Ấn Độ

Ấn Độ du ký kỳ 3: Thành phố màu xanh Jodhpur ấy đích thị là dành cho mình rồi

Chuyến đi du lịch Ấn Độ chính là món quà cho sinh nhật của mình nên mình chủ đích tìm đến những địa điểm không quá nổi tiếng nhưng phải đẹp. Và duyên số đến khi mình tìm hiểu về Ấn Độ và phát hiện một địa điểm rất đáng yêu có 1 cái biệt danh là lạ- Jodhpur- thành phố màu xanh (Blue City), màu mình yêu thích nhất. Và quả thực, sau chỉ vỏn vẹn 4-5 tiếng thì đây chính là nơi dành cho mình :3.

Nhưng tại sao lại gọi Jodhpur là thành phố màu xanh?

Thật ra lúc đầu khi search ảnh Jodpur, mình thấy nó na ná giống 1 thành phố đặc biệt nổi tiếng ở Morrocco có tên gọi là Chefchaouen vì cả 2 thành phố đều có các góc tường và cửa được sơn xanh biêng biếc. Thế nên trước khi đến Morrocco, mình lại tìm đường đến thành phố Jodpur xinh đẹp.

ấn độ du ký kỳ 3: thành phố màu xanh jodhpur ấy đích thị là dành cho mình rồi

Jodhpur nhìn từ trên cao, đâu đó rất nhiều ngôi nhà màu xanh

Mình đã có tìm hiểu về lí do tại sao Jodhpur lại có cái biệt danh đáng yêu này và theo như 1 số hướng dẫn viên du lịch thì :

  • Người ta hay sơn nhà chống nóng vì ở đây nóng nắng quanh năm. Và trong các màu thì màu xanh là màu chống nắng, nóng tốt nhất, nên nhà nào cũng sơn như thế.
  • Màu xanh liên quan đến tôn giáo. Xanh giống như kiểu biểu tượng của người theo đạo Bà La Môn, đẳng cấp cao cấp trong hệ thống xã hội của người Ấn thời kì xa xưa. Chính vì nó đại diện cho tầng lớp cao cấp, nên ai cũng muốn “thơm lây” .
  • Màu xanh có tác dụng đuổi… muỗi :v Thật sự thì có vẻ như đó cũng là 1 lí do hợp lí để nhà nhà người người sơn màu xanh

Nói chung vì lí do nào đi nữa thì Jodhpur cũng đều rất hấp dẫn, hơn nhiều nơi chốn khác ở Ấn Độ.

ấn độ du ký kỳ 3: thành phố màu xanh jodhpur ấy đích thị là dành cho mình rồi

Ngôi nhà màu xanh ở Jodhpur, họ sơn thật sự đẹp, ảnh ko chỉnh sửa 100% nhé

Đường đến Jodhpur không hề khó khăn như mình nghĩ

Lúc đầu mình rất cân nhắc giữa 2 lựa chọn đến Jodhpur:

  • Xe khách đường dài: Mất 6 tiếng và giá là 220 rupee (rẻ bèo)
  • Tàu: mất khoảng 4-5 tiếng và giá là tầm 521 Rupee (đắt gấp 2-3 lần)

MÌnh đã đặt vé tàu từ Jaipur đến Jodphur với khung giờ từ 6-> 10h55 trên 12go.asia. Nói chung là chát hơn giá gốc ở trang đặt vé tàu Ấn Độ, nhưng thật ra thì cũng ko quá đắt vì mình đã thử rồi, ko thể nào đặt được nên bỏ luôn, chuyển sang trang này. Nhìn chung đắt hơn nên trải nghiệm ok hơn là đúng thôi.

Mình và bạn mình thức dậy lúc 5h sáng bên Ấn :(, lọ mọ trên con đường vắng teo và rờn rợn người để đi ra bến Tàu. Những tưởng bến tàu lúc đó đông đúc lắm, nhưng ko, đã có hàng đàn hàng lũ người Ấn đang … ngủ ở bến tàu đó. Mình thì ko phải lần đầu ra bến tàu đi chơi ở bển nhưng mà quả thực 4-5h thì là lần đầu, có cảm giác… đỡ sợ hơn vì đông quá. Chúng mình đặt vé tàu ở khoang có điều hòa (kí hiệu là CC) nhé, và trải nghiệm phải nói là … chẹp, cũng thường thôi. Có lợi là khoang này có điều hòa và cả ghế ngồi khá ok (dù có hơi cũ) nên những người ngồi ở đây toàn là tầng lớp trung lưu ở Ấn Độ.

ấn độ du ký kỳ 3: thành phố màu xanh jodhpur ấy đích thị là dành cho mình rồi

bến tàu Jaipur đi đến Jodhpur, đông chưa.

Hành trình khám phá Jodhpur trong vỏn vẹn 5 tiếng đồng hồ

Thật ra thành phố này cũng ko quá lớn để mà mình có 2 ngày ở đây nên mình chỉ dành ra vỏn vẹn 1/2 ngày (sáng đi đến nơi cũng hết hồn) để khám phá chỗ này. Mặc dù đã tìm hiểu khá kĩ nhưng vì đến muộn và cũng ko có quá nhiều thời gian, mình có hỏi vị chủ hostel (nhìn giống Tây mà thật ra là Ấn) thì được ông ấy recommend 1 lịch trình bao gồm 1 số điểm chính của thị trấn Jodhpur thôi. Từng địa điểm sẽ được review chi tiết dưới đây nhé.

ấn độ du ký kỳ 3: thành phố màu xanh jodhpur ấy đích thị là dành cho mình rồi

1 cái giếng bậc thang ở Jodhpur

Để đi Jodhpur trong thời gian ngắn mà lại đảm bảo đi được những nơi mình muốn thì cần phải plan các địa điểm theo thứ tự. Đây là cái thứ tự mà ông chú hostel có recommend mình:

  • Đi Umaid Bhawan Palace trước vì cái đó ở khá là xa chỗ trung tâm trấn nên là nên đi đầu tiên.
  • Cung điện Jaswant Thada
  • Pháo đài Mehrangarh
  • Khu phố màu xanh dưới chân
  • Giếng bậc thang cổ kính

Cũng nhờ có chú hostel mà mình cùng cô bạn đã trọn vẹn hoàn thành “sứ mệnh” cao cả ở Jodhpur mà lại còn rất thoải mái về mặt thời gian nữa.

ấn độ du ký kỳ 3: thành phố màu xanh jodhpur ấy đích thị là dành cho mình rồi

Sơ đồ tham quan Jodhpur

Umaid Bhawan Palace- từ cung điện trở thành 1 khách sạn 5 sao

Chỗ này cách các chỗ khác khoảng 5-6km nên mình quyết định đặt Ola đến đó luôn. Giá Ola ở đây là 85 Rupee/ chiều đến cung điện nhé.

Đến nơi mình mới thấy chỗ này đúng là 1 khách sạn 5 sao đẹp từ ngoài vào trong. Từ bên ngoài nhìn vào thì rõ ràng đây là 1 …. cái công viên to thiệt to với hàng rào hoa hồng leo xinh đẹp và bãi cỏ xanh mướt mát. Càng đi vào bên trong thì càng choáng ngợp. Tòa nhà lớn từ đá sa thạch được công nhận là dinh thự tư nhất lớn nhất thế giới và từng là khách sạn xa hoa bậc nhất. VÌ dù sao đây cũng là cung điện của ông hoàng Jodhpur 1 thời cơ mà. Khách sạn- cung điện này trông giống hệt như một tòa lâu đài của các quốc gia trung đông với màu vàng ánh lên hoàng kim xinh đẹp.

ấn độ du ký kỳ 3: thành phố màu xanh jodhpur ấy đích thị là dành cho mình rồi

cung điện Umaid Bhawan Palace

1 phần cái khách sạn này là 1 viện bảo tàng nhỏ lưu giữ các vật phẩm, lịch sử của khách sạn và 1 bộ sưu tập xe hơi cổ xinh đẹp nữa.

Giá vé vào cửa: 100 Rupee

Thời gian tham quan: 1 tiếng

Đánh giá: 4/5 nhé. Cung điện pose hình siêu đẹp luôn.

Trang phục nên mặc: Màu trắng, be, cam nhạt, nâu như mình mặc đó :P. hoặc đỏ, túm lại là tông màu nóng nha các bạn.
Còn bạn nào muốn nổi bật có thể chọn xanh lá và xanh cô ban.

Jaswant Thada- Cung điện cổ ở Jodhpur

Sau khi loăng quăng ở Umaid Bhawan, mình vẫn chưa thỏa mãn lắm nên lại ghé qua 1 nơi chốn xinh đẹp nữa có tên là Jaswant Thada.

ấn độ du ký kỳ 3: thành phố màu xanh jodhpur ấy đích thị là dành cho mình rồi

Jaswan Thada xinh đẹp

Chỗ này nhỏ hơn mình nghĩ 1 chút, và điều đặc biệt là trông nó sạch sẽ, tinh tươm và lộng lẫy vì được xây dựng bằng đá cẩm thạch trắng, chính là loại đá đã xây nên Taj Mahal nổi tiếng đó. Mọi thứ đều được trạm trổ tinh tế, và vẫn theo cùng 1 phong cách thời Mughal kết hợp với cả đạo Hidu : chóp đỉnh vừa nhọn lại vừa tròn, hoa văn trang trí đặc trưng, đẹp mắt.

Nhưng thật ra cái điện này so về quy mô thì lại ko được bằng cái cung điện Umaid Bhawan, và bên trong thì người ta cũng lấy đi mọi thứ quý giá, nên gần như cái điện nó trống không ấy. Có hơi thất vọng chút khi vào bên trong các bạn ạ.

ấn độ du ký kỳ 3: thành phố màu xanh jodhpur ấy đích thị là dành cho mình rồi

Bên trong Jaswant thada

Phí vào thăm quan: 30 Rupee cho 1 người

Thời gian: tầm 30-40 phút

Đánh giá: 3.9/5

Pháo đài Mehrangarh

Thật ra mọi thứ đẹp ở Jodhpur đều quay quanh cái pháo đài này, nên điểm đầu tiên mà ông chú hostel recommend mình đi chính là cái pháo đài này. Nhưng thật ra mình đã đi nhiều pháo đài rồi, nên mình không hiếm lạ gì cái pháo đài này :))). Thế nên là mình xếp lịch đi cái này gần cuối cuối. Cũng bởi vì nó có cái view đẹp nhìn xuống toàn thành phố xanh ở dưới nên là mình cũng muốn đi thử xem sao.

ấn độ du ký kỳ 3: thành phố màu xanh jodhpur ấy đích thị là dành cho mình rồi

toàn cảnh blue city Jodhpur nhìn từ Mehrangarh fort

Thế là đến pháo đài, cay đắng bỏ a phí tham quan là 600 rupee (ngang ngang Agra Fort đó các bạn). Thật ra cái pháo đài này cũng khá đẹp, chỉ là không hoành tráng bằng những pháo đài khác thôi các bạn ợ.

ấn độ du ký kỳ 3: thành phố màu xanh jodhpur ấy đích thị là dành cho mình rồi

Kiến trúc của Mehrangarh fort khá là hoành tráng

Thích nhất là những chi tiết điêu khắc ở đây vẫn được giữ rất nguyên vẹn, và nó tinh tế nữa. Có những cái sân, những hành lang, những căn phòng trông giống hệt như những lâu đài của Châu Âu vậy.

ấn độ du ký kỳ 3: thành phố màu xanh jodhpur ấy đích thị là dành cho mình rồi

Kiến trúc pháo đài Mehrangarh nhìn từ sân nhìn lên

Mình nghĩ là hồi xưa chỗ này cũng sánh ngang độ lộng lẫy của cung điện gió ở Jaipur ấy chứ. Khu này mình đánh giá cao nhé, đặc biệt là các bạn nào yêu thích kiến trúc nên đến 1 lần để chiêm ngưỡng.

Đánh giá: 4.5/5

Mặc gì khi đến đây: Màu gì càng rực rỡ càng tốt :)). Như chị em người Ấn toàn mặc màu đỏ đến đây nè. Cam vàng cũng được. Xanh thì phải chọn màu đậm nha.

Khu phố cổ Ghanta Ghar với những ngôi nhà màu xanh

Thật ra thì không phải chỗ nào ở Jodhpur cũng được sơn màu xanh đâu, mà chỉ những ngôi nhà trong khu phố cũ ở dưới chân pháo đài Mehrangarh thôi. Nên là sau khi oanh tạc xong pháo đài, mình và bạn mình bắt đầu đi xuôi xuống cái con đường từ pháo đài đến khu phố cổ và hướng ra cái đồng hồ Ghanta Ghar.

ấn độ du ký kỳ 3: thành phố màu xanh jodhpur ấy đích thị là dành cho mình rồi

1 số cửa tiệm xinh đẹp ở Jodhpur

Thật ra nhìn từ trên cao sẽ thấy màu sắc các ngôi nhà này không xanh lắm, lại cũng ko phải nhà nào cũng xanh. Nhưng khi đi vào trong khu phố mới bắt gặp khá nhiều ngôi nhà xanh xinh xắn.

Vui nhất là hôm mình đi đến Jodhpur là trúng phải 1 ngày lễ hội của người Hindu nên đường phố không quá đông đúc, họ chắc tụ tập đi đến đền thờ tế lễ rồi.

ấn độ du ký kỳ 3: thành phố màu xanh jodhpur ấy đích thị là dành cho mình rồi

Những con phố vắng tanh ở Jodhpur

Mình tình cờ gặp 1 cô bé đáng yêu trên đường, kiểu đòi dẫn mình đi vẽ Henna, may quá tỉnh táo ko đi :))). Mà cô bé đó cũng rất dễ thương, mời xong cũng ko mè nheo, ko đi theo kiểu âm hồn không tan như Sapa. Nhìn chung là nơi này vẫn chưa làm du lịch theo kiểu chuyên nghiệp nên người dân rất thuần chất.

ấn độ du ký kỳ 3: thành phố màu xanh jodhpur ấy đích thị là dành cho mình rồi

Người dân Jodhpur rất thuần chất và đáng yêu

Mặc dù cũng chưa có làm du lịch kiểu chuyên nghiệp nhưng ở đây cũng có 1 số quán cafe nhỏ xinh xắn và toàn bộ sơn xanh, cảm giác phong cách giống Morocco vậy

ấn độ du ký kỳ 3: thành phố màu xanh jodhpur ấy đích thị là dành cho mình rồi

Quán cafe xinh xắn ở Jodhpur

ấn độ du ký kỳ 3: thành phố màu xanh jodhpur ấy đích thị là dành cho mình rồi

phong cách kiến trúc giống với Morocco

Bạn nào thích chụp ảnh kiểu dân cư với đời thường thì nên tìm những tiệm tạp hóa ở đây, màu sắc phải gọi là siêu rực rỡ luôn.

ấn độ du ký kỳ 3: thành phố màu xanh jodhpur ấy đích thị là dành cho mình rồi

Tiệm bán đồ lưu niệm ở Jodhpur

Đánh giá: 4/5 : nói chung là đi lâu thì cũng hơi chán do cũng chưa có gì đặc sắc lắm.

Nên mặc gì để chụp ảnh: Ở đây thì màu xanh là chủ yếu nên mặc màu trắng, vàng, cam thì là nổi nhất mà trông đỡ bị kiểu chóe.

Giếng bậc thang diệu kỳ Toorji Ka Jhalra Bavdi

Đây là địa điểm đẹp nhất, mình thấy ấn tượng nhất luôn. Cũng là nơi mình đón hoàng hôn cuối ngày ở Jodhpur. Thật sự thì đây cũng là cái giếng bậc thang đẹp nhất mình đã ngắm ở Ấn Độ (thật ra còn rất nhiều nhưng mình chưa có vinh dự ngắm hết). So với giếng bâc thang (stepwell) ở New Delhi và Jaipur thì cái giếng này hoành tráng và nhiều cái để ngắm lắm.

ấn độ du ký kỳ 3: thành phố màu xanh jodhpur ấy đích thị là dành cho mình rồi

1 góc xinh đẹp của giếng bậc thang ở Jodhpur

Trông nó nằm ở khu phố cổ vậy chứ thật ra cái giếng Toorji ka Jhalra này được xây từ tận năm 1740 (tức là thế kỉ 18) bởi bà hoàng Jodhpur, nên nó được coi như 1 phần dấu tích của hoàng gia, chứ không phải là 1 cái giếng vu vơ người ta đào lên để cho vui đâu. Mà 1 điểm rất hay ho là giếng này được làm dành riêng cho phụ nữ, phục vụ cho mục đích tắm rửa của họ, đặc biệt là trước khi bình minh đến, trong lễ hội Ganguar (lễ hội dành riêng cho nữ) ở Jodhpur này.

ấn độ du ký kỳ 3: thành phố màu xanh jodhpur ấy đích thị là dành cho mình rồi

Đây là điểm đẹp để chụp ảnh với những hoa văn trang trí rất đẹp mắt

Xinh đẹp là thế nhưng đáng buồn là lúc mình đến đây chạ thấy mống phụ nữ nào, toàn các bạn nam thanh niên ngồi quanh… và cởi trần tắm :(. Thật sự hơi phản cảm

ấn độ du ký kỳ 3: thành phố màu xanh jodhpur ấy đích thị là dành cho mình rồi

1 góc sống ảo ở Toorji Ka Jhalra

Phí vào cửa: 0 đồng. Chỗ này free nha

Đánh giá: 4.2/5

Giếng bậc thang cũng là điểm đến cuối cùng kết thuộc cuộc hành trình vỏn vẹn 5 tiếng của mình loanh quanh Jodhpur. Cuối ngày, mình vô 1 cái khách sạn để nghỉ ngơi trước khi lên tàu đến New Delhi.

Nếu muốn nghỉ lại ở Jodhpur, hãy chọn các khách sạn, hostel này

Hostel mình chọn là 1 nơi rất gần bến tàu Jodhpur, mục đích chính là để tiết kiệm thời gian khi di chuyển qua lại vì buổi tối mình phải kéo vali đi ra sân ga đón tàu về New Delhi ấy. Và cũng may, gần ga cũng có 1 chỗ tử tế để chọn.

Khách sạn mình ở là Govind Hotel, giá là 850 rupee/ 2 đứa. Đến lúc đi ra khỏi khách sạn mình mới biết hóa ra 2 đứa mình được ở phòng… deluxe tức là đắt gấp rưỡi cái giá bọn mình trả :v. chỉ vì khách sạn cho mình ở tạm và 1 khách đặt rồi hủy. May quá.  Khách sạn này có 1 cái hay là trên rooftop có 1 cái bar và có view nhìn ra cái pháo đài. Mỗi tội là đồ ăn ở đây… dở tệ!

Giá cả khi lượn vòng ở Jodpur nó ntn, có vẻ cũng  rẻ thối :v. có lẽ do thành phố mốc mốc ko ai đến.

  • Phòng dorm: Bình dân là 200-250 rupee/đêm/người. Phòng dorm xịn, chia rõ giới tính thì phải 350-500 rupee/đêm. Càng gần trung tâm lại càng đắt hơn nhé.
  • Phòng riêng– thường là đôi cho 2 người: 800-1000 rupee/đêm là loại rẻ. Loại xịn hơn, phòng to là 1400-1600 rupee.

Đặt khách sạn/ hostel ở Jodhpur

1 số kinh nghiệm du lịch Ấn Độ khác

Xin visa Ấn Độ

Kinh nghiệm tiết kiệm chi phí ở Ấn Độ

Taj Mahal- giấc mộng 1 lần khi đến Ấn Độ

Agra- thành phố cố đô của Ấn Độ

New Delhi- quá nhiều thứ hay ho để ngắm và xem

Đăng bởi: Phúc Nguyễn Văn

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก