Lai Châu Lễ Hội

Lai Châu có lễ hội gì?

Lai Châu luôn được biết đến là vùng đất mang màu sắc đặc trưng của núi rừng Tây Bắc, hấp dẫn du khách. Là vùng đất có hơn 20 dân tộc sinh sống nên những lễ hội văn hóa của đồng bào Lai Châu rất phong phú, da dạng và đặc sắc. Đến với Lai Châu, du khách không chỉ đắm mình vào không gian hùng vĩ núi rừng, được thưởng thức ẩm thực, mà còn được hòa mình vào không khí của các lễ hội. Lai Châu có lễ hội gì? Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi khám phá các lễ hội dân gian độc đáo, hấp dẫn ở Lai Châu nhé.

Lễ hội Hoa Ban – Lai Châu

Lễ hội Hoa Ban được diễn ra vào thời điểm ngày 13 tháng 2 âm lịch, vào thời điểm hoa ban trắng bung nở nên có tên họi là Hoa Ban. Lễ hội này được bắt nguồn từ lâu đời, từ câu chuyện đôi trai gái yêu nhau và không đến được với nhau, để được gắn bó bên nhau đã chết và hóa thành những bông hoa ban trắng. Từ đó cứ mỗi năm, khi mùa xuân về, hoa ban nở khắp Tây Bắc là người dân lại kéo về hòa trong các lễ hội tại Lai Châu – lễ hội Hoa Ban.

lai châu có lễ hội gì?

Lễ hội Hoa Ban – Lai Châu

Lễ hội hoa ban bắt nguồn từ sự tích của dân tộc Thái: Ngày xưa, nàng Khôm (tiếng Thái là nghèo, cay đắng) và chàng Tào Lu (nghĩa là giàu có) yêu nhau nhưng không được gia đình chấp thuận. Mùa xuân, hai người rủ nhau lên chơi hang Thẩm Đông Ngoạng (hang rừng ve, tức hang Thẩm Lé thuộc tỉnh Yên Bái bây giờ). Ít lâu sau, chàng cảm chết, biến thành con Tô Mánh Lú (màu đen, to hơn con ve). Nàng Khôm không muốn bị ép duyên với chàng trai khác đã bỏ trốn vào rừng. Nàng chạy, chạy mãi, kiệt sức rồi chết ở trong rừng. Nơi nàng nằm xuống mọc lên một loại cây có hoa trắng, có hương thơm, mật ngọt. Người dân gọi đó là hoa Ban.

lai châu có lễ hội gì?

Lễ hội Hoa Ban – Lai Châu

Loài hoa ban ấy nở đúng vào mùa xuân, thời gian mà chàng Lu và nàng Khôm cùng nhau đi chơi hang. Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về, hoa ban lại nở trắng núi rừng Tây Bắc,và người Thái khắp nới trên vùng Tây Bắc nói chung, Lai Châu nói riêng đều háo hứng đi trẩy hội.

Ngày hội sôi nổi với những trò diễn độc đáo. Âm vang nhộn nhịp của tiếng pí, tiếng khèn, tiếng trống chiêng. Con trai thổi khèn, con gái dập dìu múa điệu múa hái hoa. Đó là dịp gặp nhau, hò hẹn, tâm tình của những đôi bạn tâm giao. Chàng trai ngắt những bông hoa ban đầu xuân đẹp nhất cài lên mái tóc của người mình yêu. Cô gái e ấp, thẹn thùng nấp mình dưới những lộc ban xanh mướt. Tất cả đư­ợc thể hiện thông qua tiếng đàn, tiếng hát và lời nguyện cầu tha thiết

Lễ hội Xên Mường – Lai Châu

Lễ hội Xên Mường (cúng Mường) là một trong những lễ hội lớn nhất trong năm ở Lai Châu, nhằm tưởng nhớ đến các vị thần linh đã khai sáng ra Mường – cách gọi tên vùng đất nơi người Thái đang sinh sống, cầu mong cho người Thái được ấm no, hạnh phúc… Lế hội được tổ chức vào ngày Thìn tháng 2 âm lịch hàng năm tại Xã Mường Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.

lai châu có lễ hội gì?

Lễ hội Xên Mường – Lai Châu

Mỗi Mường chọn địa điểm, thời gian, cách thức tiến hành và một số nghi lễ khác nhau. Người Thái Tây Bắc thường tổ chức lễ hội này ở đầu nguồn sông suối, nơi cung cấp nước cho toàn Mường. Tuy nhiên, người Thái Đen ở Mường Lò (Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) lại tổ chức ở một khu rừng cấm của Mường, nơi có gốc đa to nhất, xung quanh là chỗ “yên nghỉ” của những người đã khuất.

Ở Mường Lò, ông mo Nghè (mo Mường), người trông coi thần quyền cho chủ Mường và Hội Phụ lão đứng ra tổ chức lễ hội Xên Mường. Tại đây, lễ Xên Mường phải có áo của con trai thuộc dòng dõi quý tộc gốc hay người đương chức làm vật tế. Ngày nay, chức danh quý tộc không còn nữa nên người Thái lấy áo của một vị lãnh đạo xã làm vật tế. Lễ vật do người dân toàn Mường đóng góp, có thể mổ từ hai đến bốn con trâu.

lai châu có lễ hội gì?

Lễ hội Xên Mường – Lai Châu

Riêng người Thái ở Yên Châu, tỉnh Sơn La thì tế trâu trắng. Điều lạ là, con trâu để Xên Mường phải do chính mo Nghè đi tìm, ông thích con nào thì chỉ con đấy, không cần biết con trâu đó của nhà ai. Người ta bảo khi bị ông mo chỉ gậy vào, con trâu đứng yên đến mức gần như bị thôi miên, người giúp việc cho ông chỉ việc dắt trâu về nơi tổ chức lễ hội. Cỗ cúng thường gồm ba mâm nhưng phải đảm bảo có thịt trâu chín, gạo và rượu. Ông mo khấn bảy lần, mời các vị thần, tổ tiên về dự lễ và phù hộ cho dân Mường được ấm no, sung túc, cuộc sống an vui.

Các trò chơi trong lễ hội Xên Mường thường là xoè vòng theo nhịp, ném còn. Trước khi bắt đầu, người Thái lập đàn tế còn dưới chân cột còn cao 15m-20m. Lễ vật gần giống Xên Mường, chỉ khác là có thêm hàng trăm quả còn trên đàn tế. Tham gia trò này chủ yếu là nam thanh niên, ai ném rách tâm điểm trên đỉnh cột còn sẽ được coi là người hùng của hội…

Lễ cúng Thánh thạch của người Hà Nhì – Lai Châu

Thánh thạch là ông đá trắng –  A Pó ủ phú là linh thiêng không ai xâm phạm được, ăn sâu vào trong tiề thức người dân Hà Nhì từ bao đời nay ở bản Pa Thắng. Lễ hội cúng thánh thạch được diễn ra trước tết nguyên đán, người Hà Nhì có tục cúng bản. Mỗi bản chọn ra một điều đặc biệt có ý nghĩa với mình để cầu mong may mắn, an lành trong cả năm tiếp theo. Lễ cúng bản hay còn gọi là lễ cúng ” thánh thạch”của người Hà Nhì bắt đầu từ ngày sửu đầu tiên của tháng. Họ quan niệm , con trâu sẽ mang lại may mắn, trong ba ngày cúng “Thánh thạch”, người dân bản “nội bất xuất, ngoại bất nhập”.

lai châu có lễ hội gì?

Lễ cúng Thánh thạch của người Hà Nhì – Lai Châu

Ngày thứ nhất là ngày cúng ” thánh thạch”, ngày thứ 2 là cúng “ma rừng”, ngày thứ 3 là ngày cúng tại bản. Ở ba ngày cũng,lễ vật sẽ giống nhau, có thể cúng bằng lợn, gà, dê, xôi vả và các món ăn mặn khác , kèm theo bánh dày. Tuy nhiên, hai ngày cúng đầu tiên chỉ có đàn ông mới được tham gia, đàn bà, con gái phải đóng kín của, ở trong nhà. Đây là quy định, nếu gia đình nào làm trái sẽ phải chịu phạt của cả bản. Đến ngày thứ 3 ,mọi người sẽ được tham gia với nhiều trò chơi và cũng được xem là ngày vui nhất trong lễ cúng “thánh thạch”.

Ngày sửu đầu tiên của tháng 11, bản Pa Thắng sẽ chọn là một người được coi là chủ cúng để dân đoan lên tảng đá trắng thắp hương tạ Giàng và cầu mong một năm mới làm ăn thuận lợi, no đủ. Người chủ cúng được lựa chọn kỹ.Chủ cúng không bắt buộc phải lớn tuổi,chỉ cần qua tuổi dậy thì và hợp với các tiêu chuẩn đã định từ trước.

Ngày thứ 2 đi cúng “ma rừng” . Người trong bản chia nhau ra cúng những nơi bụi cây rậm rạp được cho là có ma cư ngụ. Họ cúng “ma rừng” với ý nguyện sẽ không quấy rối cuộc sống. Ngày thứ ba sẽ là ngày được đón đợi nhất vì đây là ngày cúng giữa bản, tất cả nọi người đều được tham gia. Thường lễ cúng sẽ di mọi người trong bản tự nguyện đóng góp, là cơm xôi nhuộm màu. Sau khi chủ cung làm xong phần ễ, tất cả mọi người, đặc biệt là nam nữ lấy phần xôi của mình mang đến để ăn và vo thành viên nhỏ như viên bi để ném cùng nhau. Họ có thể ném nhau cả đếm hôm đó, vui đùa và từ đây, nhiều đôi trai gái nên duyên vợ chồng. Điều đặc biệt là tất cả trẻ con trong bản ngày này sẽ được bố mẹ chuẩn bị cho những quả trứng luộc nhuộm màu bằng lá cây rừng, buộc dây treo quanh cổ. Đó là ý nguyện cầu mong những điều tốt đẹp đến với con cháu mình.

Quả thực, lễ hội mang lại nhiều điều thú vị cho mỗi du khách về thăm. Nếu có dịp, hãy lên viên đá thiêng người Hà Nhì, thắp nến hương thơm và nghe kể câu chuyện sự tích “Thánh thạch”.

Tết mùa mưa của người Hà Nhì – Lai Châu

Khi những con mưa đầu mùa đổ xuống gọi những mần non trở mình thức dậy , mơn mởn khắp đại ngàn.Mạch nguồn của sự sống ầm ầm đỏ ra từ dòng suối, con khe, các triền ruộng bậc thang no nước.Người Hà Nhì ở Mường Tè cũng tưng bừng đón một trong những cái tết to nhất trong năm- tết mùa mưa.

lai châu có lễ hội gì?

Tết mùa mưa của người Hà Nhì – Lai Châu

Tết mùa mưa được người Hà Nhì ở Mường Tè tổ chức định kỳ vào tháng 6 Âm lịch hàng năm khi cây lúa đã vào thì con gái. Ngày khai lễ bao giờ cũng là ngày Hợi đầu tiên trong tháng vì chỉ sau đó 1 tuần Hà Nhì (12 ngày) lại đến ngày Tết cúng gà (Ha chi chi) mà luật tục Hà Nhì quy định: hai ngày Tết này phải được tổ chức liền trong một tháng.

Trước Tết 3 – 4 ngày, các gia đình lo chuẩn bị gạo, rượu, thịt, quần áo mới. Đám thanh niên và những người già am hiểu lý lẽ lo dựng các cây đu, bập bênh, dọn dẹp và chỉnh trang bãi hội ở bãi đất trống giữa bản.Để chuẩn bị cho Tết mùa mưa, người ta phải dựng 2 cây đu là đu lăng (a gừ gừ xú), đu quay (a gừ gừ pu) và 2 cái bập bênh là bập bênh lên xuống (a chú), bập bênh quay (a chú chú pu). Ông Pờ Lóng Tơ, nghệ nhân người Hà Nhì, cho biết: “Theo quan niệm của người Hà Nhì, cái đu lăng vươn cao hàng chục mét với ngọn lá xum xuê thể hiện khát vọng của con người về một sự phát triển tốt đẹp. Còn cái đu quay trông như cái guồng nước to tròn phản ánh mong muốn về sự no đủ”.

lai châu có lễ hội gì?

Tết mùa mưa của người Hà Nhì – Lai Châu

Trong thời gian ấy, một số người đàn ông trong bản cũng chuẩn bị cho mình những cặp cà kheo thật tốt để thi thố tài nghệ trong dịp Tết. Đôi cà kheo được làm từ gốc của 2 cây sặt già, ruột đặc và đồng đều về kích thước. Cây cà kheo có đường kính vừa nắm tay cầm, cao ngang đầu người. Bàn cà kheo cao cách đất khoảng 30 cm.

Đám thanh thiếu niên cũng có các trò chơi riêng của mình trong những ngày Tết mùa mưa. Đó là trò đánh cù truyền thống. Cù (đọ lo thé) của người Hà Nhì có thân cù to cỡ bằng nắm tay, chân cù được gọt nhọn làm điểm quay. Thân cù tròn đều, chiều cao tương ứng với chiều rộng để giữ thăng bằng khi quay. Dây cù được se từ sợi đay. Đầu dây còn được gắn với một que gỗ nhỏ để tạo đà quăng.

Những gia đình có trẻ nhỏ 3-5 tuổi được gia đình làm cho một cái đu lăng ở nhà hoặc ngoài hiên nhà.Đu lăng của trẻ con cấu tạo đơn giản với 2 dây dàu đều nhua buộc thả từ trên nhà xuống.Một thanh gỗ gài , rộng để làm ghế đu.

Ngày đầu tiên của Tết mùa mưa, nhà nào cũng dậy sớm đun nước, mổ lợn. Tiếng chày giã gạo cùng tiếng lợn kêu, tiếng dao thớt của các gia đình làm xao động cả núi rừng. Mâm cúng tổ tiên ngày Tết ngoài thịt lợn mới mổ còn có rượu, trà, mía, chuối và hoa mào gà… Sau lễ cúng, đồ lễ được để nguyên vị trong suốt ngày hôm đó. Con cháu trong dòng họ (3 đời) trong ngày hôm ấy về lạy tổ tiên xong đều ăn 1 – 2 miếng để “xin lộc” cầu may.

Bữa liên hoan đầu tiên của tết mùa mưa vui vẻ và ấm cúng bởi đó là bữa ăn sum họp của cả gia đình và nhiều con cháu trong dòng họ. Khi rượu đã chuếnh choáng, mọi người trong mâm cùng nắm tay thành vòng tròn. Chủ nhà dõng dạc hô to lời cầu chúc tốt lành tới ba lớp người, ba lứa lương thực và ba lứa vật nuôi. Mọi người hưởng ứng bằng ba tiếng “Sơ”quen thuộc.
Suốt từ chiều đến tận đêm khuya hôm ấy, mọi người trong bản đến chơi nhà nhau. Nhà nào có khách cũng bày mâm rót rượu.

Ngày thứ hai của Tết mùa mưa là ngày khai hội. Chủ lễ là vị chức sắc to nhất trong cộng đồng. Ngoài ra, người ta còn phải lựa chọn một cặp vợ chồng cao niên, song toàn, khoẻ mạnh, con cháu đề huề để khợi sự các trò chơi. Đến giờ lành, ông chủ lễ dẫn cặp cao niên và cộng đồng dân bản đi làm lý khởi sự từng trò chơi.Đồ lễ gồm có rượu, trà, vải trắng, tiền, vòng bạc, quả trứng, gạo và vài nhành lá, bông hoa của núi rừng… Ông chủ lễ trịnh trọng khấn thần tai nạn Lồ Núy, thần tay khoẻ Lạ Tò xin cho những người chơi được an toàn, dù có đu thật cao, bật thật khoẻ cũng không ai bị ngã, không ai bị thương.

lai châu có lễ hội gì?

Tết mùa mưa của người Hà Nhì – Lai Châu

Trong bãi hội, môn đu lăng luôn thu hút những đôi trai gái có tình ý với nhau. Ngày thường, họ ít khi được mặt chạm mặt, vai kề vai vì luật tục cộng đồng không cho phép, nhưng trong những ngày này hành động ấy được khuyến khích.

Trong khi đó, môn đu quay thu hút đám thanh niên của bản. Bốn người một đu – vòng quay quay tít theo đà đạp chân của những người chơi thể hiện niềm mong ước về một sự no đủ, bội thu của mùa vụ. Đám bập bênh quay, bập bênh lên xuống cũng không kém phần vui nhộn. Ba cặp chơi – một bên nam, một bên nữ thi tài với nhau xem bên nào bật cao hơn, tốp nào quay tít hơn. Niềm mong ước cho những cái xấu, cái không tốt trôi đi theo nước mưa được thể hiện trong các trò chơi càng làm tăng thêm sự hứng khởi của những người dự hội.

Ngoài ra, trong phần hội còn có trò chơi cù, chơi cà kheo. Những thiếu nữ bạo dạn cũng hăng hái trổ tài đánh cù với cánh đàn ông con trai. Bãi hội ồn ào bởi tiếng cười nói của những người chơi cùng tiếng cù bổ chan chát, quay vù vù và những tiếng hò reo, cổ vũ tạo nên những âm thanh náo nhiệt, khác hẳn với vẻ u tịch hàng ngày nơi thâm sơn cùng cốc.

Tối đến, sau bữa cơm thân mật của các gia đình, mọi người lại nhanh chóng tề tựu ở bãi hội để cùng vui đêm xòe. Thanh niên xếp một đống củi lớn giữa bãi. Ông chủ lễ trịnh trọng làm lý với trống, chiêng để cho tiếng trống thật dền, tiếng chiêng thật lảnh, đêm xòe thật vui.Rồi lửa nổi lên, chiêng trống nhịp nhàng thúc giục, mọi người cùng ùa quanh đống lửa, tay trong tay xếp thành vòng tròn trong ngoài, múa điệu xòe truyền thống với các động tác nhanh, khỏe, uyển chuyển, đậm màu sơn cước được trình diễn một cách điệu nghệ bên ánh lửa bập bùng, tỏa sáng lung linh.

lai châu có lễ hội gì?

Tết mùa mưa của người Hà Nhì – Lai Châu

Hội vui cứ thế tiếp diễn cho đến hết ngày thứ năm. Ngày cuối cùng, các gia đình làm lễ cúng hồn lúa. Gia chủ chủ trì nghi lễ cúng. Đàn lễ được dựng bên nương lúa của gia đình. Đồ lễ có rượu, gà, chà, nước… Chủ lễ đứng trước đàn lễ khấn xin trời cho mưa xuống cho tràn các triền ruộng, tưới ướt các mảnh nương. Xin cho cây lúa khoẻ mạnh, không cho sâu bệnh, đừng để thiên tai.

Tết đã hết nhưng lũ trẻ con trong bản vẫn tíu tít bên các cây đu, cây bập bênh. Cù vẫn quay tít ở bãi đất giữa bản cho đến hết ngày Tết cúng gà – Các gia đình đã làm lý đuổi hết tai ương, tật ách ra khỏi nhà, người già mới sai thanh niên phá bỏ các cây đu, cây bập bênh, trẻ bỏ cù, thiếu nữ xếp áo vào hòm, các bản Hà Nhì trở lại cảnh yên tĩnh, thanh bình của miền sơn cước.

Có thể nói, tết mưa của người Hà Nhì thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc sâu sắc, là nét đẹp cần gìn giữ và phát huy.Dường như mọi giá trị sống đều năm trong những nghi lễ, trò chơi.

Lễ hội Gầu Tào – Lai Châu

Du lịch Lai Châu vào dịp tết đến xuân về, nếu có dịp ghé thăm những bản làng ở miền núi phía bắc, khu khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoa đào, hoa mận, hoa mơ nở bung khắp rừng, và đây là lúc lễ hội Gầu Tào mở ra.

lai châu có lễ hội gì?

Lễ hội Gầu Tào – Lai Châu

Lễ hội được tổi chức ở 8 xã biên giới trung tâm chợ Dào San. Lễ hội mở ra với hai mục đích chính là cầu phúc và cầu mệnh.Theo phong tục của người Mông, dù cầu phúc hay cầu mệnh gia chủ đều nhờ đến thầy cúng trong bản làm chủ hội, sắm vai nhân vật thay thế người trần giao tiếp với tổ tiên hoặc Thổ công.

Gia chủ thưởng tổ chức lễ hội Gầu Tào trong ba năm liền, mỗi năm từ 3 đến 5 ngày.Trong trường hợp chỉ làm 1 năm, lễ hội kéo dài từ 10 đến 12 ngày. Khoảng từ 25 tết, các chàng trai trong bản sẽ đi chặt tre dựng cây nếu, cây nếu được trồng trên một của đồi thoai thoải hoặc giữa bãi đất bằng phẳng, rộng rãi mà gia chủ chọn làm trung tâm lễ hội. Trên ngọn cây nêu treo một bầu rượu, một miếng vải đỏ để kính báo với thần linh.Sự xuất hiện của cây nêu báo hiệu cho cả bản biết ăm nay sẽ có gia đình tổi chức lễ hội Gầu Tào. Lễ họi dù tổ chức của 1 gia đình hoặc nhiều gia đình đều trở thành ngày vui chơi, thu hút sự tham gia của tất cả mọi người trong bản.

lai châu có lễ hội gì?

Lễ hội Gầu Tào – Lai Châu

Đến chiều 30 tết, đích thân gia chủ chuẩn bị lễ vật dâng cúng gồm có: thịt lợn, bánh chưng, bánh giày, cơm, rượu, giấy bản… thầy cúng lo việc cúng lễ ngay dưới gốc cây nêu để cầu trời đất, thần linh phù hộ cho gia đình gia chủ vạn sự như ý. Và từ mồng 3 đến mồng 5 tết, thầy cúng cùng gia đình chọn ngày tốt, giờ tốt để mở hội. Sau phần tuyên bố lý do mở hội của gia chủ, các chàng trai, cô gái Mông mang trong mình những bộ trang phục đặc sắc cùng nhau múa hát giao duyên. Sau đó cả bản tỏa đi khắp các núi đồi, đường đi, những ruộng đồng cạn… Họ vui đùa, trò chuyện, chơi các nhạc cụ dân tộc như thổi kèn lá, sáo, khèn môi,kéo nhị, múa khèn… cùng nhiều trò chơi dân gian như đánh quay, đẩy gậy tạo nên không khí vui tươi ngày hội.

Lễ hội Hạn Khuống – Lai Châu

Hạn khuống là một hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Thái. Lễ hội thường được tổ chức sau vụ thu hoạch vào tháng 11 hàng năm. Lễ Hạn Khuống do bên gái tổ chức thực ra là một cuộc vui để tìm hiểu bạn đời sau đó chia tay về nhà chồng. Chính vì vậy, Hạn Khuống đã để lại biết bao kỷ niệm và ấn tượng đẹp của một thời trẻ trung sôi nổi.

lai châu có lễ hội gì?

Lễ hội Hạn Khuống – Lai Châu

Khi nói đến Hạn Khuống, người Thái nghĩ ngay đến nơi hò hẹn – giao duyên bằng những lời ca thắm tình của nam nữ thanh niên Thái, một nét sinh hoạt văn hóa cổ xưa của người Thái. Hạn Khuống làm cho trai mường, gái bản Thái thêm yêu cuộc sống, yêu lao động sản xuất, gần gũi với thiên nhiên, vì văn hóa của người Thái cũng bắt đầu từ tình yêu cuộc sống, bắt đầu từ phong tục, tập quán sinh hoạt của một tộc người luôn gắn bó với núi rừng. Có thể nói, lửa sàn Hạn Khuống sẽ thêm thắm đượm tình người khi du khách, bạn bè gần xa đến giao duyên trên sàn Hạn Khuống vào ngày lễ hội, dịp tết đến xuân sang.

Ngoài căn nhà sàn thân quen của mình, khi tiết trời sang xuân, khi bản mường bước vào mùa lễ hội, nam nữ thanh niên Thái cùng nhau vào rừng đốn chặt lấy vài cây rừng về dựng một sàn ở khu đất trống giữa bản, sàn có thể dựng bằng tre hoặc gỗ, sàn đó được gọi là Hạn Khuống nơi để nam nữ thanh niên Thái đến khắp (hát) đối đáp. Trên sàn Hạn Khuống chuẩn bị dụng cụ cho nam thanh, nữ tú hội tụ giao duyên; con gái Thái thì quay sợi, cán bông, dệt vải, thêu thùa bằng chỉ màu các loại, có bếp củi để đốt lửa. Dụng cụ cho trai Thái gồm có lạt xanh, lạt đỏ, lạt trắng để đan hom, đan giỏ, đan ớp, hoặc đan các con vật để tặng bạn gái, người mà trai Thái có ý tỏ tình trong đêm khắp đối giao duyên. Ống điếu và bó đóm bằng tre ngâm khô và thuốc lào. Ngoài ra còn một số vật dụng khác để đan chải, đan vợt xúc… và các loại nhạc cụ như khèn bè, pí pặp, pí thiu, sáo trúc, đàn tính…

Sàn Hạn Khuống dựng cao khoảng 1,2m – 1,5m, rộng chừng 0,6m, dài chừng 5m, xung quanh có lan can được trang trí hoa văn mang bản sắc dân tộc. Giữa sàn Hạn Khuống có cây nêu bằng tre to, dài để cả phần ngọn còn nguyên lá và trang trí các con giống đủ màu sắc gọi là “Lắc xáy chính”. Cây “Lắc xáy chính” này mang bóng dáng của cây vũ trụ. Bốn góc sàn Hạn Khuống có 4 cây nhỏ trang trí đẹp mắt gọi là “Lắc xáy”. 4 góc sàn đều có cầu thang lên xuống, được gọi là “San bó Han Khuông” (Sàn hoa Hạn Khuống). Chủ thể Hạn Khuống thường chọn những thiếu nữ Thái xinh đẹp của bản mường, có đức – tài hát đối ứng gọi là “Xao tỏn khuống”. Bốn cô gái ngồi ở bốn góc gọi là “Xao lắc xáy”. Khi bếp lửa trên sàn bắt đầu nhóm lên, ngọn lửa cháy rực sáng cả một góc bản mường cũng là lúc các cô chủ Hạn Khuống rút thang lên, quay guồng xa của mình kéo sợi giăng ngang lối lên – xuống sàn Hạn Khuống và cuộc thi tài bắt đầu. Lúc này, các chàng trai Thái muốn lên sàn hoa thì phải thắng trong cuộc hát đối với các cô chủ sàn Hạn Khuống. Lời các bài hát đối thường lấy trong truyện thơ Thái “Xống chụ xon xao”, “Tản chụ xiết xương”. Khi đã vào cuộc, ngoài khắp đối ra là lời ứng tác giữa một bên là trai Thái, một bên là các cô chủ Hạn Khuống. Lời ứng tác tinh tế, sắc sảo thể hiện sự thông minh, tài ba của những chàng trai, cô gái Thái.

Khi đã cảm phục tài ứng tác của các chàng trai trong hát đối, các cô gái thả thang xuống chạm đất đưa tay níu mời các chàng trai lên sàn Hạn Khuống. Sau khi lên Hạn Khuống, bên gái tiếp tục thử sức tài ba, lòng kiên trì, đối đáp của bên trai là không cho ghế, bên trai lại khắp xin ghế ngồi. Cứ thế, xin được ghế ngồi rồi lại khắp đối xin ống điếu thuốc lào… Sau một loạt các bài khắp, các chàng trai đã vượt qua thử thách và được các cô gái đồng ý cho dự cuộc vui đến thâu đêm. Khi chàng trai và cô gái nào để ý đến nhau, có tình cảm riêng với nhau thì tự đến bên nhau để tỏ tình bằng những lời khắp đối ân tình, sâu lắng. Cứ như thế, cuộc vui cuốn hút các cô gái Thái thể hiện sự kéo tay bằng việc thêu dệt, xe sợi, cán bông không biết mỏi mệt; còn các chàng trai người thi đan giỏ, đan hom, thi thổi sáo, đàn tính bằng những làn điệu níu kéo lòng người, tình người.

Đêm càng về khuya, Hạn Khuống càng say nồng bởi những lời khắp đối, bởi sự nhanh tay xe sợi, thêu, đan hom, đan giỏ của các chàng trai cô gái Thái. Đến lúc này, những người có tuổi và trẻ em tuy vương vấn sàn Hạn Khuống nhưng cùng lần lượt ra về vì đêm sắp tàn canh. Chỉ còn lại trên sàn Hạn Khuống là các chàng trai, cô gái Thái vai kề vai bên bếp lửa rực hồng, lan tỏa làm cho đôi má tuổi mười tám đôi mươi các cô chủ Hạn Khuống thêm xinh. Hạn Khuống có thể diễn ra trong nhiều ngày, hình thức vui chơi phong phú, đa dạng như: tung còn, múa xòe, tó má lẹ, chơi cù… Khi hoàng hôn buông xuống, sinh hoạt trên sàn Hạn Khuống lại trở nên thắm nồng và trầm lắng lời khắp giao duyên của trai gái Thái. Cùng với khắp đối, người đến xem có thể cất lên giọng phụ họa làm cho không khí trong đêm Hạn Khuống càng trở lên say đắm lòng người. Hạn Khuống tan là lúc cô chủ sàn Hạn Khuống khắp lời chia tay. Đến lúc này, không ai bảo ai, mỗi người một tay, trai dọn đồ nặng, gái dọn đồ nhẹ và bắt đầu thổi tắt bếp lửa sánh vai cùng nhau ra về là lúc rặng núi phía đông bắt đầu hửng sáng, Lúc đó, cô chủ Hạn Khuống cất thang Hạn Khuống dừng cuộc vui, nhưng dư âm đêm Hạn Khuống còn mãi với thời gian.

Sinh hoạt Hạn Khuống như có sức hút kỳ lạ nếu ta để tâm nghe những lời khắp đối bằng những câu thơ nổi tiếng của người Thái trong tác phẩm “Xống chụ xon xao” được người Thái Tây Bắc lưu truyền, diễn xướng qua nhiều thế hệ và đón nhận trường ca đó bằng cả tình cảm nồng thắm, thiết tha. Chính vì lẽ đó, Hạn Khuống là nét văn hóa mang đậm giá trị tinh thần trong đời sống thường nhật, biểu trưng tình cảm của người Thái. Khắp đối giao duyên trên sàn Hạn Khuống là sự kết tụ văn hóa Thái Tây Bắc, mà ở đó khởi nguồn từ cuộc sống và được biểu hiện nét sinh hoạt văn hóa tinh thần đầy cảm xúc của người Thái. Sinh hoạt văn hóa trên sàn Hạn Khuống làm con người thêm yêu cuộc sống, nhìn cuộc sống tốt đẹp hơn, cuộc sống tràn ngập tình nghĩa, tính bao dung và lòng nhân ái.

Lễ hội Kin Lẩu Khẩu Mẩu của người Thái Trắng – Lai Châu

Kin lẩu khẩu mẩu (Lễ hội cốm mới) của người Thái trắng – xã Mường So – huyện Phong Thổ đã có từ rất lâu đời. Lễ hội là nơi người dân cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi phát triển. Lễ hội cũng là nơi giao lưu tình cảm của các cư dân trên địa bàn toàn tỉnh.

lai châu có lễ hội gì?

Lễ hội Kin Lẩu Khẩu Mẩu của người Thái Trắng – Lai Châu

Qua nhiều năm, Lễ hội này không được tổ chức nên đã dần bị mai một. Năm cuối cùng diễn ra Lễ hội là năm 1961, trải qua 46 năm gián đoạn, Lễ hội giờ đây đã được tổ chức, phục dựng lại tại bản Huổi Én – xã Mường So – huyện Phong Thổ (2007) và được tổ chức đều đặn vào mỗi năm vào rằm tháng 9 (âm lịch) hàng năm, đây chính là thời điểm lúa non thích hợp nhất để chọn về làm cốm.

Theo truyền thống canh tác nông nghiệp của người Thái trắng Mường so trước đây họ thường trồng 1 vụ lúa, ngày nay do biết áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp nên dân cư ở đây đã canh tác lúa 2 vụ. Lúa dùng để làm cốm phải là lúa nếp, cũng có rất nhiều loại lúa nếp có thể làm cốm như: Lúa Lương phượng, lúa nếp thơm, nếp tan, nếp quýt, nếp hoa… Ngày trước lúa được chọn làm cốm thường là lúa nếp nương bởi vì loại lúa này thường giữ được chất ngọt của hạt nếp, mùi thơm và độ dẻo của hạt lúa cũng không bị mất đi và đặc biệt hơn nữa những hạt lúa nếp nương lại rất tròn và mẩy. Ngày nay do nhu cầu sử dụng lúa nếp của người dân có phần hạn chế và diện tích canh tác lúa nương không còn nhiều nên lúa làm cốm là giống lúa Nếp thơm hoặc lúa Lương phượng. Khi chọn lúa làm cốm người ta không nhất thiết phải lấy lúa của một gia đình nào, trong thời gian chuẩn bị họ tập trung ra cánh đồng của bản tìm ruộng lúa có giống lúa phù hợp với các tiêu chuẩn trên, họ sẽ sử dụng loại lúa trong ruộng đó. Số lượng lấy nhiều hay ít tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng của buổi Lễ.

Người ta cũng chọn những bông lúa hạt to, mẩy và đặc biệt là không lẫn lúa tẻ rồi tuốt lúa từ những bông lúa đó đem phơi khô rồi bảo quản ở trong các bao đặt nơi khô thoáng để làm giống cho vụ sau.

Trước hôm diễn ra buổi lễ một ngày, một bà cụ trong bản (đã được lựa chọn, phân công từ trước) có kinh nghiệm về làm cốm cùng với chủ ruộng và một tốp nữ của bản cùng ra đồng lấy lúa. Bà cụ tiến lên trước thửa ruộng rồi đọc lời khấn: “Qua quá trình cày cấy, chăm sóc giờ đây lúa ở ruộng đã chín vàng, lúa trên khắp cánh đồng đã chín. Con cháu sẽ tổ chức ăn cốm mới, xin với ông bà thổ địa được lấy lúa về làm cốm”.

Chấm dứt lời khấn bà cụ sẽ cắt một ít lúa trong ruộng đó làm mẫu rồi hướng dẫn các cô gái cắt đủ số lượng lúa cần lấy. Dụng cụ để cắt lúa là dao và liềm. Những cô gái được chọn để cắt lúa cũng có những tiêu chuẩn nhất định: Đó phải là những cô gái còn trinh tiết, nếu là những người đã có gia đình thì đó sẽ là những gia đình thuận hoà yên ấm, con cái khoẻ mạnh, ngoan ngoãn. Theo quan niệm của người dân nơi đây chỉ những người đó lấy lúa về làm cốm mới thể hiện được sự trưởng thành, phương trưởng của con cháu, sự nguyên vẹn đối với các thần linh.

Tết độc lập của người Mông – Lai Châu

Cứ vào dịp quốc khánh 2/9 hằng năm,hàng vạn đồng bào dân tộc Mông ở Lai Châu và các tỉnh lân cận lại nô nức đổ về thị trấn Than Uyên để chung vui ngày tết độc lập. Đến với huyện Than Uyên ngày quốc khánh, mọi người sẽ được khám phá , thưởng thức những nét văn hóa đơn sơ, mộc mạc tự nhiên của núi rừng. Từ sáng sớm tinh mơ ngày 1/9, khi mây mù còn bao phủ trên những dãy núi cao, không khí ngày tết độc lập bao trùm khắm các bản làng rẻo cao của đồng bào các dân tộc Thái,Dao, Khơ Mú…

lai châu có lễ hội gì?

Tết độc lập của người Mông – Lai Châu

Đến xã Phúc Than, cách thị trấn Than Uyên khoảng 12km, nơi có 6 bản người Mông sinh sống, ngày tết đang tưng bừng, cờ đỏ sao vàng tung bay phất phới trên nóc những ngôi nhà sàn vừng chức.Những đứa trẻ con khuôn mặt rạng ngời khi mặc bộ vãy áo truyền thống màu sắc sặc sỡ của người Mông.

Bên bếp lửa bập bùng, nồi bánh bốc hơi nghi ngút thơm lừng, những ngươig già trong bản lại nhớ đến những ngày đồng bào dân tộc Mông theo bác Hồ, theo Đảng ,cuộc sống mở ra một trang mới. Ngày 1/9 hằng năm, dù trời mưa hay nắng,không phân biệt giàu nghèo, hàng vạn đồng bào Mông ở Lai Châu và các tỉnh lan cận lại tấp nập về thị trấn Than Uyên để chung vui, đón mừng ngày tết đọc lập như một nét văn hóa truyền thống.

Còn những đôi trai gái người Mông ở tuổi cặp kê cũng là một dịp lý tưởng để hẹn hò, tìm kiém bạn đời. Các chàng trai thi nhau thổi kèn bên những cô gái trẻ đẹp, váy áo sặc sỡ.Có nhiều đôi bạn trẻ cách nhau dù cả trăm cây số nhưng đã nên duyên vợ chồng khi cùng tham dự ngày “tết độc lập”.

Từ khi nghe theo Đảng và chính phủ, người Mông ở Lai Châu đã bỏ hình thức canh tác du canh du cư, phá rừng làm nương rẫy, hạn lập sơn bản sống đinh cư, cuộc sống đồng bào đã được ấm no, hạnh phúc, không còn đòi khổ như xưa. Bên cạnh các trò vui chơi, trong ngày tết độc lập, nhiều gian hàng được bày bán , giới thiệu sản phẩm truyền thống người Mông để truyền lại cho con cháu đời sau luôn gìn giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào.

Lễ hội Bun Vốc Nặm – Lai Châu

Lễ hội Bun Vốc Nặm được tổ chức trước mỗi vụ màu, nhằm cầu mưa thuận gió hòa, màu màng tươi tốt.Các tiết mục văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống, mang dậm bản sắc cư dân bản địa…thu hút đông đảo cộng đồng các dân tộc quanh vùng tham gia.

lai châu có lễ hội gì?

Lễ hội Bun Vốc Nặm – Lai Châu

Ngay từ sáng sớm, khi mây mù còn giăng mắc trên đỉnh núi , từ các ngả đường đã thấy bà con các dân tộc nô nức kéo về trung tâm xã – địa điểm tổ chức lễ hội. Nổi bật hơn cả là các cô gái Lào xúng xính trong trang phục truyền thống với những hoa văn tinh xảo, miệng cười tươi tắn dắt nhau đi xem hội. Phần lễ cúng cầu cho các thần linh phù hộ cho mưa thuận gió hòa, cay cối sinh sôi nảy nở, không bị sâu bệnh phá hoại, người người mạnh mẽ, nhà nhà hạnh phúc. Các già làng, trưởng bản và nam nữ thanh niên xã đập mẹt, gõ trống, tuốt lá cọ, tuốt lạt…giả làm tiếng sấm, tiếng mưa rơi. Họ đội nén, khoác áo tơi đến từng nhà xin nước, xin lộc trời…Đó là những hành động mang ý nghĩa phòn thực, càu mưa xuống cho vụ mùa tươi tốt, bội thu…

lai châu có lễ hội gì?

Lễ hội Bun Vốc Nặm – Lai Châu

Phần hội được bắt đầu khi trai bản trên, bản dưới , không phân biệt người già, trẻ nhỏ kéo nhau ra suối té nước càng ướt càng tốt. Không chỉ có người dân địa phương mà ngay khách du lịch cũng được đắm mình trong làn nước mát.Tất cả đều hòa vào không gian vui vẻ, ngập tàn tiếng cười nói.
Mang trên mình bộ quần áo ướt sũng, mọi người lên bờ thưởng thức các món ăn truyền thống do chính bà con dân tộc Lào làm như cơm lam,bánh chưng, xôi ngũ sắc…Lễ hội kết thúc bằng các trò chơi dân gian truyền thống như đẩy gậy, ném còn, kéo co…

Dường như, không gian lễ hội luôn để lại những ấn tượng tuyệt vời trong lòng du khách và người dân địa phương, là truyền thống văn hóa mà bất kỳ người con dân tộc Lào nàu cũng cần gìn giữ, phát triển để truyền ngàn đời sau.

Lễ hội nàng Han – Lai Châu

Người con gái Thái luôn được đánh giá cao về dung mạo, sắc đẹp và làn da.Thiếu nữ Thái rạng riiwx trong bộ vát cóm truyền thống duyên dáng uốn mình chơi ném còn, đánh càu,kéo co.Các chàng trai tràn đầy sức sống trong trò chơi đi cà kheo, đẩy gậy, đánh cầu lông gà, bắt cá suối.Đó là những hình ảnh, hoạt động diễn ra trong ngày lễ hội Nàng Han ở xã Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.

lai châu có lễ hội gì?

Lễ hội nàng Han – Lai Châu

Lễ hội nàng Han tôn vinh nữ hanh hùng có công đánh đuổi giặc ngoại xâm của đòng bào Thái Trắng, được tổ chức vừa để tri ân Nàng han, vừa cầu mong sự no ấm,an lành, nhân khang, vật thịnh, mùa màng tươi tốt cho khắp bản làng,

Tương truyền, nàng han xuất thân trong một gia đình người Thái nghèo ở Chiềng Sa (nay là xã Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu).Nàng Han đã cải trang thành nam giới, đứng lên kêu gọi thanh niên các bản làng đoàn kết đánh giặc.Nàng đứng đầu cuộc khởi nghĩa của đồng bào 16 xứ Thái, quật cường đánh bại giặc xâm lược ngoại xâm phương Bắc.Sau khi dẫn đoàn quân thắng trận trở về, nàng tắm gội ở mó nước Tây An, xã Mường So rồi bay về trời.Từ đó, nhớ công ơn nàng Han, bà con lập đền thờ và tổ chức lễ hội ngay ở mó nước nàng tắm.

Cứ ngày 15 tháng 2 âm lịch hàng năm, tại bản Tây AN , XÃ Mường So , bà con dân tộc lại dâng hương, hoa và nông sản , thực phẩm do chính bản làng làm ra, Bên cạnh đó còn nhiều hoạt động văn nghệ đặc sắc như điệu múa của đồng bào Thái hòa với tiếng đàn Tính Tấu.

Lễ mừng cơm mới của người Si La – Lai Châu

Dân tộc Si La chỉ có khoảng 700 người sống chủ yếu ở hai bản Seo Hai, xã Kan Hồ, huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu và bản Nậm Sin, xã Cung Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Cuộc sống của người Si La gắn chặt với núi rừng, điều kiện canh tác rất khó khăn nên đồng bào luôn mơ ước về sự no đủ. Đó là lý do ra đời của Lễ mừng cơm mới (ổm khe) của đồng bào dân tộc Si La. Lễ mừng cơm mới của đồng bào Si La được tổ chức đầu vụ thu hoạch (tháng Tám âm lịch), vào ngày hợi, ngọ, tị, thân hoặc thìn. Nếu ngày cúng trùng vào ngày giỗ của gia đình trưởng họ thì phải lui lại nhưng vẫn phải chọn vào một trong những ngày kể trên.

lai châu có lễ hội gì?

Lễ mừng cơm mới của người Si La – Lai Châu

Khi lúa trên nương chín, trưởng dòng họ đi hái một nắm lúa đem về phơi khô rồi giã lấy gạo nấu một bát xôi làm lễ vật cúng chính. Những người con trai đã ra ở riêng, nếu bố đã mất phải đem lễ vật đến bàn thờ đặt ở nhà trưởng họ để cúng tổ tiên (nếu còn bố thì bố làm thay). Lễ vật bắt buộc phải có là một gói cơm mới (được lấy từ nương lúa của gia đình đem về phơi rồi đồ lên), hai con sóc, hai con cua, hai con cá.

Lễ cúng thường làm vào buổi chiều. Cách thức tổ chức và những lễ vật của các dòng họ đều giống nhau. Khi lễ vật được các gia đình trong dòng họ đem đến, trưởng họ bày ra một mâm tròn và bắt đầu làm lễ cúng. Con cháu sẽ quây tròn quanh mâm cúng, trưởng họ vừa cúng vừa đọc những câu cầu cho mùa màng năm sau được tốt tươi, cho thu hoạch bội thu. Lễ cúng không thắp hương mà chỉ thắp nến.

lai châu có lễ hội gì?

Lễ mừng cơm mới của người Si La – Lai Châu

Khi cúng xong các gia đình sẽ cùng nhau ăn mừng lúa mới. Gia đình nào khó khăn, trưởng dòng họ cho đem lễ vật đã cúng về nhà ăn cùng con cái và người thân. Người Si La rất coi trọng Lễ mừng cơm mới nên các dòng họ thường tổ chức rất chu đáo. Lễ cúng xong, sáng hôm sau các gia đình lên nương thu hoạch lúa.

Lễ mừng cơm mới của dân tộc Si La ở Lai Châu ngoài ý nghĩa tín ngưỡng còn là dịp để các dòng họ tưởng nhớ những người đã khuất và là dịp để anh em họ hàng hội tụ, biểu thị sự đoàn kết và sức mạnh cộng đồng. Các điệu hát và tiếng sáo, tiếng đàn vang lên khắp núi rừng báo hiệu một mùa bội thu, an lành, no ấm. Đây là nét đẹp văn hóa của đồng bào Si La.

Lai Châu có lễ hội gì? Trên đây là danh sách những lễ hội tại Lai Châu đặc sắc mà bạn nên tham gia khi du lịch tới miền đất này. Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn cuộc sống, những phong tục, tập quán của con người nơi đây. Chúc các bạn có những chuyến du lịch trải nghiệm Lai Châu thật thú vị nhé.

Đăng bởi: Mỹ Huệ

YOLO! Khám phá các huyện ở Lai Châu

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก