Ấn Độ

Cách nhân giống cúc tần Ấn độ chi tiết từ A đến Z dễ làm nhất

Cây cúc tần ấn độ là một loại cây dây leo hiện đang rất được yêu thích trên thị trường. Loài cây này dễ trồng, dễ chăm sóc và thi nghi rất tốt với môi trường. Chúng được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp giâm cành. Cùng Giavi theo dõi cách nhân giống cây cúc tần ấn độ ngay bên dưới nhé!

Các thứ cần chuẩn bị

Để có thể nhân giống cúc tần Ấn Độ, chúng ta cần chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết dưới đây: 

  • Chậu nhựa C6/G6.
  • Giá thể: Phân trộn tro trấu, xơ dừa
  • Chọn giống cây cúc tần to khỏe, không sâu bệnh

cúc tần ấn độ, cách nhân giống cúc tần ấn độ chi tiết từ a đến z dễ làm nhất

Cần chuẩn bị đầy đủ các thứ cần thiết để trồng cúc tần Ấn Độ

Cách nhân giống cúc tần Ấn độ bằng cách giâm cành

Như chúng ta đã thấy, cúc tần Ấn Độ rất dễ chăm sóc, vậy nhân giống chúng có khó không? Câu trả lời là hoàn toàn không với phương pháp giâm cành. 

Điều bạn cần làm đầu tiên là hãy tìm cây khỏe mạnh và chuẩn bị dao, kéo đã khử trùng. Cách tiến hành như sau:

  • Dùng dao, kéo cắt một đoạn cây khoảng 15-20cm  (đoạn cây phải có khoảng 3-4 mắt lá). 
  • Vùi một nửa đoạn cây đã cắt vào chậu đã chuẩn bị đất sẵn. 
  • Bạn cần đặt cây ở nơi thoáng mát và chăm sóc chúng theo hướng dẫn. Sau 2 tuần, cây sẽ ra rễ mới.
  • Khoảng 1 tháng sau, cây đã phát triển ổn định và bạn có thể trồng ở không gian mà bạn thích.

cúc tần ấn độ, cách nhân giống cúc tần ấn độ chi tiết từ a đến z dễ làm nhất

Phương pháp giâm cành cúc tần Ấn Độ đơn giản

Khoảng cách trồng cây cúc tần Ấn Độ để nhân giống tốt

Sau khoảng 30 – 40 ngày cây cúc tần ấn độ đạt độ dài từ 40 – 50cm và có thể đem trồng ở các công trình cảnh quan, ban công, sân thượng,… Đây cũng chính là khoảng cách thời gian thích hợp nhất để nhân giống cây cúc tần Ấn Độ để đảm bảo sự phát triển tốt nhất của cây.

Cách bón phân và chăm sóc cây cúc tần ấn độ mới ươm giống

Cây cúc tần ấn độ là giống cây có khả năng chịu hạn rất tốt vì vậy mà bạn cần lựa chọn vị trí có nhiều ánh sáng, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

– Ánh sáng cần thiết cho cây: cây cúc tần  có thể chịu được hạn hán và thời tiết khắc nghiệt nhất, cây cũng có thể sống ở nơi ít ánh sáng.

– Nhiệt độ phù hợp: cây cúc tần ấn độ có thể chịu được nắng nóng hoặc lạnh rất tốt, mùa đông cây vẫn xanh mượt và không có dấu hiệu rụng lá, đó chính là ưu điểm của cây.

– Độ ẩm phù hợp: cây cúc tần ấn độ cũng là giống cây ưa ẩm nhưng cũng chịu được khí hậu khô nóng rất tốt.

– Đất trồng: cây cúc tần ấn độ là giống cây không kén đất, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên để giúp cây phát triển bạn nên trồng cây cúc tần ở nơi đất có nhiều chất dinh dưỡng, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

– Nước tưới: cây cúc tần có nhiều thân , cành lá vì vậy mà nhu cầu nước tưới của cây cũng khá là cao, muốn cho cây xanh tốt, lớn nhanh thì ta nên tưới hàng ngày cho cây, ta có thể tưới vào sáng sớm hoặc chiều tối, khi thời tiết mưa thì ta không nên tưới.

cúc tần ấn độ, cách nhân giống cúc tần ấn độ chi tiết từ a đến z dễ làm nhất

Các cách chắm sóc cúc tần Ấn Độ hiệu quả

– Bón phân: cây cúc tần ấn độ là dạng thân leo, nhiều cành nhánh vì vậy mà cây cũng cần lượng phân bón khá nhiều, ta nên bón phân định kỳ cho cây từ 1-3 tháng/ lần để giúp cho cây có được bộ lá và cành nhánh tốt hơn và khỏe mạnh hơn.

Một số lưu ý khi nhân giống cúc tần Ấn độ

Cây cúc tần là loại cây khỏe mạnh, có khả năng thích nghi tốt với mọi điều kiện môi trường nên việc trồng cúc tần ấn độ khá dễ dàng. Tuy nhiên, trong quá trình nhân giống cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Tại các cơ sở chuyên bán cây cảnh cũng có bán loại cúc tần này. Bạn nên chọn các cây xanh tốt, không có biểu hiện sâu bệnh. 

cúc tần ấn độ, cách nhân giống cúc tần ấn độ chi tiết từ a đến z dễ làm nhất

Cần lựa chọn các giống cây khỏe

– Chọn loại đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp, đồng thời có khả năng thoát nước tốt. Bạn có thể mua đất tại các cơ sở bán cây giống. Ngoài ra, nếu có thời gian có thể tự làm đất bằng cách trộn đất thịt, trấu, phân chuồng hoai mục với tỉ lệ phù hợp.

– Sau khi có đất trồng, cây giống bạn nên đặt chậu tại các vị trí cao như sân thượng hay ban công để cây leo rủ xuống. Chọn những nơi có nhiều nắng, gió cây sẽ càng xanh tốt hơn.

– Giai đoạn đầu hay những ngày nắng nóng, bạn cần bổ sung nhiều hơn nước tưới để cây có đủ năng lượng.

– Vì Cúc Tần Ấn Độ có rất nhiều cành nhánh chịu úng tốt nên chỉ cần tưới nước hàng ngày cho cây vào những ngày thời tiết râm mát thì có thể giảm lượng tưới.

Lời kết

Qua những chia sẻ trên của Giavi, chắc chắn các bạn đã nắm rõ những thông tin chi tiết nhất về cách nhân giống cúc tần Ấn Độ phải không? Vậy còn chần chừ gì nữa, hãy bắt tay vào trồng ngay cho gia đình mình một loại cây đa năng như cúc tần Ấn Độ nhé!

Đăng bởi: Như Ngọc Trần

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก