Ấn Độ

Huyền bí sông Hằng Ấn Độ

huyền bí sông hằng ấn độ

Sông Hằng Ấn Độ

Sông Hằng là dòng sông thiêng liêng đối với những người theo đạo Hindu, nó bắt đầu từ dãy núi Himalaya đổ ra Vịnh Bengal. Tên của sông được đặt theo tên nữ thần Ganga. Sông có lưu vực rộng 907000 km2, là nơi sinh sống của hơn bốn trăm triệu người.

Sông Hằng và lịch sử một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới

Sông Hằng dài 2510 km bắt đầu từ đỉnh Gangotri trên dãy núi Himalaya ở phía Bắc vùng Trung Ấn Độ, băng qua vùng đồng bằng, chảy theo hướng Đông Nam qua sông Brahmaputra chủ yếu nằm ở Bangladesh và đổ ra Vịnh Bengal. Dòng chảy của sông kéo dài từ Tây Bắc cho tới Đông Nam. Từ đây sông tạo ra nhiều nhánh sông tạo nên mạng lưới đường thủy hình thành đồng bằng châu thổ rộng lớn và phì nhiêu nhất thế giới ở phía nam.

Nơi con sông chảy qua, là đồng bằng Indo – Gangetic, là trung tâm của vùng Hindustan rộng lớn, nghĩa là “đất của những người Hindu” ở Bắc Ấn Độ. Đây là cái nôi của nền văn minh từ đế chế Mauryan vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên cho tới đế chế Mughal vào thế kỷ 16.

huyền bí sông hằng ấn độ

Sông Hằng Ấn Độ

Theo dòng lịch sử, đồng bằng sông Hằng ở trung tâm Hindustan, giữa dãy Himalaya và dãy Vindhya. Đế chế Maurya do vương triều Maurya cai trị bắt nguồn từ vùng Magadha tại đồng bằng hạ du con sông nay là Bihar, có kinh đô đặt tại Pataliputra (nay là thành phố Patna).

Bài liên quan >>> Ngỡ ngàng với giếng bậc thang đồ sộ tại Ấn Độ

Trung tâm của đế chế Mughal vĩ đại là ở Delhi và Agra, ở phía tây lưu vực sông Hằng. Thành phố Kannauj , ở trung tâm bang Uttar Pradesh, phía bắc Kanpur, là kinh đô của đế chế phong kiến Harsha, trải dài khắp miền bắc Ấn Độ vào giữa thế kỷ thứ 7.

huyền bí sông hằng ấn độ

Sông Hằng Ấn Độ

Vào thế kỷ 12, sự cai trị của người Hồi giáo không chỉ mở rộng trên đồng bằng mà còn trên toàn bộ vịnh Bengal. Thành phố Dhaka và thành phố Murshidabad là trung tâm quyền lực của người Hồi giáo. Cuối thế kỷ 17, người Anh tiến hành xây dựng thành phố Kolkata ( hay còn được biết đến với tên khác là Calcutta). Họ đã dần dần mở rộng quyền lực của mình từ đồng bằng sông Hằng đến tận thành phố Delhi vào giữa thế kỷ 19.

Nhiều thành phố đã được xây dựng trên khắp vùng đồng bằng sông Hằng. Từ thượng nguồn, sông Hằng là một dòng chảy xuyên suốt qua các thành phố, trung tâm công nghiệp, là nơi cung cấp nước chính cho hơn 400 triệu dân và “được hàng tỷ tín đồ tôn thờ”.

Trong số đó đáng chú ý nhất là các thành phố Saharanpur, thành phố Meerut, thành phố Agra (nơi có lăng mộ Taj Mahal nổi tiếng), thành phố Mathura (được coi là nơi sinh của thần Hindu Krishna), thành phố Aligarh, thành phố Kanpur, thành phố Bareilly, thành phố Lucknow, thành phố Prayagraj, thành phố Varanasi (còn có tên Benares hay Kashi; là thành phố linh thiêng của người theo đạo Hindu), thành phố Patna, thành phố Bhagalpur, thành phố Rajshahi, thành phố Murshidabad, thành phố Kolkata, thành phố Haora (Howrah), thành phố Dhaka, thành phố Khulna và thành phố Barisal.

Vùng đồng bằng Kolkata và các thị trấn xung quanh của nó trải dài khoảng 80 km dọc theo hai bên bờ sông Hugli, tạo thành một trong những nơi tập trung dân cư, thương mại và công nghiệp quan trọng nhất của Ấn Độ.

Truyền thuyết về sông Hằng

Có nhiều sự tích thần thoại về dòng sông Hằng được người dân Ấn Độ và người dân Bangladesh truyền miệng. Họ cho rằng dòng sông đã sinh ra con người thì cũng đến lượt con người mang lại sự sống cho dòng sông. Sông Hằng được nhắc đi nhắc lại trong kinh Vệ Đà, Puranas, Ramayana và Mahabharata.

Theo văn bản cổ của người Hindu, Vishnu Purana, truyền thuyết kể rằng thần Vishnu dùng ngón chân chọc thủng một lỗ trên trời, để nữ thần Ganga đưa nước chảy từ chân mình xuống dưới măt đất tạo nên dòng sông Hằng. Vì nữ thần đã chạm vào chân của thần Vishnu, nên sông Hằng còn được gọi là Vishupadi, nghĩa là hoa sen nơi chân thần Vishnu.

huyền bí sông hằng ấn độ

Hình ảnh: Vishnu Purana – Internet

Một truyền thuyết khác về sông Hằng, khi nữ thần Ganga hạ giới với ý định tàn phá mặt đất để trả thù. Để ngăn chặn sự hỗn loạn này, thần Shiva đã bẫy nàng Ganga nhốt vào mớ tóc rối của mình, rồi thả nàng xuống dòng suối tạo nên đầu nguồn dòng sông Hằng, giúp thanh lọc các linh hồn kém may mắn ở đây. Nàng là dòng sông duy nhất chảy qua ba thế giới: Swarga (thiên đường), Prithvi (hạ giới) and, Patala (cõi dưới hay địa ngục). Do đó, nữ thần Ganga còn được gọi là “Tripathagā” (người đi qua ba thế giới) trong tiếng Phạn. Một phiên bản khác của truyền thuyết này kể về việc chính nữ thần Ganga đã thuyết phục thần Shiva, trói nàng vào mái tóc của mình, đưa nữ thần từ trên trời xuống để bảo vệ vùng đất và con người dưới dãy Himalaya.

Mặc dù có rất nhiều truyền thuyết và thần thoại về sông Hằng, nhưng cũng không ảnh hưởng đến sự tôn kính và các yếu tố tâm linh được chia sẻ giữa các quần thể sống dọc theo hai bên bờ sông.

Vai trò của sông Hằng trong đạo Hindu

Không có con sông nào trên thế giới lại mang lại giá trị tôn giáo linh thiêng như dòng sông Hằng. Sông Hằng luôn giữ một vị trí cao quý với nhiều giá trị văn hóa tinh thần của đạo Hindu. Các điểm hành phương của người theo đạo Hindu thường được gọi là tirthas, nằm trên khắp tiểu lục địa Ấn Độ, nhưng với những địa điểm nằm dọc bờ sông thì mang theo ý nghĩa đặc biệt.

huyền bí sông hằng ấn độ

Sông Hằng Ấn Độ

Tại hợp lưu của sông Hằng và sông Yamuna ở gần thành phố Prayagraj, là nơi tổ chức lễ hội Kumbh Mela vào tháng 1 và tháng 2 hàng năm; nơi các tín đồ đạo Hindu trầm mình trong dòng nước linh thiêng. Trên dòng sông Hằng còn có khu Gangotri nằm bên bờ ngã ba sông Alaknanda và sông Bhagirathi ở dãy núi Himalaya.

Các tín đồ đạo Hindu cho rằng việc trầm mình trong dòng nước linh thiêng sẽ giúp thanh tẩy mọi tội lỗi của họ. Trong suốt chiều dài lịch sử, vào mỗi buổi sáng, có hàng vạn người dân Ấn Độ đổ ra bờ sông Hằng để tắm. Họ tin rằng đó là một ân huệ lớn, sẽ thật thiếu sót nếu không được tắm trên con sông này ít nhất một lần trong đời.

Niềm tin về sự cứu rỗi cho người chết

Trong hầu hết các gia đình theo đạo Hindu, mỗi nhà đều có một lọ nước từ sông Hằng. Bởi vì, có nước sông Hằng trong nhà là một điều tốt lành, và nếu ai đó sắp chết, người đó sẽ có thể uống sông Hằng. Nhiều người theo đạo Hindu tin rằng nước từ sông Hằng có thể tẩy sạch linh hồn của một người khỏi mọi tội lỗi trong quá khứ, và nó cũng có thể chữa khỏi bệnh tật.

Các tín đồ đạo Hindu từ khắp nơi đến đây để rải tro cốt của người thân xuống dòng sông Hằng. Họ tin rằng việc này sẽ giúp đưa những người thân đã khuất đến Moksha ( trong tiếng Phạn có nghĩa là giải thoát), chấm dứt vòng luân hồi sinh tử. Các đền thờ hỏa táng được xây dựng ở ngay cạnh các bậc thang ven sông Hằng để thiêu người đã khuất.

huyền bí sông hằng ấn độ

Sông Hằng Ấn Độ

Một số thành phố dọc theo bờ sông được coi là đặc biệt linh thiêng, bao gồm thành phố Prayag (Allahabad), Haridwar và Varanasi (Benares).

Mọi người mang theo dòng nước thiêng từ sông Hằng được đựng trong chậu đồng sau khi hành hương đến Kashi. Người ta tin rằng được uống nước sông Hằng khi trút hơi thở cuối cùng, linh hồn sẽ được lên thiên đàng.

Lễ hội dọc sông Hằng

Mỗi năm người dân Ấn Độ tổ chức hàng trăm lễ hội dọc theo bờ sông Hằng. Vì dòng sông là biểu tượng cho sự đổi mới và tái sinh. Hơn thế, còn là biểu tượng cho sự trong sạch (vì được tẩy uế) và công cụ giải thoát. Nhưng với văn hóa Ấn Độ thì dòng sông Hằng thần thánh còn mang nghĩa biểu tượng cao hơn là “ban tặng sự phồn vinh và sự cứu vớt đầy phước lành”. Thế nên, những ai tắm ở sông Hằng sẽ được nữ thần “truyền cho sự tinh khiết vào trái tim”.

huyền bí sông hằng ấn độ

Sông Hằng Ấn Độ

Vào ngày 10 của tháng của tháng Jyestha (rơi vào khoảng từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6), lễ hội Ganga Dussehra được tổ chức. Người Ấn tin rằng đây là ngày dòng sông linh thiêng từ trên trời đổ xuống. Vào ngày này, mọi người cùng ngâm mình trong dòng nước thánh và cầu nguyện để thanh tẩy tội lỗi và chữa lành mọi bệnh tật.

huyền bí sông hằng ấn độ

Sông Hằng Ấn Độ

Kumbh Mela, một nghi lễ thiêng liêng khác, là một lễ hội của người Hindu, những người hành hương đến sông Hằng tắm mình trong dòng nước thiêng. Mặc dù lễ hội Kumbh Mela được tổ chức hàng năm dọc bờ sông Hằng nhưng chính thức được tổ chức theo chu kỳ 12 năm một lần dựa theo lịch của người Hindu tại bốn điểm hành hương dọc bờ sông: ngã ba sông Phraya Graj (sông Sarasvati tách từ sông Hằng-Yamuna còn được gọi là Triveni Sangam), Haridwar (Ganges), Nashik (Godavari) và Ujjain (Ship). Lễ hội này được coi như lễ hội tâm linh lớn nhất và hòa bình nhất trên thế giới, được Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Sông Hằng tinh khiết về mặt tinh thần nhưng nguy hiểm về mặt sinh thái

Mặc dù dòng nước linh thiêng có liên quan đến tâm linh linh thiêng nhưng sông Hằng là một trong những con sông ô nhiễm nhất trên thế giới. Gần 80% lượng nước thải đổ ra sông không được xử lý và cao gấp hơn 300 lần giới hạn do Ủy ban Kiểm soát Ô nhiễm Trung ương của Ấn Độ đặt ra; cộng thêm chất thải độc hại từ việc đổ thuốc diệt côn trùng, thuốc trừ sâu và kim loại, và các chất ô nhiễm công nghiệp.

Mức độ ô nhiễm khủng khiếp này không thể ngăn cản việc thực hành tôn giáo tín ngưỡng trên dòng sông Hằng. Người theo đạo Hindu tin rằng uống nước từ sông Hằng mang lại tài lộc, trong khi việc ngâm mình hay đồ của một người sẽ mang lại sự tinh khiết. Những người thực hành nghi lễ này có thể trở nên trong sạch về mặt tâm linh, nhưng sự ô nhiễm của nguồn nước khiến hàng nghìn người bị tiêu chảy, dịch tả, kiết lỵ, và thậm chí cả thương hàn mỗi năm.

Năm 2014, chính phủ Ấn Độ cam kết chi gần 3 tỷ USD cho dự án làm sạch dòng sông Hằng kéo dài trong vòng 3 năm, mặc dù tính đến năm 2019, dự án này vẫn chưa bắt đầu.

Đăng bởi: Ngô Thị Thanh Tuyền

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก