An Giang

Tổng hợp những điểm tham quan du lịch “check-in” miễn phí ở An Giang

Cùng tìm hiểu xem tỉnh An Giang của miền Tây Nam bộ Việt Nam có những điểm tham quan du lịch giải trí vui chơi “check-in” miễn phí hấp dẫn nào!

An Giang là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam (miền Tây Nam bộ), là tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long. An Giang cũng là tỉnh có dân số đông nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long, và là tỉnh đứng thứ 8 cả nước về dân số.

Vùng đất An Giang được người Khmer gọi là Moăt Chruk, nghĩa là xứ Miệng Heo, được hiểu rộng ra là xứ Tiếng Heo (xứ có nhiều heo rừng kêu la), xứ Bờ Heo (xứ có nhiều đường đất do heo rừng ủi thành). Sau này, người Việt đọc trại địa danh này thành Chu Đốc, nhưng do kị húy nên đọc thành Châu Đốc. Thời Nguyễn, địa danh này được phiên âm là Mật Luật (hoặc Ngọc Luật), dùng để chỉ khu vực xung quanh Châu Đốc.

Ngay từ khi thành lập tỉnh, năm 1832, triều đình nhà Nguyễn đặt cho nơi biên ải bằng cái tên rất “mỹ từ”, mong sự yên bình ở xứ sở có nhiều sông, ngòi chằng chịt: An Giang (nghĩa là bình yên nơi sông nước). Lần lượt nhiều nơi được khẩn hoang, lập làng, xuất hiện các địa danh thể hiện niềm hy vọng an vui trước “sông sâu nước chảy”, “rừng thiêng nước độc”. Địa danh làng, xã ở An Giang xưa thường bắt đầu từ chữ “Tân” (có nghĩa là mới, vùng đất mới), “Vĩnh” (mãi mãi, trường tồn), và “Phú” (giàu có).

Tỉnh An Giang có diện tích đứng thứ 4 trong 13 tỉnh miền Tây Nam bộ (sau Kiên Giang, Cà Mau, Long An). An Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 2 thành phố: thành phố Long Xuyên (tỉnh lị) và Châu Đốc, 1 thị xã: Tân Châu, và 8 huyện: huyện An Phú, Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, Phú Tân, Thoại Sơn, Tịnh Biên, Tri Tôn.

Tại An Giang, người Kinh chiếm đa số trong dân. Các dân tộc thiểu số khác như người Hoa, người Khmer (Khơ-me), người Chăm, Tày, Phù Lá, Mường, Nùng,… An Giang là nơi sinh của cố chủ tịch nước Tôn Đức Thắng. Ông sinh năm 1888 tại cù lao Ông Hổ, làng Mỹ Hoà Hưng, tổng Định Thành, hạt Long Xuyên (nay thuộc xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên). Hiện trên cù lao Ông Hổ có khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng cho du khách tham quan.

An Giang là tỉnh duy nhất của vùng đồng bằng sông Cửu Long có địa bàn ở cả hai bờ sông Hậu. Với vị trí đó, An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2 mùa rõ rệt gồm mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11) và mùa khô. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27 độ C.

An Giang là xứ sở có nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Nơi đây có sông nước bao la, hồ xanh soi bóng, núi non kỳ vĩ (tổng cộng 37 ngọn núi, trong đó nổi danh hơn cả là vùng Thất Sơn – Bảy Núi: núi Cấm – Thiên Cấm Sơn, núi Dài Năm Giếng – Ngũ Hồ Sơn, núi Dài – Ngọa Long Sơn, núi Cô Tô – Phụng Hoàng Sơn, núi Tượng – Liên Hoa Sơn, núi Két – Anh Vũ Sơn, núi Nước – Thủy Đài Sơn; ngoài ra còn có núi Sam, núi Sập, núi Ba Thê,…), những rừng tràm, đồng ruộng bát ngát, những hàng cây thốt nốt xanh um giữa cánh đồng,…

Tổng hợp những điểm tham quan du lịch “check-in” miễn phí ở An Giang

Ruộng đồng và thốt nốt An Giang

Tổng hợp những điểm tham quan du lịch “check-in” miễn phí ở An Giang

Cổng “Thiên Đường” – cổng chùa Tual Prasat (chùa Kon Kas) ở huyện Tri Tôn

Tổng hợp những điểm tham quan du lịch “check-in” miễn phí ở An Giang

Chùa Xvayton (chùa Xà Tón) ở huyện Tri Tôn

Tổng hợp những điểm tham quan du lịch “check-in” miễn phí ở An Giang

Chùa Kim Tiên ở huyện Tịnh Biên

Tổng hợp những điểm tham quan du lịch “check-in” miễn phí ở An Giang

Phước Lâm Tự (chùa Lầu) ở huyện Tịnh Biên

Đối với dân ưa thích du lịch bụi, du lịch tự túc và ít tốn kém thì những điểm tham quan miễn phí hoặc có chi phí thấp là điều đáng quan tâm. Dưới đây là tổng hợp một số địa điểm tham quan du lịch giải trí vui chơi “check-in” miễn phí của tỉnh An Giang:

  • Mùa hoa ô môi (tầm tháng 3, tháng 4; trên đường tỉnh DT943, gần cầu Kinh Ông Cò,…)
  • Kênh Vĩnh Tế
  • Kênh Thoại Hà

Thành phố Long Xuyên:

  • Tượng đài Bông Lúa
  • Công viên bờ kè Long Xuyên – Hồ Nguyễn Du
  • Phố đi bộ Long Xuyên
  • Cù Lao Ông Hổ (xã Mỹ Hòa Hưng): khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, ngôi nhà sàn Nam Bộ mang đậm kiến trúc xưa của ông Tôn Thất Đính, nhà cổ ông Nguyễn Hữu Chí, chùa Ông Hổ (Bửu Long Cổ Tự), đình thần Mỹ Hòa Hưng, vườn táo hồng, nhà bè trên sông Hậu,…
  • Chùa Bình An
  • Chùa Trúc Lâm
  • Tịnh thất Trúc Lâm
  • Chùa Long Phước
  • Chùa Linh Phước
  • Chùa Pháp Hoa
  • Chùa Quảng Đức
  • Chùa Lá
  • Chùa Phước Huệ
  • Hưng Long Tự
  • Phước Minh Ni Tự
  • Tịnh xá Bửu Viên
  • Tịnh xá Ngọc Giang
  • Chùa Ông Bắc (Bắc Đế Miếu)
  • Chùa Ông
  • Chùa Quảng Tế
  • Đình Mỹ Phước (đình thần Mỹ Phước)
  • Nhà thờ Chánh Toà Long Xuyên
  • Nhà thờ Mỹ Thạnh (giáo xứ Mỹ Thạnh, nhà thờ màu hồng)
  • Chợ nổi Long Xuyên
  • Chợ Long Xuyên
  • Cảng Mỹ Thới
  • Mùa hoa cỏ lau (tầm tháng 11, tháng 12)

Thành phố Châu Đốc:

  • Tượng đài Cá Basa – Công viên 30/4
  • Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam
  • Giác Hương Cổ Tự
  • Tây An Cổ Tự (chùa Tây An)
  • Chùa Huỳnh Đạo (“chùa rồng trên mặt nước”, Quán Âm Trúc Lâm Viên)
  • Chùa Bồ Đề Đạo Tràng
  • Chùa Vĩnh Lộc
  • Chùa Giác Ngộ
  • Chùa Linh Sơn
  • Chùa Châu Long
  • Chùa Định Long
  • Chùa Phú Thạnh
  • Chùa Phước Sơn
  • Chùa Pháp Võ
  • Đền Phật Ngọc
  • Đình Vĩnh Nguơn
  • Đình Châu Phú
  • Đình Vĩnh Tế (đình thần Vĩnh Tế)
  • Nhà thờ Châu Đốc
  • Nhà thờ Núi Sam
  • Nhà Lớn Châu Đốc – họ Lê Công
  • Núi Sam: nhà bác sĩ Nu, chùa Long Sơn, chùa Hang (chùa Phước Điền), miếu Bà Chúa Xứ trên đỉnh núi,…
  • Làng nổi nuôi cá bè (làng bè Châu Đốc, làng nổi Châu Đốc – phải đi ghe/ xuồng để tham quan, nên đi vào thời điểm hoàng hôn lên đèn)
  • Làng nghề se nhang Bình Đức
  • Làng nghề lưỡi câu Mỹ Hòa
  • Hoa Viên Bạch Đằng Châu Đốc
  • Chợ Châu Đốc
  • Mùa hoa súng (mùa nước nổi, tầm tháng 9, tháng 10)

Thị xã Tân Châu:

  • Quảng trường thị xã Tân Châu
  • Công viên bờ kè thị xã Tân Châu
  • Làng Chăm Châu Giang (hay làng Chăm Châu Phong, thuộc xã Châu Phong): thánh đường Hồi giáo Masjid Jamiul Azhar, thánh đường Hồi giáo Mubarak, thánh đường Hồi giáo Châu Phong, đình thần Châu Phong, làng dệt thổ cẩm Châu Giang,…
  • Làng lụa Tân Châu
  • Chùa Giồng Thành
  • Chùa Núi Nổi (Phù Sơn Tự, chùa Phù Sơn)
  • Chùa Lương Bửu (Lương Bửu Tự)
  • Chùa An Long
  • Chùa Phước Long
  • Chùa Vĩnh Quang
  • Chùa Cậu Dũng
  • Chùa Ông Hoành
  • Chùa Long Đức
  • Thiên Quang Cổ Tự
  • Tịnh thất Phước Tín
  • Tịnh xá Ngọc Châu
  • Quan Đế Miếu
  • Những ngôi nhà xưa cũ gần Quan Đế Miếu
  • Miếu Hội
  • Đình thần Long Phú
  • Nhà thờ Kinh Xáng
  • Chợ Tân Châu
  • Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương

Huyện An Phú:

  • Làng Chăm Đa Phước: thánh đường Hồi giáo Masjid Al Ehsan, thánh đường Hồi giáo Sunnah,…
  • Làng Chăm Khánh Bình: thánh đường Hồi giáo Masjid Al Mukar Ramah,…
  • Làng Chăm Nhơn Hội: thánh đường Hồi giáo Masjid Khay Ri Yahx,…
  • Làng Chăm Quốc Thái: thánh đường Hồi giáo Masjid Jamiul Muslimin, ấp Đồng Ky (“cồn cây sao”),…
  • Làng Chăm Vĩnh Trường: thánh đường Hồi giáo Masjid Ar-Rohmah,…
  • Búng Bình Thiêng (Búng Bình Thiên Lớn, hồ Nước Trời)
  • Cây đa (cây da) cổ thụ ở thị trấn An Phú
  • Làng nghề đường thốt nốt An Phú
  • Chùa Linh Ẩn (chùa Ông Năm)
  • Đình Phước Hưng
  • Đình Giao Khẩu (đình thần Giao Khẩu)
  • Thánh đường Hồi giáo Mas Jid Khoy Ri Yah
  • Thánh đường Hồi giáo Ehsan
  • Thánh đường Hồi giáo xã Khánh Bình
  • Cửa khẩu quốc tế Khánh Bình
  • Cửa khẩu Vĩnh Hội Đông

Huyện Châu Phú:

  • Làng Chăm Khánh Hòa: thánh đường Hồi giáo Masjid Al Aman,…
  • Tượng đài Quản Cơ Trần Văn Thành
  • Đình Vĩnh Thạnh Trung
  • Đình Bình Mỹ (đình thần Bình Mỹ)
  • Thánh đường hồi giáo Jamiul Aman
  • Làng nghề gạch ngói
  • Cù lao Năng Gù: làng cổ Bình Thủy, đình thần Bình Thủy,…
  • Chợ Cái Dầu
  • Chợ Bình Mỹ

Huyện Châu Thành:

  • Làng Chăm Vĩnh Hanh: thánh đường Hồi giáo Masjid Jamiul Mukminin,…
  • Cầu treo An Phú
  • Dinh Đức Cố (dinh Sơn Trung, dinh thờ Đức Cố Quản Trần Văn Thành)
  • Đình Bình Hòa (đình thần Bình Hòa)
  • Nhà thờ Năng Gù
  • Nhà thờ An Hòa
  • Nhà thờ Têrêsa – Kênh Chà Và

Huyện Chợ Mới:

  • Chùa Bà Lê (Phước Hội Tự)
  • Chùa Tấn Phước
  • Chùa Long Hòa
  • Đình thần Tấn Mỹ
  • Lăng Ba Quan Thượng Đẳng (phủ thờ Nguyễn Tộc, dinh Ba Quan Thượng đẳng – Nguyễn Tộc)
  • Nhà thờ Cù Lao Giêng
  • Nhà thờ Rạch Sâu
  • Nhà thờ Cái Đôi
  • Nhà thờ Chợ Thủ
  • Nhà thờ Cồn Trên (nhà thờ Đức Bà Cồn Trên)
  • Nhà thờ giáo xứ Mỹ Luông
  • Nhà thờ giáo xứ Cồn Phước
  • Tu viện Phanxico
  • Tu viện Chúa Quan Phòng
  • Những ngôi nhà cổ, xưa cũ
  • Cù lao Ông Chưởng: Tây An Cổ Tự, Dinh Ông Long Kiến, Dinh Ông thị trấn (Chợ Mới), Dinh Ông Kiến An, làng nghề mộc Chợ Thủ, làng nghề tranh kiếng, vườn dâu,…
  • Chợ Vàm Nao

Huyện Phú Tân:

  • Chùa An Thạnh (chùa Chà Bông)
  • Bửu Lâm Tự
  • Huê Viên Tự
  • An Hòa Tự (đạo Hòa Hảo)
  • Hưng Hoà Tự (chùa Cây Xanh; đạo Hòa Hảo)
  • Tổ đình Đức Huỳnh Giáo Chủ – Phật giáo Hòa Hảo
  • Miếu Bằng Lăng
  • Nhà thờ Phú An
  • Nhà thờ Thị Đam
  • Thánh đường Hồi giáo Mubarak
  • Chợ Mương Chùa

Huyện Thoại Sơn:

  • Chùa Lan Nhã Kỳ Viên
  • Chùa Linh Sơn
  • Thiền viện Trúc Lâm An Giang
  • Thiền Viện Trúc Lâm An Lạc
  • Chùa Ba Thê (chùa Kal Bô Prưk)
  • Tịnh thất Quy Nguyên
  • Đền thờ Thoại Ngọc Hầu (lăng Thoại Ngọc Hầu)
  • Đình thần Phan Thanh Giãn
  • Đình Định Mỹ
  • Nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm – Giáo xứ Núi Tượng
  • Núi Ba Thê
  • Đồi Mộng Mer (đồi Mộng Mơ) – Núi Sập
  • Di chỉ Óc Eo
  • Chợ Ba Thê cũ
  • Chợ Thoại Sơn

Huyện Tịnh Biên:

  • Hồ Latina (hồ đá Latina) – Vách đá trắng
  • Suối Otuksa – Thác Otuksa (Ô Tứk Sa, Ô Tức Sa)
  • Hồ Otuksa (hồ Ô Tứk Sa, hồ Ô Tức Sa)
  • 3 cây thốt nốt trái tim
  • Hàng thốt nốt ở núi Phú Cường
  • Cầu Tha La
  • Đập Tha La
  • Chùa Rô
  • Chùa Cọc
  • Chùa Mới
  • Chùa Bánh Xèo (thiền viện Đông Lai)
  • Chùa Kim Tiên
  • Chùa Thới Sơn
  • Chùa Lầu (Phước Lâm Tự)
  • Hiking núi Cấm (núi Ông Cấm, Thiên Cấm Sơn): hồ Thanh Long (hồ nước trời) – đập Thanh Long, đỉnh Bồ Hong,…
  • Chợ Tịnh Biên
  • Cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên

Huyện Tri Tôn:

  • Suối Ô Đá
  • Hồ Soài Sor – Suối Vàng
  • Hồ Soài Chek
  • Hồ Ô Tà Sóc – Căn cứ Ô Tà Sóc – Con đường tầm vong Ô Tà Sóc
  • Hồ đá đồi Tà Pạ (hồ Tà Pạ)
  • Hồ đá Cô Tô
  • Núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn): cánh cửa hình chữ O độc đáo, chữ TRI TÔN trên đỉnh núi, điện Năm Căn, miếu Bà Cố, Vồ Hội (Dồ Hội, gồm Dồ Hội Lớn và Dồ Hội Nhỏ là hai tảng đá cực lớn),…
  • Cụm thốt nốt trái tim
  • Cây dầu 300 tuổi ở Ba Chúc
  • Cây bồ đề thần thoại ở Chi Lăng
  • Di tích Nhà Mồ Ba Chúc
  • Chùa Tam Bửu
  • Chùa Xà Lôn
  • Chùa Xvayton (chùa Xvay Ton, chùa Xà Tón, chùa Trên)
  • Chùa Prey Veng (chùa Dưới, chùa Trường Lâm)
  • Chùa Tà Pạ (chùa Núi Tà Pạ, chùa Núi, chùa Chưn Phnôm, chùa Chưn-Num)
  • Chùa Soài So (chùa Svày So)
  • Chùa Kor Treng
  • Chùa Chrút Pót (chùa Chuos Pot)
  • Chùa Thơ Mây (chùa Thmey)
  • Chùa Koh Kas (chùa Kon Kas, chùa Tual Pra Sat) – “Cổng Trời” (“Cổng Thiên Đường”)
  • Chùa Krăng Krốch (chùa Hàng Còng, chùa Hàng Cồng)
  • Chùa Svay Ta Hon – 2 cây vải thiều hơn 300 tuổi (cây di sản Việt Nam)
  • Chùa Păng Trạo (chùa Tro Peang Trao)
  • Chùa B52 (chùa Svay Đòn Kum)
  • Chùa Sôm Sây (chùa Som Sây)
  • Chùa Kụp Lưng (chùa Kom Plung)
  • Chùa Bưng
  • Chùa Pà Thẹs (chùa Preas Theát)
  • Chùa Nót Chụm (chùa Thnốt Chrum)
  • Chùa Tà Mun (chùa Chrey Ta Mun)
  • Chùa Phnôm Triết
  • Chùa Suk Rin Tea Ram
  • Chùa Chà Đây (chùa Pô Lés)
  • Chùa Chi Cả Ên Trên (chùa Tức Phốs)
  • Chùa Chi Cả Ên Dưới (chùa Rum Đual Tual Sô Phi Ram)
  • Chùa Nam Qui Dưới (chùa Năm Pi Dưới, chùa Phnôm Pi Krom)
  • Chùa Nam Qui Trên (chùa Năm Pi Trên, chùa Phnôm Pi Lơ)
  • Chùa Nam Qui Giữa (chùa Năm Pi Giữa, chùa Phnôm Pi Kandal)
  • Chùa Lá (chùa Pô Chom Roong)
  • Chùa Pằng Rò (chùa Pông Grô)
  • Chùa Sà Lôn (chùa Sro Lôn)
  • Chùa Tà Dung Dưới (chùa Tum Puông Krom)
  • Chùa Tà Dung Trên (chùa Tum Puông Lơ)
  • Chùa Tà Miệt Dưới (chùa Kók Rô Meát Krom)
  • Chùa Tà Miệt Trên (chùa Kók Rô Meát Lơ)
  • Chùa Sập Gia (chùa Onh Đôn Pen)
  • Chùa Âng
  • Chùa Sóc Tức (chùa Puás Tức)
  • Chùa Wath Lân (chùa Thlâng)
  • Chùa Phi Lai (Phi Lai Tự; đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa)

*** Lưu ý khi vào các thánh đường Hồi giáo thì các bạn nữ chỉ được tham quan bên ngoài, không được phép vào bên trong chánh điện. Ngoài ra, du khách cũng không được phép chụp ảnh cảnh tắm rửa của các tín đồ.

*** Bài viết có sử dụng tư liệu được tổng hợp và biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet, mang giá trị tham khảo.

Đăng bởi: Hậu Nguyễn Quốc

YOLO! Khám phá các huyện ở An Giang

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก