Kinh Doanh

Có nên kinh doanh trà sữa trong thời điểm này hay không? 

Có nên kinh doanh trà sữa không? là câu hỏi của nhiều người khi đi tìm hình thức kinh doanh phù hợp. Thực tế, kinh doanh trà sữa mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho chủ kinh doanh. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, hãy cùng tham khảo những kiến thức mà Unica trong bài viết dưới đây.

Lợi ích khi kinh doanh trà sữa

Trước khi đưa ra quyết định có nên kinh doanh trà sữa không thì bạn nên nắm được những lợi ích mà việc kinh doanh trà sữa mang lại. Cụ thể như sau:

Lượng khách hàng tiềm năng dồi dào

Trà sữa là loại đồ uống có lịch sử ra đời chưa lâu nhưng gần như chiếm sóng trên thị trường bởi lượng thị hiếu của khách hàng vô cùng cao. Chính điều này tạo cho người kinh doanh một ưu thế vô cùng mạnh khi kinh doanh trà sữa đó là lượng khách hàng vô cùng dồi dào, đặc biệt là khách hàng tiềm năng.

có nên kinh doanh trà sữa không, khởi nghiệp, kinh doanh, có nên kinh doanh trà sữa trong thời điểm này hay không?

Kinh doanh trà sữa có lợi thế từ nguồn khách hàng tiềm năng dồi dào

Thực tế chứng minh, nhiều quán trà sữa dù kinh doanh dưới hình thức trực tiếp hay online thì lúc nào cũng rất đông khách, thậm chí nhiều cửa hàng còn trong tình trạng quá tải. Do đó, nếu bạn là một người không mạnh về Marketing, chưa có chiến lược kinh doanh cụ thể thì nên lựa chọn hình thức kinh doanh trà sữa để mang về lượng khách hàng tiềm năng.

Nguồn nguyên liệu phong phú, dễ kiếm

Nhắc đến trà sữa, không chỉ một mà có rất nhiều hương vị khác nhau. Tuy nhiên, các nguyên liệu để tạo nên hương vị cho trà sữa rất dễ kiếm và với nhiều nguồn hàng khác nhau. Do đó, trong quá trình kinh doanh, bạn hoàn toàn yên tâm về vấn đề nguyên liệu.

Đặc biệt, có những nguyên liệu bạn có thể tự làm ngay tại nhà mà không cần nhập từ một mối khác, điển hình nhất là trân châu. Điều quan trọng là nguyên liệu phải đảm bảo chất lượng, an toàn và gây dấu ấn với khách hàng bởi sự thơm ngon, hấp dẫn.

Cách thức kinh doanh thuận lợi

Có thể thấy, hiếm có sản phẩm nào có hình thức kinh doanh dễ như trà sữa. Bạn có thể kinh doanh theo cửa hàng hoặc kinh doanh online, tùy theo mục đích mà bạn muốn kinh doanh. Và dù kinh doanh theo hình thức nào thì bạn cũng dễ dàng tìm được nguồn thu nhập với mức lợi nhuận cao.

Tuy nhiên, trong quá trình kinh doanh, để thành công thì đòi hỏi bạn phải có chiến lược kinh doanh cũng như Marketing sao cho hiệu quả. Ban đầu, bạn có thể khai thác nguồn khách hàng thân thiết, sau đó dần mở rộng theo từng nhóm khác nhau.

Các bước kinh doanh trà sữa cho người mới

Bước 1: Xác định vốn kinh doanh

có nên kinh doanh trà sữa không, khởi nghiệp, kinh doanh, có nên kinh doanh trà sữa trong thời điểm này hay không?

Trước khi bắt tay vào kinh doanh trà sữa thì việc đầu tiên bạn cần quan tâm và chuẩn bị đó là xác định được số vốn cần bỏ ra. Vậy để có thể kinh doanh trà sữa thì cần bao nhiêu vốn?

Có thể nói, số vốn kinh doanh trà sữa phụ thuộc vào hình thức kinh doanh. Tùy vào hình thức kinh doanh khác nhau mà số vốn mà bạn cần bỏ ra là khác nhau. Nếu bạn đang nắm giữ một nguồn vốn lớn thì nên mở cửa hàng trà sữa offline kết hợp với bán online để thu được lợi nhuận cao cũng như tạo dựng được thương hiệu riêng cho mình. Còn nếu nguồn vốn của bạn không quá lớn thì nên áp dụng hình thức bán online để hạn chế các chi phí như mặt bằng, bàn ghế, trang trí… Mỗi một hình thức kinh doanh đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, vì thế bạn nên dựa vào nguồn vốn và sở thích của mình để lựa chọn được cách thức phù hợp nhất.

Bước 2: Xác định khách hàng mục tiêu và tìm kiếm địa điểm

Trong kinh doanh, buôn bán thì cung và cầu luôn đi liền với nhau. Vì thế khi bạn cung cấp, buôn bán trà sữa thì phải xác định đối tượng cần hướng tới và nhu cầu của họ. Bạn cần tự mình đặt ra các câu hỏi như: Khách hàng là ai? Độ tuổi nào? Nhu cầu của họ là gì?… để có thể truyền thông và tiếp cận đúng đối tượng cần hướng tới. Hiện nay, trà sữa là loại thức uống được hầu hết mọi người yêu thích, do đó việc tìm kiếm khách hàng không quá khó khăn cho các nhà kinh doanh.

Sau khi đã xác định được nguồn vốn cũng như khách hàng thì công việc tiếp theo của người kinh doanh trà sữa đó chính là tìm địa điểm thích hợp. Khi lựa chọn địa điểm bạn cần chú ý đến những nơi đông đúc dân cư, trường học, tòa nhà văn phòng…có lượng người qua lại đông đúc và hướng tới lượng khách hàng tiềm năng của mình. Tuy nhiên, công việc này chỉ được thực hiện khi bạn có đủ số vốn bởi tiền thuê mặt bằng là rất tốn kém và phải thuê trong một thời gian dài. Sau khi lựa chọn được địa điểm thì việc thiết kế và trang trí quán cũng cần được chú trọng để có thể thu hút được lượng khách hàng lớn đến với quán của mình.

Bước 3: Trang bị máy móc, nguyên liệu để kinh doanh

Không chỉ kinh doanh trà sữa mà với bất cứ mặt hàng nào bạn cũng cần trang bị máy móc, dụng cụ cũng như nguyên liệu để bắt tay vào vận hành quán. Đối với kinh doanh trà sữa thì số lượng máy móc, công cụ để pha chế là tương đối nhiều và phải bỏ ra chi phí khá lớn. Vì thế, việc mua lại những máy móc cũ nhưng vẫn có thể sử dụng tốt là cách tiết kiệm chi phí đáng kể khi bạn bắt đầu khởi nghiệp.

Về nguyên liệu, bạn cũng nên tìm nguồn để có thể nhập được nguyên liệu với giá tốt nhất. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý lựa chọn nguồn nguyên liệu đảm bảo an toàn thực phẩm để đảm bảo uy tín và trở thành điểm đến của khách hàng trong những lần tiếp theo.

Bước 4: Lên kế hoạch thiết kế và trang trí quán

Để bắt kịp xu hướng của giới trẻ hiện nay, nhiều người đến các quán cafe và trà sữa thường thích được check-in. Vì vậy trang trí quán trà sữa đẹp , lung linh, thiết kế quán theo phong cách riêng sẽ thu hút nhiều khách hàng đến với quán của bạn. Nếu bạn có năng khiếu thiết kế thì có thể tự trang trí quán theo thiết kế của mình hoặc bạn cũng có thể thuê ngoài.

Bước 5: Lên kế hoạch marketing

Không phải ngẫu nhiên mà khách hàng có thể biết đến quán mới của bạn, vì thế, bạn cần có kế hoạch marketing để quảng cáo là việc không thể thiếu. Tiếp cận khách hàng mục tiêu bằng cách sử dụng tờ rơi, tờ gấp hay treo băng rôn ở cửa hàng là một trong những việc làm mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, việc lựa chọn marketing online trên website hay trên các trang mạng xã hội cũng giúp quán trà sữa của bạn được rất nhiều người biết đến. Chạy quảng cáo trên google, facebook cũng là một gợi ý tuyệt vời để việc marketing trở nên hiệu quả.

Bước 5: Tuyển dụng nhân sự để bắt tay vào vận hành quán

Một trong những việc làm góp phần tạo nên sự thành công khi kinh doanh trà sữa đó chính là tuyển dụng đội ngũ nhân viên. Khi tuyển dụng nhân viên cho quán bạn cần dựa vào các tiêu chí như: hiểu biết về lĩnh vực trà sữa, thái độ làm việc, tay nghề… Nhân viên quán có tay nghề cao cùng thái độ nhiệt tình, chu đáo khi phục vụ sẽ giúp cho việc kinh doanh của quán trở nên khởi sắc. Tùy thuộc vào mô hình, phương thức kinh doanh mà số lượng nhân viên của quán sẽ khác nhau. Thông thường một quán trà sữa sẽ có từ 3 – 5 nhân viên để có thể bắt tay vào vận hành quán.

có nên kinh doanh trà sữa không, khởi nghiệp, kinh doanh, có nên kinh doanh trà sữa trong thời điểm này hay không?

Để kinh doanh trà sữa thành công thì đòi hỏi bạn phải có những kinh nghiệm nhất định

Khi đưa ra quyết định có nên kinh doanh trà sữa không, bạn cần có sự chuẩn bị thật tốt để kinh doanh thành công. Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ thực sự hữu ích đối với bạn.

Đăng bởi: Vũ Ngọc Minh

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก