Ấn Độ

Đi lại, di chuyển ở Ấn Độ như thế nào để an toàn và tiết kiệm

Di chuyển ở Ấn Độ nói chung là cũng chưa phát triển lắm, khá giống các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia… Trong bài này, mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm di chuyển ở Ấn Độ chi tiết ở những địa phương mà mình đi đến trong chuyến đi du lịch Ấn Độ với chi phí 15 triệu của mình.

Di chuyển ra Sân bay và ngược lại

Nhìn chung mình phải đi ra sân bay Jaipur chiều đi và chiều về nên lựa chọn của mình ( 2 đứa mình) là đi xe taxi chiều đi và về thì chọn uber để đi. Lí do vì hầu hết chuyến bay vào buổi tối và phương tiện giao thông ở Jaipur… lởm đời kinh khủng.

Đi taxi ra sân bay

Giá bọn mình phải trả, sau khi mặc cả gãy lưỡi là 450 rupee/ 2 người/ 1 xe 4 chỗ. Đù, đó là tầm 10h tối nữa nên lại càng bị làm giá.  Chứ bt taxi có 300 rupee thôi các bạn ợ :(. Nhưng cả làng taxi hè nhau đàn áp mình và đứa bạn nên chạ mặc cả được gì nữa. Mà cái sân bay Jaipur lại lởm đời, nó chỉ có 1-2 hàng taxi trong sân bay thôi á, chạ có mấy mà lựa chọn.

Đi Uber/ Ola/Grab ra sân bay

Lúc đầu chúng mình ko biết ở sân bay có hàng của Ola luôn. Ola là 1 ứng dụng gọi xe na ná Grab của Việt Nam mình. Đặt với Ola thì sẽ rẻ hơn Taxi truyền thống và cả Uber nữa. Giá Ola là tầm 180 rupee còn Uber là tầm 200 Rupee. Chiều từ Jaipur ra sân bay thì mình đặt Uber và mất chỉ 100 rupee/ đứa :v.

Đi Tuk tuk: Nếu ai ko đi taxi có thể đi tuk tuk. Giá tuk tuk cũng ngang uber nha. Tầm 150-180 rupee/2 đứa.

Di chuyển trong nội thành các thành phố Ấn Độ

Đi lại trong thành phố sẽ có rất nhiều hình thức, giá cả mình thấy cũng chỉ hơn nhau 20-30%. Kiểu New Dehli và Jaipur bao giờ cũng đắt hơn các thành phố nhỏ nhỏ như Ajmer hay Pushkar, Jodhpur. Agra thì lại siêu đắt 🙁 chắc do độ nổi tiếng nên thành ra khách bị bắt chẹt nhiều hơn.

Tuktuk ở Ấn Độ

Đây là phương tiện tiện lợi nhất ở Ấn Độ. Giá chung của 1 km là tầm 12-15 Rupee. Để biết chính xác, các bạn lên Ola và cứ bật tìm kiếm để biết giá.

đi lại, di chuyển ở ấn độ như thế nào để an toàn và tiết kiệm

Bác già Many với chiếc xe tuk tuk kinh điển. Màu của tất cả các xe tuk tuk ở Ấn Độ đều là xanh lá + Vàng/ da cam- màu cờ của Ấn luôn- Di chuyển ở Ấn Độ đơn giản hơn nhờ Tuktuk

Tuy nhiên trên lí thuyết thì Ola giá 1 đằng, nhưng thực tế… nó toàn bị đẩy lên … gấp rưỡi. Lí do bởi vì họ thấy chúng ta là người nước ngoài nên họ cứ đẩy lên thôi, nên giá lại thành thử là 20 rupee/km. Nhưng hãy nghĩ mà xem, thật ra 20 rupee thì cũng đã rất rẻ- tầm khoảng 7k VND thôi nên thôi, chấp nhận mà đi nếu bạn tìm thấy Tuk tuk trên đường.

Uber/ Ola car của Ấn Độ

Uber sẽ đắt gấp đôi tuk tuk, tầm 40-50 rupee/km nhưng nói chung tiền nào của nấy:v. Mình và bạn cũng ham rẻ đặt Tuk tuk qua Ola nhưng ko bao h đc nhận, toàn phải ra ngoài tự mặc cả, chính ra trên đó đặt Ola car hoặc Uber lại vừa đơn giản, minh bạch, lại thuận tiện. Nếu đi đông thì lựa chọn này là hoàn hảo nhá.

Metro của Ấn Độ

Mình đi duy nhất metro ở New Dehli thôi á, và giá tính của nó có vẻ rất giống giá tính ở… Châu Âu. :v Đó là tính giá dựa trên thời gian. Đi 1 tiếng thì hết 30 Rupee, đi 100 phút thì 40 Rupee.

Cách đi metro ở bên này cũng hơi thốn thốn, có dịp mình sẽ review sau nhé, nhưng nhìn chung Metro của Ấn cũng mới, nên sạch hơn so với metro ở Pháp đấy =))). Nghe rất hài phải ko, mà đó là sự thật. Tuy nhiên cũng cần phải nói là Ấn cũng mới có metro nên số chuyến nó ko nhiều, nên phải đi nhiều thì nên chọn đi Bus hoặc tuk tuk nếu bạn sợ đi Bus.

Di chuyển ở Ấn Độ bằng xe bus

Lúc mới đến Ấn, lúc mới nhìn cái xe bus thì mình hoảng luôn vì lúc ấy 1 xe nhồi nhét giống hệt Việt Nam mình luôn. Nhưng đến lúc đi buổi sáng mới thấy, đi ra mấy điểm trong khu Old Dehli thì chạ đông tẹo nào :v. Vắng người nên bọn mình ngồi thoải mái. Giá đi xe bus cũng dễ chịu. Vé là tầm 15 rupee-20 rupee tùy theo độ dài của chặng đường mà bạn báo với nhân viên bán vé (cái này giống 1 số tuyến bus ở HN đó).

Xe xích lô

Ngoài tuk tuk mình còn thấy bên Ấn- nhất là mấy thành phố cổ như Ajmer- Pushkar là có cả xích lô :v. Tức là dạng tuk tuk nhưng vận hành bằng cơ chân đó mà. Mà giá ngang tuk tuk kia, kiểu di sản nên họ hay đi chứ mình thấy vừa đắt vừa xấu. Nói chung các bạn cứ tuk tuk bt hoặc xe uber mà đi cho đỡ. Mà khuyên là nên đi Uber nên chặng đường xa vì trên đường bụi tởm luôn, tuk tuk hay cái xích lô đi chắc về dễ nhiễm bệnh lắm.

Di Chuyển giữa các thành phố ở Ấn Độ

Có 3 hình thức phổ biến, na ná Việt Nam nha các bạn: Tàu, xe khách, máy bay.Máy bay giá rẻ thì nhiều lắm, mà mình ngại phải tốn thời gian đi lại nên toàn chọn đi bằng tàu hỏa. Còn xe khách thì chịu, mình thấy review trên google dịch vụ mấy cái xe khách kinh khủng với cũng sợ mấy cái vụ cướp hiếp trên xe bus nên đi tàu cho lành. Và quả nhiên, đó là lựa chọn perfect nhất..

Các hạng ghế ngồi/ giường nằm trên tàu

Đi tàu thì giá cả cũng minh bạch, đại loại có những mức giá và các hạng khác nhau:

  • Second Sitting: Ngồi ko điều hòa: Cái này là ngồi cùng dân Ấn, xin nhớ đến cảnh tượng họ lăn lê, bò toài, bám vào hai bên tàu để đi cho nên đừng chọn chỗ này. Kí hiệu của khoang ngồi ko điều hòa là 2S
  • AC Chair Car- Ngồi điều hòa: Loại ghế này thì sang hơn tí xíu, ổn hơn về mặt sạch sẽ, tử tế hơn về trang thiết bị. Có điều hòa nữa. Người ngồi khoang này cũng nhiều tiền hơn nên chắc chắn đỡ hơn rồi. Kí hiệu của khoang này là CC. 
  • Sleeper – Hạng giường … ít tiền- hạng 3- phòng 6 người, 3 giường mỗi bên. Hạng này ko biết là may hay xui, mình và cô bạn chọn cho 1 chuyến đi từ Jaipur- Jodhpur mà cả hành trình chạ thấy cái khoang nó đông tẹo nào :O. Xong đã vậy cũng ko đến nỗi lắm lớm, nó giống hard Sleeper bên TQ thôi ấy mà. Kí hiệu của các toa này là SL.
  • AC 3 tier –Hạng giường nằm 3 tầng – phòng 6 người, 3 giường mỗi bên, nằm khá sát nhau, bạn nào nằm giữa thì khó chịu lắm, nên nằm trên hoặc dưới hẳn. Cái này bọn mình chọn để đi từ Jaipur đi Newdehli đó. Kí hiệu là 3A nhé.
  • AC 2 tier – Hạng giường nằm 2 tầng– phòng 4 người. Cái này cũng 2 tầng và 4 giường/ phòng nhưng tất nhiên nó ko được đẹp đẽ , sạch sẽ và giường rộng như cái First class rồi. Phòng này kí hiệu là AC 2-Tier (2A).
  • AC first class- Hạng giường nằm 2 tầng– first class. 1 Phòng có thể có từ 2-> 4 giường, mình trải nghiệm cái này 2 lần, đều rất ok. an toàn lắm. Kí hiệu của hạng này là AC first class – 1A. Hạng này đến khi gần đến lúc tàu chạy thì mới được biết phòng mình là phòng nào. May thì bạn được nhét vào phòng 2 người, còn phòng bt là 4 người. Nhưng vậy ổn lắm rồi.  Nhìn chung du khách nữ đi lấy code phòng ở bến tàu Ấn được ưu tiên hơn nhiều, nên họ hay cho 2 người/ phòng lắm, nhất là mình và bạn lại đi với nhau. 

đi lại, di chuyển ở ấn độ như thế nào để an toàn và tiết kiệm

Bên trong khoang AC 2 tiers- đi tàu ở ẤN Độ -Di chuyển ở Ấn Độ đơn giản hơn nhờ tàu lửa

Mua vé tàu + đi tàu ở Ấn:

Giá vé tàu ở Ấn thì rất rẻ, rẻ nhất là bạn đến nơi rồi mua hoặc đặt trực tiếp qua trang book tàu của công ty tàu đường sắt Ấn Độ. Nhưng mà theo mình dược biết thì cái trang này bắt phải đăng kí với số ĐT của Ấn và giới hạn số vé tối đa mua trong 1 ngày :v. Ngoài ra, Mình cũng đã thử mượn account 1 bạn để đăng nhập mua vé thì ko ăn thua, ko vào được, ko mua đc luôn. Nản nhất là sang bên Ấn Độ, mình cũng thử lấy sim để đăng kí thì nó cũng ko cho luôn.

Thật ra thì vì nó rất rẻ, nên dù biết nó đắt hơn 1.5 lần, mình vẫn lựa chọn đặt qua các bạn agency vậy :(. Và Agency mình chọn là 12go. Họ cho đặt cả vé xe bus luôn. Nhìn chung bên 12go này làm việc rất ok, có đợt nó đặt vé xong là bị hết vé nó bảo mình mua vé hạng thấp hơn thì được hoàn tiền, mình thấy thủ tục hoàn của nó rất nhanh. Mình trả bằng Paypal nên hoàn nhanh lắm. Bên này thì nó cho phép trả tiền qua thẻ visa nên các bạn cứ dùng visa debit hoặc credit mà mua nhé.  Bên này ko cần đăng kí bằng số đt đâu nên cứ đặt tự nhiên thôi.

Có vé rồi, khi sang bên Ấn, các bạn đến bến tàu chú ý bảng điện tử để xem chính xác cái tàu mình đi là ở đường ray nào và hơn nữa là khoang mình sẽ lên là khoang nào. Bạn đặt hạng nào thì nhớ lên đúng khoang có kí hiệu hạng đó (trên thân tàu luôn). Mà nhớ hỏi kĩ cái tàu đó là tàu gì, ko khéo lên nhầm nhé.  Có 1 cái rủi ro mà các bạn luôn luôn nên tính đến khi đi ẤN đó là rủi ro trễ tàu + hủy chuyến. Nên các bạn cần check cái giờ tàu chạy bằng 1 cái app. Chúng mình chọn dùng cái app này : IRCTC Rail Connect.Các bạn nên search cái app này trên Google play hoặc Apple appstore nhé. Đây là hình ảnh của nó

đi lại, di chuyển ở ấn độ như thế nào để an toàn và tiết kiệm

Đi xe bus ở Ấn Độ có rẻ hơn Tàu ko? Có an toàn ko?

Câu trả lời là không hề =))). Nhưng cái gì cũng có giá của nó, đi xe bus kiểu đường dài thì giá đắt hơn nhưng sẽ đi nhanh hơn rất nhiều. Theo mình nên so sánh xem nếu bạn đi tàu mà tiết kiệm được thời gian ngủ đêm th ì nên đi tàu, chấp nhận chậm mà rẻ. Còn nếu bạn đi  ban ngày thì chọn xe bus đi cho nhanh, gọn. Tốn chút tiền ở Ấn thì trải nghiệm ok hơn. Dù sao bus ban ngày sẽ đỡ hơn ban đêm mà.

Nói vậy chứ mình toàn chọn đi tàu thôi, rẻ, tiện, thân thiên với đàn bà con gái tụi mình :v. Ở Ấn mình đặt nặng vấn dề an tòan hơn tất cả mọi thứ. Còn bạn nào chọn đi xe bus, thì nên nhờ bọn khách sạn nó đặt hộ cho. Bọn nó đặt thì an tâm hơn chút xíu (tất nhiên nếu khách sạn bạn đặt là khách sạn tử tế, có tâm như 1 số khách sạn mình ở ở Ấn Độ).

Xem thêm những kinh nghiệm du lịch Ấn Độ của mình

Xin visa Ấn Độ onlineTaj Mahal và giấc mơ tan vỡAgra- đẹp đến ko thể tinNew Delhi đặc biệt đến bất ngờJodhpur- thành phố màu xanh của tôiAjmer- Pushkar-thành phố kì lạJaipur- Thành phố màu hồng
Đặt khách sạn Ấn Độ

Đăng bởi: Kiều Sĩ

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก