Trung Quốc

Hoà mình vào không khí vui tươi của lễ hội thuyền rồng ở Trung Quốc

hoà mình vào không khí vui tươi của lễ hội thuyền rồng ở trung quốc

Vốn được mệnh danh là chiếc nôi của văn hóa phương Đông với bề dày lịch sử hàng nghìn năm, Trung Quốc không chỉ thu hút bạn bè năm châu bằng phong cảnh thiên nhiên hút hồn hay nền ẩm thực say đắm lòng người, những lễ hội truyền thống của nơi đây cũng vô cùng tuyệt vời. Ngoài các lễ hội truyền thống khác, lễ hội thuyền rồng ở Trung Quốc chính là một trong những nguyên nhân khiến du khách càng thêm phần tò mò được trải nghiệm đất nước này.

Ý nghĩa lễ hội thuyền rồng ở Trung Quốc

Trong nền văn hoá phương Đông nói chung và văn hoá Trung Hoa nói riêng, rồng là một loại vật linh thiêng trong truyền thuyết, tượng trưng cho sức mạnh, sự trang nghiêm và uy quyền. Lễ hội thuyền rồng ở Trung Quốc được tổ chức đầu tiên tại Phiêng Ngung (nay là thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông).

hoà mình vào không khí vui tươi của lễ hội thuyền rồng ở trung quốc

Ý nghĩa lễ hội thuyền rồng ở Trung Quốc. Ảnh: PxHere.

Tương truyền, lễ hội mang này ban đầu được tổ chức nhằm mục đích tưởng nhớ người anh hùng Khuất Nguyên. Khuất Nguyên là vị quan nước Sở, nổi tiếng với lòng trung quân ái quốc. Khi hay tin Sở bị Tần đánh bại, ông đã gieo mình xuống sông Mịch La vào ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch. Kính trọng tấm lòng trong sạch của ông, người dân địa phương đã ném xuống lòng sông đủ loại thức ăn với mong muốn cá tôm đừng ăn mất xác ông.

hoà mình vào không khí vui tươi của lễ hội thuyền rồng ở trung quốc

Ngư dân tham gia lễ hội sôi động. Ảnh: ivivu.

Ngày nay, lễ hội thuyền rồng là hoạt động cầu bình an và tránh xa bệnh dịch. Cứ vào ngày 5/5 Âm lịch, hay cũng chính là ngày Tết Đoan Ngọ hàng năm, trên các con sông khắp Trung Quốc sẽ xuất hiện từng hàng dài những chiếc thuyền điêu khắc hình rồng màu sắc sặc sỡ. Người ngồi trên thuyền mặc những bộ trang phục truyền thống và có nhiệm vụ ném bánh nếp, bánh gạo, trứng luộc.. xuống sông.

Các hoạt động sôi nổi trong lễ hội thuyền rồng ở Trung Quốc

Tương tự như hội đua thuyền ở Việt Nam, lễ hội thuyền rồng ở Trung Quốc cũng gồm hai phần chính: phần Lễ và phần Hội. Phần Lễ mở đầu là khoảng thời gian linh thiêng để người dân dâng hương, thể hiện lòng kính trọng với tổ tiên, các vị thần sông và thần biển. Đây được xem là phần quan trọng và tất yếu bậc nhất của ngày hội.

hoà mình vào không khí vui tươi của lễ hội thuyền rồng ở trung quốc

Những chiếc thuyền sặc sỡ sắc màu. Ảnh: Unsplash.

Điểm đặc sắc nhất là phần Hội diễn ra sau đó, cũng chính là cuộc đua thuyền trên sông của ngư dân. Các nhóm chèo thuyền rồng cạnh tranh nhau quyết liệt giữa những hồi trống dồn dập vang dội cả khúc sông.

Theo kinh nghiệm du lịch Trung Quốc, ngoài các hoạt động chính trên, lễ hội thuyền rồng còn có những cuộc thi đặc biệt khác. Người ta tổ chức các cuộc thi uống rượu, thi nấu cơm trên thuyền, hội thi điêu khắc đầu rồng…

hoà mình vào không khí vui tươi của lễ hội thuyền rồng ở trung quốc

Lễ hội thuyền rồng đậm đà bản sắc dân tộc Trung Quốc. Ảnh: bookish.

Đến tham dự lễ hội, du khách sẽ có cơ hội tận hưởng và hoà mình trọn vẹn vào bầu không khí sôi động đậm đà bản sắc dân tộc của lễ hội Trung Quốc này. Đặc biệt hơn nữa, ở lễ hội thuyền rồng ở Trung Quốc cũng phục vụ rất nhiều những món ăn ngon vô cùng hấp dẫn mang đậm nét văn hoá ẩm thực truyền thống Trung Hoa.

Các món ăn trong lễ hội thuyền rồng ở Trung Quốc

Là một trong tám ngày lễ lớn nhất trong năm tại Trung Quốc, ltại lễ hội thuyền rồng có rất nhiều các món ăn phong phú, cầu kì cả về nội dung lẫn hình thức. Ba món ăn phổ biến nhất trong dịp này chính là bánh ú, bánh rán vừng và trứng hấp trà.

Bánh ú (Bánh nếp đậu)

Bánh ú hay còn gọi là bánh nếp đậu, là một loại bánh có nguồn gốc từ Trung Hoa và là món ăn không thể thiếu trong các lễ hội đua thuyền rồng. Những chiếc bánh nếp được gói lại thành hình tam giác, bên trong là nhân đậu đỏ ngọt nhẹ, mềm mại, biểu trưng cho tiết tháo và tấm lòng trung trinh.

hoà mình vào không khí vui tươi của lễ hội thuyền rồng ở trung quốc

bánh ú trong lễ hội thuyền rồng ở Trung Quốc. Ảnh: family.

Ở mỗi địa phương khác nhau sẽ có cách làm bánh ú khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản thì đây cũng giống như bánh ú phổ biến ở miền Nam nước ta: là một loại bánh nếp hấp lá tre, bên trong có nhân đậu. Để tạo hình tam giác đặc biệt cho bánh, người ta thường cuốn lá tre vào một chiếc khuôn hình phễu, đổ nhân đậu đỏ vào sau đó mới gói bánh lại. Bánh có lớp vỏ bằng gạo nếp dẻo bùi, thơm mùi lá non, ở giữa là lớp nhân đậu đỏ beo béo sần sật. Cách làm bánh ú tuy đơn giản nhưng bánh lại có hương vị rất đặc trưng, thơm ngon khó quên.

Bánh rán vừng

Bánh rán vừng là món ăn tráng miệng khá quen thuộc, nhưng tại lễ hội thuyền rồng ở Trung Quốc, món bánh này được biến tấu có chút khác biệt. Giống như bánh ú, bánh rán vừng cũng có nhân đậu, thường người ta yêu thích nhất là đậu đỏ. Lý do vì màu đỏ tượng trưng cho sự thịnh vượng, sung túc, đủ đầy và may mắn. Đây là màu sắc được người Trung Hoa sử dụng rất nhiều trong các lễ hội.

hoà mình vào không khí vui tươi của lễ hội thuyền rồng ở trung quốc

bánh rán vừng trong lễ hội thuyền rồng ở Trung Quốc. Ảnh: gotadi.

Bánh rán vừng được làm tự bột gạo nếp, bên ngoài phủ một lớp vừng đều khắp vỏ, khi cắn sẽ cảm nhận được vị ngọt nhẹ lẫn trong từng miếng bánh giòn, dai, mềm dẻo. Du lịch Trung Quốc nhất định không được bỏ lỡ món bánh đặc biệt này.

Trứng hấp trà

Khác với bánh ú và bánh rán vừng là các món bánh ngọt rất quen thuộc, trứng hấp trà lại là một món ăn khá lạ và độc đáo chỉ có trong lễ hội thuyền rồng ở Trung Quốc. Người ta chuẩn bị những quả trứng gà tròn trịa, tươi mới. Trứng được hấp với nước trà pha loãng thay vì chỉ hấp với nước trắng thông thường. Lòng trắng khá dai và giòn, lớp vỏ trứng được nhuộm màu đỏ thẫm rất bắt mắt và độc đáo.

hoà mình vào không khí vui tươi của lễ hội thuyền rồng ở trung quốc

trứng hấp trà trong lễ hội thuyền rồng ở Trung Quốc. Ảnh: tripcom.

Để góp phần thêm màu sắc, người ta cũng thường tô vẽ thêm trên lớp vỏ trứng cho sinh động. Trứng thường đặt trong chiếc túi vải thêu hoa, đeo vào cổ trẻ con như một lời chúc may mắn.

Ngày 20/5/2006, lễ hội thuyền rồng ở Trung Quốc trở thành di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Ngày 30/10/2009, lễ hội này được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Ngày nay, đây không còn là lễ hội chỉ diễn ra ở Trung Quốc nữa mà cũng được tổ chức bởi những người gốc Hoa tại nhiều khu vực khác như HongKong, Singapore… Nếu yêu thích văn hoá Trung Quốc nói chung và lễ hội thuyền rồng nói riêng, hãy đến đất nước này du lịch để cảm nhận rõ nét nhất không khí vui tươi, sôi động đậm đà bản sắc truyền thống.  Đừng quên cập nhật các tin tức du lịch Trung Quốc cùng với chúng tôi để có thêm nhiều lựa chọn những địa điểm du lịch, văn hoá và ẩm thực thú vị nhé.

An

Đăng bởi: Diễm Quỳnh

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก