Trung Quốc

Tại sao Jack Ma bị Trung Quốc hạ bệ?

Tại sao Jack Ma, ông chủ của những công ty lớn nhất Trung Quốc, là đòn bẩy cho nền kinh tế Trung Quốc phát triển, ông không phạm pháp gì mà lại bị chính quyền Trung Quốc hạ bệ? Nguyên nhân sâu xa là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Jack Ma – ngôi sao rực sáng

Jack Ma, hay tên Hán Việt là Mã Vân, từng là người giàu nhất Trung Quốc, ông là người sáng lập ra hãng công nghệ Alibaba và mở ra Ant Group, cũng là tập đoàn tài chính công nghệ lớn nhất toàn cầu.

Đế chế của ông đã đạt được quyền lực rất lớn, sánh ngang với các gã khổng lồ của phương Tây. Giá trị của Alibaba có lúc còn vượt lên gần như tất cả các công ty Mỹ, chỉ thua mỗi Apple, Amazon và Google.

Xét về danh tiếng, Jack Ma giống như một ngôi sao toàn cầu, là doanh nhân Trung Quốc nổi tiếng nhất. Hay công ty được Jack Ma sáng lập giống như một biểu tượng, tạo ra một thời đại của Jack Ma, theo như truyền thông Trung Quốc tung hô.

Nhưng đi cùng với sự thành công, Jack Ma lại cũng ngày càng tự tin và trở nên táo bạo hơn. Ông đã thúc đẩy, tuyên truyền mạnh mẽ về Alipay, một dịch vụ thanh toán trực tuyến được tạo ra cho nền tảng thương mại điện tử Alibaba. Ngay cả khi dịch vụ này đe dọa sự thống trị của các ngân hàng quốc doanh Trung Quốc.

Cũng không có gì lạ, bởi vì sự thành công của Jack Ma là do ông hướng tới sự hiện đại hóa, đưa công nghệ vào cuộc sống. Cho nên những tính toán của ông có phần nào đó đi ngược với hoạt động của chính phủ đang khá chậm chạm và lạc hậu.

Jack Ma thấy được rất nhiều hạn chế trong cách hoạt động của các cơ quan nhà nước và đó chính là nền tảng cho sự dạn nứt giữa Jack Ma và chính quyền. Tuy nhiên, có hai sự kiện nổi bật được cho là thể hiện rõ quan điểm trái ngược của Jack Ma với chính quyền Trung Quốc.

alibaba, doanh nhân, jack ma, nhận định, thế giới, tỷ phú, amazon, tại sao jack ma bị trung quốc hạ bệ?

Nói không đúng chỗ

Vào tháng 9/20215, tại một buổi tọa đàm giữa các nhà lãnh đạo của hai quốc gia Mỹ và Trung Quốc, cùng với sự tham gia của những người đứng đầu doanh nghiệp lớn của hai quốc gia này, trong số đó của Jack Ma.

Trong sự kiện đó, mỗi người được 3 phút để phát biểu và hầu hết mọi người đều hoàn thành bài phát biểu của mình với thời gian quy định, ngoại trừ Jack Ma. Ông đã dùng tới 10 phút để nói về cách Trung Quốc nhìn thế giới và những biện pháp mà các công ty Trung Quốc có thể thực hiện để cải thiện quan hệ Mỹ Trung.

Tuy nhiên, đây là lần cuối cùng Jack Ma được mời nói chuyện với những người khác trước các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Nói không đúng người

Ở lần thứ 2, Jack Ma đã chính thức đối đầu với ông Tập Cận Bình. Đó là vào tháng 10/2020, tại hội nghị thượng đỉnh tài chính Thượng Hải lần thứ 2. Tỷ phú Jack Ma đã dành tới 20 phút để nói về những hạn chế trong hoạt động của chính phủ. K

hi đó, ông đã phê bình các ngân hàng Trung Quốc đang hoạt động với tâm lý của tiệm cầm đồ, ý nói tới cơ chế chỉ dựa vào thế chấp tài sản khi cho vay khiến một số công ty phải thế chấp toàn bộ những gì họ có, gây áp lực rất lớn.

Không chỉ có vậy, ông còn cho rằng chính quyền đang kìm hãm nỗ lực đổi mới, dùng cách quản lý ga tàu để vận hành sân bay, trong thời buổi thế giới bước vào nền tảng tài chính điện tử.

Và chính bài phát biểu này đã khiến tương lai của Jack Ma phải bay màu, bởi ông Tập Cận Bình đã quyết định phải cho Jack Ma và tất cả các công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc một bài học, để họ hiểu rằng họ không thể nằm trên chính quyền. Họ có quyền lực đến mấy thì nhà nước vẫn là trên hết. Vậy chuyện gì đã xảy ra.

Cái giá phải trả

Vào thời điểm đó, tỷ phú Jack Ma đang chuẩn bị cho đợt IPO công ty Ant Group, công ty tài chính công nghệ lớn nhất hành tinh với định giá 300 tỷ đô la Mỹ. Và sau bài phát biểu trên, chính quyền Trung Quốc đã hủy bỏ việc IPO của Ant Group và đưa nó vào quản lý của ngân hàng trung ương.

Theo đó, Ant Group dần dần bị loại bỏ khi các lĩnh vực tài chính bên trong được tái cấu trúc, hoạt động với các đối tác mới. Các tài sản giá trị nhất của Ant Group cũng đã bị để ý chính là dữ liệu của khách hàng tới từ hàng tỷ giao dịch được thực hiện. Các chuyên gia công nghệ cho biết khối dữ liệu khổng lồ này là một lợi thế cạnh tranh khủng khiếp mà Ant Group có được để dễ dàng vượt qua các ngân hàng truyền thống trong việc đưa ra các quy định cho vay tín dụng.

Ant Group được yêu cầu phải từ bỏ thế độc quyền thông tin với lượng dữ liệu khách hàng khổng lồ. Theo báo cáo của ngân hàng trung ương, sau khi xử lý xong Ant Group, Trung Quốc cũng ra tay với các tập đoàn công nghệ hàng đầu, trong đó có Alibaba của Jack Ma, bị phạt tới 2,8 tỷ USD với cáo buộc vi phạm quy định chống độc quyền.

Cổ phiếu của Alibaba cũng từ đó mà cắm đầu tụt dốc mất gần 50% giá trị khiến Alibaba rơi khỏi top 10 công ty lớn nhất thế giới, và Jack Ma cũng mất 37 tỷ USD trong khối tài sản khổng lồ của mình.

Trước đây, chúng ta thấy truyền thông liên tục đưa tin về các triết lý của Jack Ma, xem đó là động lực cho thế hệ trẻ phát triển, nhưng hiện giờ chúng ta thấy ông gần như không còn xuất hiện trên truyền hình nữa.

Vậy là ý tưởng vươn xa hơn của Jack Ma đã bị dập tắt là kết quả giữa cuộc chiến của Jack Ma và ông Tập Cận Bình.

Nếu muốn tìm hiểu những câu nói nổi tiếng của Jack Ma, các bạn hãy đọc bài viết này nhé: 41 câu nói hay nhất của Jack Ma: Khôn ngoan đậm chất Á Đông

Đăng bởi: Hồng Thủy Hoàng

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก