Bắc Ninh

Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh - Kinh nghiệm, Cách đi, Lưu ý

Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh là một trong những chốn hành hương được nhiều tín đồ Phật tử lui tới. Cùng chúng mình khám phá địa điểm này xem có gì hấp dẫn nhé!

1. Giới thiệu đền bà chúa kho Bắc Ninh

Đền Bà Chúa Kho nằm trên lưng chừng núi Kho thuộc thôn Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Đền được xây dựng theo lối kiến trúc cổ từ thế kỷ XIX theo kiểu chữ T với những đường nét chạm khắc công phu. Ngoài ra, đền Bà Chúa Kho là một di tích lịch sử quan trọng nằm trong quần thể di tích của khu Cổ Mễ bao gồm: Đình – Chùa – Đền đã được nhà nước công nhận. Không chỉ là di tích lịch sử có giá trị văn hóa cao mà nơi đây còn mang giá trị tín ngưỡng tâm linh, thu hút nhân dân khắp cả nước hành hương mỗi dịp lễ hội hàng năm.

đền bà chúa kho bắc ninh - kinh nghiệm, cách đi, lưu ý

Nhận chỉ đường tới đền bà chúa kho Bắc Ninh tại đây

2. Hướng dẫn đường đi đền bà Chúa Kho

Hà Nội

Phương tiện cá nhân

Xuất phát từ Ngã Tư Sở (Hà Nội) bạn di chuyển tới Ngã tư Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi rồi rẽ trái đi theo hướng cầu Thanh Trì. Tới QL1B di chuyển tầm 25km nữa là đến TP Bắc NInh.

Đền Bà chúa kho cách trung tâm TP Bắc Ninh chừng 4km. Đến đây, bạn di chuyển theo tỉnh lộ 295B rồi rẽ trái vào đường Cổ Mễ là tới Bà chúa kho.

Xe bus

Tại Hà Nội cũng có rất nhiều tuyến xe bus đi qua đền Bà Chúa Kho. Vì thế, nếu bạn không quá rành về đường xá thì có thể đi xe bus cho tiện.

Các tuyến xe bus đi đền bà chúa Kho:

  1. Tuyến 54 (Long Biên – Bắc Ninh) có lộ trình : Điểm trung chuyển Long Biên – Trần Nhật Duật – Cầu Chương Dương – Nguyễn Văn Cừ – Ngô Gia Tự – Cầu Đuống – Hà Huy Tập – Ga Yên Viên – Dốc Lã – Từ Sơn – Đồng Nguyên – Viềng – Tương Giang – Nội Duệ – Lim – Ó – Võ Cường – Hòa Đình – Suối Hoa – thành phố Bắc Ninh.
  2. Tuyến 203 (Giáp Bát – Bắc Ninh – Bắc Giang) có lộ trình : Bến xe Giáp Bát – Giải Phóng – Kim Đồng – Giải Phóng – Pháp Vân – Nguyễn Khoái – Trần Khánh Dư – Trần Quang Khải – Trần Nhật Duật – Nguyễn Văn Cừ – Cầu Chui – Ngô Gia Tự – Cầu Đuống – Hà Huy Tập – Yên Viên – Dốc Lã – Từ Sơn – Lim – thành phố Bắc Ninh – Thị Cầu – Tam Tầng – Chợ Nếnh – Hồng Thái – Thành phố Bắc Giang – Xương Giang – Bến xe Bắc Giang.

đền bà chúa kho bắc ninh - kinh nghiệm, cách đi, lưu ý

3. Đền bà chúa kho có gì hấp dẫn?

Từ xưa tới nay, Việt Nam thường có phong tục đi lễ chùa đầu năm để cầu bình an và tài lộc. Và đền bà chúa Kho là một trong những điểm cúng bái đặc biệt linh ứng.

Những người làm ăn, buôn bán thường hay tới đây vào đầu năm để “vay vốn” bà chúa kho. Người ta quan niệm rằng, vốn được vay bởi bà chúa Kho để làm ăn sẽ sinh lời rất lớn, đem lại sự giàu sang cho người cúng bái.

đền bà chúa kho bắc ninh - kinh nghiệm, cách đi, lưu ý

Nghi thức đặc biệt này cần phải được thực hiện một cách thành tâm bằng việc ghi những điều mong muốn một cách rõ ràng vào một tờ sớ. Thông tin trong đó bao gồm: Số tiền vay, ngày tháng năm nào thì đến trả lời.

Nhiều người truyền tai nhau rằng: “Những người hứa tới đền trả nợ mà không làm sẽ dẫn tới hậu quả là làm ăn thất bát, thua lỗ”. Do đó, dù chỉ là một hình thức tâm linh mang ý nghĩa tinh thần thôi, nhưng đã có vay thì phải trải, sống sòng phẳng như trần thực.

đền bà chúa kho bắc ninh - kinh nghiệm, cách đi, lưu ý

Ngày 14 tháng giêng hằng năm là chính hội của đền Bà Chúa Kho. Nhưng từ những ngày đầu của năm mới, khách thập phương từ nhiều nơi đã đổ về, khiến không khí chùa trở nên lườm lượm người.

Đặt chân tới đây, bạn sẽ thấy hai bên đường đi là những gian hàng bán các đồ cúng bái để khách thực phương sắm lễ dâng lên đức Phật thể hiện lòng thành kính của mình.

4. Đồ lễ bái khi đến Bà chúa Kho

  1. Lễ chay: Hương, hoa, trái cây, phẩm oản,…
  2. Lễ mặn: Gà, lợn, chả, giò,…
  3. Lễ đồ sống: Trứng, gạo, muối,…
  4. Cỗ sơn trang: Đặc sản chay ở Việt Nam như xôi, chè,…
  5. Lễ ban thờ Cô, thờ Cậu: Oản, quả, gương, lược,…
  6. Lễ thần Thành Hoàng, Thư Điền: Đồ chay.

đền bà chúa kho bắc ninh - kinh nghiệm, cách đi, lưu ý

5. Cách hạ lễ khi đi đền Bà Chúa Kho

Sau khi hoàn thành nghi thức dâng lễ trên các ban thờ, để chờ nhang đốt hết 1 tuần hương thì bạn có thể đi tham quan khuôn viên trong chùa. Khi tuần nhang đầu tiên cháy hết, bạn có thể thắp thêm 1 nén nhang nữa.

Khi thắp hương xong, cần vái lạy 3 vái trước ban thờ, tiếp đọ hạ sợ và đem ra khu vực đốt để hóa vàng. Khi hóa hết vàng mã mới hạ lễ. Hạ lễ cần hạ lần lượt từ ngoài tới ban chính.

Với những đồ lễ được bày ở ban cô, ban cậu như lược, gương,.. thì cứ để nguyên hoặc nếu chùa có nơi để quy định thì mang ra đó, chứ không nên mang về nhà.

đền bà chúa kho bắc ninh - kinh nghiệm, cách đi, lưu ý

6. Lưu ý khi đến đền bà chúa Kho Bắc Ninh

  1. Ăn mặc gọn gàng, lịch sự, không nên đi giày cao góp bởi sẽ phải đi bộ khá nhiều gây khó khăn trong việc di chuyển.
  2. Tình trạng móc túi ở đây khá phổ biến nên bạn không nên mang quá nhiều tiền mặt trong người.
  3. Nên chuẩn bị vàng mã từ nhà để chủ động hơn. Hơn nữa, mua vàng mã tại các gian hàng ở đền sẽ bị chặt chém giá.
  4. Không nên đặt lễ bằng tiền tại các ban thờ, nếu có hãy cho vào hòm công đức.

Trên đây là thông tin xoay quanh đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh. Hy vọng chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn.

Bài chúng mình/ Nguồn ảnh: Internet

Đăng bởi: Đại Thắng

YOLO! Khám phá các huyện ở Bắc Ninh

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก