Bắc Ninh

Bắc Ninh có gì chơi?

Nhắc đến Bắc Ninh, người ta nghĩ ngay đến miền đất của Phật Giáo, với hàng trăm ngôi đền, chùa lớn nhỏ, chưa kể đến những di tích lịch sử, lăng mộ thờ các vị tưởng nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Ngoài ra, Bắc Ninh còn là miền đất mang đậm nét văn hóa của nền văn minh lúa nước, với những làng nghề làm gốm, tranh… thủ công, với những làng quan họ nức tiếng gần xa. Bắc Ninh có gì chơi? Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi điểm danh nhũng địa điểm vui chơi giải trí hấp dẫn tại Bắc Ninh nhé.

Nhà thờ chánh tòa Bắc Ninh – Bắc Ninh

Bắc Ninh từ lâu đã trở thành một điểm đến của nét đẹp văn hóa tâm linh. Được biết đến là một nơi sản sinh ra làn điệu dân ca độc đáo Quan họ, Bắc Ninh còn được biết đến với những kiến trúc cổ kính, trầm mặc. Bên cạnh những ngôi chùa, đền độc đáo, Bắc Ninh còn được biết đến với nhà thờ chánh tòa Bắc Ninh, một ngôi Thánh đường hiệp thông của cả giáo phận miền Kinh Bắc.

bắc ninh có gì chơi?

Nhà thờ chánh tòa Bắc Ninh – Bắc Ninh

Nhà thờ Chánh tòa Bắc Ninh tọa lạc giữa trung tâm thành phố Bắc Ninh, cách thành cổ Bắc Ninh 300m. Nơi đây từng xảy ra biến cố 100 vị đầu mục Bắc Ninh chịu phúc tử đạo thời vua Tự Đức (4/4/1862). Với những gì đã xảy ra, Nhà thờ Chánh tòa Bắc Ninh càng tạo được đức tin vĩnh cửu cho những ai yêu đạo mến Chúa.

Vị trí nhà thờ đắc địa ngay giữa trung tâm, chỉ cách thành cổ Bắc Ninh 300 m. Năm 1889, Đức cha Antonio Lễ – Giám mục tiên khởi đã chọn mua mảnh đất này và bắt đầu cho xây dựng nhà thờ cùng với Tòa Giám Mục. Sau 3 năm xây dựng, đến năm 1892 Nhà thờ Chính tòa Bắc Ninh chính thức được khánh thành.

bắc ninh có gì chơi?

Nhà thờ chánh tòa Bắc Ninh – Bắc Ninh

Nhà thờ có kiến trúc Baroque độc đáo của Ý được hình thành vào thế kỉ XVI. Không gian nhà thờ được xây dựng theo cấu trúc hình chữ thập và tuân theo quy tắc đối xứng đặc trưng của kiến trúc nhà thờ thời kỳ Phục Hưng. Nhà thờ có chiều dài khoảng 45 m, chiều ngang rộng 12 m được tạo thành từ 12 cột chính hình chữ nhật cao hai tầng tượng trưng cho 12 vị thánh tông đồ, chia đều hai hàng mỗi bên sáu cột. Nhìn từ xa, nhà thờ cực kỳ nổi bật với hai ngọn tháp cao 22 m cùng ba quả chuông bằng đồng đúc.

Nhà thờ Chính toà Bắc Ninh là địa điểm sinh hoạt thường xuyên của các giáo dân, và cũng là điểm đến tham quan không thể thiếu trong hành trình khám phá vùng đất quan họ cổ kính này.

Làng tranh Đông Hồ – Bắc Ninh

Cách Hà Nội chừng 33km về hướng Đông và nằm sát bờ Nam đê sông Đuống, làng Hồ hay Đông Hồ là một làng nghề cổ truyền, có tên Nôm là làng Mái nay thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Đây là cái nôi của dòng tranh khắc gỗ dân gian đặc sắc được nhiều người cả trong và ngoài nước biết đến, với những bức tranh từ lâu đã đi vào đời sống tinh thần bao người dân Việt.

bắc ninh có gì chơi?

Làng tranh Đông Hồ – Bắc Ninh

Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng tranh dân gian Việt Nam với xuất xứ từ làng Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Trước kia tranh được bán ra chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh về dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dùng tranh mới.

Ngoài các đặc điểm về đường nét và bố cục, nét dân gian của tranh Đông Hồ còn nằm ở chất giấy in và màu sắc. Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp: người ta nghiền nát vỏ con điệp, một loại sò vỏ mỏng ở biển, trộn với hồ (hồ được nấu từ bột gạo tẻ, hoặc gạo nếp, có khi nấu bằng bột sắn – hồ dùng để quét nền tranh thường được nấu loãng từ bột gạo tẻ hoặc bột sắn, hồ nấu từ bột nếp thường dùng để dán) rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó.

Chổi lá thông tạo nên những ganh chạy theo đường quét và vỏ điệp tự nhiên cho màu trắng với ánh lấp lánh những mảnh điệp nhỏ dưới ánh sáng, có thể pha thêm màu khác vào hồ trong quá trình làm giấy điệp. Màu sắc sử dụng trong tranh đông hồ Bắc Ninh là màu tự nhiên từ cây cỏ như đen (than xoan hay than lá tre), xanh (gỉ đồng, lá chàm), vàng (hoa hòe), đỏ (sỏi son, gỗ vang), v.v. Đây là những màu khá cơ bản, không pha trộn và vì số lượng màu tương ứng với số bản khắc gỗ, nên thường thường tranh Đông Hồ chỉ dùng tới 4 màu mà thôi.

Ngoài ra, cái làm nên nét đặc sắc độc đáo của tranh Đông Hồ chính là chất liệu làm tranh, được chế biến thủ công từ các nguyên liệu có sẵn trong thiên nhiên: Giấy làm từ cây dó, màu đỏ từ gạch non, màu vàng từ hoa điệp vàng, màu đen từ lá tre đốt, màu trắng được nghiền từ vỏ sò, ốc…

Trên cơ sở những màu sắc cơ bản ấy người dân đã tạo thêm nhiều màu sắc khác nhau từ việc trộn lẫn các màu để vẽ lên các tác phẩm tuyệt vời. Để hoàn thành một sản phẩm, không kể khâu khắc tranh trên bản gỗ, có sẵn giấy và màu, người làm tranh phải rất công phu, cẩn thận trong từng giai đoạn: sơn hồ lên giấy, phơi giấy cho khô hồ, quết điệp rồi lại phơi giấy cho khô lớp điệp, khi in tranh phải in từng màu lần lượt, nếu có 5 màu thì 5 lần in, mỗi lần in là một lần phơi… Cứ thế, dưới ánh sáng mặt trời lấp lánh từng hình ảnh, đường nét của cảnh sắc thiên nhiên, nếp sinh hoạt của người dân, những hình ảnh của cuộc sống thường ngày … như “bừng” sáng trên giấy dó. Mọi giai đoạn đều thật công phu nên đòi hỏi người làm tranh luôn cẩn trọng, cầu kì, chú ý đến từng chi tiết nhỏ để có được một bức tranh đẹp.

bắc ninh có gì chơi?

Làng tranh Đông Hồ – Bắc Ninh

Tranh Đông Hồ có được sức sống lâu bền và có sức cuốn hút đặc biệt với nhiều thế hệ con người Việt Nam cũng như du khách nước ngoài cũng bởi những đề tài trên tranh phản ánh đậm chất cuộc sống mộc mạc, giản dị, gần gũi gắn liền với văn hoá người Việt. Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế đã giải thích về ý nghĩa của việc dùng màu sắc sao cho phù hợp với mỗi đề tài khác nhau: nền màu đỏ cho tranh đánh ghen để lột tả được cái nóng giận bực bội ngột ngạt của không khí lúc đó, nền màu vàng cho cảnh vui tươi tràn ngập sắc xuân trên các bức tranh ngày tết, nền màu hồng nhạt cho tranh làng quê yên bình …

Đôi khi những bức tranh Đông Hồ còn được những nghệ nhân trang trí kèm theo những từ chỉ dẫn hoặc những tứ thơ tình tứ, lãng mạn,
Cứ bóc tách từng lớp nang văn hoá hiện trên mỗi bức tranh Đông Hồ cũng đủ cho chúng ta thấy vốn liếng văn hoá Việt thuần khiết và trong sáng, đa dạng và vô cùng độc đáo.

Trải qua nhiều thăng trầm, lệ mua tranh Đông Hồ treo ngày Tết đã mai một, làng tranh cũng thay đổi nhiều qua các thời kì từ kháng chiến chống Pháp đến giờ. Đến nay, nhờ công gìn giữ của các nghệ nhân ấy mà tranh dân gian này được khôi phục lại. Cùng với nhiều sáng tạo mới mẻ, tranh dân gian Đông Hồ lại chiếm được cảm tình của nhiều du khách trong và ngoài nước mỗi khi đặt chân đến mảnh đất văn vật hữu tình này.

Làng nghề đúc đồng Đại Bái – Bắc Ninh

Nói đến làng nghề chuyên gò, đúc đồng nổi tiếng Việt Nam có lẽ sẽ không thể bỏ qua làng nghề đúc đồng Đại Bái. Nơi đây đã trở thành một địa điểm nổi tiếng cung cấp hàng ngàn mẫu thủ công mỹ nghệ đúc đồng trên cả nước, thậm chí đang tiến xa hơn sang thị trường quốc tế.

bắc ninh có gì chơi?

Làng nghề đúc đồng Đại Bái – Bắc Ninh

Đại Bái từ xa xưa đã nổi tiếng là làng thủ công truyền thống chuyên sản xuất đồ đồng phục vụ về mặt dụng cụ gia đình, ban đầu mới chỉ làm xoong nồi thô sơ, sau mới có ấm, mâm, chậu thau và cho đến đầu thế kỷ XI nhờ công của ông Nguyễn Công Truyền, dân làng tôn ông là “Tiền tiên sư”, bởi ông là người biết lo tổ chức sản xuất cho làng nghề và sáng tạo mẫu.

Nhờ có sự tổ chức sản xuất hoàn chỉnh đã giúp cho Đại Bái nhanh chóng phát triển với sự nâng cao rõ rệt về kỹ thuật luyện đồng: Lấy đất sét bờ sông xây ò đúc, lấy bùn ao nhào với tro trấu làm nơi luyện đồng, đồng pha kẽm làm đồng thau… và tạo thêm được nhiều sản phẩm mới được chế tác từ đồng như: Tượng đồng, đỉnh đồng, lư hương, lọ hoa, tranh, câu đối bằng đồng…

bắc ninh có gì chơi?

Làng nghề đúc đồng Đại Bái – Bắc Ninh

Làng nghề Đại Bái còn gìn giữ được nhiều di tích lịch sử – văn hóa có giá trị, tiêu biểu như: Khu lăng tổ sư nghề đồng Nguyễn Công Truyền, đình Văn Lãng, đình Diên Lộc, chùa Diên Phúc và Lễ hội Làng truyền thống làng Đại Bái – nơi tôn vinh những sản phẩm truyền thống được làm từ đồng, tôn vinh những tấm lòng gắn bó với nghề và lưu giữ những nét đẹp văn hóa của quê hương được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 4 Âm lịch.

Nếu bạn có dịp về Bắc Ninh, hãy nhớ ghé thăm làng đúc đồng Đại Bái để được thỏa sức ngắm nhìn những sản phẩm đồng đẹp mắt và cảm nhận được lòng yêu nghề của các nghệ nhân nơi đây.

Thành cổ – Bắc Ninh

Thành cổ Bắc Ninh, công trình kiến trúc nghệ thuật quân sự tiêu biểu của tỉnh Bắc Ninh, được xây dựng từ năm 1805, thời vua Gia Long triều Nguyễn, trên địa phận các làng Đỗ Xá, huyện Võ Giàng (nay thuộc phường Ninh Xá), làng Hòa Ðình, huyện Tiên Du (nay thuộc phường Võ Cường) và làng Yên Xá, huyện Yên Phong (nay thuộc phường Vệ An), các địa danh trên nay đều thuộc thành phố Bắc Ninh.

bắc ninh có gì chơi?

Thành cổ – Bắc Ninh

Đây là ngôi thành cổ đầu tiên của Việt Nam được xây dựng theo đồ án hình lục giác và là một trong bốn tòa thành đẹp nhất vùng Bắc Kỳ thời bấy giờ. Thành có diện tích 545.000 m2, tường cao 9 thước đắp bằng đất đá, sau thay bằng gạch đá, xung quanh có hào nước sâu bao bọc. Thành có 4 cổng, mỗi cổng đều có cầu đi qua hào, bên trong thành có sắp xếp các bộ phận gồm Doanh trấn thủ, Ðài bác vọng, Kho thuốc súng, Nhà công đồng.

Theo lịch sử, thời nhà Nguyễn, Thành cổ Bắc Ninh là trung tâm bộ máy cai quản hành chính hai tỉnh Bắc Ninh – Thái Nguyên. Thời thuộc Pháp, xác định rõ vị trí tầm quan trọng của tòa Thành này, ngày 16/5/1925, toàn quyền Đông Dương đã ký quyết định xếp hạng di tích thành Bắc Ninh là công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu. Tháng 8/1945, sau khi bị Nhật xâm chiếm, nhân dân Bắc Ninh đã bao vây quân Nhật trong thành, tiến hành cuộc khởi nghĩa giành chính quyền, ép Nhật phải trả lại thành.

Trong lịch sử đấu tranh của dân tộc Việt Nam, Thành cổ Bắc Ninh từng là một vị trí quân sự đặc biệt quan trọng, nằm trong tuyến phòng thủ phía Bắc, bảo vệ Thủ đô, ngăn chặn các đạo quân xâm lược trước cửa ngõ Kinh thành Thăng Long. Đây cũng là một trung tâm chính trị, quân sự, là lỵ sở của trấn Kinh Bắc (nay là tỉnh Bắc Ninh).

bắc ninh có gì chơi?

Thành cổ – Bắc Ninh

Thành cổ Bắc Ninh cũng là nơi ghi dấu những sự kiện gắn với quá trình phát triển của tỉnh và phong trào cách mạng của tỉnh Bắc Ninh do Đảng ta lãnh đạo.

Năm 1980, Thành cổ được UBND tỉnh Hà Bắc xếp hạng Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu và giao cho UBND thị xã Bắc Ninh (nay là thành phố Bắc Ninh) đảm nhận. Đến năm 2005, HĐND thành phố Bắc Ninh đã có Nghị quyết số 23/NQ-HĐND về việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử thành cổ Bắc Ninh.

Những giá trị và hiện trạng của thành cổ Bắc Ninh nói riêng và những di sản văn hóa khác đang đặt ra yêu cầu cấp bách trong việc xây dựng quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, phát huy nguồn lực cho việc thực hiện mục tiêu chiến lược đưa Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Bảo tồn, tôn tạo thành cổ Bắc Ninh chính là việc làm thiết thực, góp phần phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững, đưa Bắc Ninh trở thành đô thị văn minh, hiện đại và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững…

Thành cổ Bắc Ninh thật quyến rũ với kiến trúc lục giác đồ sộ cùng nhiều công trình kiến trúc độc đáo. Và các món đặc sản ngon “có một không hai”. Đây xứng đáng là một điểm dừng chân lý tưởng cho bạn trong chuyến du lịch sắp tới.

Thành cổ Luy Lâu – Bắc Ninh

Thành cổ Luy Lâu thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy Luy Lâu là khu di tích khảo cổ học thời Bắc thuộc có quy mô rộng lớn nhất với số lượng di tích phong phú bậc nhất nước ta hiện nay.

bắc ninh có gì chơi?

Thành cổ Luy Lâu – Bắc Ninh

Trải qua gần 20 thế kỷ với bao biến cố, thăng trầm, các lũy thành bị san bạt đi nhiều. Tuy nhiên, trải trên diện tích rộng lớn cả khu vực nội và ngoại, thành cổ Luy Lâu vẫn còn những dấu tích cư trú, kiến trúc như: đường viền thành cao khoảng 1-3m so với mặt ruộng; dãy ao cổ nối với nhau chạy thành dải liên tiếp là vết tích của việc đào đất đắp hào cùng vô số hiện vật, di vật gạch ngói các loại, đồ dùng sinh hoạt, công cụ sản xuất…

Luy Lâu là ngôi thành đất, cấu trúc dạng chữ nhật, nằm gọn trong làng Lũng Khê, với quy mô khá lớn, kích thước của các lũy thành đo được như sau: lũy thành phía tây 328m, lũy thành phía đông 320m, lũy thành phía bắc 680m, lũy thành phía nam 520m.

Thành Luy Lâu nằm cách Hà Nội chừng 30km, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và tôn giáo đầu tiên của nền văn minh sông Hồng, hình thành khoảng hơn 2.000 năm trước và phát triển không ngừng trong nhiều thế kỷ. Vùng đô thị cổ này gắn liền với tên tuổi của Sĩ Nhiếp – người đưa Nho giáo vào VN và thực hành rất nhiều chính sách phát triển tại xứ Giao Châu nơi mình cai trị… Ông được hậu thế tôn làm Nam Giao học tổ và người dân thờ tự nhiều nơi.

Luy Lâu cũng được biết đến là trung tâm Phật giáo lớn và cổ xưa nhất của người Việt, là điểm dừng quan trọng trên con đường truyền bá của đạo Phật từ Ấn Độ sang các nước…

Lăng Kinh Dương Vương – Bắc Ninh

Nằm bên bờ sông Đuống, thuộc địa phận làng Á Lữ, xã Đại Đồng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, lăng mộ Kinh Dương Vương là một di tích lịch sử đặc biệt về Kinh Dương Vương, nhân vật được coi là ông nội Hùng Vương thứ nhất, thủy tổ của người Bách Việt thời cổ.

bắc ninh có gì chơi?

Lăng Kinh Dương Vương – Bắc Ninh

Thủy tổ Kinh Dương Vương còn được thờ làm Thành Hoàng làng thôn Á Lữ. Ngôi đình cổ ở phía Đông làng được khởi dựng với quy mô to lớn gồm 2 tòa: Tiền tế 7 gian và Đại đình có 5 gian tiền đình và 3 gian hậu cung, bộ khung gỗ chạm khắc “tứ kinh tứ quý” lộng lẫy. Hệ thống thần phả sắc phong của đình và đền đã cho biết rõ người được thờ là Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Âu Cơ, có công khai sơn sáng thủy.

Năm 1949-1952, giặc Pháp kéo đến thôn Á Lữ, đóng đồn bốt ở đây, phá hoại toàn bộ đền đình chùa, dân làng đã kịp cất giữ một số đồ thờ tự cổ quý như: ngai, kiệu, sắc phong… của đền và đình. Đến năm 1971, nhân dân thôn Á Lữ đã tôn tạo khu Lăng mộ Kinh Dương Vương. Năm 2000, một ngôi đền chung thờ các bậc thủy tổ được phục dựng theo kiểu thức truyền thống.

Điều vô cùng quý giá của quần thể di tích là còn bảo lưu được kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể như: thần phả, sắc phong, bia đá, hoành phi, câu đối, tín ngưỡng, lễ hội: Tại lăng mộ Kinh Dương Vương còn bảo lưu được tấm bia đá ghi rõ “Kinh Dương Vương lăng”, niên đại “Minh Mệnh nhị thập nhất niên” (1840). Tại đền thờ Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Âu Cơ, hiện còn bảo lưu được nhiều cổ vật quý giá như: ngai bài vị, thần phả, sắc phong, văn tế, hoành phi, câu đối. Hệ thống hoành phi, câu đối phản ánh ca ngợi về người được thờ như: “ Nam bang thủy tổ” (Thủy tổ nước Nam), “ Nam tổ miếu” (Miếu tổ nước Nam)… Đặc biệt là 15 đạo sắc phong của các triều vua phong cho người được thờ là Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Âu Cơ, với các niên đại như sau: 1 đạo Gia Long 9 (1810), 1 đạo Minh Mệnh 2 (1821), 2 đạo Thiệu Trị 2 (1842), 2 đạo Thiệu Trị 6 (1846), 2 đạo Tự Đức 3 (1850), 1 đạo Tự Đức 33 (1880), 2 đạo Đồng Khánh 2 (1887), 1 đạo Duy Tân 3 (1909) và 2 đạo Khải Định 9 (1924).

bắc ninh có gì chơi?

Lăng Kinh Dương Vương – Bắc Ninh

Dù cho chiến tranh tàn phá, bão lũ hủy hoại, nhân dân Á Lữ luôn bảo trọng, tôn tạo khu di tích lịch sử lăng và đền thờ Kinh Dương Vương để nhân dân trong làng và du khách thập phương quanh năm hương khói và tụ hội ( từ 15 đến 18 tháng giêng âm lịch hàng năm) dâng hương bái lạy tiên tổ biểu thị truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”.

Di tích lịch sử lăng và đền thờ Kinh Dương Vương khẳng định Bắc Ninh là vùng đất người Việt cổ sớm tụ cư – cái nôi chốn tổ của đất Việt. Và làm phong phú thêm kho tàng lịch sử xứ Bắc cổ kính và văn hiến; sáng rõ thêm cội nguồn dân tộc Việt Nam. Khu di tích đã và đang trở thành trọng điểm du lịch văn hóa tâm linh của nước ta.

Làng quan họ Viêm Xá – Bắc Ninh

Viêm Xá là ngôi làng quan họ xưa cổ. Làng có đền thờ vua Bà – thủy tổ của làn điệu dân ca. Đền có kiến trúc cổ, hoa văn chạm khắc đơn giản nhưng tinh tế; đền lưu giữ nhiều hiện vật quý như tượng vua Bà, những hoành phi, câu đối xưa. Ngôi làng còn có những di tích lịch sử khác như Đền Cùng – Giếng Ngọc. Nguồn nước giếng chảy ra từ lòng núi, trong vắt như ngọc, được dùng để pha trà đãi khách trong các dịp quan trọng của đình làng.

bắc ninh có gì chơi?

Làng quan họ Viêm Xá – Bắc Ninh

Đầu thế kỷ XIX, Viêm Xá thuộc tổng Châm Khê gồm các xã, sở, trang, vạn là: Châm Khê (gồm thôn Bùi và Đào Xá), Viêm Xá, Ngô Khê, Khúc Toại, Dương Xá (Đặng Xá), Quả Cảm, Đẩu Hàn, Xuân Ái… Sau cách mạng Tháng Tám 1945, Viêm Xá được nhập với 6 làng khác nhập thành xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh.

Làng Viêm Xá là nơi phát tích của văn hóa quan họ thông qua câu ca mà từ xưa nhân dân vùng Quan họ Bắc Ninh vẫn lưu truyền rằng “Thủy tổ Quan họ làng ta – Những lời ca xướng Vua Bà sinh ra”. Trong số 49 làng Quan họ gốc của vùng Kinh Bắc, đây là địa bàn duy nhất có đền thờ Thủy tổ Quan họ.

Dân ca Quan họ Bắc Ninh là loại hình dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam. Quan họ được lưu truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác theo hình thức truyền khẩu, hiện nay nhiều giai điệu cổ đã bị mất hẳn. Từ những năm 70 của thế kỷ XX, quan họ Bắc Ninh bắt đầu được quan tâm đặc biệt và được lưu giữ, bảo tồn bằng nhiều hình thức. Ngày 30/09/2009, UNESSCO chính thức công nhận quan họ là “di sản phi vật thể đại diện của nhân loại”. Hội đồng chuyên môn của UNESSCO đánh giá cao Quan họ về giá trị văn hóa, giá trị lưu giữu tập quán xã hội, nghệ thuật trình diễn, phong cách ứng xử văn hóa, ca từ và trang phục. Đây là niềm tự hào và cũng là trách nhiệm chung của chính quyền, nhân dân tỉnh Bắc Ninh nói riêng và của cả cộng đồng xã hội nói chung về việc bảo tồn, lưu trữ những giá trị văn hóa của ông cha để lại.

Làng Viêm Xá còn là nơi tọa lạc của quần thể di tích Đình Diềm, Đền thờ Vua Bà, Đền Cùng – Giếng Ngọc, Chùa Hưng Sơn,… Thủy tổ của quan họ là đức Vua Bà hiện đang được nhân dân thờ phụng trong đền nhằm tôn vinh một nữ thần sáng tạo văn hóa, người khai sinh ra lối chơi Quan họ. Gắn liền với các di tích đó là Cổng làng, Ao làng và cảnh quan xung quanh (cây đa, bến nước), công trình nhà truyền thống Việt Nam (nhà chứa quan họ của cụ Khu, nhà cụ Hoạch, nhà cụ Toản Khuyên,…đều có niên đại hơn trăm năm trở lên) kết hợp lễ hội cổ truyền liên quan đến lịch sử về văn hóa Quan họ.

Dân ca quan họ là loại hình nghệ thuật diễn xướng đã được UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể” của toàn nhân loại. Đây là loại hình diễn xướng thứ 3 được UNESCO công nhận sau Nhã nhạc cung đình Huế và Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, và cùng đợt với Ca trù.

Quan họ không chỉ là lối hát giao duyên, hát đối giữa liền anh (bên nam) và liền chị (bên nữ), mà còn là hình thức trao đổi tình cảm của liền anh, liền chị với các khán giả. Kịch bản có thể được chuẩn bị sẵn hay tùy theo ứng biến của các liền anh, liền chị lúc diễn xướng.

bắc ninh có gì chơi?

Làng quan họ Viêm Xá – Bắc Ninh

Thường các liền anh sẽ mặc áo dài khăn đóng, liền chị thì vận áo tứ thân và chít khăn mỏ quạ, tay mang nón quai thoi và di chuyển trên thuyền rồng trên sông Cầu để hát đối. Hầu như các làng quan họ đều nằm ở ven con sông Cầu, nên dòng sông này còn được gọi là sông quan họ.

Quan họ không chỉ là lối hát giao duyên, hát đối giữa liền anh (bên nam) và liền chị (bên nữ), mà còn là hình thức trao đổi tình cảm của liền anh, liền chị với các khán giả. Kịch bản có thể được chuẩn bị sẵn hay tùy theo ứng biến của các liền anh, liền chị lúc diễn xướng.

Thường các liền anh sẽ mặc áo dài khăn đóng, liền chị thì vận áo tứ thân và chít khăn mỏ quạ, tay mang nón quai thoi và di chuyển trên thuyền rồng trên sông Cầu để hát đối. Hầu như các làng quan họ đều nằm ở ven con sông Cầu, nên dòng sông này còn được gọi là sông quan họ.

Đình Đẩu Hàn – Bắc Ninh

Là một làng cổ nằm sát bờ Nam sông Cầu, làng Đẩu Hàn được bao bọc bởi sông nước và cánh đồng lúa màu quanh năm xanh tốt. Con sông Cầu không những mang nặng phù sa màu mỡ bồi đắp cho những xóm đôi bờ của nó, mà còn ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

Đình Đẩu Hàn – Bắc Ninh

Đình Đẩu Hàn được xây dựng với quy mô rất lớn vào thời Lê Trung Hưng, đến thời Nguyễn được trùng tu và từ đó đến nay vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp của kiến trúc, điêu khắc “tứ linh, tứ quý” lộng lẫy tinh xảo nghệ thuật. Đó là tòa Đại đình to lớn kiểu chữ Đinh với các góc mái đao cong. Bộ khung gỗ lim vững chắc, trên tất cả các bộ phận kiến trúc như vì nóc, cốn, bẩy, đầu dư đều được chạm khắc trang trí. Các đầu dư chạm lộng đầu rồng ngậm ngọc với đầu rồng có tóc và bờm bay ngược ra đằng sau bởi những nét đao mác dài và đây là dấu ấn nghệ thuật của thời Lê Trung Hưng. Bức cửa võng ngăn giữa Tiền tế và Hậu cung được chạm đề tài “Tứ linh, tứ quý” tinh xảo, nghệ thuật với những hình ảnh “rồng bay”, “phượng múa”, “lân chầu” “quy đội” rất công phu nghệ thuật. Gian giữa Tiền tế có 2 bức cốn chạm kênh bong đề tài “Long cuốn thủy” và “Phượng hàm thư” rất nghệ thuật. Đặc biệt là bức cửa võng ngăn giữa Tiền tế và Hậu cung được chạm “tứ linh, tứ quý” nghệ thuật sơn son thếp vàng rực rỡ. Các đầu bẩy hiên chạm hoa lá cách điệu. Đỉnh nóc đắp “Lưỡng long chầu nguyệt”, các đầu đao đắp nổi đầu rồng, bờ dải là các con xô, 2 đầu nóc là 2 đầu kìm.

Căn cứ vào thần phả, sắc phong của đình Đẩu Hàn, người được thờ là “Thánh Tam Giang” có công đánh giặc Lương ở thế kỷ VI và 3 vị danh thần trên núi Tản Viên thời Hùng Vương có công phù dân giúp nước. Việc thờ phụng những người có công với dân với nước là truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân ta.

bắc ninh có gì chơi?

Đình Đẩu Hàn – Bắc Ninh

Đình Đẩu Hàn còn bảo lưu được nhiều tài liệu, cổ vật quý như: thần tích, sắc phong, ngai, bài vị, án thờ, sập thờ và nhiều đồ thờ tự khác, đặc biệt 10 đạo sắc phong với các niên đại như sau. Cảnh Thịnh 3 (1795), Gia Long 9 (1810), Tự Đức 6 (1823), Tự Đức 33 (1880), Đồng Khánh 2 (1886), Duy Tân 3 (1903), 4 sắc Khải Định 9 (1924). Đó là những di sản văn hóa quý giá, không những là chứng tích của ngôi đình trong lịch sử mà còn cho biết nhiều thông tin quý giá về quê hương làng xã nơi đây.

Giá trị của đình Đẩu Hàn còn được thể hiện ở lễ hội truyền thống. Theo tục lệ hàng năm cứ đến ngày mồng 10 tháng 8 (âm lịch) đình Đẩu Hàn lại được mở hội. Xưa để tổ chức lễ hội ngay từ trong năm làng đã họp bàn, bầu ra quan đám, phân việc cho các giáp (giáp Đông, giáp Tây) và bàn việc. Quan đám và các giáp được nhận ruộng công để lo việc đình đám. Vào hội, ngay từ mồng 9, đình đã được mở cửa để bao sái đồ thờ tự, phong cờ quạt. Ngày 10 chính hội, dân làng tổ chức rước các Thần từ các đền, nghè (nghè Bãi Mía và Bãi Nuôi) về đình làng để thờ phụng tế lễ và mở hội. Vật tế Thần là lợn đen chém thành 6 khúc. Sau khi tế xong, lộc được chia đều cho các giáp và các suất đinh. Trong những ngày lễ hội, sau phần lễ là phần hội với nhiều tục trò dân gian vui chơi giải trí như: tuồng, chèo, vật, đu cây, bắt vịt và đặc biệt là tục hát quan họ. Đẩu Hàn cũng là một trong 49 làng quan họ gốc của xứ Kinh Bắc-Bắc Ninh. Ngày nay, lễ hội của đình Đẩu Hàn vẫn giữ được những nghi thức cổ, phần hội có thêm nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ vui tươi lành mạnh.

Đình Đẩu Hàn là công trình văn hóa tín ngưỡng cộng đồng gắn liền với bề dày lịch sử, văn hiến của cộng đồng làng xã nơi đây, góp phần làm nên văn hiến xứ Kinh Bắc – Bắc Ninh.

Chùa Đại Bi – Bắc Ninh

Thôn Thượng vốn là một làng cổ có tên nôm “Ném Thượng” thuộc xã Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh. Làng xã nơi đây nằm trong vùng đất đầy ắp các truyền thuyết về lịch sử và văn hóa của dân tộc. Song bề dày lịch sử, văn hiến của làng Thượng được hội tụ và phản ánh ở quần thể di tích đình chùa cổ kính thâm nghiêm. Trong đó, ngôi chùa làng có tên chữ “Đại Bi tự” vốn được khởi dựng từ lâu đời trên đỉnh núi và từng là trung tâm Phật giáo.

bắc ninh có gì chơi?

Chùa Đại Bi – Bắc Ninh

Phật giáo với tinh thần từ bi hỷ xả bác ái, từ lâu đã đi vào lòng người, khuyên mọi người bỏ điều ác, làm điều lành, sống hướng thiện. Theo thư tịch sử sách cổ, Phật giáo từ ấn Độ được truyền trực tiếp vào vùng núi Phật Tích (Tiên Du) và vùng Dâu-Luy Lâu (Thuận Thành), để lại dấu ấn là hệ thống chùa Tứ Pháp ở vùng Dâu và đây là trung tâm Phật giáo lớn nhất nước ta ngay từ những thế kỷ đầu Công nguyên.

Chùa làng Thượng “Đại Bi tự” nằm trên đỉnh núi Ngoan Sơn (còn gọi Chùa), vốn được khởi dựng từ lâu đời, đến thời Lê Trung Hưng được trùng tu và mở rộng với quy mô rất lớn theo kiểu “trăm gian”. Khi ấy, ngôi chùa ngoài Tam Bảo ra còn có gác chuông, hậu đường, hai bên hành lang, nhà mẫu, nhà tổ, nhà sư, nhà khách. Thực hiện lệnh tiêu thổ kháng chiến chống Pháp, ngôi chùa cổ đó bị phá dỡ. Năm 1990, dân làng dựng tạm mấy gian Tam Bảo có quy mô nhỏ để làm nơi thờ Phật. Những năm gần đây, dân làng cùng nhau quyên góp, công đức phục dựng lại ngôi Tam Bảo của chùa với quy mô rất lớn với dáng vẻ truyền thống.

bắc ninh có gì chơi?

Chùa Đại Bi – Bắc Ninh

Giá trị nổi bật của chùa Đại Bi chính là những thư tịch tài liệu bảo lưu được. Đó là 5 thác bản văn bia của chùa đều có niên đại vào thời Lê Trung Hưng có tên và niên đại như sau: Bia có tên “Đại Bi tự” niên đại Chính Hòa 24 (1703). Bia có tên “Hậu Phật bi ký” niên đại Vĩnh Thịnh 3 (1707). Bia tứ diện có tên “Sáng lập thạch bi, Toàn thôn ký kết, Cùng lập giao ước” niên đại Vĩnh Thịnh 4 (1708). Bia có tên “Hậu Phật bi ký” niên đại Cảnh Hưng 16 (1755). Bia có tên “Hậu Phật bi ký, Đồng thôn lệ ký” niên đại Cảnh Hưng 20 (1759). Đây chính là những di sản văn hóa vô giá của chùa Đại Bi, không những là chứng tích ngôi chùa trong lịch sử, mà còn cho biết những thông tin về lịch sử làng xã, việc trùng tu tôn tạo chùa, việc đặt hậu, tín ngưỡng tôn giáo và phong tục tập quán của quê hương nơi đây.

Toàn bộ các lần trùng tu tôn tạo của chùa Đại Bi vào thời Lê Trung Hưng đã được ghi khắc lại trong văn bia của chùa. Trong đó, văn bia có tên là “Hậu Phật bi ký” được dựng năm Vĩnh Thịnh thứ 3 (1707) do chính nhà sư trụ trì tại chùa có đạo hiệu là Hoằng Nguyện Tử soạn có đoạn: “Thường nghe Phật là đấng giác ngộ vậy. Người có khả năng giác ngộ tức là Phật. Giấc ngộ biết nhân thân ảo mộng, thế sự vô thường. Giàu không ai hơn Thạch Sùng, Vương Khải chỉ một chốc bỗng thành không (truyền rằng Thạch Sùng, Vương Khải sống vào đời Tấn ở Trung Quốc kết bạn với nhau và giàu có nổi tiếng. Thạch Sùng về sau bị Triệu Vương Luân giết chết, biến thành con Thạch Sùng vì tiếc của nên tắc lưỡi mãi. Còn Vương Khải tuy làm quan to nhưng ăn chơi vô độ, khi qua đời bị người đời sau chê cười). Nghèo không ai bằng người ăn xin, người kiếm củi, nhưng vạn năm còn hưởng tiếng thơm. Vậy nên kinh Phật có dạy: Cạy cục ở thế gian giữ lại của cải cuối cùng vẫn hoàn khổ. Tạo thiện phúc cho đời lưu nơi Tam Bảo vạn kiếp sẵn có nơi nương tựa. Thế mới biết công đức nhà Phật không thể không suy nghĩ và lý giải”.

Qua di sản văn bia trên của chùa làng Thượng “Đại Bi tự” đã cho biết ngôi chùa này vốn được khởi dựng từ lâu đời và đến thời Lê Trung Hưng được trùng tu với quy mô lớn. Văn bia của chùa còn ca ngợi Phật Pháp, cho biết triết lý sâu sắc của đạo Phật là khuyên nhủ con người làm những điều tốt, sống hướng thiện. Chùa Đại Bi từng là danh lam cổ tự với những di sản văn bia của chùa, đã góp phần làm nên văn hiến xứ Kinh Bắc – Bắc Ninh.

Đền Bà Chúa Kho – Bắc Ninh

Đền Bà Chúa Kho là một trong những đền, chùa nổi tiếng không chỉ ở Bắc Ninh mà còn được nhiều người cho là linh thiêng bậc nhất ở miền Bắc. Mỗi năm có đến hàng vạn lượt người kéo về đây để thực hiện nghi thức “vay vốn – trả vốn” tâm linh.

bắc ninh có gì chơi?

Đền Bà Chúa Kho – Bắc Ninh

Trong tín ngưỡng người Việt, hình tượng Bà Chúa Kho rất độc đáo. Bà vừa là một nhân vật huyền thoại, vừa là một nhân vật lịch sử. Việc suy tôn Bà có sự hội tụ của truyền thống sùng bái nữ thần và sự tôn vinh người anh hùng có công khai phá đất đai, gây dựng cộng đồng, hy sinh tính mạng để bảo vệ đất nước.
Đó chính là hiện tượng phổ biến phản ánh tâm linh, tín ngưỡng và truyền thống văn hoá của người Việt trong việc ngưỡng vọng, tôn thờ những người có công với dân với nước. Và quan trọng hơn cả là qua những truyền thuyết về Bà Chúa Kho, chúng ta vẫn thấy được một sự thực lịch sử được phản xạ, được nuôi dưỡng trong đó. Cho đến nay, việc thờ phụng Bà Chúa Kho ở Cô Mễ không còn tài liệu nào ghi chép lại.
Ngôi đền và cách bài trí cùng hệ thống tượng cũng không còn, trong đó có sự hội nhập tín ngưỡng thờ Mẫu một cách sâu sắc, đến mức lấn lướt cả nội dung của ngôi đền thờ nữ thần là Bà Chúa Kho. Ban thờ được bố trí theo tín ngưỡng Tứ phủ. Ba vị Tam toà thánh Mẫu ngự ở vị trí chính, chung quanh là các ban Chầu Bà, ban Đức ông. Tầng dưới, phía ngoài dành cho ban Công đồng Tứ phủ, có hai vị ông hoàng: hoàng Bơ, hoàng Bảy cũng được đặt ở vị trí thờ riêng. Dưới cùng là Bát bộ sơn trang.

Tuy vậy, ở tầng cao trong cùng, ngay sau ban thờ Tam toà Thánh Mẫu vẫn là pho tượng Bà Chúa Kho đúc bằng đồng với tôn hiệu Linh Từ Quốc Mẫu. Ngoài lòng sùng bái, khách hành hương về lễ đền còn có mục đích được cầu tài, phát lộc bằng cách vay tiền, xin lộc Bà. Chính tập tục này là điểm độc đáo cuốn hút khách thập phương về với bản đền. Tiền vay của Bà thường là tiền thực, độ vài đồng tiền Việt, nhưng cũng có khi là tiền thánh (tiền âm phủ). Nếu khách xin vay vàng (tượng trưng).

bắc ninh có gì chơi?

Đền Bà Chúa Kho – Bắc Ninh

Năm 1989, đền Bà Chúa Kho đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và được tỉnh Bắc Ninh trùng tu tôn tạo, mở rộng với quy mô lớn.

Hằng năm, mặc dù ngày 14 tháng Giêng mới là ngày chính của Lễ hội, nhưng từ nhiều năm nay ngay từ những ngày đầu xuân và kéo dài trong cả tháng Giêng, dòng người đã đổ về đền Bà Chúa Kho rất đông. Mỗi khi tết đến xuân về, năm cũ qua đi, năm mới đến. Người ta lại đổ về đền Bà Chúa Kho để trả nợ năm cũ, để vay làm ăn cho năm mới. Điều này đã thành thông lệ quen thuộc cho rất nhiều người.

Bắc Ninh có gì chơi? Trên đây là một số chia sẻ mà chúng tôi gửi đến bạn để bạn hiểu rõ hơn về vùng đất Bắc Ninh. Hãy xách ba lô lên và cùng trải nghiệm chuyến đi nào. Những điều mới mẻ đang chờ đón bạn phía trước. Chúng tôi tin chắc rằng với kinh nghiệm đầy đủ, bạn sẽ có một chuyến đi trọn vẹn nhất. Chúc các bạn có một chuyến đi du lịch Bắc Ninh vui vẻ và thú vị.

Đăng bởi: Phạm Hà

YOLO! Khám phá các huyện ở Bắc Ninh

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก