Ấn Độ

Đoan Trường: Ấn Độ là một đất nước “cực đẹp, cực giàu, cực nghèo, cực giỏi, cực độc, cực đoan”

đoan trường: ấn độ là một đất nước “cực đẹp, cực giàu, cực nghèo, cực giỏi, cực độc, cực đoan”

Ấn Độ là một đất nước vừa quen vừa lạ mà khi nhắc đến ít nhiều sẽ làm chùn bước những người ưa khám phá, thích mạo hiểm. Một đất nước được gắn liền với nhiều danh từ đáng sợ và tiêu cực như: dịch bệnh, đói nghèo, ăn xin, xâm hại, ô nhiễm, gia súc thả rông, dơ bẩn, kẹt xe, đeo bám, nói thách, bất bình đẳng, nhân quyền. Thế nhưng, đó có phải là tất cả những gì đặc trưng nhất về Ấn Độ mà nhiều người nhận xét?

Nỗi băn khoăn cùng sự tò mò đã thôi thúc Đoan Trường thực hiện một chuyến đi trải nghiệm đến với cái nơi đầy rẫy định kiến. Đó cũng chính là lý do tại sao mãi cho đến tận hôm nay, sau nhiều lần chần chừ đắn đo vì những lời đồn, anh Trường mới chọn Ấn Độ là quốc gia thứ 54 cho chuyến đi đầy thú vị này!

Anh chia sẻ góc nhìn đa chiều về một Ấn Độ “không như lời đồn”, một Ấn Độ với con người thân thiện, cảnh quan xinh đẹp, di tích mãn nhãn, phong tục khác lạ, ẩm thực giản đơn cùng với nền văn hóa đa sắc đã làm nên một một Ấn Độ “cực đẹp, cực giàu, cực nghèo, cực giỏi, cực độc, cực đoan” như bài viết cảm nhận sau đây:

Một quốc gia có quá nhiều cái “nhất” trên thế giới

Ấn Độ nằm trong top đầu các nước đông dân nhất, diện tích lớn nhất, hệ thống mạng xe lửa dài nhất trên thế giới. Top các đất nước có nhiều tôn giáo quan trọng, nhiều lễ hội nhất, nhiều Di sản văn hóa thế giới nhất, cung cấp nhiều nguyên liệu gia vị nhất, cung cấp nguồn nhân lực thuê bên ngoài cho ngành công nghệ thông tin nhiều nhất, là quốc gia lắm vàng nhất thế giới, cũng bị xếp hạng ô nhiễm nhất. Là cường quốc sản xuất phim ảnh Bollywood đứng nhất, top các nền kinh tế lớn nhất. Là quốc gia có nhiều giáo đường nhất thế giới với hơn 300.000. Ấn Độ có số lượng bưu điện lớn nhất thế giới. Là nước sản xuất và tiêu thụ xoài lớn nhất thế giới. Là vương quốc bò lớn nhất thế giới. Là quốc gia thờ nhiều loài động vật nhất từ bò, khỉ, lợn cho đến rắn, chuột, voi. Do vậy, Ấn Độ cũng là nơi có nhiều vị Thần nhất.

đoan trường: ấn độ là một đất nước “cực đẹp, cực giàu, cực nghèo, cực giỏi, cực độc, cực đoan”

Vùng đất của những mảng màu đối lập đến khó tin

Phụ nữ Ấn sau khi có chồng hầu như chỉ ở nhà chăm sóc, đưa đón con cái đi học và nội trợ. Việc kinh doanh, buôn bán là bổn phận và trách nhiệm của cánh đàn ông. Đàn ông bán quần áo, thức ăn, rau cải, trái cây, nước uống, thậm chí may vá, cắm hoa, đi chợ. Phong tục cưới hỏi ở đây là phụ nữ đi… cưới đàn ông nên khi bên nhà trai yêu cầu sính lễ, nhà gái phải đáp ứng đầy đủ nếu muốn kết hôn. Vì thế sau khi cưới, đàn ông phải ra đường bươn chải để kiếm tiền nuôi vợ con.

Người Ấn xem bò là một vị thần nên không ăn thịt bò, không nuôi bò do vậy bò được thả rông đi kiếm ăn khắp góc chợ, bãi rác. Đôi khi chúng được người dân cho ăn bánh mì, bánh ngọt, rau cải và hoa quả. Sự thật như đùa là bò ở đây là duy nhất trên thế giới không ăn cỏ mà ăn thức ăn của người. Người dân rất mừng rỡ khi được bò ị ngay trước cửa nhà vì mang đến sự may mắn, tài lộc. Một chú bò nằm chắn ngang giữa đường phố xe cộ dập dìu, thế là tắc đường, kẹt xe mà cũng chẳng có ai đến đuổi đi, ngay cả khách qua đường. Chú bò còn nằm đó thì các bác tài vẫn kiên nhẫn không bấm còi, vẫn kiên nhẫn ngồi chờ. Ngoài ra, nhiều nơi trong thành phố vẫn còn nhiều động vật và gia súc như chó-chim-khỉ-quạ-ngựa-bò đang sống chen lẫn và… tham gia giao thông cùng con người.

đoan trường: ấn độ là một đất nước “cực đẹp, cực giàu, cực nghèo, cực giỏi, cực độc, cực đoan”

Trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến 2022, quốc gia nằm trong top nghèo nhất thế giới này vẫn ‘sản sinh’ ra 70 triệu phú mỗi ngày.

Thủ đô New Delhi thật hoa lệ theo nghĩa đen “hoa cho người giàu và lệ cho người nghèo”. Người giàu sống trong những biệt phủ xa hoa lộng lẫy hay các căn hộ sang trọng nằm ngay cạnh các trung tâm mua sắm sầm uất. Cách đó không xa, người nghèo sống trong những khu “nhà” ổ chuột hay nói chính xác hơn là những túp lều xập xệ rách nát dưới cái thời tiết khắc nghiệt xuống dưới 0 độ C vào mùa đông và hơn 45 độ C vào mùa hè.

Những người nghèo nhất chỉ kiếm được chưa tới 2 usd (48 ngàn vnđ) mỗi ngày bằng cách làm những công việc như khuân vác, quét dọn, rửa bát trong các quán ăn hay múa rối, làm xiếc, ca hát, đánh đàn và xin ăn trên đường phố. Nhiều cao ốc hiện đại mới xây sát bên cạnh những khu dân cư tồi tàn. Những chiếc xe hơi đời mới phóng vun vút trên đường phố, trong khi bên vệ đường là những người vô gia cư đang nằm co ro vì cái đói. Khác với sự lộng lẫy thường thấy trên những bộ phim Ấn Độ, tôi choáng váng khi chạm vào thực tế, sự nghèo khó của người dân nơi đây hiện diện mọi lúc mọi nơi. Mức sống cực thấp nên giá trị đồng tiền cũng thấp nhất.

đoan trường: ấn độ là một đất nước “cực đẹp, cực giàu, cực nghèo, cực giỏi, cực độc, cực đoan”

Xứ sở của những điều đặc biệt, kỳ lạ và khó hiểu

New Delhi là một trong những thủ đô ô nhiễm nhất thế giới như khói bụi, nguồn nước, không khí, rác thải. Quanh năm chìm trong một lớp bụi mờ nhưng nghịch lý là cả thành phố đang phủ đầy cây xanh, nằm giữa những cánh rừng rộng lớn, những công viên mát mẻ và những bãi cỏ xanh mướt dọc hai bên đường. Người dân thì vẫn vô tư đi bộ, tập thể dục và đặc biệt là tập yoga ngoài trời.

Thay vì gật đầu khi đồng ý như hầu hết các quốc gia khác, người Ấn lại lắc đầu, còn gật đầu lại là biểu hiện của sự từ chối. Những cái lắc lư đầu còn có hàm ý thay cho lời cảm ơn, sự đồng tình. Ra ngoài đường nếu thấy người lạ lắc đầu và mỉm cười với mình thì đó là thể hiện sự thân thiện. Khi mua một món đồ nào đó mà sau khi trả giá, nếu thấy họ lắc đầu thì có nghĩ là “OK”.

Đủ loại xe cộ chen chúc nhau chạy đầy đường mà chẳng theo một trật tự, biển báo nào hết, gần như mạnh ai nấy chạy. Trong đó, xe lam chiếm số lượng nhiều nhất và thuận tiện nhất. Các bác tài đua tốc độ cao, lạng lách, đánh võng điêu luyện, tự biết tránh (nhường) nhau, bất chấp làn đường và đèn giao thông nhưng kỳ lạ thay, hầu như chẳng bao giờ có tai nạn hay va quẹt xảy ra ?! Có lần tôi phải hét lên kinh hãi vì tưởng chừng chiếc xe lam đang chở mình như muốn đâm thẳng vào những chiếc xe máy chạy vun vút phía trước. Bạn cứ thử tưởng tưởng chỉ trên một con đường nhỏ có hàng trăm người đi xe máy, xe đạp, xe lam, xe kéo, taxi, xe hơi chen chúc nhau trên các con đường bụi bặm mú mịt cùng với những con vật đi lang thang, các em bé chạy khắp nơi, những người dân qua đường đông đúc, người vô gia cư nằm ngủ dọc theo các lề đường bên cạnh những hàng rong, nhà vệ sinh, bãi rác, bến xe dù. Điều này thật sự khiến bạn cảm thấy ngạt thở và cảm thấy kinh khủng.

đoan trường: ấn độ là một đất nước “cực đẹp, cực giàu, cực nghèo, cực giỏi, cực độc, cực đoan”

Người Ấn không có thói quen đội mũ bảo hiểm khi chạy xe máy, thắt dây an toàn khi lái xe lam. Họ cũng không bao giờ chịu đội nón, che dù hay đeo khẩu trang mặc kệ nắng mưa, khói bụi, dịch bệnh.

Khi đi mua sắm, phải kiên nhẫn chờ cho tới 10h30 các cửa hàng, quán ăn mới mở cửa. Đây cũng là giờ ăn sáng của người Ấn. Còn dân công sở bắt đầu làm việc vào lúc 10h nên thường theo mang hộp cơm nhà làm.

Tiền tip là tiền thưởng cho những người phục vụ tận tình như lái xe, dọn phòng, hướng dẫn viên, nhân viên phòng vệ sinh, khuân vác, bồi bàn, nài voi… Tuy không bắt buộc nhưng tiền tip đã trở thành thông lệ nơi đây, nên tip từ 50 đến 100 Rupee (15 đến 30 ngàn vnđ) vì thu nhập hằng ngày rất thấp.

Thói quen “nói thách thật cao, mặc cả thật lâu” là nét đặc trưng mua bán của người Ấn, không chỉ ở chợ, điểm tham quan, quán ăn hè phố, quầy lưu niệm mà còn ngay tại các cửa hàng sang trọng có niêm yết giá rõ ràng. Trả giá nào cũng ‘dính’ vì người bán luôn nói thách từ 4 đến…6 lần. Những người trong đoàn tôi phải mất đến 20 phút để trả cái giá ban đầu từ 6.000 Rupee xuống còn 1.500 Rupee cho một chiếc khăn choàng, thế mà vẫn bị hớ bởi ngay sau đó, những người khác đã mặc cả được với giá 1.200 Rupee.

đoan trường: ấn độ là một đất nước “cực đẹp, cực giàu, cực nghèo, cực giỏi, cực độc, cực đoan”

Phân biệt, kỳ thị đẳng cấp là vấn nạn nhức nhối trong xã hội Ấn.

Xã hội Ấn Độ phân chia thành 4 đẳng cấp chính, cao nhất là tu sĩ, Bà La Môn, tri thức, quý tộc, tiếp đến lần lượt là thương nhân , công nhân, giúp việc, nông dân và tầng lớp thứ 5 như người nhặt rác, đổ rác dọn dẹp vệ sinh, quét đường, hay dọn xác chết động vật, đang phải đối mặt với sự kỳ thị nặng nề, ngược đãi, thù ghét, đánh đập, làm nhục, bêu xấu, tra tấn và sát hại. Tầng lớp thấp nhất này có khoảng 200 triệu dân Ấn Độ phải sống ngoài lề xã hội, không được phép vào đền thờ.

Sari là trang phục truyền thống của phụ nữ Ấn có kích thước từ 4 đến 9m hay 12m, dùng quấn quanh cơ thể theo nhiều kiểu khác nhau. Nam giới thì có đến 3 bộ trang phục khác nhau là Kurta (dành cho lễ hội truyền thống), Dohti (dành cho dạ tiệc tại các nơi trang trọng, sự kiện văn hóa quan trọng) và Sherwani (dành cho lễ cưới).

đoan trường: ấn độ là một đất nước “cực đẹp, cực giàu, cực nghèo, cực giỏi, cực độc, cực đoan”

Chê Ấn Độ nghèo và bẩn: góc nhìn chỉ một nửa, nửa còn lại là…

Là sự trân quý và gìn giữ của người dân dành cho những giá trị truyền thống và văn hóa. Chỉ cần đến những di tích hay đền đài cổ kính, từ New Delhi đến Japur hay Agar sẽ chứng kiến những người dù giàu sang hay nghèo khổ đến cùng cực vẫn luôn sạch sẽ, văn minh, trật tự, sếp hàng một cách lặng lẽ với đôi chân trần, tay cầm lễ vật và trang phục chỉnh chu. Từng di tích dù lớn hay nhỏ luôn được gìn giữ công phu, từng viên gạch được nâng niu như báu vật bằng hàng loạt những quy định cụ thể như không cho mang bật lửa, đèn flash, flycam, gậy selfie, chân máy ảnh, giày dép hay vật nhọn vào những nơi này. Người Ấn đến đây đều tỏ rõ sự tôn nghiêm và trân trọng từng góc nhỏ, hoa văn của các di tích.

đoan trường: ấn độ là một đất nước “cực đẹp, cực giàu, cực nghèo, cực giỏi, cực độc, cực đoan”

Là một quốc gia không có nạn trộm cướp, bắt chẹt, trấn lột, giựt đồ hay móc túi chốn đông người. Đàn ông Ấn rất thích tạo dáng, chụp ảnh, quay phim nhưng luôn tuân theo những quy tắc ứng xử nơi công cộng hay không gian mạng, tôn trọng hình ảnh và phát ngôn thể hiện qua sự chào hỏi, xin phép và đồng ý.

Là sự tôn trọng niềm tin tôn giáo lẫn nhau giữa các đạo Hindu (Ấn Độ giáo), đạo Hồi, đạo Cơ Đốc giáo (Kitô giáo), đạo Sikh và đạo Phật.

Là sự trợ giá dành cho người nghèo khi mua xe ôtô chỉ với giá 2.000 usd khi lăn bánh, giá xăng A95 khoảng 0.5 usd/ 1 lít, giá vé xe buýt và xe điện ngầm chỉ 1 usd/ 1 lượt. Đây là lý do giải thích vì sao Ấn Độ nhập xăng dầu giá rẻ của Nga nhiều nhất để hỗ trợ nền kinh tế nước nhà.

Là chương trình trợ cấp lương thực của Chính phủ dành cho 800 triệu người dân sống dưới mức nghèo khổ.

Là một trong quốc gia đầu tiên trên thế giới có nhà vệ sinh dành riêng cho cộng đồng ‘giới tính trung lập’ Gender Neutral tại các khách sạn, trung tâm thương mại.

đoan trường: ấn độ là một đất nước “cực đẹp, cực giàu, cực nghèo, cực giỏi, cực độc, cực đoan”

Là những con robot trắng tinh của các nhà hàng biết phát âm, chạy ngược xuôi trong các trung tâm mua sắm hiện đại bậc nhất ở đây, điển hình là Ambience Mall. Người mua chỉ cần vài thao tác đơn giản đặt thức ăn, thanh toán quét mã QR ngay trên robot và ngồi chờ nó quay lại giao hàng bằng hệ thống nhận dạng trí tuệ nhân tạo.

Là New Delhi- một thành phố xanh, sạch, đẹp, hiện đại hơn cả châu Âu được xây dựng hài hòa cảnh quan với những công trình vĩ đại lâu đời từ nhiều thế kỷ được UNESCO công nhận.

Là thung lũng silicon thứ hai của thế giới với nhiều phần mềm tin học ra đời mỗi ngày, là Bollywood- nơi sản xuất nhiều phim điện ảnh nhất thế giới, là nơi sản xuất máy tính, điện thoại thông minh và linh kiện điện tử, vi mạch cho cả thế giới.

Đất nước của đồ ngọt và thiên đường gia vị

Ấn Độ được biết đến là quốc gia sản xuất và tiêu thụ gia vị lớn nhất thế giới. Các loại gia vị dạng bột ớt, tỏi, gừng, tiêu, thì là, bạch đậu khấu. Các loại gia vị dạng lá thì có nguyệt quế, thì là, rau mùi, đinh hương. Tuy nhiên, loại gia vị đặc trưng nhất ở Ấn phải kể đến bột cà ri, được kết hợp từ nhiều loại gia vị khác. Trong bất kỳ món ăn nào và kể cả vài loại thức uống cũng bỏ vào ít bột cà ri.

đoan trường: ấn độ là một đất nước “cực đẹp, cực giàu, cực nghèo, cực giỏi, cực độc, cực đoan”

Lý do là vì bột cà ri chứa nhiều vị thuốc có lợi như kháng viêm, kháng khuẩn (hồ tiêu), tránh đau họng và ho khan (hoa hồi), chữa đau bụng, đầy hơi (đinh hương), ngăn ngừa đi ngoài, cảm cúm (quế), lợi tiểu, ấm bụng (thì là). Người Ấn lại chuộng vị ngọt thanh nên đa số các món ăn thường có vị cay cay, ngọt ngọt và vị hoa hồi mà khách nước ngoài đều ca thán ăn không hợp khẩu vị là vậy! 60% dân số Ấn Độ ăn chay nên phải kiêng kị nhiều loại thịt. Thay vào đó, bơ và sữa (sữa trâu và sữa dê) được sử dụng nhiều trong các bữa ăn. Ăn “bốc” bằng tay phải cũng là thói quen người dân nơi đây.

Văn hóa ẩm thực phong phú giữa các tôn giáo

Trước tiên, cần hiểu rõ Ấn Độ là một quốc gia đa tôn giáo nên đây là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến nền văn hóa ẩm thực:

Đạo Phật ăn chay chủ yếu là ngũ cốc, bột mì, trái cây, rau cải nhưng đôi khi không ăn các loại củ quả vì cho rằng khi nhổ lên, các sinh vật sống nhờ vào nó sẽ chết vì không còn môi trường để sống.

Đây là quốc gia với ¾ dân số theo đạo Hindu nên bò được tôn là linh vật và được thờ cúng, do đó không bao giờ có món thịt bò. Đạo Hindu cũng cấm ăn các chế phẩm từ thịt bò hay làm các hành động ngược đãi hay làm tổn hại đến bò. Nhiều bang tại Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm giết mổ bò.

Đạo Hồi kiêng ăn thịt lợn, bị cho là loại thực phẩm không sạch cho cơ thể vì môi trường sống của lợn cũng không sạch. Nhiều nơi còn kiêng ăn tôm-cua-ốc vì không biết rõ nguồn gốc trong tự nhiên. Vậy nên, thực phẩm từ động vật chủ yếu là thịt cừu, dê, gà hay cá. Tuy nhiên, đa số người dân Ấn lại chọn bánh mỳ Roti (loại nướng trong lò than), là thức ăn không thể thiếu trong mỗi bữa ăn.

đoan trường: ấn độ là một đất nước “cực đẹp, cực giàu, cực nghèo, cực giỏi, cực độc, cực đoan”

Những điều cần biết và nên tránh khi đến Ấn Độ

Người Ấn không bắt tay, ôm hôn nhau, bao gồm cả việc cầm tay nơi công cộng.

Các tín đồ theo đạo Hindu sùng bái bò nên việc tặng đồ da bò là xúc phạm.

Khi tham quan các đền thờ du khách không đeo đồ trang sức, đồ dùng làm từ da động vật.

Khách vào tham quan một số di tích không được đem theo mỹ phẩm, thức ăn, thuốc lá. Không đưa hoặc nhận đồ bằng tay trái.

Không dùng tay trái để ‘bốc’ thức ăn vì tay trái không sạch sẽ.

Tất cả xe khi chạy trong Delhi đều không được phép kéo rèm che cửa sổ để tránh phụ nữ và trẻ em bị xâm hại.

Đừng mang đồ ăn chế biến từ thịt bò hay thịt lợn khi nhập cảnh vào Ấn Độ!

Khi bước vào bên trong thánh đường hay đền đài phải gởi giày dép bên ngoài hay bỏ vào túi cầm theo. Không ăn mặc hở hang. Không nói chuyện to tiếng, cười đùa hay phát ngôn không đúng mực về tôn giáo.

Toilet công cộng có ở khắp mọi nơi, có chổ ghi giá 10 Rupee (3 ngàn vnđ), có chổ không ghi nên phải….hỏi giá trước và chuẩn bị tiền lẻ. Nhiều nơi, toilet không có cửa để tránh những tệ nạn xã hội.

đoan trường: ấn độ là một đất nước “cực đẹp, cực giàu, cực nghèo, cực giỏi, cực độc, cực đoan”

Ấn Độ là nơi thờ cúng của rất nhiều thần linh và người Ấn là một trong những người mộ đạo nhất trên đời. Do đó, hãy cố gắng tìm hiểu tôn giáo của người đó để biết cách cư xử có chừng mực và hợp đạo.

Các tu sỹ, Bà La Môn, chức sắc tôn giáo tại mỗi địa phương mới là người có ‘quyền hành’ đưa ra các chỉ thị, quy luật để các tín đồ nghe theo.

Sự khác biệt giữa Delhi và New Delhi là lịch sử và kiến trúc. Thành phố Delhi có từ thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên nên còn gọi là “thành phố cổ”, có diện tích 1.500 km2. New Delhi được xây dựng vào thế kỷ 20 có diện tích 40 km2, là 1 trong 11 quận của thành phố Delhi nhưng New Delhi mới chính là thủ đô của Ấn Độ .

Thủ tục nhập cảnh Ấn Độ hiện tại vẫn còn khá nhiêu khê như lấy dấu vân tay đủ 10 ngón mất gần 30 phút, xuất trình các loại giấy xác nhận tiêm 2 mũi vaccine Covid hay kết quả PCR âm tính trong vòng 24 tiếng, tờ khai hải quan, bản in visa. (Phí xin visa online là 25 usd được nhập cảnh 2 lần/ 1 tháng). Internet khá chậm và wifi không miễn phí nếu không sử dụng các dịch vụ ăn ở hay lưu trú.

Phải ra sân bay quốc tế trước …4 tiếng vì 2 lý do: nạn kẹt xe nghiêm trọng trong thành phố cùng với sự khám xét của nhân viên Hải quan rất cẩn thận và kéo dài. Quy định từng đồ vật trong người và hành lý xách tay phải để ra khay riêng như máy ảnh, điện thoại, pin sạc dự phòng, đồng hồ, thắt lưng, giày dép, trang sức, ví tiền, móc khóa, tranh ảnh hay sổ tay ghi chép…

đoan trường: ấn độ là một đất nước “cực đẹp, cực giàu, cực nghèo, cực giỏi, cực độc, cực đoan”

Quốc gia có nhiều di sản văn hóa thế giới nhất

Trên bản đồ du lịch thế giới, Ấn Độ được xem là vùng đất huyền bí, là một trong những nước có nền văn minh lâu đời nhất thế giới với hơn 40 di sản văn hoá được UNESCO công nhận như nhà ga xe lửa Chhatrapati ở Mumbai, quần thể đền Taj Mahal, pháo đài Đỏ và lăng mộ Humayun ở Delhi, pháo đài Agra, đền Vàng. Ngoài ra còn có hàng ngàn các danh thắng, di tích nổi tiếng, kiến trúc lịch sử khác như Cổng Ấn Độ, đền Hoa Sen, pháo đài Amber, sông Hằng, đài quan sát thiên văn cổ Jantar Mantar, tòa nhà Quốc hội, Dinh Tổng thống ở New Delhi, cung điện gió Hawa Mahal ở “Thành phố hồng” Jaipur, đền Mặt Trời tráng lệ, tu viện Diskit ở Ladakh.

đoan trường: ấn độ là một đất nước “cực đẹp, cực giàu, cực nghèo, cực giỏi, cực độc, cực đoan”

Tóm lại, Ấn Độ trong tôi là một đất nước tuyệt đẹp với những danh thắng, di tích có giá trị lịch sử đáng chiêm ngưỡng, là một đất nước của sự đa dạng về văn hóa, tôn giáo, chủng tộc, ngôn ngữ cùng với những người dân giản dị và cởi mở. Khi đặt chân đến đây và len lỏi vào từng ngóc ngách của mảnh đất này, tôi mới thấy có quá nhiều điều kỳ lạ, nhiều khi tưởng chừng đối nghịch nhau nhưng lại tồn tại cùng nhau. Ấn Độ trong tôi chính là một đất nước “cực đẹp, cực giàu, cực nghèo, cực giỏi, cực độc, cực đoan” là như vậy! Thế nên, khi tìm về đất Phật, hãy tịnh tâm và mở lòng mình ra để bỏ qua tất cả những gì thuộc về tâm linh như xem bò là thần, tập quán ăn bốc, văn hóa mặc cả, nói thách, đeo bám hay hủ tục hỏa thiêu bên sông Hằng. Còn tôi cũng đã có những trải nghiệm ngoạn mục để đời như được thỏa lòng mong ước check-in tại đền Taj Mahal, đi xe lam, cưỡi voi, kẹt xe, ăn hàng rong, ăn ‘bốc’, trả giá, đi vệ sinh ngoài trời, uống trà sữa Masala và ăn cơm gà cà ri Tikka chính hiệu “Made in India”.

đoan trường: ấn độ là một đất nước “cực đẹp, cực giàu, cực nghèo, cực giỏi, cực độc, cực đoan”

Đăng bởi: Tuyết Ngân

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก