa ăn hết 15 món ngon Cần Thơ này là xem như chưa xứng danh “thực thần”! Du lịch đến Cần Thơ – vùng đất trung tâm miền Tây Nam Bộ trù phú, thực khách khó cầm lòng với nền ẩm thực dân dã nhưng lại sở hữu cách chế biến đặc sắc có 1-0-2. Điểm danh ngay 15 món ngon Cần Thơ có khả năng chinh phục mọi tín đồ ẩm thực dù là người khó tính nhất nhé! 1. Nem Nướng Cái Răng ©baomoi.com Đứng đầu trong danh sách món ngon Cần Thơ cần phải thử chính là nem nướng Cái Răng. Cùng là món nem nướng làm từ thịt heo, nướng trên than hồng, thế nhưng, nem nướng Cái Răng lại sở hữu hương vị thơm ngon đến lạ. Từng viên nem tròn trĩnh, xâu bởi thanh tre chuốt nhỏ, mướt rượt mỡ, vàng ruộm do được nướng khéo léo. Món nem nướng Cái Răng có thể cân hết mọi giác quan của những tâm hồn đam mê ẩm thực nước nhà. Địa điểm ăn nem nướng Cái Răng ngon:  17 Hòa Bình, Tân An, Ninh Kiều Giờ mở cửa: 8:00 – 22:00  Giá: 50.000 đồng – 110.000 đồng 2. Bánh Cống ©baomoi.com Bánh cống là món ăn vặt Cần Thơ vừa ngon, vừa rẻ, ăn rồi lại chẳng thể quên. Cứ tầm chiều tối, bạn sẽ lại thấy những quầy hàng bánh cống tấp nập người đến mua. Bánh được làm từ nguyên liệu chính là bột, đậu xanh và tôm.  Công sức để làm ra một chiếc bánh cống ngon, đúng điệu cần rất nhiều bước nhỏ từ nhào bột đến chiên bánh. Chấm miếng bánh vào nước mắm chua ngọt, ăn kèm đủ loại rau sống xanh tươi phải gọi là ngon đến nao lòng. Địa chỉ bán bánh cống nổi tiếng ở Cần Thơ: 86/38 Lý Tự Trọng, phường An Cư, Ninh Kiều  Giờ mở cửa: 9:00 – 21:30  Giá: 10.000 đồng – 30.000 đồng  3. Bánh Tét Lá Cẩm ©baomoi.com Bánh tét lá cẩm là món ăn Cần Thơ truyền thống, bạn không thể tìm thấy ở vùng miền nào khác. Cách nấu độc đáo bằng phương pháp sử dụng nước lá cẩm để xào nếp dẻo, thêm nước cốt dừa, rồi dùng thịt và trứng vịt muối làm nhân. Cắn thử một miếng bánh tét lá cẩm cảm nhận được ngay độ dẻo từ nếp và thơm ngon từ nhân trứng muối. Đây là món đặc sản Cần Thơ mà du khách gần xa luôn muốn mua về làm quà tặng khi du lịch. Chỗ mua bánh tét lá cẩm ngon ở Cần Thơ Gần chợ nổi Cái Răng, An Bình, Ninh Kiều Giá: 55.000 đồng/đòn – 100.000 đồng/đòn 4. Ốc Nướng Tiêu Xanh ©Zing News Món ngon Cần Thơ không thể không nhắc đến chính là ốc nướng tiêu xanh. Món này khá được lòng giới trẻ nơi đây bởi độ ngon khó cưỡng của nó. Ốc bươu ngâm qua ...

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก