Miền Tây

Nét riêng của văn hóa ẩm thực miền Tây Nam Bộ

Tây Nam Bộ một điểm du lịch lý tưởng gắn liền với phong cảnh cảnh thiên nhiên chốn sông nước cô cùng dân dã. Ngoài ra nơi đây sở hữu riêng cho mình nhiều loại thực phẩm đa dạng, chính điều đó đã làm nên một nền ẩm thực vô cùng đặc sắc, cùng khám phá

nét riêng của văn hóa ẩm thực miền tây nam bộ

Hình ảnh những con xuồng chèo giữa những dòng sông là những thứ quen thuộc của miền Tây

Miền Tây Việt Nam với cảnh đẹp thanh bình, hiền hòa hiền hòa cùng con người nồng hậu, nhiệt tình, xởi lởi từ lâu đã luôn là điều thu hút du khách bốn phương. Với khí hậu “mưa thuận gió hòa” quanh năm, sông ngòi tràn đầy phù sa bồi đắp, tạo điều kiện cho động sống lý tưởng cho nhiều loại động, thực vật. Chính bởi lẽ đó đã hình thành nên nền ẩm thực miền Tây rất đa dạng và  phong phú. Hầu như bất cứ du khách nào đến đây, ngoài mục đích tham quan ngoại cảnh còn để tìm và thưởng thức những đặc sản và món ngon nổi tiếng của ẩm thực miền Tây. Văn hóa ẩm thực miền Tây từ đó cũng trở nên hiền hòa và phong phú lạ thường.

Vậy điều gì đã tạo nên văn hóa ẩm thực riêng khác của miền Tây?

Với hơn 400 km bờ biển, khoảng 14,000km sông ngòi, hàng nghìn km kênh đào với vài chục cù lao xanh bồng bềnh mênh mông sông nước, nền ẩm thực phía Nam mang đậm “dấu ấn” của quá trình khai phá vùng đất hoang sơ. Từ chỗ chỉ biết phụ thuộc các nguồn sẵn có đến việc tìm tòi, mày mò, nuôi trồng để làm nên thức ăn nuôi sống hằng ngày. Những con người vùng đất phương Nam đã có kinh nghiệm và biết cách trong việc chọn lựa và chế biến thức ăn để sinh tồn. Ngày nay, “dấu ấn” đó thể hiện bên trong ẩm thực miền Tây qua các món ăn dân dã như lẩu mắm, chuột đồng nướng, cá lóc nướng bùn, bông điên điển nấu canh chua…

nét riêng của văn hóa ẩm thực miền tây nam bộ

Hình ảnh phiên chợ nổi đã quá quen thuộc với bà con nơi đây

Với phong cách sử dụng đồ ăn với phương châm “mùa nào thức nấy” và quan niệm “ăn để mà sống”, người miền Tây tỏ ra rất sành sỏi trong việc phối hợp các yêu cầu cao nhất của miếng ăn: thơm, ngon, bổ, khỏe. Khẩu vị của người Nam Bộ nói chung và miền Tây nói riêng cũng rất đặc biệt: hương vị nào ra hương vị nấy! Đã là mặn thì phải mặn quéo lưỡi (ví như nước mắm phải là nguyên chất và nhiều, chấm mới “đỉnh”; Nấu kho quẹt phải kho cho có cát tức là có đóng váng muối; ăn cay thì phải dùng gừng già, cũng không thể thiếu ớt, mà ớt thì chọn loại ớt cay xé lưỡi, hít hà (cắn trái ớt, nhai mà môi không giựt giựt, chưa chảy nước mắt, lỗ tai không nghe kêu “cái rắc” hoặc thì dường như chưa… đã!), ngọt thì ngọt như chè,….

nét riêng của văn hóa ẩm thực miền tây nam bộ

Bữa cơm thân thuộc của người dân Tây Nam Bộ

Về miền Tây không thể bỏ qua những món này!

Đuông dừa

Đầu tiên là đuông dừa – một loại ấu trùng có nhiều nhất ở miền Tây Nam Bộ. Đuông dừa rất dễ bắt, nó thường sống bên trong ngọn của thân cây dừa, cau,…nói chung là các loại cây thuộc họ cau. Muốn bắt được chúng ta phải đốn bỏ các cây đó. Đuông dừa thoạt nhìn thì có vẻ ghê sợ nhưng là một loại thức ăn bổ, sạch, chứa nhiều protein và cung cấp nhiều vitamin A, C, B1, chống lão hóa, tăng cường sức khỏe. Đuông dừa có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như : gỏi đuông tầu hữu dừa, đuông chiên giòn, đuông dừa lăn bột,…

nét riêng của văn hóa ẩm thực miền tây nam bộ

Thoạt nhìn những chú đuông dừa ơi rợn người nhưng thực chất rất bổ dưỡng

Lẩu mắm miền Tây – Món ăn đặc trưng của ẩm thực miền Tây Nam Bộ

Lẩu mắm là món ăn đã có ở Cần Thơ từ rất lâu về trước và được khen là món ăn ngon nhất nhì ở miền Tây sông nước mà du khách không thể không trải nghiệm. Nguyên liệu chính được làm từ mắm sặc hay mắm cá linh ở Châu Đốc – An Giang, nước lẩu được nấu từ mắm với nước dừa hoặc nước hầm xương heo.

nét riêng của văn hóa ẩm thực miền tây nam bộ

Những nguyên liệu thân thuộc không kén chọn là điều đặc biệt của món lẩu mắm

Là món ăn dân dã nên Lẩu mắm chẳng kiêng loại thực phẩm nào. Thịt ba chỉ, tôm, tép, cá, mực đều có thể bỏ chung vào nồi.Trong nồi lẩu đúng điệu miền Tây còn có bông súng, khổ qua, cà tím, bông bí, nấm… làm cho màu sắc thêm phần bắt mắt và ăn không ngấy. Giản dị mà hào phóng hệt như tính cách người miền Tây vậy. Người miền Tây thường nấu lẩu mắm để tiếp đãi khách phương xa ghé chơi. Hương vị độc đáo của món ăn này ít nhiều khiến thực khách xiêu lòng, đi rồi vẫn có cảm giác quyến luyến bồi hồi.

Bún cá miền tây

Bún cá là một món ăn bình dị nhưng chứa đựng bên trong là cả một bức tranh quê hài hòa giữa sắc và vị. Đây là một món ăn phổ biến của nền ẩm thực miền Tây Nam Bộ với những biến tấu khác nhau như bún cá Châu Đốc, bún cá Sóc Trăng, bún cá Kiên Giang,… Không hề giống với bún cá của người miền Trung được chế biến từ cá biển, bún cá miền Tây được chế biến từ những con cá lóc béo tròn từ những dòng sông, đồng ruộng tại nơi đây.

nét riêng của văn hóa ẩm thực miền tây nam bộ

Một tô bún cá lóc ăn với rau sống ngon hết ý

Lẩu cá linh bông điên điển – Đặc sản miền Tây

Tuy chỉ là món ăn hương đồng gió nội, nhưng lẩu cá linh bông điên điển chinh phục người ăn ngay từ màu sắc bắt mắt đến hương thơm thoang thoảng cùng vị chua thanh của nước dùng. Bên cạnh đó là thịt cá ngọt béo ăn chấm với nước mắm nguyên chất, càng làm cho món lẩu này trở nên đậm đà.Cá linh ngon là cá vào đầu mùa nước nổi, xương chưa cứng và bụng cá có mỡ ăn rất ngậy. Bông điên điển là loại hoa gắn liền với miền Tây màu vàng tươi, mọc tràn ngập khắp các đầm lầy, mé sông, ruộng nước. Bông điên điển vừa giòn vừa thơm, lại bùi bùi béo béo nên người miền Tây rất thích.

nét riêng của văn hóa ẩm thực miền tây nam bộ

Với những nguyên liệu quá thân thuộc cũng tạo nên một món ăn say đắm bao khách du lịch

Nguyên liệu để nấu toàn là những thứ có sẵn của miền quê sông nước. Đây là một trong món ăn tiêu biểu cho Đồng bằng Sông Cửu Long. Hai nguyên liệu này kết hợp với nhau cho ra một nồi lẩu cá linh bông điên điển với vị ngọt ngào, mềm béo, lại hơi lạ miệng. Nước dùng thường được ninh từ xương cá và xương heo hoặc nấu bằng nước dừa nên nước dùng có màu trong, vị lại ngọt thanh. Ngoài ra, món này còn có thêm các loại rau như bông súng, rau nhút, ngò gai,…

Chuột đồng nướng

Ở miền Tây, chuột đồng từ lâu là một đặc sản nổi tiếng. Chúng xuất hiện nhiều ở những cánh đồng lúa, người dân bẫy được đem về làm đồ ăn. Chuột đồng ở đây chủ yếu ăn lúa nên thịt béo, da giòn, ngọt, khá giống với thịt gà. Món được nhiều người yêu thích nhất phải kể đến là chuột đồng nướng muối ớt.

nét riêng của văn hóa ẩm thực miền tây nam bộ

Những con chuột đồng béo múp nướng trên than hồng rất bắt mắt

Thịt chuột làm kỹ, khử hết mùi tanh bằng gừng và muối rồi đem ướp muối, đường, ớt, tỏi . Đợi thịt ngấm thì đem nướng trên than hồng. Phải là lửa than thì vị mới toát lên hương vị chuẩn chỉnh được. Khi thịt chuyển sang màu đỏ vàng là lúc hương thơm phảng phất khiến thực khách không thể không thử. Khi ăn, thực khách sẽ xé từng miếng thịt chuột nướng nóng hổi rồi chấm với muối ớt chanh để tăng thêm vị đậm đà. Món ăn được dùng để nhậu hoặc ăn kèm với cơm trắng.

Cá lóc nướng trui

Về miền Tây mà không ăn Cá lóc nướng trui thì quả là một thiếu sót lớn cho chuyến đi của bạn. Bếp nướng cá được tạo nên bởi mấy hòn gạch xếp chồng lên nhau, nướng bằng rơm chứ không phải bằng than; cá để nguyên con và không cạo vảy, dùng que tre hoặc thanh trúc lụi từng con từ đuôi ra lòng cá, sau đó đặt lên bếp nướng.Cá được nướng cho đến khi cháy đen nhưng vẫn phải trở mặt cá cho đều. Trong thời gian nướng dùng “chổi” phết mỡ hành lên mình cá.

nét riêng của văn hóa ẩm thực miền tây nam bộ

Đĩa cá vàng rụm được ăn kèm với bún và rau sống

Khi nước mỡ từ thân cá chảy xuống lửa than xèo xèo thì nhắc con cá ra, dùng dao cạo sạch lớp vảy đen sẽ làm lộ ra lớp da cá vàng giòn. Sau đó xẻ đôi con cá dọc theo lưng, lấy bộ lòng của cá cho vào chén nước mắm đường dầm me, tỏi, ớt để làm nước chấm.

Lẩu cháo cua đồng

Món lẩu cháo được nấu từ hai nguyên liệu chính là gạo và cua đồng miền Tây. Món ăn có hương vị đặc trưng của cua, rất thanh và mát, ăn vào ngày hè oi nóng quả là lựa chọn rất tuyệt vời.

nét riêng của văn hóa ẩm thực miền tây nam bộ

Một nồi lẩu cháo cua đồng vào ngày trời hè oi ả thì không có gì phải chê

Nấu món cháo cua đồng nhìn vậy chứ cũng rất cầu kì. Chọn cua phải còn sống, đem bóc vỏ yếm đi, gỡ mai cạo lấy gạch cua tách riêng ra, phần còn lại đem giã nát hoặc xay nhuyễn, ướp muối, hạt nêm với tiêu. Gạo thì phải rang hơi ngả vàng để khi nấu thành cháo có mùi thơm hơn. Món ăn sẽ càng hấp dẫn hơn nếu kết hợp với các loại rau như rau ngót,  rau mồng tơi, rau má. Nước chấm cay thơm vị gừng cùng ớt sẽ khiến vị cháo đậm đà hơn nữa.

Nếu có dịp để tới về miền Tây Nam Bộ của Tổ Quốc, hãy để cho “mắt thấy”, “tai nghe”, “miệng nếm” để cảm hết cái tinh túy của vùng đất này.

Đăng bởi: Tuấn Nguyễn

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก