Huế Thừa Thiên Huế

Ăn gì ở Huế? Những điểm du lịch tham quan “check-in” ở Thừa Thiên Huế

Cố đô Huế – đất Thần Kinh có gì để ăn, có gì để chơi, có gì hay? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này!

Huế là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Thừa Thiên Huế. Huế từng là kinh đô (cố đô Huế) của Việt Nam thời phong kiến dưới triều Tây Sơn (1788–1801) và nhà Nguyễn (1802–1945). Hiện nay, Huế là một trong những trung tâm về văn hóa – du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ của miền Trung – Tây Nguyên và cả nước.

Thành phố Huế có 5 danh hiệu được UNESCO công nhận ở Việt Nam: Quần thể di tích Cố đô Huế (1993), Nhã nhạc cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014), và Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016). Ngoài ra, Huế còn là một trong những địa phương có di sản hát bài chòi đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Về tên gọi xa xưa của Huế là đất “Thần Kinh”, các nhà nghiên cứu cho rằng đó là do hai từ “kinh đô” và “thần bí” ghép lại. Có nhiều cách giải thích cho “Kinh đô thần bí”, trong đó cách giải thích do hai sự kiện lịch sử dưới đây được cho là khả tín nhất.

Sự kiện thứ nhất xảy ra vào năm 1558. Sau khi anh ruột của mình bị anh rể là Trịnh Kiểm sát hại, Nguyễn Hoàng bèn đến gặp Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm để hỏi xin cách đối phó. Trạng Trình lúc đó đang đứng bên hòn giả sơn, không trả lời thẳng câu hỏi mà chỉ lẩm nhẩm một câu: “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” (Một dãy Hoành Sơn kia, có thể dung thân được muôn đời). Hiểu ý, Nguyễn Hoàng xin Trịnh Kiểm cho mình vào Nam, băng qua Hoành Sơn (phía Nam tỉnh Hà Tĩnh, phía Bắc tỉnh Quảng Bình) vào làm trấn thủ đất Thuận Hóa để xa lánh hiểm họa, từ đó làm nên nghiệp lớn của chúa Nguyễn ở Đàng Trong và nhà Nguyễn sau này.

Sự kiện thứ hai là sau khi vào vùng Thuận Hóa một thời gian, Nguyễn Hoàng đã tìm đất xây dựng kinh đô. Một đêm nọ, ông mơ thấy một bà lão mặc sắc phục đỏ, tự xưng là Thái Thượng Lão Quân, bảo ông đi về hướng Đông khoảng ba dặm để lập kinh đô. Ông thấy mình cùng đoàn tùy tùng nghỉ chân ở một địa điểm trên bờ Sông Hương, cách Huế khoảng 5 cây số về phía Tây. Sáng hôm sau tỉnh lại, ông đi về hướng Đông như bà lão trong mộng đã chỉ dẫn. Sau mấy dặm đường, chúa Nguyễn gặp một nơi có cảnh trí sơn thủy hữu tình như thiên nhiên đã bày sẵn để dành cho ông. Nơi đây có địa thế phong thủy tốt, xứng tầm một xứ “địa linh nhơn kiệt” để vị chúa đầu tiên của các chúa Nguyễn chọn làm nơi đặt bản doanh và sau này là kinh đô của cả nước. Lời tiên tri của Trạng Trình, lời báo mộng của Thái Thượng Lão Quân quả đã báo trước sự nghiệp lâu dài 400 năm của nhà Nguyễn và cũng chừng đó năm của cố đô Huế.

Tương truyền, trước đó thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên một ngọn đồi bên bờ sông Hương vào ban đêm và nói với mọi người: “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh”. Dựa vào câu chuyện đó, năm 1601 Nguyễn Hoàng đã cho dựng một ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là chùa Thiên Mụ. Vào năm 1862, khi cầu tự, vua Tự Đức đã đổi tên chùa thành Linh Mụ vì sợ chữ Thiên phạm húy với trời.

Cũng có người cho rằng, chúa Nguyễn Hoàng nằm chiêm bao thấy một bà tiên bảo từ gò đất hãy thắp cây hương rồi chèo thuyền đến khi nào hết cây hương thì dừng lại, chọn nơi ấy làm phủ chúa. Chúa làm theo, khi hết cây hương thì thấy hiện ra một vùng đất (sau gọi là Phú Xuân) phía trước có núi án ngữ (sau gọi là núi Ngự Bình), bèn chọn làm nơi xây phủ chúa, về sau trở thành kinh đô của cả nước. Chúa cho xây chùa Thiên Mụ trên gò đất để tạ ân bà tiên, và dòng sông đó được gọi là sông Hương.

Nhà Nguyễn đã tồn tại trong vòng 143 năm (1802 – 1945) gồm 13 vị vua cai trị thuộc 7 thế hệ: Gia Long (cai trị từ 1802 – 1819), Minh Mạng (hay Minh Mệnh, 1820 – 1840), Thiệu Trị (1841 – 1847), Tự Đức (1848 – 1883), Dục Đức (làm vua 3 ngày năm 1883), Hiệp Hòa (06/1883 –11/1883), Kiến Phúc (12/1883 – 1884), Hàm Nghi (08/1884 – 08/1885), Đồng Khánh (10/1885 – 12/1888), Thành Thái (01/1889 – 07/1907), Duy Tân (1907 – 1916), Khải Định (1916 –1925), Bảo Đại (1926 – 1945).

Tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 9 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà, và 6 huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, A Lưới, Nam Đông. Biển số xe của tỉnh: 75.

Trong một năm, tùy từng thời điểm mà du lịch Huế được chia thành những hạng mục phù hợp: từ tháng 1 đến tháng 3 là mùa xuân đất cố đô với khí hậu lạnh, có mưa phùn; tháng 4 hàng năm thường diễn ra Festival Huế; từ tháng 5 đến tháng 7 sẽ là mùa du lịch biển; tháng 8, tháng 9 là mùa thu với khí hậu tương đối mát mẻ, không mưa, nắng không quá gay gắt; từ tháng 10 đến tháng 12 là mùa đông với những cơn mưa dai dẳng kéo dài, trời vừa lạnh vừa ẩm ướt, đôi khi sẽ có các cơn bão lớn.

Ăn gì ở Huế? Những điểm du lịch tham quan “check-in” ở Thừa Thiên Huế

Một góc thành phố Huế cổ kính

Ăn gì ở Huế? Những điểm du lịch tham quan “check-in” ở Thừa Thiên Huế

Đại Nội trong kinh thành Huế

Ăn gì ở Huế? Những điểm du lịch tham quan “check-in” ở Thừa Thiên Huế

Chùa Thiên Mụ (chùa Linh Mụ)

Ăn gì ở Huế? Những điểm du lịch tham quan “check-in” ở Thừa Thiên Huế

Lăng Khải Định (Ứng Lăng)

Ăn gì ở Huế? Những điểm du lịch tham quan “check-in” ở Thừa Thiên Huế

Đàn Nam Giao

Ăn gì ở Huế? Những điểm du lịch tham quan “check-in” ở Thừa Thiên Huế

Sông Hương nên thơ

Dưới đây là tổng hợp một số địa danh tham quan du lịch giải trí “check-in” ở thành phố Huế và khu vực lân cận trong tỉnh Thừa Thiên Huế.

  • Kinh thành Huế (Thuận Hóa kinh thành) bao gồm Hoàng Thành (Đại Nội) và Tử Cấm Thành (người ta cũng gọi chung Hoàng Thành và Tử Cấm Thành là Đại Nội). Chi tiết gồm có các công trình: điện Thái Hòa, Kỳ Đài, trường Quốc Tử Giám, điện Long An, Thế Miếu (Thế Tổ Miếu), Hưng Miếu (Hưng Tổ Miếu), cung Trường Sanh (cung Trường Ninh), Cửu Đỉnh, bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế, đình Phú Xuân, hồ Tịnh Tâm, tàng thư lâu, viện Cơ Mật – Tam Tòa, đàn Xã Tắc, cửu vị thần công, các pháo đài,…
  • Các lăng tẩm: lăng Gia Long (Thiên Thọ Lăng), lăng Minh Mạng (Hiếu Lăng), lăng Thiệu Trị (Xương Lăng), lăng Tự Đức (Khiêm Lăng), lăng Dục Đức (An Lăng), lăng Đồng Khánh (Tư Lăng), lăng Khải Định (Ứng Lăng), lăng Sọ (lăng Cơ Thánh), Tư Minh Lăng (lăng Thánh Cung),…
  • Nhà lưu niệm Hoàng Thái hậu Từ Cung
  • Cung An Định
  • Điện Hòn Chén
  • Đồi Vọng Cảnh
  • Đồi Thiên An – Đan viện Thiên An – Hồ Thuỷ Tiên – Công viên nước Thủy Tiên (bỏ hoang)
  • Ngọn đồi nhỏ trên đường Hồ Đắc Di (thành phố Huế) – nơi ngắm cảnh từ trên cao
  • Đàn Nam Giao
  • Hồ Tịnh Tâm
  • Núi Ngự Bình
  • Núi Bạch Mã – Vườn quốc gia Bạch Mã – Hồ Truồi
  • Các nhà vườn: nhà vườn Bến Xuân, Nhà vườn Lương Quán – Nguyệt Biều, nhà vườn Huế, nhà vườn An Hiên, nhà vườn Lạc Tịnh, nhà vườn Ý Thảo, phủ thờ Công chúa Ngọc Sơn, phủ Tuy Lý,…
  • Trường Quốc học Huế
  • Chợ Đông Ba
  • Phố đi bộ Huế (khu phố Tây gồm 3 tuyến đường Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An và Võ Thị Sáu)
  • Cầu Tràng Tiền (cầu Trường Tiền)
  • Cầu Dã Viên (cầu Bạch Hổ)
  • Sông Hương: đi thuyền ngắm cảnh trên sông, nghe nhã nhạc cung đình Huế trên thuyền và ngắm cảnh đôi bờ sông Hương về đêm
  • Chùa Thiên Mụ (chùa Linh Mụ)
  • Chùa Từ Đàm
  • Chùa Từ Hiếu
  • Chùa Báo Quốc
  • Chùa Thiền Lâm
  • Chùa Diệu Đế
  • Chùa Huyền Không Sơn Thượng
  • Tổ đình Tường Vân
  • Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã
  • Miếu Âm Hồn
  • Nhà thờ Chính Tòa Tổng Giáo Phận Huế (nhà thờ Phủ Cam)
  • Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế
  • Thôn Vĩ Dạ (cồn Hến)
  • Làng hương Thủy Xuân
  • Phố cổ Bao Vinh – Quán cà phê Mắt Biếc
  • Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo
  • Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế
  • Nhà lưu niệm Bác Hồ ở 112 Mai Thúc Loan
  • Nhà lưu niệm Bác Hồ ở Dương Nỗ
  • Nhà chứng tích Ngô Đình Cẩn
  • Suối Mơ
  • Đèo Hải Vân – Hải Vân Quan – Hòn đá Cụ Rùa
  • Ga Hải Vân Bắc – Cầu vòm Đồn Cả
  • Vịnh Lăng Cô
  • Đầm Lập An
  • Biển Thuận An
  • Biển Cảnh Dương – Biển Tân Cảnh Dương
  • Hệ thống các đầm phá Tam Giang: đầm Chuồn, đầm Thủy Tú, phá Tam Giang
  • Hồ Sơn Thọ
  • Hồ Khe Ngang
  • Thác Đá Dăm
  • Suối khoáng Thanh Tân
  • Rừng ngập mặn Rú Chá
  • Huyện vùng cao A Lưới
  • Cây cô đơn (“cây Mắt Biếc” – bối cảnh trong phim cùng tên)
  • Cầu ngói Thanh Toàn
  • Đỉnh Hòn Vượn (núi Hòn Vượn)
  • Đình làng Dương Nỗ
  • Điểm mai táng bà Hoàng Thị Loan (tại triền phía Tây núi Bân – núi Tam Tầng)
  • Điểm di tích Bến Đá
  • Điểm di tích Am Bà
  • Điểm di tích Bộ Lễ
  • Điểm di tích Chợ Xép
  • Gian nhà “Dãy trại”
  • Trường Tiểu học Pháp – Việt Đông Ba
  • Toà Khâm sứ Trung kỳ
  • Lăng Vĩnh Thanh
  • Làng Vinh Thanh: biển Vinh Thanh, đầm Cầu Hai,…
  • Phường Thủy Biều thành phố Huế ngày nay – sự hợp nhất của hai làng cổ thời xưa là Nguyệt Biều và Lương Quán, với các điểm tham quan: nhà vườn Nguyệt Biều, nhà vườn Lương Quán, đình làng Lương Quán,…
  • Làng hoa giấy Thanh Tiên
  • Làng cổ Phước Tích
  • Làng Địa Linh – làng nghề đúc tượng ông Táo
  • Làng Sình – làng nghề tranh dân gian
  • Các làng nghề làm nón lá: Dạ Lê, Phú Cam, Đốc Sơ, Triều Tây, Kim Long, Sịa,…
  • Làng nghề đúc đồng Huế (Phường Đúc, Phường thợ đúc)
  • Làng nghề gốm Phước Tích
  • Làng nghề đan lát Bao La
  • Làng nghề kim hoàn Kế Môn
  • Làng rèn Hiền Lương
  • Làng nghề điêu khắc gỗ Mỹ Xuyên
  • Làng Chuồn – làng nghề in liễn Tết
  • Làng nghề thếp vàng, sơn mài Tiên Nộn
  • Làng mứt Hà Cảng (dịp cận Tết)
  • Hổ Quyền (đấu trường voi và hổ xưa) – Long Châu Miếu (điện Voi Ré)

Một số món ăn ngon, đặc sản mà du khách có thể mua làm quà của thành phố Huế nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung:

  • Ẩm thực cung đình Huế: nem công, chả phượng, yến sào, chè hạt sen long nhãn, cơm sen cung đình, trà cung đình
  • Bún bò Huế
  • Cơm Âm Phủ
  • Cơm hến
  • Bún hến
  • Hến xúc bánh tráng
  • Nem lụi Huế
  • Tré Huế
  • Vả trộn (gỏi trái vả)
  • Bánh canh Nam Phổ
  • Bánh khoái
  • Bánh bèo
  • Bánh nậm
  • Bánh bột lọc
  • Bánh ram ít
  • Tôm chua Huế
  • Mắm sò Lăng Cô
  • Mắm cá rò
  • Mắm ruốc Huế
  • Rượu cung đình
  • Chè Huế (chè cung đình)
  • Trà cung đình
  • Kẹo cau Huế
  • Mè xửng Huế
  • Bánh đậu xanh trái cây
  • Hạt sen Huế
  • Bưởi Thanh Trà
  • Dầu tràm Huế

*** Bài viết có sử dụng tư liệu được tổng hợp và biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet, mang giá trị tham khảo.

Đăng bởi: Đạt Nguyễn

YOLO! Khám phá các huyện ở Thừa Thiên Huế

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก