Chùa

Chùa Pháp Hoa – Cái nôi văn hóa Phật pháp giữa lòng Sài Gòn

Ngay giữa lòng Sài Gòn có rất nhiều địa điểm du lịch tâm linh mang đậm dấu ấn văn hóa tôn giáo cùng những công trình kiến trúc lâu đời thu hút rất nhiều du khách thập phương đến tham quan. Trong số đó thì không thể không nhắc đến chùa Pháp Hoa với tuổi đời gần một thế kỷ được mệnh danh là cái nôi của văn hóa Phật pháp. Các bạn hãy cùng chúng mình khám phá xem cổ tự này có điểm gì độc đáo mà lại hấp dẫn nhiều du khách đến chiêm bái nhé !

1. Chùa Pháp Hoa ở đâu ?

Chùa Pháp Hoa tọa lạc số 870 Trường Sa, phường 14, quận 3, Hồ Chí Minh gần cầu Lê Văn Sỹ nên người dân thường gọi là chùa Pháp Hoa Lê Văn Sỹ để phân biệt với những ngôi chùa cùng tên khác.

khám phá, chùa pháp hoa – cái nôi văn hóa phật pháp giữa lòng sài gòn

Chùa Pháp Hoa lung linh thơ mộng về đêm (Nguồn: Sưu tầm)

Ngôi chùa này không chỉ được nhiều người biết đến bởi sự linh thiêng mà còn bởi sự đóng góp to lớn đối với nền văn hóa Phật giáo Việt Nam.

2. Di chuyển đến chùa Pháp Hoa

Ngoài chùa Pháp Hoa quận 3 thì còn có một số ngôi chùa cùng tên ở quận Phú Nhuận và Gò Vấp nên bạn lưu ý để tránh nhầm lẫn địa chỉ.

khám phá, chùa pháp hoa – cái nôi văn hóa phật pháp giữa lòng sài gòn

Đường đến chùa Pháp Hoa khá dễ tìm (Nguồn: Sưu tầm)

Do nằm ở vị trí khá đắc địa trong lòng Sài Gòn và gần cầu Lê Văn Sỹ nên đường đi đến ngôi chùa này khá dễ tìm cũng như là có rất nhiều phương tiện di chuyển để bạn lựa chọn:

  • Xe máy – Ô tô: Từ chợ Bến Thành bạn chạy thẳng đường Trương Định sau đó rẻ phải vào đường Kỳ Đồng. Bạn tiếp tục rẻ phải vào đường Quốc Thảo chạy thêm 1km nữa thì rẻ phải vào đường Trường Sa. Tiếp tục đi thêm khoảng 500m nữa là bạn đã đến chùa.
  • Xe buýt: Hiện tại chỉ có tuyến xe buýt số 28 là có trạm dừng có chùa Pháp Hoa nên bạn hoàn toàn có để lựa chọn xe buýt để di chuyển mà không lo bị lạc đường.

3. Thời gian mở cửa chùa Pháp Hoa

Nhà chùa bắt đầu mở cửa đón du khách xuyên suốt các ngày trong tuần từ thứ 2 đến chủ nhật theo khung giờ chính như sau:

  • Buổi sáng: 06:00–11:30
  • Buổi chiều: 13:30–21:00

khám phá, chùa pháp hoa – cái nôi văn hóa phật pháp giữa lòng sài gòn

Chùa chỉ mở cửa trong khung giờ nhất định (Nguồn: Sưu tầm)

Tuy nhiên bạn không nên đến quá sớm hay về quá muộn vì nhà chùa cần có thời gian chuẩn bị để có thể tiếp đón khách đến tham quan và chiêm bái một cách trang trọng nhất.

4. Lịch sử chùa Pháp Hoa quận 3

Năm 1982, Hòa thượng Đạo Hạ Thanh đã cho xây dựng chùa Pháp Hoa với lối kiến trúc khá đơn giản. Trải qua sự bào mòn của thời gian cùng nhiều thăng trầm biến cố trong lịch sử mà ngôi chùa nhiều lần được trùng tu và cải tạo vào các năm 1932, 1965, 1990.

khám phá, chùa pháp hoa – cái nôi văn hóa phật pháp giữa lòng sài gòn

Chùa Pháp Hoa gần 100 năm tuổi (Nguồn: Sưu tầm)

Năm 1993 là lần trùng tu gần đây nhất của chùa Pháp Hoa để có được diện mạo khang trang như ngày hôm nay. Đến tận năm 2015 thì ngôi chùa mới được công nhận là di tích lịch sử bởi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và trở thành địa điểm du lịch được nhiều người biết đến.

5. Kiến trúc độc đáo ở chùa Pháp Hoa

Mặc dù trải qua nhiều lần trùng tu và tôn tạo nhưng chùa Pháp Hoa vẫn giữ được nét đẹp cổ kín thuở sơ khai cùng lối kiến trúc độc đáo nên thu hút rất nhiều du khách tứ phương đến tham quan. Chỉ cần đứng nhìn từ cầu Lê Văn Sỹ bạn cũng đã choáng ngợp trước sự nguy nga tráng lệ của ngôi chùa gần 100 năm tuổi đang đứng hiên ngang cạnh kênh Nhiêu Lộc.

khám phá, chùa pháp hoa – cái nôi văn hóa phật pháp giữa lòng sài gòn

Kiến trúc trang nghiêm ở chùa Pháp Hoa (Nguồn: Sưu tầm)

Nếu như kiến trúc chùa thể hiện sự bề thế uy nghiêm thì lối vào ngôi chùa lại nhẹ nhàng thơ mộng phủ đầy cây xanh với hàng phong lan đang đua nhau khoe sắc. Khu vực chính điện được chia thành nhiều gian khác nhau tương ứng mỗi gian sẽ thờ một bức tượng Phật được chạm trổ tinh xảo bằng gỗ mít luôn tỏa hương thơm nhẹ nhàng. Ngoài chính điện thì còn có 2 dãy nhà 3 tầng là nơi lưu trữ sổ sách, hộp họp và nghỉ ngơi của các chư vị tăng ni, phật tử trong nhà chùa.

6. Lễ Phật Đản ở chùa Pháp Hoa

Không chỉ được biết đến như một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng mà chùa Pháp Hoa còn được đông đảo du khách biết đến như là nơi tổ chức rất nhiều các hoạt động liên quan đến Phật Giáo. Trong số đó thì không thể không nhắc đến sự kiện có quy mô lớn nhất của chùa chính là lễ Phật Đản được tổ chức vào tháng 4 âm lịch hàng năm.

khám phá, chùa pháp hoa – cái nôi văn hóa phật pháp giữa lòng sài gòn

Lễ Phật Đản ở chùa Pháp Hoa (Nguồn: Sưu tầm)

Vào ngày lễ Phật Đản, nhà chùa sẽ treo nhiều lồng đèn từ khắp khuôn viên cho đến dọc kênh Nhiêu Lộc làm cho không gian vào buổi tối trở nên lung linh huyền ảo. Đây cũng là thời điểm du khách khắp tứ phương cũng như là các tăng ni phật tử đổ về chùa để làm lễ cầu phúc và thả đèn hoa đăng.

7. Lưu ý gì khi tham quan chùa Pháp Hoa

Để có được những trải nghiệm đáng nhớ nhất khi đến tham quan và chiêm bái tại chùa bạn cần lưu ý như sau:

khám phá, chùa pháp hoa – cái nôi văn hóa phật pháp giữa lòng sài gòn

Một số lưu ý khi đến chùa Pháp Hoa (Nguồn: Sưu tầm)

  • Thời điểm chiều tối khi ánh đèn vàng được thắp lên sẽ làm cho không gian chùa trở nên lung linh huyền ảo rất thích hợp để bạn ngắm cảnh.
  • Vào các ngày lễ đặc biệt chùa sẽ đón tiếp rất nhiều tăng ni và phật tử ở tứ phương nên nếu bạn muốn tìm đến sự thanh tịnh thì nên đến chùa vào ngày thường.
  • Sư trụ trì chùa Pháp Hoa rất nổi tiếng về xem bói nên bạn có thể trải nghiệm thử.
  • Chùa chỉ mở cửa trong một số khung giờ nhất định nên bạn cần lưu ý giờ giấc để tránh ảnh hưởng đến lịch trình di chuyển.
  • Ăn mặc chỉn chu, lịch sự và kín đáo khi đến tham quan và hành lễ tại chùa.
  • Phật tử đến chùa chỉ cúng chay, không cúng đồ mặn trong chùa.

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu qua đôi nét về lịch sử cũng như là kiến trúc độc đáo của chùa Pháp Hoa với gần 100 tuổi. Bên cạnh ngôi chùa này thì vẫn còn rất nhiều địa điểm du lịch tâm linh thú vị khác ở Sài Gòn đang chờ đợi bạn khám phá. Nếu trong thời gian sắp tới bạn đang có kế hoạch tiếp tục chinh phục các địa điểm du lịch Sài Gòn thì hãy tải ngay ứng dụng chúng mình để chọn ngay cho mình căn phòng nghỉ ngơi ứng ý nhất nhé !

Đăng bởi: Nguyễn Văn Hữu K22E

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก