Tây An Trung Quốc

Thành Phố Tây An - Cố đô cũ của đất nước Trung Quốc

Thành Phố Tây An là thành phố tỉnh lỵ tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Đây là thành phố trực thuộc tỉnh. Tây An là một trong 4 kinh đô trong lịch sử Trung Hoa, là kinh đô của 13 triều đại, bao gồm: nhà Chu, nhà Tần, nhà Hán và nhà Đường. Tây An cũng là điểm kết thúc phía đông của Con đường tơ lụa huyền thoại. Thành phố có lịch sử hơn 3100 năm với tên gọi trong thời đấy Tràng An hay Trường An. Tây An là thành phố lớn nhất và phát triển nhất khu vực Tây Bắc và là một trong những thành phố lớn nhất Trung Quốc.

Tây An nổi tiếng với Đội quân Đất nung của hoàng đế đầu tiên triều đại nhà Tần, Tần Thủy Hoàng. Bộ sưu tập khổng lồ các bức tượng chiến binh này đã được phong tặng là một trong những kỳ quan của thế giới, nhưng đây không phải là lý do duy nhất để tới thăm quan thành phố cổ xưa đầy vui tươi này.

khám phá, thành phố tây an - cố đô cũ của đất nước trung quốc

Vài nét về thành phố Tây An Trung Quốc

Thành phố này từng là kinh đô hoa lệ, sầm uất với những đền đài, lăng tẩm hoành tráng. Bên cạnh đó, Tây An còn là điểm kết thúc con đường tơ lụa ở phía Đông. Danh tiếng của Tây An Trung Quốc có thể so sánh với Cairo ở Ai Cập, Rome của Ý và Athens của Hy Lạp. Vùng đất này là cái nôi của nền văn minh lưu vực sông Hoàng Hà, gắn liền với những nhân vật lịch sử nổi danh ở Trung Quốc: Tần Thủy Hoàng, Võ Tắc Thiên,…Vì thế, cố đô Tây An ngày càng thu hút đông đảo khách du lịch nước ngoài đến tham quan, tìm hiểu. Ngày nay, người đứng đầu nhà nước từ nhiều quốc gia và những người từ tất cả các tầng lớp xã hội đến với thành phố này để mở rộng kiến ​​thức về nền văn minh Trung Quốc.   Thành phố này là một địa điểm du lịch hấp dẫn với vẻ đẹp cổ xưa, các di sản kiến ​​trúc cổ như: lăng Tần Thủy Hoàng, Càn Lăng, Cung điện Đại Minh (Daming Palace Site), Tường Thành (City Wall), Tháp Chuông (Bell Tower), Tháp Trống (Drum Tower), Chùa Đại Nhạn (Wild Goose Pagodas)… Ngoài ra, Tây An còn có những điểm tham quan thiên nhiên xung quanh như núi Hua và suối nước nóng Hoa Thanh trì (Huaqing Hot Springs).  GDP năm 2005 là 127 tỷ Nhân dân tệ, GDP đầu người: 16.180 NDT (2.025 Đô la Mỹ) xếp thứ 39 trong 659 thành phố của Trung Quốc. Tây An là một thành phố công nghiệp và phát triển lớn nhất Tây Bắc Trung Quốc. Tây An cũng là nơi thu hút vốn FDI lớn nhất trong số các thành phố miền Tây Trung Quốc.
 

khám phá, thành phố tây an - cố đô cũ của đất nước trung quốc

Du lịch thành phố Tây An – Những địa điểm đẹp khó có thể bỏ qua

Nếu đang có kế hoạch du lịch Trung Quốc đến mảnh đất cố đô này, hãy note lại ngay top những điểm đến hàng đầu Tây An dưới đây, chắc chắn sẽ là những lựa chọn vô cùng hấp dẫn cho chuyến đi của bạn:

Minh tường thành

Minh tường thành được xem là một trong những hệ thống phòng thủ quân sự cổ đại lâu đời nhất trên thế giới. Hệ thống tường thành mà du khách nhìn thấy ngày nay là bắt đầu xây từ thời nhà Minh và bao quanh diện tích 14 km² thành phố. Có tất cả 18 cổng thành mở cửa để du khách lên tham quan. Đi dạo trên Minh tường thành và quan sát toàn cảnh sinh hoạt của người dân địa phương sẽ là trải nghiệm khá thú vị trong chuyến du lịch Trung Quốc mà du khách nên thử.

Cung điện Đại Minh

Cung điện Đại Minh (Daming Palace Site) là cung điện phức tạp, vĩ đại và quan trọng nhất ở Tây An (sau Trường An) trong triều đại nhà Đường (618-907), nơi hoàng đế nhà Đường sống, giải quyết việc của nhà nước và gặp gỡ các đại thần trong triều. Cung điện hùng vĩ này không chỉ phản ánh sự thịnh vượng của triều Thanh mà còn thể hiện được mức cao nhất của kiến ​​trúc thời điểm đó. Người ta nói rằng Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh được xây dựng dựa trên cách bố trí của cung điện Đại Minh, Tây An. Cung điện này được xây dựng lại và mở cửa cho công chúng tham quan vào ngày 01 tháng 10 năm 2010. Khuôn viên cung điện gồm: công viên, toà nhà di sản văn hoá và nơi trưng bày các triển lãm hiện vật. Trong đó, Hanyuan Palace là cung điện chính, nơi tổ chức các lễ lớn, một trung tâm giao lưu quốc tế quan trọng. Vào ngày đầu mỗi năm mới, các đại sứ từ nhiều nước khác nhau đã đến và tham gia vào lễ lớn được tổ chức ở đây. Khu sân vườn thì vào cổng miễn phí còn phần chính điện thì du khách phải mua vé. Tham quan cung điện Đại Minh sẽ giúp bạn cảm nhận phần nào sự hung thịnh của triều đại thời Đường thời đó.
 

khám phá, thành phố tây an - cố đô cũ của đất nước trung quốc

Lăng Hoàng Đế Tần Thủy Hoàng

Lăng Hoàng Đế Tần Thủy Hoàng nằm về phí Đông của Tây An, cách trung tâm Tây An khoảng 15km. Khu lăng mộ này đẫ được Tần Thủy Hoàng cho xây dựng khi bắt đầu lên ngôi vào năm 13 tuổi, nó nằm tựa lưng và núi Ly Sơn, nhìn ra phía sông Wei.Từ núi Ly Sơn đến núi Huashan giống như một con rồng thì vị trí lăng mộ nằm ở mắt rồng. Nói về quy mô, khu lăng mộ còn lớn hơn kim tự tháp Ai Cập, ban đầu nó có chiều cao 100m, dài 515 m và rộng là 485 m, người ta tưởng tượng nó như là một cung điện với nhiều khu vực được trang trí rất lộng lẫy. Ngày nay chiều cao chỉ còn 47m, nhưng nó vẫn là một công trình rất hoành tráng.   Đặc biệt, bên trong lăng Hoàng đế Tần Thủy Hoàng là một đội quân đất nung (Terracotta Army). Đây là một bộ sưu tập các tác phẩm điêu khắc bằng đất nung miêu tả các đạo quân của ông vua này. Đội quân này đã trở thành kỳ quan thứ 8 của thế giới và là một di sản văn hóa được UNESCO công nhận vào năm 1987. Đội quân đất nung là một trong rất nhiều báu vật được chôn cùng với Tần Thuỷ Hoàng. Đội quân này được phát hiện vào năm 1974 bởi một nhóm nông dân đang đào giếng. Sau đó, việc khai quật đội quân đất nung trở thành là một trong những cuộc khai quật khảo cổ quan trọng nhất của thế kỷ 20. Đội quân đất nung Terracotta Army là một cảnh tượng không thể bỏ qua đối với bất cứ du khách nào khi đến Trung Quốc.

Càn Lăng

Đây là lăng mộ mai táng nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc trong hơn 2000 năm qua, nằm ở phía bắc sông Vị tỉnh Thiểm Tây miền Tây Trung Quốc. Hoàng đế nhà Đường Lý Trị và hoàng đế nhà Chu Võ Tắc Thiên chôn trong mộ này, vừa đại diện hai triều hoàng đế, vừa là vợ chồng. Võ Tắc Thiên là nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, cuộc đời của bà đầy huyền thoại, sau khi bà chết, người ta đặt một tấm bia đá lớn trước lăng bà, nhưng không có một chữ nào ghi trên bia đá, được gọi là “Vô tự bia”. Hiện nay, Càn Lăng đang xin trở thành di sản văn hoá thế giới.

Tháp Trống và Tháp Chuông

Tháp Trống và Tháp Chuông nằm ở trung tâm thành phố Tây An, còn được gọi là “tòa nhà chị em”. Đây cũng là một trong những biểu tượng của thành phố. Tháp Trống cung cấp một cái nhìn hùng vĩ của Tây An. Tháp được xây dựng năm 1380, tiếng trống được dùng để báo hiệu thời gian các hoạt động và báo động trong các tình huống khẩn cấp. Đến tháp, du khách còn có cơ hội nhìn ngắm chiếc trống lớn nhất ở Trung Quốc, tham quan bảo tàng và thưởng thức các buổi biểu diễn âm nhạc thường xuyên. Tháp Chuông được xây dựng vào năm 1384, đánh dấu trung tâm địa lý của cố đô Tây Ab. Năm 1582, tòa tháp này được xây bằng gạch và gỗ, cao gần 40 mét. Trong suốt triều đại nhà Minh, Tây An là một thị trấn quân sự quan trọng ở Tây Bắc Trung Quốc, trên thực tế điều này được phản ánh bởi kích thước và ý nghĩa lịch sử của tháp chuông. Phí tham quan mỗi tháp khoảng 27 nhân dân tệ hoặc 40 nhân dân tệ cho vé chung tham quan 2 tháp. Tháp mở cửa đón khách tham quan từ 8 giờ đến 22 giờ trong tháng 4 đến tháng 10 và 8 giờ đến 5 giờ 30 từ tháng 11 đến tháng 3.

Tháp Đại Nhạn

Như là biểu tượng của Tây An cũ, Tháp Đại Nhạn là một ngọn tháp cổ xưa được bảo quản tốt và là một nơi quan trọng của Phật Tử. Nằm ở ngoại ô của thành phố Tây An, cách trung tâm thành phố khoảng 4km. Tháp Đại Nhạn được xây dựng vào năm 652 dưới thời trị vì của vùa Đường Cao Tông (618 -907), tòa tháp là nơi lưu giữ nhiều tài liệu Phật giáo quý giá được lấy từ Ấn Độ do nhà sư Huyền Trang đi thỉnh kinh.

Núi Hoa Sơn

Nổi tiếng trong các bộ phim cổ điển Trung Quốc, núi Hoa Sơn được xem là ngọn núi thánh của đạo Lão, một trong 5 ngọn núi của ngũ nhạc danh sơn theo truyền thuyết. Cảnh sắc thiên nhiên núi non hùng vĩ, chất đá hoa cương với hàng nghìn thạch bích dựng ngược chưa bao giờ vắng bóng du khách. Đường lên ngọn núi với những con đường cheo leo, hiểm trở sẽ là một thử thách cho những ai muốn khám phá và chinh phục 1 trong 5 ngũ nhạc kiếm phái này.

Bảo tàng lịch sử Thiểm Tây

Khi du lịch đến thành phố Tây An, du khách hẳn sẽ không muốn bỏ qua bảo tàng lịch sử Thiểm Tây. Viện này lưu giữ hơn 370 cổ vật của các triều đại Vua chúa, những cổ vật nơi đây hiện thân cho sự kết tinh của trí tuệ và tài năng của những người thợ cổ. Hiện nay, bảo tàng này được xem là “quốc gia chi bảo” và thu hút hàng ngàn lượt du khách đến tận mắt chiêm ngưỡng những báu vật có một không hai này.

Bảo tàng Bi Lâm

Bảo tàng này là nơi trưng bày những tấm bia lâu đời nhất của Trung Quốc với bộ sưu tập gồm 3000 tấm bia đá từ thời nhà Hán đến thời nhà Thanh. Du khách sẽ thấy những tấm bia đó ghi lại sự phát triển của nền văn hoá Trung Hoa cũng như những trao đổi, giao lưu văn hoá với các quốc gia khác.

Suối nước nóng Hoa thanh trì

Tọa lạc ở chân núi phía Bắc của ngọn Ly Sơn thuộc huyện Lâm Đồng, tỉnh Thiểm Tây và cách Tây An 30 km, Hoa Thanh Trì là một quần thể cung điện được xây từ thời Đường Minh Hoàng. Đây là nơi nghỉ mát của Dương Quý Phi – một trong tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc được Đường Minh Hoàng rất sủng ái. Qua khỏi cổng tam quan, du khách sẽ bắt gặp một bức tranh khổng lồ điêu khắc trên đá bạch ngọc diễn tả lại cảnh vua Đường Minh Hoàng đang tiếp kiến Dương Quý Phi trong buổi yến tiệc với những cung tần mỹ nữ đang quây quần đàn hát ca múa vui chơi. Đi qua vài ngôi điện, du khách sẽ đến một sân rộng nhìn ra toàn cảnh một hồ nước và bên kia hồ là cung điện tường tím mái vàng, xa xa là ngọn Ly Sơn thẳng đứng. Đây là hồ nước nhân tạo có tên là Cửu Long, rộng 5.300 m2 là điểm hấp dẫn nhất của Hoa Thanh Trì. Bên kia hồ là điện Hoa Thanh Cung chìm trong cỏ cây, hoa lá, tạo nên khung cảnh hữu tình tuyệt đẹp cho quần thể Hoa Thanh Trì. Đây chính là nơi nghỉ ngơi và vui chơi của cặp nhân tình vương giả thuở nào.   Kề bên Hoa Thanh Cung, giữa những hàng liễu rủ và hoa cúc vàng, là tượng bằng bạch ngọc của Dương Ngọc Hoàn, tư thế quyến rũ và mềm mại, e ấp như của nữ thần Vệ Nữ. Không xa bức tượng là những bể tắm hoàng gia thuở xưa, trong đó được chú ý nhất vẫn là hai bể được truyền là của Đường Minh Hoàng và Dương Quý Phi. Hai bể này hiện nay không còn nước nhưng nước suối nóng từ lòng đất vẫn được dẫn lên vài bể nhỏ bên cạnh để du khách rửa tay, rửa mặt.

Khu phố Hồi giáo

Nằm ở ngay khu vực trung tâm thành phố, khu phố Hồi giáo quả là một nơi tuyệt vời để lang thang trên khắp các cửa hàng, nhà hàng và thưởng thức ẩm thực đường phố. Các quầy hàng nằm dọc các con hẻm hẹp là nơi bán hầu hết mọi thứ đến nỗi bạn khó có thể tưởng tượng. Thậm chí có một số quầy hàng ở đây còn bán cả các bộ phận của máy bay. Đi dọc khu phố, bạn dễ dàng bắt gặp những quầy hàng bán đồ ăn nhẹ đặc trưng của người Hồi giáo và các món ăn địa phương. Các món ăn đường phố ở đây khá ngon và rất rẻ, bao gồm thịt bò nướng, cá nướng, xiên cừu, bánh kếp,… Chính vì thế, nơi đây được mệnh danh là “một đường phố cho người sành ăn”.
 

khám phá, thành phố tây an - cố đô cũ của đất nước trung quốc

Ẩm thực Tây An – Những món ngon nổi tiếng khó có thể bỏ qua tại Tây An

Không chỉ nổi tiếng bởi lăng mộ bí ẩn của Tần Thủy Hoàng, Tây An còn có nền ẩm thực khiến mọi du khách phải lưu luyến. Dưới đây là những món ăn nổi tiếng tại Tây An mà có thể bạn chưa biết: 

Mì Biangbiang

Khắp nơi ở Tây An đều có quán mì, đủ loại từ lạnh đến nóng, từ mì trứng đến mì rau. Mì biangbiang nổi tiếng bởi cái tên độc đáo. Chữ biang được tạo thành từ 58 nét, là chữ phức tạp nhất trong tiếng Trung, mô tả âm thanh của bột mì kéo căng khi nhào. Mì ngon, dai nhờ trứng và dầu thêm vào bột. Mì biangbiang nổi tiếng thường được phục vụ cùng dấm và nhiều ớt đỏ, tỏi thái hạt lựu, dầu nóng được đổ lên bát trước khi mang đến cho khách. Phiên bản phức tạp hơn của biangbiang ăn cùng thịt om và rau các loại.

Bánh bao nước thịt chua (suantang shuijiao)

Bánh bao có thể tìm thấy khắp nơi ở Trung Quốc nhưng thực thụ phải là bánh bao thịt cừu “tắm” trong súp chua nóng ở Thiểm Tây, trong đó có Tây An. Món ăn có hương vị đặc biệt phong phú. Hạt vừng, tỏi tây thái nhỏ và rau mùi thêm hương vị đậm đà cho nước súp để lại ấn tượng khó quên cho thực khách.

Thịt bò hấp và bột lúa mì (fenzhengrou)

Bạn khó có thể bỏ qua hương thịt thơm phảng phất trong những con hẻm đông đúc chật hẹp ở khu phố Hồi giáo. Nhà hàng nhỏ Mamaoyi Fenzhengrou của gia đình Ma Lian nổi tiếng với món thịt bò hấp và bột lúa mì phong cách Hồi giáo gần một thế kỷ qua. Món này sử dụng 23 loại thảo mộc, gia vị và đồ nêm nếm, nấu trong khoảng 7 giờ. Nên ăn fenzhengrou lúc còn nóng cùng trà để trung hòa mỡ thịt bò.

Bánh bao nước thịt (tangbao)

Trong khi hầu hết mọi người lầm tưởng bánh bao nước thịt là đặc sản của Thượng Hải, người Tây An không đồng tình với việc đó. Họ luôn tự hào có những chiếc tangbao ngon hơn với nhân thịt cừu hoặc thịt bò thay vì thịt lợn như phiên bản Thượng Hải. Vỏ bánh mỏng như giấy bọc nhân và nước thịt trọn vẹn bên trong. Ở Tây An còn có dấm và ớt ngâm riêng để ăn cùng tangbao. Cẩn thận khi ăn bởi món này rất cay.

Thịt xiên nướng (chuan’er)

Xiên thịt gà nhỏ giá 1 tệ sẽ khiến bạn phát nghiện. Nếu bạn có hai người và gọi đến 100 xiên thịt cừu hoặc bò nướng cũng là điều bình thường.

Bánh burger Tây An (roujiamo)

Giống một chiếc bánh mì kẹp (burger) nhưng roujiamo có lịch sử lâu đời hơn. Bánh chỉ có hai nguyên liệu chính là bánh mì nướng và thịt om. Một chiếc roujiamo được nướng bằng bếp truyền thống không phải bếp điện. Thịt ăn cùng thường nửa nạc nửa mỡ đã được om trong nhiều giờ, nghiền vụn và nhồi vào bánh mì.

Mì lạnh (liangpi)

Phần ăn Tây An đặc trưng bao gồm 1 chiếc roujiamo, một phần mì lạnh liangpi và một lon coca lạnh. Cái tên mì lạnh bắt nguồn từ việc những sợi mì gạo được để nguội sau khi xắt lát mỏng. Món mì lạnh cơ bản nhất rưới nước sốt dầu ớt, hạt tiêu bột, dấm và tỏi thái hạt lựu, để giá đỗ và dưa chuột thái lát lên trên. Mì có vị cay và mềm mịm. Bạn có thể tìm thấy mì lạnh ở bất kỳ cửa hàng nào bán roujiamo.

Nước lựu ép (shiliuzhi)

Khi những quầy lựu xuất hiện khắp các góc phố, lúc đó bạn biết mùa thu đã về. Lựu là đặc sản mùa thu ở Tây An, nổi tiếng nhất ở nơi có lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Nước lựu ép ăn cùng thịt xiên nướng là sự kết hợp hoàn hảo kích thích vị giác.

Vụn bánh mì chan canh thịt cừu (yangrou paomo)

Nếu có hỏi đặc sản Tây An, người ta sẽ nói ngay cái tên yangrou paomo. Bánh mì dẹt cắt lát nhỏ được chan ngập nước canh thịt cừu luộc. Ăn một bát paomao là cách thư giãn độc đáo. Để bắt đầu bạn được phục vụ hai lát bánh mì trong một bát. Sau đó bạn phải xé bánh mì thành những miếng nhỏ như đậu nành. Việc này có thể mất thời gian nhưng người dân địa phương tin rằng bánh mì sẽ ngon hơn nếu khách khéo tay. Sau đó bạn trả lại bát và bánh mì cho quán để chan canh súp thịt cừu cùng bún gạo cho đến khi miếng bánh đã đẫm hương vị. Trên bát sẽ trải những lát thịt cừu hoặc thịt bò tùy chọn, thêm chút tỏi ngọt để trọn vẹn hương vị.

Bánh gạo nếp và chà là (zenggao)

Món zenggao là đồ ăn sáng yêu thích của người Tây An. Từng lớp gạo nếp, chà là và đậu đỏ được bọc kín trong dụng cụ đất nung cổ xưa gọi là Zeng. Các nhà hàng hầu hết chỉ bán một lô một ngày. Trông zenggao giống như một chiếc bánh tráng men, có mùi trái cây và ngọt, bánh dai. Trên đây là những di tích văn hóa du lịch và những món ăn ngon nổi tiếng mà bạn nên đến nếu có cơ hội khám phá thành phố Tây An – Trung Quốc, và nếu như bạn đang có mong muốn đăng ký tour Trung Quốc, có thể liên hệ trực tiếp với Du Lịch Phượng Hoàng để được tư vấn và có thêm những thông tin chi tiết cho chuyến đi của mình nhé!

Đăng bởi: Đông Huỳnh Ngọc

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก