Trung Quốc

Thành Phô Thiên Tân - Phố cảng sầm uất bậc nhất Trung Quốc

Thành phố Thiên Tân là thành thị trung tâm quốc gia và thành thị mở cửa ven biển lớn nhất phía bắc của Trung Quốc. Thiên Tân nằm trên bình nguyên Hoa Bắc, là nơi các chi lưu của Hải Hà hợp lưu với nhau, giáp với Bột Hải ở phía đông và dựa vào Yên Sơn ở phía bắc. Hải Hà chảy uốn lượn qua trung tâm đô thị của thành phố, các cây cầu bắc qua Hoài Hà hình thành nên cảnh tượng “nhất kiều nhất cảnh” cho Thiên Tân.

Từ thời cổ, Thiên Tân đã trở nên hưng thịnh nhờ vào vận tải đường thủy. Ngày 23 tháng 12 năm 1402, thành Thiên Tân chính thức được xây dựng, là thành thị duy nhất có thời gian xây thành chính xác vào thời cổ tại Trung Quốc. Kể từ năm 1860, sau khi Thiên Tân trở thành một cảng thông thương với ngoại quốc, nhiều nước phương Tây đã lập tô giới tại Thiên Tân. Bên cạnh đó, Dương Vụ phá cũng lập ra các thể chế kinh tế tại Thiên Tân, khiến Thiên Tân trở thành tiền tuyến mở cửa ở phương Bắc Trung Quốc và là căn cứ của Dương Vụ vận động vào thời cận đại ở Trung Quốc. Với vị thế là nơi tiên phong, Thiên Tân vào thời cận đại có nền công nghiệp, thương nghiệp, tài chính phát triển nhanh chóng. Khi đó, Thiên Tân là nơi tiến hành “hiện đại hóa” quân sự, và là một trong những nơi đầu tiên tại Trung Quốc có đường sắt, điện báo, điện thoại, bưu chính, khai mỏ, giáo dục và tư pháp cận đại. Đương thời, Thiên Tân trở thành thành thị công thương nghiệp lớn thứ hai và trung tâm tài chính lớn nhất tại phía bắc Trung Quốc.

khám phá, thành phô thiên tân - phố cảng sầm uất bậc nhất trung quốc

Vị trí địa lý thành phố Thiên Tân Trung Quốc

Thiên Tân có tọa độ giới hạn trong 116°43′-118°04′ độ kinh Đông, 38°34′-40°15′ độ vĩ Bắc, cách thủ đô Bắc Kinh 120 km về phía bắc-tây bắc, giáp với các địa cấp thị Đường Sơn, Thừa Đức, Lang Phường, Thương Châu của tỉnh Hà Bắc. Tổng diện tích của thành phố là 11.860,63 km², với 153 km đường bờ biển, 1137,48 km đường ranh giới trên đất liền

Thiên Tân có địa thế chủ yếu là đồng bằng và đất trũng, vùng đồng bằng bồi tích có diện tích 11.192,7 km², ước tính chiếm 93% tổng diện tích của thành phố Bắc bộ Thiên Tân là có các núi thấp và gò đồi, thấp dần từ bắc xuống nam, thuộc khu vực quá độ từ dãy núi Yên Sơn xuống bình nguyên Tân Hải. Đông nam Thiên Tân là vịnh Bột Hải, độ cao trung bình là 3,5 mét so với mực nước biển, là vùng thấp nhất tại bình nguyên Hoa Bắc, cũng là thành thị ven biển có cao độ so với mực nước biển thấp nhất tại Trung Quốc. Điểm cao nhất của Thiên Tân là Cửu Đính Sơn thuộc huyện Kế với cao độ 1078,5 mét so với mực nước biển. Thảm thực vật của Thiên Tân bao gồm: rừng lá kim, rừng hỗn giao lá rộng và lá kim, rừng lá rộng rụng lá, đám cây bụi, đồng cỏ, thực vật diêm sinh, thực vật đầm lầy, thực vật thủy sinh, thực vật sa sinh, rừng trồng và các loại cây trồng. Ở khu vực đô thị của Thiên Tân, bạch mao dương từng là cây xanh chủ đạo, vì thế vào cuối xuân đầu hè xảy ra hiện tượng bông từ của hoa loài cây này bay lơ lửng. Lịch sử địa chất Thiên Tân đã có trên 3 tỷ năm, phát triển từ liên đại Thái cổ đến kỷ Đệ Tứ thì hình thành địa mạo ngày nay, với ba giai đoạn. Đặc biệt, môi trường cổ địa lý ở huyện Kế có các đặc điểm dộc đáo, có nhiều loại hình di tích địa chất trên vùng núi bắc bộ, phân bố rộng, có giá trị lớn. Công viên địa chất quốc gia đầu tiên của Trung Quốc là công viện địa chất quốc gia huyện Kế Thiên Tân.

Thiên Tân nằm ở hạ du lưu vực Hải Hà, là nơi năm chi lưu lớn: Nam Vận Hà, Bắc Vận Hà, Tử Nha Hà, Đại Thanh Hà, Vĩnh Định Hà hợp lưu rồi đổ ra biển. Dòng chính của Hải Hà chảy qua trung bộ Thiên Tân, chiều dài từ Tam Xóa Hà đến cửa sông là 73 km, Hài Hà được xem là “sông mẹ” của Thiên Tân. Thành phố nằm ở phía bắc của Đại Vận Hà, kết nối giữa sông Hoàng Hà và sông Dương Tử. Đô thị nói chung là phẳng, và đầm lầy gần bờ biển, nhưng có nhiều đồi núi ở cực bắc thành phố.

Thiên Tân nằm ở phía tây vùng biển Bột Hải, bờ biển dài 153 km nhìn ra các tỉnh Sơn Đông và Liêu Ninh gần đó. Tài nguyên hải dương của Thiên Tân bao phủ một khu vực có diện tích hơn 370 km², có tài nguyên đất bùn ven biển, có nhiều tài nguyên sinh vật phù du, sinh vật trôi, sinh vật đáy, sinh vật bãi triều. Ngoài ra, lợi dụng tài nguyên nước biển, Thiên Tân đã trở thành vùng sản xuất muối nổi tiếng từ xưa đến nay, có diêm trường lớn nhất Trung Quốc là diêm trường Trường Lô, chiếm một phần tư tổng sản lượng muối biển của Trung Quốc. Trong những năm gần đây, công trình ngọt hóa nước biển đã giúp giải quyết vấn đề thiếu nước ngọt của đô thị Thiên Tân. Tài nguyên dầu khí hải dương của Thiên Tân phong phú, hiện đã phát hiện 45 cấu tạo có chứa dầu, trữ lượng rất khả quan.
 

khám phá, thành phô thiên tân - phố cảng sầm uất bậc nhất trung quốc

Khí hậu tại thành phố Thiên Tân

Thiên Tân có vĩ độ trung trên đường bờ biển phía đông của đại lục Á-Âu, thuộc đới khí hậu ôn đới gió mùa, chủ yếu chịu ảnh hưởng của hoàn lưu gió mùa nên có bốn mùa phân biệt rõ rệt. Thành phố có mùa đông lạnh, nhiều gió và rất khô do ảnh hưởng từ áp cao Siberia, và mùa hè nóng, ẩm ướt do ảnh hưởng của gió mùa Đông Á. Mùa xuân ở thành phố khô và lộng gió, thỉnh thoảng nhìn thấy những cơn bão cát thổi từ sa mạc Gobi, có khả năng kéo dài trong vài ngày. Nhiệt độ trung bình hàng tháng 24 giờ dao động từ -3,4 °C (25,9 °F) vào tháng Giêng đến 26,8 °C (80,2 °F) vào tháng 7, với mức trung bình hàng năm là 12,90 °C (55,2 °F). Với tỷ lệ phần trăm ánh sáng mặt trời hàng tháng có thể dao động từ 48% trong tháng 7 đến 61% trong tháng 10, thành phố nhận được 2.522 giờ ánh nắng mặt trời hàng năm. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm khá thấp khi chỉ đạt 511 mm (20,1 inch), và gần 3/5 lượng mưa xảy ra vào tháng 7 và tháng 8. Thành phố nằm trong vùng bán khô cằn, với một phần của đô thị có khí hậu lục địa ẩm ướt (Köppen Dwa / BSk, tương ứng).   Nhiệt độ cực hạn dao động từ -22.9 °C (-9 °F) đến 40.5 °C (105 °F). Bình quân mỗi năm thành phố có 196~246 ngày không có sương giá. Vấn đề ô nhiễm không khí của Thiên Tân khá nghiêm trọng, song căn cứ các nghiên cứu thì trong gần 10 năm nay, về mặt tổng thể thì mức độ ô nhiễm không khí đã ổn định.
 

khám phá, thành phô thiên tân - phố cảng sầm uất bậc nhất trung quốc

Cảnh đẹp Thiên Tân – Những địa điểm khó có thể bỏ qua

Thiên Tân là một trực hạt thị, đồng thời là thành thị trung tâm quốc gia và thành thị mở cửa ven biển lớn nhất ở phía Bắc của Trung Quốc. Thiên Tân nằm trên bình nguyên Hoa Bắc, là nơi các chi lưu của Hải Hà hợp lưu với nhau, giáp với Bột Hải ở phía Đông và dựa vào Yên Sơn ở phía Bắc. Hải Hà chảy uốn lượn qua trung tâm đô thị của thành phố, các cây cầu bắc qua Hoài Hà hình thành nên cảnh tượng “nhất kiều nhất cảnh” cho Thiên Tân.   Đặt chân tới thành phố Thiên Tân, du khách sẽ thấy sự khác biệt trong lối kiến trúc được pha trộn giữa hai nền văn hóa Trung Hoa và phương Tây, điển hình nhất là ở Ngũ Đại Đạo với hơn 2.000 biệt thự được xây dựng từ những năm 1920, 1930. Nơi đây không bao giờ mất đi sự hấp dẫn đối với du khách, từ những ngôi nhà cổ kính pha trộn với nét hiện đại, tới sông hồ và biển, đến các món ăn địa phương vô cùng phong phú. Dưới đây là những địa điểm du lịch nổi tiếng khó có thể bỏ qua khi tới thành phố Thiên Tân:

Sông Hải Hà

Sông Hải Hà có chiều dài 72 km chảy qua thành phố và đổ ra biển Bắc Hải, cũng chính là một biểu tượng của thành phố Thiên Tân thu hút rất nhiều người đến thăm. Dòng sông còn được biết đến như một chiếc “máy điều hòa nhiệt độ” cho cả thành phố, góp phần tạo nên cảnh quan hiền hòa, thơ mộng cho khung cảnh nơi đây. Có đến 21 cây cầu bắc qua con sông này tạo nên một khung cảnh vô cùng hoành tráng. Nằm ở giữa dòng sông là cây cầu Vĩnh Lạc được gọi là “mắt thiên thần”. Đây chính là vòng đu quay lớn nhất trên thế giới hiện nay. Hai bên bờ sông là những quán cafe và nhiều quán ăn hướng mặt ra phía mặt sông, chắc hẳn cảm giác ngồi đây đón gió sông và thưởng ngoạn khung cảnh sẽ rất tuyệt. Các du khách có thể dễ dàng đến dạo bên bờ Hải Hà từ nhiều hướng của thành phố bằng các phương tiện công cộng hoặc thuê taxi, tuy nhiên nên thuê cho mình một chiếc xe đạp đến và dạo chơi nơi đây sẽ là trải nghiệm thú vị nhất.

Tianjin Eye

Tianjin Eye được xây dựng trên cầu Vĩnh Lạc bắc qua sông Hải Hà. Nó cũng được biết đến như một trong những biểu tượng của thành phố Thiên Tân cùng với sông Hải Hà. Vòng quay khổng lồ này cao 120 m, có 48 khoang hành khách, mỗi khoang chứa khoảng 8 người. Mỗi một vòng quay được thực hiện trong vòng 30 phút, đem đến cho du khách cơ hội chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố từ trên cao. Ban ngày, khi ngồi trên vòng quay, du khách có thể vẫy tay chào những người đi bên dưới. Buổi tối, cạnh vòng quay có diễn ra những màn pháo hoa đặc sắc. Tianjin Eye mở cửa phục vụ du khách vào tất cả các ngày trong tuần. Du khách có thể di chuyển bằng tàu điện ngầm hoặc xe bus đến điểm cầu Kim Cương rồi mua vé lên vòng đu quay.

Cảng Thiên Tân

Cách đây hơn 400 năm, Thiên Tân đã phát triển hưng thịnh nhờ vận tải biển. Cảng biển Thiên Tân là một thương cảng nổi tiếng, nơi giao thương với các nước phương Tây như Ý, Pháp, Bồ Đào Nha, Anh,… Ngày 22/3/2006, Thiên Tân được quy hoạch để trở thành một thành phố cảng quốc tế, trung tâm kinh tế miền Bắc Trung Quốc. Điểm nổi bật nhất khi tham quan cảng Thiên Tân là con tàu cũ thật lớn mang tên Kiev – tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc.

Tháp Trống

Đây là một tòa tháp tuyệt đẹp đứng sừng sững giữa phố cổ Thiên Tân. Nó được xây dựng lần đầu vào triều Minh. Tuy nhiên đến thế kỷ thứ 20 thì tòa tháp này đã bị tàn phá một cách nặng nề trong cuộc cách mạng văn hóa. Đến năm 2001, chính quyền Thiên Thân quyết định cho phục dựng lại tòa tháp này như ban đầu và biến nó trở thành một điểm đến hút khách du lịch tại Thiên Tân. Đến tham quan Tháp Trống, du khách sẽ được chiêm ngưỡng thành phố ở độ cao 27 m, dạo qua các cửa hiệu bán đồ lưu niệm tràn ngập trên phố với gấm, lụa, cọ thư pháp, trang sức. Đặc biệt, du khách sẽ được thưởng thức món bánh bao trứ danh “Cẩu bất lý” ở các nhà hàng phía Nam của tòa thành.

Tháp Truyền hình Thiên Tân

Nằm ở phía Đông Water Amusement Park, phía Nam quận Hexi, Đài Truyền hình Thiên Tân (hay Tian Ta) nổi bật với toà tháp cao ngất. Với độ cao 415,2 m, Tháp Truyền hình Thiên Tân được biết đến như là tháp cao thứ 4 trên thế giới chỉ sau Tháp Truyền hình Toronto, Moscow và Thượng Hải. Tháp Truyền hình Thiên Tân được xây dựng vào năm 1991 với chi phí khoảng 45.000.000 USD và được sử dụng chủ yếu cho truyền thông. Toà tháp trông giống như một thanh kiếm chỉ vào bầu trời. Có 4 thang máy tốc độ cao bên trong tháp. Các thang máy chạy này với tốc độ 5 m/s. Chỉ mất 60s, du khách đã có thể lên đến đỉnh tháp ngắm toàn cảnh thành phố Thiên Tân, thưởng thức ẩm thực Thiên Tân trên nhà hàng xoay (ở độ cao 257 m). Nhà hàng có thể phục vụ khách đồ uống và đồ ăn nhẹ khác nhau, chẳng hạn như: Goubuli Stuffed Bun, Ear-Hole Fried Cakes, Fried Dough Twist… Tháp Truyền hình Thiên Tân là nơi cung cấp dữ liệu cho các dịch vụ khí tượng, giao thông, bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy, thông tin liên lạc… và là một tòa nhà mang tính biểu tượng của thành phố này.

Công viên Shuishang

Công viên Shuishang là một khu vườn rộng lớn ở thành phố Thiên Tân. Trong công viên có 2 hồ nước tuyệt đẹp và những con đường hẹp cho du khách đi bộ thưởng ngoạn. Bởi sở hữu cảnh đẹp như vậy nên, công viên này là một điểm đến được người dân địa phương lẫn khách du lịch yêu thích.

Khu phố cổ Thiên Tân

Khu phố cổ là một chuỗi cửa hàng thủ công nghiệp truyền thống, bao gồm: các bức tranh cắt giấy (một loại tranh truyền thống của người Trung Quốc được treo vào ngày Tết Nguyên Đán) và tác phẩm tượng người bằng đất sét Niren Zhang nổi tiếng. Ngày nay, khu phố cổ Thiên Tân còn lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của Trung Hoa, sẽ đưa du khách đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác trong hành trình khám phá của mình. Nơi đây đan xen giữa những di tích cổ kính và các công trình hiện đại. Sự bình yên ẩn giấu trong không gian nhộn nhịp của các đoàn khách du lịch.   Đến khu phố cổ, du khách có thể ngắm nhìn các công trình kiến trúc cổ có từ triều đại Nhà Minh và triều đại Nhà Thanh (1368-1911) của Trung Quốc, hoặc những biệt thự mang phong cách Châu Âu ở khu Tô Giới tọa lạc hài hòa với những tòa cao ốc hiện đại. Ở giữa con phố này có một nhà hát kịch cũ được xây dựng từ thế kỷ thứ 15.

Làng cổ Trung Quốc

Một làng cổ ở Thiên Tân đã được quy hoạch thành điểm tham quan du lịch mới mẻ thu hút không ít người tới đây để khám phá. Các nông cụ thời xưa như: cày, bừa, cối xay bột… cho đến nơi đun nấu, ngủ nghỉ và trang phục của nông dân Trung Quốc xưa đều được trưng bày ở đây. Bên cạnh đó những ngôi nhà cổ với mái ngói nâu, vách gỗ, tường rêu… tại đây cũng vô cùng hấp dẫn gợi nhớ về đời sống cổ xưa của cư dân Trung Hoa. Tham quan làng cổ, du khách còn được thưởng thức các món ăn cổ truyền Trung Quốc, mua những món quà lưu niệm do chính người dân trong làng sản xuất. Các du khách có thể thuê xe đạp đến đến làng cổ từ mọi khu vực trong thành phố và sử dụng luôn những chiếc xe này để thăm thú làng cổ.

Thị trấn Dương Liễu Thanh

Dương Liễu Thanh nằm ở quận Tây Thanh, thành phố Thiên Tân, là một thị trấn lịch sử nổi tiếng ở phía Bắc Trung Quốc. Nơi đây có một bảo tàng trưng bày các bức tranh cắt giấy – một loại hình nghệ thuật truyền thống của người Trung Quốc. Những bức tranh cắt giấy dân gian nổi tiếng bắt nguồn từ thị trấn Dương Liễu Thanh từ những năm 1368-1644. Hầu hết tranh cắt giấy được người dân Trung Quốc treo vào dịp Tết Nguyên Đán, với các hình như: chữ Phúc, hình đôi cá chép, hình phượng hoàng… mang ý nghĩa may mắn, phước lành, thịnh vượng và hạnh phúc. Nghệ thuật Tranh cắt giấy ở Dương Liễu Thanh đã được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại vào năm 2009.

Ngũ Đại Lộ

Ngũ Đại lộ là khu vực giao thoa của 5 con đường phía nam thành phố Thiên Tân. Du khách sẽ nhanh chóng nhận ra nơi đây có nhiều công trình kiến trúc lịch sử mang phong cách vô cùng độc đáo, kỳ lạ. Bởi thế Ngũ Đại Lộ còn được gọi là “Hội chợ triển lãm Xây dựng Thế giới”. Nơi đây có khoảng 2.000 biệt thự theo phong cách kiến trúc Châu Âu, được xây dựng từ những năm 1920 và 1930. Đối với những người yêu thích lịch sử, hãy ghé thăm Bảo tàng lịch sử để giúp hiểu rõ hơn về lịch sử của khu vực này, đồng thời chiêm ngưỡng khoảng 1.000 đồ vật cổ. Đến thăm quan khu phố ở Ngũ Đại Lộ, du khách còn có cơ hội trải nghiệm cảm giác đi xe ngựa cổ để chiêm ngưỡng thành phố Châu Âu thu nhỏ giữa lòng Thiên Tân.

Italian Style Town

Thiên Tân nổi tiếng với những phiên bản kiến trúc được “làm nhái” của Châu Âu. Đó là ngôi làng giống hệt làng Florentia của nước Ý, nằm ngay tại huyện Vũ Thanh, ngoại ô Thiên Tân. Italian Style Town không khác một điểm nào so với bản gốc ở Ý. Từ những cửa hàng mua sắm cao cấp như Gucci và Prada, đài phun nước, con kênh Grand nhân tạo, cầu Rialto… đều mang lại cho du khách cảm giác lãng mạn như đang ở trong một góc phố thật sự của Ý. Bên cạnh đó, du khách có thể ghé thăm ngôi nhà sứ được trang trí với hơn 400.000.000 sản phẩm sứ cổ, hay những mảnh sành cổ và những loại đá cẩm thạch trắng… cảm giác như lạc vào thời cổ đại của Trung Quốc.

Thị trấn Florence, huyện Vũ Thanh

Thành phố Thiên Tân còn nổi tiếng với những khu đô thị mới được thiết kế theo lối kiến trúc của Châu Âu. Một trong số đó phải kể đến một thị trấn giống hệt với ngôi làng Florentia của nước Ý, nằm ngay tại huyện Vũ Thanh, ngoại ô Thiên Tân. Thị trấn này không khác một điểm nào so với phiên bản gốc ở Ý. Từ những cửa hàng mua sắm cao cấp như: Gucci, Celine, Chloe, Fendi hay Prada, tới đài phun nước, con kênh Grand nhân tạo, cầu Rialto… đều mang lại cho du khách cảm giác lãng mạn như đang ở trong một góc phố trên đất nước Ý.

Đền Nho giáo Thiên Tân

Đây là một ngôi đền nhỏ nằm ở quận Nam Khai, là đền thờ Khổng Tử – nhà triết gia nổi tiếng của Trung Quốc. Ngôi đền này có kiến trúc xây dựng cổ kính và mang ý nghĩa lịch sử to lớn đối với thành phố Thiên Tân.

Đền Dule

Đền Dule là một công trình được xây dựng theo kiểu kiến trúc cổ xưa ở Trung Quốc. Từng bị phá hoại vào thời đại Nhà Đường, triều đại hoàng đế Wuzong, ngày nay ngôi đền đã được khôi phục và xây dựng, mở rộng. Bức tượng Bồ Tát cao khoảng 16 m trong đền Dule trở thành điểm thu hút sự chú ý của du khách tham quan trong và ngoài nước. Được nghệ nhân Liao khắc chế thành, bức tượng được coi là tượng Phật lớn nhất Trung Quốc.

Nhà thờ Vọng Hải Lâu

Nhà thờ Vọng Hải Lâu cũng là một trong những điểm tham quan nổi tiếng mà du khách không thể bỏ qua khi đến du lịch Thiên Tân. Đây là tòa giáo đường mang phong cách gothic nổi tiếng, nằm ở quận Hà Bắc.

Công viên Hạng Vũ

Công viên Hạng Vũ nằm ở góc đại lộ Tây Thi, quận Nam Khai, Thiên Tân. Công viên này được đặt theo tên của Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ, người có công trong việc thành lập nhà Hán ở Trung Quốc. Công viên mở cửa miễn phí và mang đậm phong cách nghệ thuật. Đây là địa điểm du lịch Thiên Tân thú vị đối với cả du khách lẫn người dân địa phương.

Dinh thự gia tộc Shi

Được xây dựng vào năm 1875, Shi Courtyard có diện tích hơn 6.000 m2, bao gồm cả các khuôn viên lớn, nhỏ và hơn 200 ngôi nhà. Gia tộc Shi trở nên giàu có thông qua buôn bán ngũ cốc và bông. Họ kiếm đủ tiền để mua đất và xây nhà riêng của họ. Sau đó, họ mở cửa hàng, nhà máy và ngân hàng tư nhân để gia tăng sự giàu có của họ. Gia đình sống ở Yang Liu Qing trong hơn 200 năm. Trong thời trị vì của Hoàng đế Jia Qing, gia tộc Shi sở hữu hàng ngàn hecta đất và 500 ngôi nhà. Shifu Garden, đã hoàn thành việc mở rộng vào tháng 10/2003, bao gồm 1.200 m2, kết hợp sự sang trọng của khu vườn hoàng gia và tinh tế của khu vườn phía Nam. Bây giờ sân của gia đình Shi có diện tích khoảng 10.000 m2, được gọi là biệt thự đầu tiên ở Bắc Trung Quốc.

Dinh thự cũ của vua Phổ Nghi

Dinh thự cũ của vua Phổ Nghi nằm ở số 70 đại lộ An Sơn, quận Hà Bình. Đây là nơi ở của Phổ Nghi, vị hoàng để cuối cùng của Trung Hoa, đã từng ở khi đến Thiên Tân. Đến tham quan địa điểm nổi tiếng này, du khách sẽ được biết thêm về cuộc đời cũng như những người vợ của vua Phổ Nghi.

Nhà tưởng niệm Chu – Đặng

Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình đều là hai nhà chính trị gia lỗi lạc thời kỳ dầu của nước cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa. Tại quận Nam Khai, nhà tưởng niệm Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình là một địa điểm du lịch Thiên Tân mang đậm dấu ấn lịch sử, được nhiều du khách quan tâm.

Biệt thự gốm sứ

Một nơi đặc biệt nữa không thể thiếu trong chuyến du lịch thành phố Thiên Tân là ngôi biệt thự bằng gốm sứ của nhà sưu tầm Zhang Lianzhi, đã được ghi vào kỷ lục Guiness. Ngôi biệt thự này có diện tích 3.000 m2, được trang trí bằng 400.000.000 sản phẩm gốm sứ cổ, 16.000 mảnh sành cổ, 5.000 chiếc lọ cổ, 4.000 bát và đĩa cổ, hơn 20 tấn đá pha lê và mã não, 300 tác phẩm chạm khắc bằng đá cẩm thạch trắng. Đây vốn là một ngôi biệt thự cổ, được xây dựng theo phong cách Pháp có lịch sử hơn 100 năm. Trước đây thuộc sở hữu của một vị quan cuối triều đại nhà Thanh, đến năm 1949 được dùng làm chi nhánh của một ngân hàng. Sau đó ngôi biệt thự bị bỏ hoang nhiều năm. Sau đó, ông Zhang Lianzhi bỏ ra 160.000 USD để mua lại ngôi biệt thự này. Ông đã dành 4 năm để biến thành một tòa lâu đài độc đáo, trang trí bằng những mảnh gốm sứ có niên đại từ thời nhà Đường và nhà Thanh. Tường biệt thự được bao phủ bằng 3.000 chiếc bình sứ và được gọi tên là “Ping’an Qiang” nghĩa là “bức tường bình an”. Trong biệt thự còn có 4 con rồng, mỗi con dài 200 m, được ghép từ hàng ngàn mảnh sứ.

Phòng trà Mingliu

Đối với người dân Thiên Tân, ngồi ở phòng trà Mingliu, vừa thưởng thức tấu hài (Xiangsheng – một loại hình đối thoại tấu hài truyền thống của Trung Quốc), vừa nhấm nháp chén trà là một thú vui tao nhã và phổ biến vào buổi tối ở nơi đây. Phòng trà Mingliu được xây dựng vào năm 1991, do bà Hồ Khiết Thanh – phu nhân của Lão Xá ( một văn nhân nổi tiếng của Trung Quốc) lên thiết kế và xây dựng. Còn tấm biển hiệu của quán, do chính tay Mã Tam Lập – một nghệ sĩ tấu hài vô cùng nổi tiếng ở Trung Quốc hạ bút đề danh “Mingliu trà quán” (tạm dịch: Quán trà Mingliu).

Bảo tàng Thiên Tân

Đây là bảo tàng lớn nhất ở Thiên Tân, trưng bày một loạt các di tích văn hóa và lịch sử quan trọng. Bảo tàng nằm ở Yinhe Plaza ở Quận Hexi của Thiên Tân và có diện tích khoảng 50.000 m2. Phong cách kiến ​​trúc độc đáo của bảo tàng, trông giống như một con thiên nga trải rộng đôi cánh của nó, trở thành một trong những tòa nhà mang tính biểu tượng của thành phố. Bảo tàng này được xây dựng là một địa điểm lớn cho việc thu thập, bảo vệ và nghiên cứu các di tích lịch sử nhằm mục đích giáo dục, giải trí và du lịch. Bảo tàng Thiên Tân có một bộ sưu tập rộng lớn các tác phẩm nghệ thuật và triển lãm cổ xưa của Trung Quốc. Có gần 200.000 bộ sưu tập các tác phẩm nghệ thuật và di tích lịch sử và văn hóa quý giá, bao gồm thư pháp, tranh, đồ đồng, đồ gốm, đồ ngọc bích, hải cẩu, đá mực, Jiagu (xương hoặc vỏ rùa với chữ khắc của triều đại nhà Thương), tiền xu, tài liệu lịch sử, nghệ thuật dân gian địa phương,… trong đó có gần 1.000 di tích văn hóa hạng nhất. Bảo tàng Thiên Tân không những nổi tiếng ở Trung Quốc mà còn nổi tiếng trên thế giới… Định kỳ sẽ có những buổi triển lãm được tổ chức để giới thiệu văn hóa nơi đây đến tất cả mọi người.

Thủy cung Hai Chang

Thủy cung Hai Chang Thiên Tân nằm trên đường Hai Chang, quận Bình Hải mới. Nơi đây có rất nhiều loài sinh vật biển như cá heo, cá mập, sứa, hải cẩu… màn biểu diễn trên sân khấu nước tại Thủy Cung là điểm nhấn đặc biệt nhất thu hút hàng triệu du khách đến xem.

Núi Panshan

Núi Panshan nằm ở huyện Kế, là một điểm du lịch cấp quốc gia, đã từng được liệt vào danh sách 15 địa điểm du lịch hàng đầu của Trung Quốc. Điểm du lịch này từng được Hoàng đế Càn Long của triều Nhà Thanh (1644-1911) đến thăm quan hơn 30 lần. Điều đó đã làm cho nó trở thành điểm du lịch thu hút đông du khách trong và ngoài nước và nhất là những người yêu lịch sử. Núi Panshan được bao phủ bởi các đồn điền xa hoa và các di sản lịch sử phong phú. Panshan có 3 khúc cua: Upper Bend, Middle Bend và Lower Bend. Cảnh quan thiên nhiên của Núi Panshan được bao phủ trong đá, suối, cây thông,… tràn ngập một màu xanh. Các sườn núi nổi tiếng với những cây thông và đá hình ngọc bích được định hình thành các hình dạng tuyệt vời bởi nhiều thế kỷ kiến tạo bởi gió và nước. Hơn 320 loại cây và bụi cây đã được tìm thấy trong vùng lân cận, những cây này biến núi thành một vườn thực vật tự nhiên. Panshan có nhiều vách đá tuyệt đẹp và hấp dẫn và những tảng đá hình khối và đá cuội. Ngọn núi bao gồm năm đỉnh núi. Đỉnh Núi Trăng là đỉnh chính của nó (Guayue feng), mặc dù chỉ cao 864 mét so với mực nước biển. Trên đỉnh là bảo tháp Dingguang được cho là có chứa một chiếc răng của Đức Phật. Hãy trèo lên và khám phá, càng lên cao, du khách sẽ cảm thấy rõ toàn bộ vẻ đẹp của Panshan.

Huangyaguan Great Wall

Được xây dựng lần đầu tiên ở Thiên Tân vào năm 557, Huangyanguan được sửa chữa lần đầu tiên trong thời Nhà Minh bởi Qi Qiguang với gạch và lần thứ hai vào năm 1985. Khi được bổ nhiệm làm chỉ huy trưởng, Qi Jiguang bổ sung các tháp canh và các công trình phòng thủ khác. Tháp canh, thành phố biên giới, lỗ thoát nước, doanh trại và các cơ sở quân sự không thể thiếu khác được sắp xếp có trật tự dọc theo tường. Với những bức tường và tháp được xây dựng trên sườn núi với độ cao trung bình là 738 m, Huangyaguan thực sự là kỳ quan vĩ đại. Nó lướt qua những ngọn núi như một con rồng. Bảo vệ một thành trì, đó là lối vào phía Bắc của huyện Tiến Hiền. Trên những ngọn núi cao, bức tường vĩ đại nhấp nhô như một liên kết giữa bầu trời và mặt đất.
 

khám phá, thành phô thiên tân - phố cảng sầm uất bậc nhất trung quốc

Ẩm thực Thiên Tân – Những món ăn ngon nổi tiếng khó có thể bỏ qua

Văn hóa ẩm thực Thiên Tân nổi tiếng khắp Trung Quốc, không chỉ các món ăn nhẹ Thiên Tân truyền thống mà còn có thể tìm thấy các món ăn từ các vùng khác của Trung Quốc. Khu phố Thực phẩm là một nơi khá tốt để du khách có thể thử các món ăn Trung Hoa đa văn hóa này. Sau đây là những món ăn truyền thống và nổi tiếng của vùng đất Thiên Tân quyến rũ:

Bánh chiên Nhĩ Đóa Nhãn

Là một trong “Thiên Tân Tam Tuyệt”, đặc sản Thiên Tân này vô cùng thơm ngon với gạo nếp làm thành mặt bánh, đậu đỏ, đường trắng xào với nhau thành nhân bánh, cuối cùng dùng dầu thơm chiên lên. Một thành phẩm hình cầu, màu vàng nhạt với nhân đậu đỏ bên trong cực tinh tế. Nguồn gốc của “Bánh chiên Nhĩ Đóa Nhãn” có lịch sử hơn 100 năm, vào thời vua Quang Tự triều Thanh. Người tạo ra loại bánh này chính là Lưu Vạn Xuân nằm ở lối ra của ngõ Nhĩ Đóa Nhãn nhỏ hẹp, nên thực khách gọi là “bánh chiên Nhĩ Đóa Nhãn”.

Bánh khô Chi Lan Trai

Bánh Chi Lan Trai là một món bánh truyền thống nổi tiếng của dân tộc Hán ở vùng Thiên Tân, là sản phẩm của tiệm cổ có tuổi đời hơn 60 năm. Bánh Chi Lan Trai được chế biến từ gạo nếp, gạo nếp xay ra rồi thêm các loại nguyên liệu làm nhân và chưng lên. Bánh này do cửa tiệm Chi Lan Trai sáng tạo ra, nên gọi là bánh Chi Lan Trai. Bánh có màu trắng tinh khiết, ăn không dính răng, bột không rơi vãi, vị mềm, có nét độc đáo riêng.   Bánh khô Chi Lan Trai bắt nguồn từ năm 1928, người làm ra món bánh này – Phí Hiệu Tăng đã đem bán trong tiệm ăn cổ Chi Lan Trai trên đường Thẩm Trang Tử. Giá thành của bánh Chi Lan Trai rất rẻ, người ăn kiêng trong tháng giêng âm lịch thường chọn món ăn này. Bánh Chi Lan Trai có sự khác biệt so với loại bánh khô ở thôn Dương – Thiên Tân, vì người đời sau không cho thêm nguyên liệu vào nhân, giữ nguyên sắc nguyên vị, còn người đời trước trong quá trình chế biến đã cho thêm bánh đậu, đường trắng, quả táo gai,… vào nhân bánh. Ngoài ra, còn rắc thêm hạt tùng, hạt dưa, hạt óc chó, sợi thanh hồng và một số nguyên liệu khác.

Bánh quai chèo Quế Phát Tường – Thập Bát Nhai

Món ngon này được làm theo kiểu bánh quai chèo, quẩy trắng và quẩy vừng nhồi vào nhân bánh thập cẩm, thêm hoa quế, gừng ngọt, hạch đào, đậu phộng, vừng, thêm sợi thanh hồng và đường phèn. Để cho bánh quai chèo có nét đặc sắc riêng biệt, thêm mùi vị hấp dẫn, có thể bảo quản lâu dài, việc chọn nguyên liệu cũng ngày một tỉ mỉ hơn, như: dùng hoa quế Tây Hồ Hàng Châu gia công thành hoa quế mặn, đường phèn làm từ mía trồng ở Lăng Phủ, bột lúa mạch tinh chế,…

Bánh tai (Erduoyan Zhagao)

Bánh tai là một món ăn nhẹ truyền thống của Thiên Tân nổi tiếng. Nó bắt nguồn từ tên của nó từ đường hẹp Ear-Hole ở Beidaguan của Thiên Tân, nơi có cửa hàng bán nó. Bánh tai có lịch sử hơn 80 năm. Nó đã được giới thiệu bởi một người tên là Liu Wanchun, người đã bán nó trên một chiếc xe lăn khắp các con đường. Khi công việc kinh doanh của anh ta thịnh vượng, anh ta thuê một căn phòng và mở Cửa hàng bánh Bánh tai của Liu. Bởi vì bánh chiên mà anh làm được có chất lượng cao, giá cả hợp lý và có hương vị đặc biệt, nó nhanh chóng trở thành một món ăn vặt phổ biến.   Bánh được làm từ bột gạo nếp xay nhuyễn và nhào trộn cẩn thận. Nhân bánh là đậu làm bằng đậu đỏ nấu chín. Bánh ngọt khi chín có màu vàng nhạt, giòn, trong khi nhân bánh có vị ngọt ngào với hương vị đậm đà.

Kẹo mạch nha

Kẹo mạch nha thời xưa dùng để tế Táo thần vào ngày 23 tháng chạp, người dân dùng kẹo được làm từ đường mạch nha như: kẹo mạch nha, kẹo quan đông..cúng tế lên các Táo thần, để khi họ lên thiên đình bẩm báo với Ngọc Hoàng, họ sẽ dùng lời hay ý ngọt để tâu giúp người dân, dùng kẹo này để dính miệng các Táo không cho họ nói quá nhiều. Ở Bắc Kinh có một câu nói bỏ lửng như thế này: “Táo vương gia thăng thiên – nói nhiều lời tốt đẹp”. Ở phương Bắc, kẹo tế Táo thường được gọi là “Kẹo mạch nha”, họ dùng đường mạch nha và thêm một ít vừng làm thành hồ lô hoặc hình quả dưa. Còn có một loại khác là “Kẹo quan đông”, dùng đường chế tạo từ bột gạo nếp để làm kẹo, vừa cứng vừa giòn.

Bánh chiên hầm

Bánh chiên hầm là món ăn vặt nổi tiếng ở Thiên Tân, được làm từ các nguyên liệu chủ đạo như bột đậu xanh thêm chút gia vị đặc trưng trước khi đem chiên lên. Theo lịch sử thì món ăn này dùng chủ yếu trong ngày 2 tháng 2 Âm lịch, ngày mà Nữ Oa đội đá vá trời nên mọi người lấy làm kỷ niệm. Do nét đặc sắc của món ăn, cho nên sau đó nó dần trở thành món ăn vặt được bán đầy trên phố. Ngày nay, rất nhiều gia đình không còn nấu món này vào ngày mùng 2 tháng 2 âm lịch nữa, nhưng ngược lại họ có thể mua “bánh chiên hầm” được bày bán trên đường phố bốn mùa quanh năm, nên du khách cũng dễ dàng mua được chúng.

Bánh cuộn chiên

Bánh cuộn chiên là món ăn vặt truyền thống của Thiên Tân. Họ dùng các loại nguyên liệu: dầu mè, tương vừng, đậu phụ lên men, gừng xay, ngũ vị hương, muối…để chế biến nhân bánh; nhân bánh gồm có giá, đậu phụ khô, rau thơm, bánh phở, rồi dùng váng đậu cuộn lại, độ dài khoảng 15 cm; sau đó quẹt nước sốt được chế từ bột mỳ, dấm, muối; cho hai đầu cuộn bánh dính vào với nhau, rồi đem chiên dầu, chiên đến khi bánh có màu vàng. Bánh cuộn chiên ngày xưa từng được một tiệm bán đậu tương, họ đã nấu tương trong một khoảng thời gian dài thành lớp vỏ ngoài, rồi đem đi phơi khô, sau đó quấn quanh hỗn hợp rau để làm thành sản phẩm. Trải qua nhiều năm sau đó, nó đã trở thành một phần đặc sản của Thiên Tân.

Bánh bao “Cẩu Bất Lý”

Bánh bao Cẩu Bất Lý của Thiên Tân là một trong ba “Thiên Tân Tam Tuyệt”. Nhắc đến món ăn này hẳn những người đã được thưởng thức qua cũng phải ứa nước miếng. Món ăn này tỉ mỉ từ khâu lựa chọn nguyên liệu, trộn bột, nhào bột, cán bột đều cần có những kỹ xảo nhất định. Có lẽ du khách sẽ phả thốt lên khi biết công đoạn là ra chiếc bánh bao này nó cầu kỳ đến mức nào. Vỏ bánh được cán mỏng với đường kính 8,5 cm. Nhân bánh được làm tỉ mỉ từ thịt lợn, các gia vị đi kèm trộn cùng với nước hầm xương. Sau đó những người thợ kéo tay sẽ gói bánh lại và nặn. Họ dùng sức gấp nếp một cách tinh tế. Mỗi chiếc bánh bao giống như những bông hoa cúc với 18 nếp gấp đều nhau. Chiếc bánh thành phẩm thơm mà không ngấy. Đây là món ăn được đông đảo du khách lựa chọn khi tới Thiên Tân.

Bánh bao chay Thạch Đầu Môn Khảm

Trong số các món ăn vặt ở Thiên Tân, bánh bao chay Thạch Đầu Môn Khảm nhận được sự yêu mến nồng nhiệt của người dân, nó bắt nguồn từ thời nhà Thanh, cho đến ngày nay nó đã có hơn 100 năm lịch sử. Tiệm gốc của bánh bao chay Thạch Đầu Môn Khảm là tiệm Chân Tố Nguyên được mở trên đường Cung Nam vào cuối thời Càn Long nhà Thanh. Chủ tiệm vì muốn phòng tránh nước mưa mùa hè chảy vào tiệm, nên ở trước cửa tiệm đã xây một bậc cửa bằng đá, khá lâu sau đó, đặc trưng này trở thành tên gọi khác của Chân Tố Nguyên. Cho đến nay, cửa tiệm trên phố ẩm thực Nam Thị có một cái tên mang phong vị ẩm thực “Tiệm bánh bao chay Thạch Đầu Môn Khảm”.   Nhân bánh Thạch Đầu Môn Khảm có tổng cộng 19 phụ liệu, đều là đặc sản các vùng, vỏ bánh mỏng mềm bọc ngoài, hương vị món chay đậm đà mang nét riêng biệt, ăn xong sẽ lưu lại dư vị khó quên, đặc biệt là người cao tuổi rất thích món ăn này. Nó đúng là một món ăn vặt mang hương vị chay truyền thống đặc sắc của dân tộc Hán trong khu vực Thiên Tân.

Guobacai

Một món ăn nhẹ có hương vị địa phương mạnh mẽ, guobacai là một loại bánh làm bằng bột kê và bột đậu xanh. Bánh mì được cắt lát và nấu trong nước sốt làm từ dầu mè, xắt nhỏ gừng, nước tương, đậu hủ non và hành tây. Guobacai thường được phục vụ cùng với bột chiên và bánh mè.

Chatang

Chatang cũng là món ăn nhẹ truyền thống của Thiên Tân. Nó được làm bằng hạt kê nướng và bột kê nếp. Súp được làm bằng cách đổ nước sôi vào hỗn hợp bột và sau đó thêm đường hoặc đường nâu. Cách chatang được phục vụ tại các quầy hàng cũng hấp dẫn như chính món súp. Nước được đun sôi trong một chậu đồng lớn với vòi nước thường được làm thành đầu của một con rồng. Trong khi làm món súp, nhà chế tạo Chatang có tay nghề có thể cầm một ít bát trong tay và đổ nước sôi vào chúng từ một khoảng cách khá xa.

Tangdui

Có một thói quen ở Thiên Tân đó là ăn Tangdui vào đêm trước của năm mới. Tangdui phổ biến nhất được làm bằng quả hòn tằm. Quả Hawthorn đã lấy hạt của họ và được xiên trên một thanh tre mỏng, sau đó nhúng vào xi-rô nóng. Khi họ trở nên lạnh, các quả dâu tây bọc trong đường tinh thể trông giống như hạt đậu đẹp đẽ ngọt ngào và vị chua. Đôi khi, quả tằm rỗng có chứa đậu đỏ, hạt óc chó và dưa. Ngày nay, ngoài cây dâu tằm, một loạt các tangdui đã được phát triển, bao gồm nước dấm, tangerine, táo, lê,…

Hạt dẻ rang đường

Hạt dẻ rang đường là một món ăn nổi tiếng mang đậm hương vị của vùng Thiên Tân, cũng là một hương vị truyền thống lâu đời. Nguồn gốc của món Hạt dẻ rang đường xuất phát từ thời Nam Tống.Hạt dẻ vốn có màu nâu đậm, chỉ là cách ăn của người phương Bắc và người phương Nam không giống nhau, họ dùng một máy rang lớn và một hòn đá màu đen liên tục đảo đi đảo lại, sau đó bỏ thêm một ít tương đường, cho ra thành phẩm với một cái tên rất hay: “Hạt dẻ rang đường”. Hạt dẻ giàu chất dinh dưỡng, còn có tên là “Vua của các loại hạt”.

Chè bột mỳ Thượng Cang Tử

Là món ăn vặt truyền thống đặc sắc của Thiên Tân. Được làm từ bột hạt kê, hạt thầu dầu, dùng dầu rang lên, sau đó thêm đường trắng, đun sôi thành món ăn. Món này có màu vàng nhạt, vị mặn vừa phải, hương vị thơm ngon, lại bổ dưỡng, thích hợp làm món điểm tâm cho bữa sáng. Trên đây là một vài thông tin cơ bản về thành phố Thiên Tân Trung Quốc cũng như những địa điểm đẹp và những món ăn ngon nổi tiếng tại Thiên Tân. Hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây sẽ giúp ích cho các bạn trong chuyến du lịch Trung Quốc tới Thành Phố Thiên Tân sắp tới.

Đăng bởi: Thạnh Nguyễn

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก