Trung Quốc

Tìm hiểu về Tiết Thanh Minh ở Trung Quốc

Thanh Minh có ý nghĩa là trong sáng, trong lịch pháo cổ đại, đây được biết tới là 1 trong 24 tiết khí, trong năm thường rơi vào khoảng trước hoặc sau ngày 5 tháng 4 dương lịch, sau Đông chí 108 ngày. Tên gọi Tiết Thanh Minh Trung Quốc có lẽ xuất phát từ thời điểm vào mùa đông đã kết thúc, lúc này tiết trời đã bắt đầu ấm áp, bầu trời trong xanh, khí hậu ấm áp, cỏ non xanh rờn, tràn đầy hương sắc mùa xuân. Đồng thời, đến Tiết Thanh Minh lại đúng vào thời điểm mùa cấy vụ xuân.

Tại Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao thì Tiết Thanh Minh này là một ngày quốc lễ. Còn ở các khu vực khác ở Đông Á thì không. Nói đến Tiết Thanh minh thì bao giờ người ta cũng nghĩ đến lễ tảo mộ và hội đạp thanh.

Tảo mộ

Trong những ngày lễ tâm linh này, hoạt động chính của người dân, đó chính là tảo mộ. Nói một cách giản dị, đơn giản, đó chính là quét dọn sạch sẽ, gọn gàng mồ mả ông bà tổ tiên, những người đã khuất bóng. Năm nào cũng vậy, ở những nghĩa trang đất nước Trung Hoa lúc nào cũng nườm nượp người dân đi tảo mộ, dường như cảm nhận được sự chật hẹp và đông hơn. Sau khi đã hoàn tất thủ tục sửa sang, quét dọn mồ mả nghĩa trang sạch sẽ, con cháu bày thức ăn, hoa quả ra cúng những người đã khuất, thắp hương, đốt tiền vàng để tưởng nhớ ông bà tổ tiên.

Có lẽ du khách không biết sau Tết cổ truyền ở Trung Hoa, nhiệt độ tăng dần, mưa nhiều hơn, cày vụ xuân và gieo mạ rất phù hợp và thuận tiện. Không chỉ là mùa vụ mà Tiết Thanh Minh ở Trung Quốc còn là nghi thức đầu xuân quan trọng, được xem là sự kết nối nỗi buồn và hy vọng.

ẩm thực, trung quốc, tìm hiểu về tiết thanh minh ở trung quốc

Công việc chính của tảo mộ là sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên cho được sạch sẽ. Nhân ngày Thanh minh, người ta mang theo xẻng, cuốc để đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ cũng như tránh không để cho các loài động vật hoang dã như rắn, chuột đào hang, làm tổ mà theo suy nghĩ của họ là có thể phạm tới linh hồn người đã khuất. Sau đó, người tảo mộ thắp vài nén hương, đốt vàng mã hoặc đặt thêm bó hoa cho linh hồn người đã khuất. Trong ngày Thanh minh, khu nghĩa địa trở nên đông đúc và nhộn nhịp. Các cụ già thì lo khấn vái tổ tiên nơi phần mộ. Trẻ em cũng được theo cha mẹ hay ông bà đi tảo mộ, trước là để biết dần những ngôi mộ của gia tiên, sau là để tập cho chúng sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ. Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này (có thể sớm hơn một, hai ngày vì nhiều lý do khác nhau) để tảo mộ gia tiên và sum họp với gia đình. Bên cạnh những ngôi mộ được trông nom, chăm sóc cẩn thận, còn có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng. Những người đi viếng mộ thường cũng cắm cho các ngôi mộ này một nén hương.

Hội đạp thanh – ngày hội du xuân

Tiết Thanh Minh không chỉ có ý nghĩa tảo mộ ông bà tổ tiên, những người đã khuất, hướng về cội nguồn, đây đồng thời cũng là ngày hội du xuân. Những ngày này nhiều gia đình lại hân hoan, háo hức tham gia các hoạt động văn hóa, để kết nối tình yêu thương giữa những người với nhau, tăng thêm tình yêu thương đối với những người trong cuộc sống.

ẩm thực, trung quốc, tìm hiểu về tiết thanh minh ở trung quốc

Người Trung Quốc thường hay có thói quen tham dự các trò chơi thể thao như đá banh da. Một hoạt động vui chơi được ưa chuộng thời kỳ Trung Quốc cổ đại. Ai nấy cũng có thể chơi được, không phân biệt giới tính nam nữ, thường dân hay vua chúa. Theo truyền thuyết kể lại rằng, hoàng đế vua Hoàng, ông tổ của người Trung Hoa, đã sáng lập ra bộ môn đá banh da để huấn luyện binh sĩ, giờ đây loại hình thể thao giải trí được nhiều người tỏ ra khá thích thú.

Song hành với bộ môn này, người Trung Hoa còn hưởng ứng nhiệt tình với loại hình thả diều. Trong những ngày lễ Tiết Thanh Minh, không kể ngày hay đêm, người dân tha hồ thả những chiếc diều trên bầu trời, mang tới sự cảm nhận thật tuyệt vời và dễ chịu biết bao. Những chiếc lồng đèn nhỏ được gắn vào dây diều, đem thả trên bầu trời tựa xa xa như những ngôi sao sáng lấp lánh, tỏa ra một sức hút hấp dẫn làm xao xuyến bao con tim lữ khách và người dân.

Trước đây, nam nữ thanh niên cũng nhân dịp này để du xuân nên mới có tên gọi hội đạp thanh (tức giẫm lên cỏ). Ngày nay, ở Trung Quốc chỉ còn một vài nơi duy trì được hoạt động này.

Các hoạt động khác trong Tiết Thanh Minh

Tết Thanh minh cũng là thời gian để trồng cây, vì tỷ lệ sống sót của những cây non vào thời gian này rất cao và lớn nhanh sau đó. Trước kia, tết thanh minh có tên “ngày hội trồng cây mùa xuân”. Nhưng từ năm 1979, “ngày hội trồng cây mùa xuân” được đặt vào ngày 12 tháng 3 dương lịch.

Ngoài lễ viếng mộ tổ tiên, thưởng thức những món ăn truyền thống cũng là một phần không thể thiếu trong Tiết Thanh Minh. Vào dịp này, người Trung Hoa nói chung, người Giang Nam nói riêng thường có tục ăn bánh Thanh đoàn tử. Để làm được loại bánh này, người ta ép lấy nước một lại cỏ mọng có tên là “Tương mạch thảo”, sau đó trộn với bột nếp đã xay nhuyễn thành một thứ bột ướt mịn. Nhân bánh là bột đậu xanh trộn đường. Đặt một viên nhân bánh và một miếng mỡ lợn nhỏ vào vỏ bột, vê tròn rồi xếp vào lồng hấp, hấp cách thủy đến chín. Khi lấy bánh ra khỏi lồng hấp, người ta lấy dầu thực vật quét đều lên khắp bề mặt bánh, khi đó bánh mới hoàn thành. Thanh đoàn tử có màu xanh bóng như ngọc, vị mềm, thơm, ăn vào thấy ngọt mà bùi, béo mà không ngấy. Người Giang Nam dùng thứ bánh này để cúng tổ tiên nên Thanh đoàn tử không chỉ là một món ăn mà đã trở thành phong tục ẩm thực của vùng đất này.

ẩm thực, trung quốc, tìm hiểu về tiết thanh minh ở trung quốc

Ăn bánh cuộn thừng là phong tục truyền thống vào tiết Thanh minh của người Trung Quốc. Thứ bánh này được chiên trong mỡ, vị giòn, thơm. Thời xưa tục cấm lửa vào tết Hàn thực không được phổ biến rộng rãi tại Trung Quốc nhưng tục ăn bánh cuộn thừng lại được người dân rất ưa chuộng. Ngày nay bánh cuộn thừng có sự khác biệt giữa hai miền nam bắc. Bánh miền bắc thường to, dùng bột mì làm nguyên liệu chính. Bánh miền nam nhỏ và tinh xảo hơn, đa phần dùng bột gạo để làm. Bánh cuộn thừng cũng xuất hiện trong các vùng dân tộc thiểu số, vị ngon khác lạ, trong đó bánh cuộn thừng của tộc Duy Ngô Nhĩ, Đông Hương và dân tộc Hồi ở Ninh Hạ là nổi tiếng nhất.

Dịp tết Thanh minh cũng trùng với mùa ốc nên người Trung Quốc có câu nói: “Thanh minh ăn ốc, không cần ăn ngỗng”. Chưa vào mùa sinh sản nên ốc dịp này béo, ăn rất ngọt. Ốc có nhiều cách chế biến, có thể xào với hành, gừng, rượu nấu, xì dầu và đường trắng hoặc khêu lấy thịt để hấp, trộn hay chần tái đều rất ngon.

Ngoài các món ăn trên, vào dịp Tiết Thanh Minh, người Trung Quốc còn có tục ăn trứng gà, bánh bông lan, bánh kẹp, bánh chưng, bánh dày… Các món ăn muôn hình muôn vẻ mà giàu chất dinh dưỡng.

Tiết Thanh Minh được người dân Trung Quốc xem rất quan trọng trong các ngày lễ của năm. Du lịch Trung Quốc vào dịp Tiết Thanh Minh, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng, trải nghiệm và tận hưởng những điều khác biệt tạo nên nét văn hóa đặc trưng cho miền đất Trung Hoa này.

Đăng bởi: Nguyễn Thị Trà My

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก