Lai Châu

Lai Châu có gì?

Lai Châu là tỉnh biên giới phía Tây Bắc, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 450 km về phía Đông Nam. Là mảnh đất không quá nổi bật về tiềm năng kinh tế hay những danh làm thắng cảnh, Lai Châu không phải địa danh đầu tiên để người ta nhớ đến khi đi du lịch. Tuy nhiên, khám phá mảnh đất này các bạn mới thấy đây là vùng đất có “vẻ đẹp tiềm ẩn” với vô vàn điều lý thú xung quanh con người, phong tục tập quán hay cảnh sắc thiên nhiên. Lai Châu có gì? Hãy cùng chúng tôi khám phá những địa điểm di tích, thắng cảnh đẹp tại Lai Châu trong bài viết sau đây nhé.

Thác Cầu Mây và Cổng trời đèo Hoàng Liên – Lai Châu

Đèo Ô Quy Hồ hoặc đèo Mây còn có tên gọi là đèo Hoàng Liên, do đèo vượt qua dãy núi Hoàng Liên Sơn, nằm trên đỉnh đèo quanh năm mây phủ ở độ cao gần 2.000m.

lai châu có gì?

Thác Cầu Mây và Cổng trời đèo Hoàng Liên – Lai Châu

Tương truyền ở vùng núi này, trước hay hiện diện một loài chim có tiếng kêu da diết, gắn với huyền thoại về câu chuyện tình yêu không thành của một đôi trai gái. Từ đó, theo thời gian chính tiếng kêu “ô quy hồ” của loài chim này đã được dùng để đặt thành tên cho con đèo.

Đèo Ô Quy Hồ có cung đường đèo dài ngoằn ngoèo trên quốc lộ 4D, trong đó 2/3 quãng đường thuộc địa phận huyện Tam Đường, Lai Châu, 1/3 còn lại nằm ở phía thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Đây có lẽ là một con đèo giữ kỷ lục về độ dài tại vùng núi Tây Bắc Việt Nam, với chiều dài lên tới gần 50km, dài hơn cả đèo Pha Đin (dài 32km, nằm ở ranh giới tỉnh Sơn La và Điện Biên) hay đèo Khau Phạ (gần 40km, thuộc Yên Bái). Độ cao, sự hiểm trở và chiều dài của Ô Quy Hồ khiến đèo được mệnh danh không chính thống là “vua đèo vùng Tây Bắc”.

lai châu có gì?

Thác Cầu Mây và Cổng trời đèo Hoàng Liên – Lai Châu

Độ cao của dãy núi Hoàng Liên Sơn cũng khiến cho khí hậu hai nửa của đèo được phân định tại Cổng Trời trở nên khác biệt. Mùa đông, trong khi bên phía Tam Đường trời vẫn ấm áp thì bên Sa Pa có những cơn gió lạnh cắt da cắt thịt, cả ngày sương mù bao phủ, tầm nhìn không quá 2m và núi rừng chìm ngập trong mây. Vào mùa hè, nếu bên đèo Sa Pa khí hậu mát mẻ trong lành thì bên đèo Tam Đường là những cơn nóng khô hanh sẽ thiêu đốt. Những năm trời lạnh, đỉnh đèo Ô Quy Hồ có thể bị phủ kín bởi băng tuyết.

Ngày 29-6-2015, thác Cầu Mây, Cổng Trời thuộc khu vực đèo Hoàng Liên Sơn xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu được công nhận là Danh lam thắng cảnh cấp quốc gia theo Quyết định số 2248/QĐ-BVHTTDL.

Thác Tác Tình – Lai Châu

Thác Tác Tình thuộc thị trấn Bình Lư, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Thác nằm giữa dãy núi Sơn Đào, dòng thác bắt nguồn từ dãy Hoàng Liên Sơn.

lai châu có gì?

Thác Tác Tình – Lai Châu

Thác Tác Tình cao chừng 120m đổ xuống theo hướng thẳng đứng, chân thác rộng chừng 40m, phía dưới chân thác là một hồ nước trong xanh rộng khoảng 200m2 như một tấm gương giữa rừng núi trùng điệp. Những đôi trai gái yêu nhau thường đến đây để cầu mong tương lai hạnh phúc của họ được vững bền. Thác gắn liền với huyền thoại về tình yêu thủy chung, mãnh liệt của đôi trai gái người Dao.

lai châu có gì?

Thác Tác Tình – Lai Châu

Thác Tác Tình là một kiệt tác của tự nhiên, không gian trù phú, phong cảnh hữu tình, nó không chảy theo một dòng mà ngắt nhịp, thể hiện sự kỳ vĩ huyền ảo của không gian. Với giá trị thẩm mỹ và tiềm năng du lịch, ngày 31-12-2008, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu có Quyết định số 2352/QĐ-UBND công nhận xếp hạng thác Tác Tình là Di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh.

Hệ thống hang động Gia Khâu – Lai Châu

Hệ thống hang động Gia Khâu nằm trên một ngọn núi thấp thuộc bản Gia Khâu, xã Nậm Loỏng, thành phố Lai Châu, là một hệ thống bao gồm ba hang động, được chia thành ba cấp ở ba hướng, nằm thu gọn trong một thung lũng, được người dân nơi đây phát hiện ra trong khi làm nương rẫy và được gọi tên là hang Gia Khâu. Trước kia, người dân trong bản thường gọi là “Kho Chua Ploong Trsây” (Hang trên đồi lá dong) vì hang nằm trên đồi mọc toàn cây dong.

lai châu có gì?

Hệ thống hang động Gia Khâu – Lai Châu

Hệ thống hang động Gia Khâu gồm có ba cửa hang, cửa hang trên cùng (cửa 1) vòm cửa rộng 2,8m, cao 1,8m, trước cửa hình tượng một ông Phật đang ngồi thiền xung quanh lô nhô những nhũ đá hình như một toà sen, phía trên là một bức rèm nhũ phủ kín làm tăng thêm vẻ huyền bí của di tích. Chiều dài vòm cửa của hang 5m vào trong là một cửa hang nhỏ, đây là cửa dẫn xuống hang, rộng 1,3m, cao 1,25m, từ đây có thể nhìn xuống trung tâm của hang.

Hệ thống hang động Gia Khâu được Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu công nhận xếp hạng di tích Danh lam thắng cảnh cấp tỉnh theo Quyết định số 1571/QĐ-UBND, ngày 6-10-2009.

Động Tiên Sơn – Lai Châu

Động Tiên Sơn (tên gọi khác là động Đán Đón, Pờ Ngài Tủng, động Đá Trắng, động Bình Lư) nằm kề quốc lộ 4D, thuộc địa phận xã Bình Lư, huyện Tam Đường.

lai châu có gì?

Động Tiên Sơn – Lai Châu

Động Tiên Sơn với các hang động nằm trong quần thể danh thắng gắn liền với truyền thuyết về 99 ngọn núi, 99 hồ nước của đồng bào dân tộc Lai Châu – đã trở thành nét đẹp riêng mà ít nơi nào có được.

Truyền thuyết về động Tiên Sơn đã được dân gian lưu truyền qua nhiều thế hệ: 99 ngọn núi chính là biểu tượng của 99 chàng trai khỏe mạnh, cường tráng, còn 99 hồ nước trong xanh chính là 99 người con gái cần cù, xinh đẹp. Những ngọn núi và hồ nước nối tiếp nhau tạo nên bức tường thành ôm giữ một vùng đất đai trù phú, phì nhiêu. Cảnh đẹp và con người nơi đây trở thành nguồn cảm hứng cho ra đời những lời ca tuyệt vời “chín mươi chín ngọn núi chàng trai, chín mươi chín hồ xanh cô gái”…

lai châu có gì?

Động Tiên Sơn – Lai Châu

Động Tiên Sơn có 49 cung nối tiếp nhau chạy dài thông qua hai sườn núi, càng vào sâu bên trong, diện tích các cung càng lớn. Trong động có nhiều thạch nhũ muôn hình muôn vẻ, màu sắc huyền ảo. Dưới lòng động có dòng suối trong vắt chảy qua, luồn lách qua các cung như: Cung công danh, Lạc Long Quân, Mẫu Âu Cơ, Bà Chúa Kho, giải oan, xin con. Tiên Sơn là hang động thiên tạo đẹp nổi tiếng trong vùng còn giữ được vẻ hoang sơ.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp nơi đây còn là nơi cất giấu lương thực và là căn cứ địa của phong trào cách mạng.

Năm 1996, Bộ Văn hóa – Thông tin ban hành Quyết định số 1460/VH-QĐ, ngày 28-6-1996, công nhận động Tiên Sơn là Di tích lịch sử văn hóa – Danh lam thắng cảnh cấp quốc Gia.

Núi Đá Ô – Lai Châu

Danh thắng Núi Đá Ô nằm trong địa phận bản Bành Phán, xã Tả Phìn, huyện Sìn Hồ.

lai châu có gì?

Núi Đá Ô – Lai Châu

Khu chính danh thắng núi đá Ô là một khối đá lớn có hình dáng như một chiếc ô, đây là loại đá phong hoá từ đá bazan, phần phía bắc khối đá dựa vào 2 cây chò cổ thụ. Khối đá màu đen, hình chiếc ô có chiều cao 3,7m được chia là ba phần. Phần chóp ô (phần trên cùng) có chiều cao từ 70-80cm, đường kính 5,2m có thể che mưa, che nắng cho nhiều người. Tảng đá có màu xanh rêu với vô số đường nét và hoa văn rất độc đáo. Phần thân (phần ở giữa) có đường kính 2,5m gồm những phiến đá màu nâu đen xếp chồng lên nhau tạo nên những hình thù kỳ lạ. Phần chân (phần dưới đất) có chiều cao khoảng 55cm, đường kính 5,4m và được bao bọc bởi rễ của hai cây chò cổ thụ. Phần phía nam có một phiến đá bằng phẳng hình chữ nhật có kích thước 40-55cm2. Phiến đá này là nơi phản ánh đời sống văn hóa tâm linh của bà con dân bản, nơi mà người dân thường thắp hương cầu nguyện đặt các lễ vật dân cúng.

Núi Đá Ô được gắn với sự tích của người Dao Khâu, kể về ông Tiên xuống hạ giới du ngoạn để quên cái ô, qua thời gian cái ô hóa thành đá. Ngày xa xưa, có một ông Tiên xuống trần gian du ngoạn. Từ trên trời ông bay xuống đỉnh núi Sang Ta Ngai là đỉnh núi cao nhất ở vùng cao nguyên Sìn Hồ. Đứng trên đỉnh núi ông nhìn được rất xa, quan sát hết lượt, ông thấy ở phía nam có một bãi bằng. Ông quyết định tới đó để tham quan nhưng chưa biết đi đường nào vì bốn phía đều là núi non trùng điệp, vách đá cheo leo. Với sức mạnh phi thường ông bẻ vách đá trước mặt làm đôi tạo ra khoảng trống để đi qua đó là cánh cổng vào bản Sang Ta Ngai bây giờ (tiếng Dao gọi là Phìn Me Bánh). Ra khỏi vách đá, ông Tiên tiếp tục đi về phía tây nam qua núi Ngọc (Chu Pu Chong) rồi qua khe sâu (Tầm Đố) về tới bãi bằng đó chính là bản Tả Phìn, dân bản được biết có ông Tiên (Phin Cha Miền) đến thăm thì rất mừng liền tổ chức mở tiệc và liên hoan múa hát để chào đón ông Tiên. Cuộc vui kéo dài 7 ngày 7 đêm. Đến ngày thứ 7, ông Tiên sực nhớ ra phải trở về tiên giới, vội vàng chào bà con rồi bay lên trời. Nơi ông Tiên giậm chân lấy đà để bay lên đất lún suống tạo thành hố sâu, sau này thành cái ao gọi là (Gàng Manh). Do vội vã nên ông Tiên đã bỏ quên nhiều thứ. Trước khi vào Tả Phìn nghỉ chân trên đỉnh núi ngọc, ông để rơi viên ngọc. Khi rời bản Tả Phìn, ông Tiên còn bỏ quên cái ô đang cắm ở giữa bản để che mưa, nắng lúc xem hội, lâu ngày cái ô hóa đá.

lai châu có gì?

Núi Đá Ô – Lai Châu

Từ đó, người dân Tả Phìn coi ô đá là nơi linh thiêng và trở thành nơi thờ cúng. Người Dao Khâu và người Mông đen ở xã Tả Phìn và các xã lân cận hàng năm có tục lệ đến Núi Đá Ô thắp hương và cầu mong cho gia đình, con cái được mạnh khoẻ, người ốm sớm bình phục. Theo các vị cao niên trong bản tục lệ này đã có từ rất lâu, lưu truyền từ đời này qua đời khác.

Di tích Núi Đá Ô được công nhận là Di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh theo Quyết định số 2058/QĐ-UBND ngày 25-10-2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu.

Quần thể danh thắng Pusamcap – Lai Châu

Quần thể danh lam thắng cảnh Pusamcap nằm trên bản Gia Khâu I, xã Nậm Loỏng, thành phố Lai Châu. Đây là dãy núi đất và đá vôi, catster, sườn núi thoai thoải từ 20-300m về hướng Nam và dốc đứng, chia cắt về hướng Bắc. Chính kiến tạo địa chất này đã tạo nên ở phía bắc dãy núi cả một hệ thống hàng chục hang động, suối ngầm kéo dài từ xã Nùng Nàng qua Nậm Loỏng đến xã Lản Nhì Thàng.

lai châu có gì?

Quần thể danh thắng Pusamcap – Lai Châu

Hang động trong quần thể Pusamcap ở những độ cao khác nhau. Các hang động có diện tích khoảng 500m2-15.000m2, đặc biệt một số hang có hệ thống sông suối ngầm. Tại quần thể Pusamcap có hệ thống hang động gồm 4 động: Thiên Môn, Thiên Đường, Hang Nước, Động Đài Sen, trong đó có rất nhiều nhũ đá đẹp với hình thù khác nhau… đan xen giữa các hang động là khu rừng nguyên sinh với nhiều thảm thực vật phong phú, đa dạng.

Năm 2011, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã xếp hạng quần thể danh lam thắng cảnh Pusamcap là Di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia.

Lai Châu có gì? Bạn đang muốn tìm một nơi để giải tỏa tâm hồn nhưng chưa biết đi đầu thì hãy đến với Lai Châu – chuyến hành trình tại đây hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị. Tạm quên những điểm du lịch nổi tiếng trước đó và thử đặt chân đến đây xem sao nhé.

Đăng bởi: Võ Trần Hồng Quân

YOLO! Khám phá các huyện ở Lai Châu

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก