Trung Quốc

Top 10 đặc trưng nổi bật nhất của văn hoá của Trung Quốc

Trung Quốc, tên chính thức là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, còn gọi là Trung Quốc đại lục là một quốc gia có chủ quyền tại Đông Á. Đây là quốc gia đông dân nhất thế giới, với số dân trên 1,405 tỷ người. Trung Quốc sở hữu một bề dày lịch sử với hơn 5000 năm dựng nước, giữ nước và phát triển. Trung Quốc còn có nền văn hoá lâu đời với hàng loạt những thành tựu, dấu ấn đóng góp cho lịch sử châu Á nói riêng cũng như lịch sử thế giới nói chung. Trong mắt nhiều người phương Tây , Trung Quốc chính là biểu tượng của văn hoá Á Đông, là hình mẫu của châu Á trong mắt họ. Vậy bây giờ, khi bạn hình dung về đất nước Trung Quốc, những hình ảnh nào sẽ hiện lên trong đầu bạn?? Đó chính là nhận diện của mỗi người về đất nước to lớn này. Hãy cùng chúng tôi điểm qua 10 nhận diện đặc trưng nhất về Trung Quốc trong mắt bạn bè năm châu nhé!!

Văn hoá ăn bằng đũa và mâm cơm gia đình

trung quốc, hồn cốt, lịch sử, văn hoá, hình ảnh, đẹp, top 10 đặc trưng nổi bật nhất của văn hoá của trung quốc

Hướng dẫn làm một số món ăn Trung Hoa tại nhà

Đũa là vật dụng quan trọng và cùng quen thuộc với người dân Á Đông, nó trở thành một nét văn hóa của người Á châu. Và cùng với lịch âm, nến, giấy, mực… đũa là một trong những phát minh lớn của người Trung Quốc. Cách đây 3000 năm (thời Ân Thương) con người đã biết sử dụng đũa để gắp thức ăn thay cho việc bốc tay. Hình ảnh những mâm cơm gia đình với những đĩa thức ăn ngon mắt, bát canh nóng hổi cùng bát cơm thơm phức, dùng đũa gắp thức ăn, cả nhà quây quần ăn cơm, là hình ảnh thường được liên tưởng tới khi nghĩ về văn hoá Trung Quốc nói riêng và văn hoá Á Đông nói chung. Đây được coi là linh hồn của kết cấu gia đình truyền thống Trung Quốc, cũng là đặc trưng của nền văn hoá này so với các nền văn hoá khác trên thế giới. Văn hóa đùng đũa của người Trung Quốc cũng khá cởi mở, không có quá nhiều quy tắc. Đũa thường được giữ trong tay phải và việc sử dụng đũa bằng tay trái được coi là nghi thức không thích hợp ở đây. Ngoài ra, nghịch đũa được coi là một hành vi xấu còn gắp thức ăn cho người già, trẻ em sẽ được coi là chu đáo, lịch sự. Khi đi ăn với người lớn tuổi, người Trung thường để người lớn cầm đũa trước mình và người chủ nhà sẽ chủ động gắp thức ăn vào dĩa của khác trước.
Đây chính là nhận diện nổi bật nhất của văn hoá Á Đông nói chung.

Vạn Lý Trường Thành – dấu ấn lịch sử

trung quốc, hồn cốt, lịch sử, văn hoá, hình ảnh, đẹp, top 10 đặc trưng nổi bật nhất của văn hoá của trung quốc

Du khảo Vạn Lý Trường Thành.

Vạn Lý Trường Thành là tên gọi chung cho nhiều thành lũy kéo dài hàng ngàn cây số từ Đông sang Tây, được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ Trung Hoa khỏi những cuộc tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ, Đột Quyết, và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổ và Mãn Châu. Một số đoạn tường thành được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 TCN, sau đó được Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng ra lệnh nối lại và xây thêm từ năm 220 TCN và 200 TCN và hiện chỉ còn sót lại ít di tích. Vạn Lý Trường Thành nổi tiếng được tham quan nhiều hiện nay được xây dưới thời nhà Minh từ năm 1368 đến năm 1647. Người dân Trung Quốc thường rỉ tai nhau: “Nếu anh chưa đến Vạn Lý Trường Thành thì không phải là một người đàn ông thật sự”. Vì đây là kỳ quan vĩ đại nhất thế giới, là một điểm tham quan cực kỳ nổi tiếng của Trung Quốc không nhầm lẫn được với bất cứ nơi đâu. Chúng ta không cần phải đi hết, cũng không cần phải đến tận nơi, mà chỉ cần nhìn từ ảnh thôi cũng biết đó là Trung Quốc. Đây là công trình kiến trúc nổi tiếng nhất và cũng là niềm tự hào của mỗi người dân Trung Quốc trên mắt bạn bè thế giới. Hàng năm, Vạn Lý Trường Thành thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan, tạo nên một điểm nhấn quan trọng trong du lịch Trung Quốc. Vạn lý trường thành chính là một trong những hình ảnh hiện lên đầu tiên trong tiềm thức của mỗi người khi nhắc về đất nước Trung Quốc.
Các bạn đã đến tham quan địa điểm này chưa? Hãy để lại ý kiến ở phần bình luận nhé!!

Y học cổ truyền Trung Hoa (Đông Y) – tinh tuý của dân tộc

trung quốc, hồn cốt, lịch sử, văn hoá, hình ảnh, đẹp, top 10 đặc trưng nổi bật nhất của văn hoá của trung quốc

Một bài thuốc đông y.

Đông y hay Y học cổ truyền là một nhánh của y học cổ truyền được dự định dựa trên hơn 3.500 năm hành nghề y học Trung Quốc bao gồm nhiều hình thức khác nhau của thảo dược, châm cứu, trị liệu bằng cạo gió, xoa bóp, nắn xương, khí công và liệu pháp ăn kiêng. Đông y được sử dụng rộng rãi trong vùng văn hóa Đông Á nơi nó có một lịch sử lâu dài, và trong những năm sau đó, Đông y ngày càng được phổ biến trên toàn cầu. Một trong những nguyên lý cơ bản của Đông y là năng lượng sống của cơ thể (khí), không phải là một hiện tượng đã được kiểm chứng về mặt khoa học, được cho là lưu thông qua các đường đi, được gọi là các kinh lạc, được cho là có các nhánh kết nối với các cơ quan và chức năng cơ thể.”
Một đặc trưng của đông y chính là sử dụng các thảo dược thiên nhiên, phối hợp với nhau theo những tỷ lệ nhất định, tạo nên các bài thuốc gia truyền để chữa bệnh. Các dược liệu nổi tiếng như Nhân Sâm, Linh Chi, Táo đỏ, Cát căn, xuyên khung, hà thủ ô… cùng với các phương pháp xoa bóp, châm cứu, bắt mạch… chính là đặc trưng cho nền y học cổ truyền Trung Hoa.

Chữ Hán và tiếng Hán – đúc kết 5000 năm lịch sử

trung quốc, hồn cốt, lịch sử, văn hoá, hình ảnh, đẹp, top 10 đặc trưng nổi bật nhất của văn hoá của trung quốc

Hướng dẫn viết 214 bộ thủ.

Chữ Hán (????漢) hay Hán tự (漢字) là loại chữ tượng hình biểu ý xuất phát từ tiếng Trung Quốc. Chữ Hán sau đó du nhập vào các nước lân cận trong vùng bao gồm Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam, tạo thành vùng được gọi là vùng văn hóa chữ Hán hay vùng văn hóa Đông Á. Tại các quốc gia này, chữ Hán được vay mượn để tạo nên chữ viết cho ngôn ngữ của dân bản địa ở từng nước. Cũng như Ai Cập và nhiều dân tộc văn minh thời thượng cổ, chữ viết Trung Hoa thời đó là những hình biểu ý, nghĩa là vẽ phác vật mình muốn chỉ. Chẳng hạn như: Muốn chỉ Mặt Trời, Trung Hoa vẽ Chutuonghinh mattroi.jpg (Ai Cập cũng tương tự), sau thành chữ 日 (nhật); Muốn chỉ Mặt Trăng, Trung Hoa vẽ chữ 月 (nguyệt); Muốn chỉ dòng nước, Trung Hoa vẽ chữ 川 (xuyên); Muốn chỉ khu ruộng, Trung Hoa vẽ chữ 田 (điền); Muốn chỉ cây cối, Trung Hoa vẽ chữ 木 (mộc); Muốn chỉ cái miệng, Trung Hoa vẽ chữ 口 (khẩu). Tiếng Trung Quốc (tiếng Trung: 中文; Hán-Việt: Trung văn; bính âm: Zhōngwén) hay tiếng Hán (giản thể: 汉语; phồn thể: 漢語; Hán-Việt: Hán ngữ; bính âm: Hànyǔ) hoặc tiếng Hoa (phương ngữ tiếng Việt miền Nam) (giản thể: 华语; phồn thể: 華語; Hán-Việt: Hoa ngữ; bính âm: Huáyǔ) là một nhóm các ngôn ngữ hợp thành một ngữ tộc trong ngữ hệ Hán-Tạng. Tiếng Hoa là tiếng mẹ đẻ của người Hán, chiếm đa số tại Trung Quốc và là ngôn ngữ chính hoặc phụ của các dân tộc thiểu số tại đây. Gần 1,2 tỉ người (chừng 16% dân số thể giới) có tiếng mẹ đẻ là một biến thể tiếng Hoa nào đó. Nhặc đến Trung Quốc là không thể nào không nhớ tới Tiếng Trung Quốc đặc trưng cùng chữ tượng hình của họ. Ngôn ngữ và chữ viết của dân tộc Trung Hoa chính là Vạn Lý Trường Thành vô hình nhằm bảo vệ sự trường tồn của dân tộc họ.
Đây chính là một nhận diện không thể thiếu trong những liên tưởng tới Trung Quốc.

Khổng Tử và Nho giáo – dấu ấn văn hoá Trung Quốc

trung quốc, hồn cốt, lịch sử, văn hoá, hình ảnh, đẹp, top 10 đặc trưng nổi bật nhất của văn hoá của trung quốc

Nho giáo – Tứ Thư

Nho giáo (儒教), còn gọi là đạo Nho hay đạo Khổng (Nhơn đạo) là một hệ thống đạo đức, triết học xã hội, triết lý giáo dục và triết học chính trị do Khổng Tử đề xướng và được các môn đồ của ông phát triển với mục đích xây dựng một xã hội hài hòa, trong đó con người biết ứng xử theo lẽ phải và đạo đức[1], đất nước thái bình, thịnh vượng Nho giáo rất có ảnh hưởng tại ở các nước Đông Á là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và Việt Nam. Những người thực hành theo các tín điều của Nho giáo được gọi là các nhà Nho, Nho sĩ hay Nho sinh. Khổng Tử (551-479 BC) là một thầy giáo và nhà triết học từ thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc. Triết lý của ông nhấn mạnh đạo đức cá nhân bao gồm sự khoan hồng, công bằng, nghi thức, trí tuệ và sự chân thành. Những nguyên tắc của Khổng Tử là nền tảng trong truyền thống và tín ngưỡng Trung Quốc.
Dù thời thế đã có nhiều thay đổi nhưng những nền tảng triết học của Nho giáo mãi luôn ăn sâu vào tiềm thức của người Trung Quốc và tạo thành một đặc trưng về văn hoá cho đất nước này

Rồng – biểu tượng lịch sử

trung quốc, hồn cốt, lịch sử, văn hoá, hình ảnh, đẹp, top 10 đặc trưng nổi bật nhất của văn hoá của trung quốc

Rồng Trung Quốc (chữ Hán phồn thể: 龍 chữ Hán giản thể: 龙 âm Hán Việt: long) là một loài động vật truyền thuyết. Loài rồng này có hình dài như rắn, thân có vảy như vảy cá, có đầu như đầu sư tử, bốn chân có móng vuốt. Rồng có thể bay được, có thể phun nước tạo mưa. Trong thuật ngữ âm dương thì rồng là dương còn phượng hoàng là âm. Rồng là loài có khả năng tạo gió bão, lụt. Đây là một trong 12 con giáp. Rồng đại diện cho sức mạnh, quyền lực và sự may mắn. Rồng là biểu tượng của các hoàng đế Trung Hoa, với chữ long được ghép với các danh từ chỉ vua Trung Hoa (long thể, long bào). Trong tiếng Trung, rồng được dùng để chỉ những người tài hoa kiệt xuất, ngược lại những người hèn kém được so với con giun. Ví dụ thành ngữ Vọng tử thành long (望子成龙) nghĩa là hy vọng con trai mình là người thành đạt. Rồng Trung Quốc ảnh hưởng đến các biến thể rồng ở nhiều nước châu Á như rồng Nhật Bản, rồng Triều Tiên, rồng Việt Nam, naga. Rồng Trung Hoa phát triển rất đều, mập, và chân ngắn, râu dài, có vảy khác xa rồng Việt Nam
Rồng cũng là hình ảnh biểu tượng cho các vị Hoàng Đế trong lịch sử Trung Hoa

Chế độ phong kiến – xuyên xuốt chiều dài lịch sử

trung quốc, hồn cốt, lịch sử, văn hoá, hình ảnh, đẹp, top 10 đặc trưng nổi bật nhất của văn hoá của trung quốc

Phim Hoàn châu cách cách tập 1

Chế độ phong kiến được hiểu đơn giản là một mô hình tổ chức xã hôi mà người đứng đầu là Hoàng đế, tự nhận mình là thiên tử (con trời), giúp việc cho vua là bộ máy quan lại. Nông dân, thương nhân là tầng lớp đông đảo nhất. Thấp kém hơn là nô tỳ. Trung Quốc là nơi mà chế độ phong kiến đạt đến cực thịnh. Phong kiến Trung Quốc bắt đầu từ triều đại nhà Ha, rồi đến Thương, Chu, Hán, … rồi cực thịnh tại Đường, Tống, Nguyên và triều đại cuối cùng là nhà Thanh. Tổng cộng kéo dài gần 4000 năm lịch sử. Hình ảnh của xã hội phong kiến Trung Quốc được phản ánh trực quan nhất là qua các bộ phim cổ trang. Tại đây ta thấy hình ảnh cung điện rộng lớn, tráng lệ; Hoàng đế tôn nghiêm, quyền lực, oai phong; các quan đại thần nghiêm nghị; hậu cung toàn mỹ nữ; cùng với đó là những cuộc đấu đá chốn quan trường hay những âm mưu nơi hậu cung… Tất cả vẽ nên một bức tranh về Trung Quốc thời phong kiến tương đối đặc sắc.
Chế độ phong kiến chính là một trong những nhận diện đặc sắc khi nhắc đến lịch sử Trung Quốc

Tứ đại danh tác – Tinh tuý văn học dân gian

trung quốc, hồn cốt, lịch sử, văn hoá, hình ảnh, đẹp, top 10 đặc trưng nổi bật nhất của văn hoá của trung quốc

Nhạc phim Tây Du Ký 1986

Nhắc đến Trung Quốc mà quên không nhắc tới nền văn học Trung Hoa rực rỡ thì thật là một thiếu sót lớn. Nảy ra ngay trong đầu người đọc có lẽ là những tác phẩm bất hủ, được coi là tinh tuý của dân tộc Trung Hoa suốt 5000 năm lịch sử. Bốn tác phẩm nổi tiếng nhất, được mệnh danh là Tứ đại danh tác, bao gồm: Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung Thủy hử của Thi Nại Am Tây du ký của Ngô Thừa Ân Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần
Nếu như Tam Quốc diễn nghĩa nói về thời đại tranh hùng của ba nước Nguỵ, Thục, Ngô với vô số anh hùng và những trận chiến huyền thoại, hay Thuỷ hử nói câu chuyện của 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc thì Tây Du Ký lại là câu chuyện ly kỳ và đầy triết lý về bốn thầy trò Đường Tăng đi lấy kinh và Hồng Lâu Mộng là cuộc sống trong chốn cung cấm của tầng lớp quan lại, vương giả thời nhà Thanh. Tất cả chính là những tinh tuý đặc sắc trong văn hoá của Trung Quốc, là những nhận diện nổi bật về mặt văn học khi nhắc tới đất nước này.

Kung fu – Võ thuật cổ truyền Trung Quốc – nhận diện nổi tiếng của Trung Quốc

trung quốc, hồn cốt, lịch sử, văn hoá, hình ảnh, đẹp, top 10 đặc trưng nổi bật nhất của văn hoá của trung quốc

Biểu diễn Thái Cực Quyền

Kung fu hay gongfu hoặc theo âm Hán Việt công phu (chữ Hán: 功夫, bính âm: gōng fu, Việt bính: gung1 fu1) là một thuật từ tiếng Hoa thường được người nói tiếng Anh sử dụng để chỉ chung chung võ thuật Trung Hoa. Tuy nhiên nghĩa gốc của thuật từ này thì hơi khác một chút. Nó ám chỉ chuyên môn trong bất cứ tài năng nào của một người hay một cái gì đó đạt được nhờ rèn luyện hay làm việc siêng năng nhưng không nhất thiết là tài năng đạt được từ võ thuật (ví dụ như chúng ta nói “kì quan này được xây dựng công phu” hay “phải công phu lắm tôi mới nấu được món ăn ngon này”). Thuật từ văn hoa tiếng Hoa dùng để chỉ “Võ thuật Trung Hoa” là 中國武術 hay Trung Quốc võ thuật Các môn võ nổi tiếng của Trung Quốc hiện nay được sử dụng để thi đấu trên thế giới có thể kể đến: Thiếu Lâm Kung Fu. Được tập luyện tại chùa Thiếu Lâm trên núi Songshan, quận Dengfeng, tỉnh Henan, Thiếu Lâm Kung Fu có lẽ là môn võ nổi tiếng nhất trong danh sách này. … Thái Cực Quyền. Vịnh Xuân Quyền. Bát Quái Chưởng.
Đây cũng là một nhận diện đặc trưng của đất nước Trung Quốc

Gốm sứ – nét đẹp tài hoa của người Trung Quốc

trung quốc, hồn cốt, lịch sử, văn hoá, hình ảnh, đẹp, top 10 đặc trưng nổi bật nhất của văn hoá của trung quốc

Đồ gốm sứ Trung Quốc từ lâu đời.

Nếu nói Trung Quốc là quốc gia sinh ra nó thì có vẻ hơi quá lời, nhưng vẫn phải thừa nhận rằng vì sự tinh xảo lẫn tính phổ biến của nó xuất hiện trên khắp thế giới, thế nên nhìn vào nó người ta thường nghĩ tới Trung Quốc nhiều hơn so với các quốc gia Châu Á khác. Trí tuệ của người Trung Hoa được công nhận qua các tác phẩm gốm sứ đẹp mắt, thế nên những bộ gốm sứ cổ của các triều đại trong lịch sử luôn được coi trọng và xem như báu vật quốc gia. Hiện nay, địa phương được coi la tinh tuý nghề gốm sứ Trung Quốc là ở tỉnh Giang Tây. Những bộ gốm sứ Trung Quốc cổ hiện nay có thể được đấu giá lên tới hàng triệu USD.
Gốm sứ như một minh chứng cho nét đẹp tinh tế của văn hoá Trung Quốc.

Hi vọng thông qua bài viết vừa rồi, các bạn phần nào được điểm qua những dấu ấn về đất nước, con người, văn hoá Trung Quốc – một trong những nền văn hoá lâu đời và quan trọng bậc nhất trong lịch sử nhân loại. Bài tiếp, chúng tôi sẽ nói về những nhận diện đặc trưng của nước Nga. Rất mong các bạn đón đọc. Xin chân thành cảm ơn.

Đăng bởi: Nguyễn Phương Nam

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก