Trung Quốc

Kinh hãi với hủ tục "minh hôn" - đám cưới ma của Trung Quốc

Tập tục “minh hôn” hay còn gọi là đám cưới ma xuất phát từ việc có những người chết yểu sau khi đã đính hôn, khi đó mọi người nghĩ rằng phải hoàn thành hôn sự cho họ nếu không gia đình trên cõi trần sẽ lục đục không yên. Khi tiến hành nghi thức minh hôn, cần tìm những đối tượng khác giới (đã chết) để hợp táng.

Tập tục này được cho là xuất hiện từ thế kỷ 17 trước công nguyên và rầm rộ vào đời nhà Tống. Theo sách “Tam Quốc chí – Ngụy chí – Bỉnh Nguyên chí”, năm Kiến An thứ 13, ghi lại điển tích Tào Xung, con trai Tào Tháo không may chết sớm. Tào Tháo đau khổ, day dứt vì chưa cưới được vợ cho con khi còn sống nên muốn tìm một tiểu thư gia đình quyền quý đã chết để làm lễ cưới với Tào Xung. Một thời gian sau, nghe nói nhà họ Chân có con gái chết yểu, Tào Tháo liền đến nói chuyện. Hai gia đình chọn ngày lành tháng tốt tổ chức “đám cưới ma” như thật, sau đó hợp táng cho “đôi vợ chồng mới cưới”.

Vào thời phong kiến, tập tục minh hôn thường chỉ có trong nhà quan hoặc nhà giàu. Trong xã hội hiện đại, dù pháp luật ngăn cấm, song tập tục cổ hủ này dường như vẫn còn tồn tại chui lủi ở một số vùng quê hẻo lánh. Chủ yếu là vùng nông thôn các tỉnh Thiểm Tây, Sơn Tây, Hồ Nam, Hồ Bắc và Quảng Đông vẫn thường diễn ra mua xác phụ nữ thậm chí là trộm xác, cướp xác để làm đám cưới ma.

Đã trải qua 3000 năm nay và đến ngày nay, ở một số nơi như Sơn Tây, Hà Nam, Thiểm Tây của Trung Quốc vẫn còn tồn tại. Người ta quan niệm rằng những nam thanh niên chưa vợ không may qua đời là một điểm xấu với gia đình. Khi ấy vong linh sẽ cô đơn và quấy nhiễu, ám ảnh gia đình cả đời. Chính vì thế, để người đã khuất được yên nghỉ, gia đình phải cưới vợ cho họ.

Nhiều gia đình đã dùng tượng cô dâu y như thật tổ chức đám cưới và chôn cất cạnh thi thể. Tuy nhiên, một số nơi lại cho rằng “minh hôn” nhất định phải là người thật. Thi thể nữ đào lên từ mộ đã chôn cất, được tắm rửa, cho mặc quần áo cô dâu và tổ chức đám cưới. Sau đó cả hai được chôn cất cùng nhau.

“Đám cưới ma” cũng được tổ chức khá cầu kỳ, theo đúng lễ nghĩa, cỗ bàn thịnh soạn, dạm ngõ… Bạn bè, người thân của “cô dâu, chú rể” cũng được mời tới và chúc mừng như một đám cưới bình thường.

Chính phủ Trung Quốc đã cấm hủ tục này từ năm 1949. Tuy nhiên hiện nay, truyền thống này lại tiếp tục thịnh hành trở lại ở một số nơi. Chính vì thế, mà tình trạng đào trộm mộ để lấy xác chết xảy ra ngày càng nhiều.

Giá tiền một tử thi còn phụ thuộc vào tình trạng phân hủy. Một xác chết được bảo quản tốt dùng cho hủ tục này có giá có thể lên tới 100.000 nhân dân tệ (hơn 16.000 USD). Các tử thi mới trung bình khoảng 15.000 USD cho một “cô dâu”. Thậm chí, còn diễn ra nhiều tình trạng thương tâm hơn chỉ vì lợi nhuận tiền bạc làm cho mờ mắt như chồng giết vợ để lấy xác bán cho những “đám cưới ma”.

Đăng bởi: Thư Võ

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก