Trung Quốc

Tập tục "khóc gả" của cô gái Thổ Gia Trung Quốc trong ngày cưới của mình

Vũ Lăng Nguyên nổi tiếng không chỉ là một danh lam đẹp tựa chốn bồng lai của tỉnh Hồ Nam mà còn hấp dẫn du khách Trung Quốc bởi những nét văn hóa truyền thống độc đáo, đặc sắc của cộng đồng người Thổ Gia nơi đây. Trong số đó phải kể đến tập tục “khóc gả” của cô gái Thổ Gia trong ngày cưới của mình.    Ngày lên xe hoa về nhà chồng là một trong những ngày trọng đại và hạnh phúc nhất cuộc đời người con gái. Tuy là ngày vui, nhưng nhiều cô dâu không thể kìm nén được cảm giác buồn thương khi phải xa gia đình, xa bố mẹ để về sinh sống ở một ngôi nhà khác. 
 

Những tân nương không chịu khóc sẽ bị hàng xóm chê cười, bố mẹ trách Ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam thì việc cô dâu sụt sùi, nghẹn ngào chia tay cha mẹ, anh chị khi đi lấy chồng là chuyện hết sức phổ biến. Tuy nhiên, với dân tộc Thổ Gia ở Trương Gia Giới thì các tân nương còn được yêu cầu phải khóc lóc thật to theo một giai điệu truyền thống trong hôn lễ của mình hay còn gọi là “khóc gả”. Đối với người Thổ Gia, tiếng khóc biểu lộ cho niềm vui, sự gắn kết và tình yêu sâu sắc. Họ quan niệm việc khóc tập thể sẽ khiến cho bầu không khí đám cưới thêm phần náo nhiệt, đồng thời đẩy lùi những điều xui xẻo qua những lời than thở buồn bã và kéo niềm vui cùng với hạnh phúc tới.
 
Đối với người Thổ Gia, tiếng khóc biểu lộ cho niềm vui, sự gắn kết và tình yêu sâu sắc   Thậm chí ai khóc càng to càng sầu bi thì càng được gia đình bên chống đánh giá cao về phẩm chất của người con gái. Theo lời những người cao tuổi ở một làng quê tại tỉnh Tứ Xuyên, trước khi Trung Quốc được giải phóng vào năm 1949, các cô dâu Thổ Gia buộc phải khóc trong đám cưới của mình. Cô dâu nào không khóc sẽ bị hàng xóm láng giềng khinh thường và trở thành trò cười cho cả làng. Thậm chí, nhiều cô dâu còn bị chính mẹ đẻ của mình đánh đòn vì tội… không khóc trong lễ cưới.
 
“Khóc gả” tại Trung Quốc không chỉ là một tục lệ thông thường mà còn là một loại hình nghệ thuật   Tìm hiểu về “khóc gả” tại Trung Quốc mới biết đây không chỉ là một tục lệ thông thường mà còn là một loại hình nghệ thuật truyền thống lâu đời của dân tộc Thổ Gia. Nó được chia thành nhiều khúc như: khóc từ biệt tổ tông, khóc phụ mẫu, khóc anh chị em, khóc họ hàng,…   Độc đáo hơn là cô dâu không chỉ khóc trong ngày trọng đại của cuộc đời mà còn phải tiến hành khóc trước cả tháng hoặc thậm chí là vài tháng, tùy vào tập quán mỗi vùng. Trong khoảng thời gian này người con gái phải khóc ít nhất một tiếng mỗi đêm theo các chủ đề về lòng hiếu thảo hay hôn nhân. Đến 10 ngày cuối thì mẹ đẻ và hai người thân khác còn phải tới khóc cùng.
 
Trong đám cưới của mình các cô dầu người Thổ Gia sẽ khóc thật to   Người dân địa phương cũng không biết “khóc gả” đã có từ khi nào nhưng thấy cha ông thực hành và để lại thì cũng đã làm theo truyền thống xa xưa ấy. Theo ghi chép của một số nguồn sử sách thì tập tục nay có thể đã xuất hiện từ thời Chiến Quốc trước công nguyên, phổ biến nhất vào đầu thế kỷ 17. 
  Hiện nay, tuy nghi lễ này không còn phổ biến như trước nữa, nhưng vẫn có rất nhiều gia đình người Thổ Gia coi nó như một thủ tục buộc phải có trước khi cử hành hôn lễ. Hải Diệu Theo Báo Thể thao Việt Nam

Đăng bởi: Lò Thị Thủy

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก