Kiến Thức Marketing

Supply chain là gì? Phân biệt Logistics và Supply Chain

Bạn có biết Supply chain là gì không? Đây được xem là một trong những chiến lược Marketing đỉnh cao giúp doanh nghiệp định hướng được sự phát triển. Không những thế, nó chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, làm sao để bạn quản lý được chuỗi cung ứng hiệu quả này sẽ được UNICA giải đáp ngay sau đây.

1. Khái niệm Supply Chain là gì?

Hiểu một cách đơn giản thì nó là chuỗi cung ứng, là mạng lưới của tất cả các cá nhân, tổ chức, nguồn lực, hoạt động và công nghệ liên quan đến việc tạo ra và bán sản phẩm. Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả mọi thứ, từ việc phân phối nguyên liệu gốc từ nhà cung cấp đến nhà sản xuất cho đến cuối cùng là phân phối cho người dùng cuối. Phân đoạn chuỗi cung ứng liên quan đến việc đưa thành phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng được gọi là  kênh phân phối.

Supply Chain mang lại những lợi ích vô cùng tuyệt vời đối với doanh nghiệp. Cụ thể:

– Dự đoán được nhu cầu và số lượng sản xuất để đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường tiêu dùng

– Giảm chi phí ở mức đáng kể

– Giảm số lượng hàng tồn kho

– Tìm kiếm, tiếp cận nguồn khách hàng đa dạng hơn

– Tăng lợi nhuận sau thuế

– Cải thiện vòng cung ứng cho các đơn hàng.

supply chain là gì, kiến thức, marketing, amazon, supply chain là gì? phân biệt logistics và supply chain

Supply chain hiểu đơn giản là chuỗi cung ứng

2. Vai trò của Supply Chain đối với doanh nghiệp

– Supply Chain ảnh hướng đến toàn bộ quá trình sản xuất của doanh nghiệp từ khâu hoạch định, quản ký quá trình cho đến tìm kiếm nguồn hàng và sản xuất thành phẩm để cung cấp tới người tiêu dùng.

– Chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ, đồng thời khẳng định chỗ đứng trên thị trường và khả năng phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp trong tương lai gần.

– Chuỗi cung ứng đảm bảo đầu vào và đàu ra của hàng hóa được vận hành suôn sẻ, trơn tru. Đầu vào giúp doanh nghiệp dự đoán đúng nhu cầu của người tiêu dùng, nhu cầu thị trường để giảm thiểu số lượng tồn kho. Còn đầu ra đáp ứng cung cấp đủ sản phẩm cho người tiêu dùng nhằm đem lại mức doanh thu cao và ổn định.

– Chuỗi cung ứng Supply Chain rút ngắn quá trình đưa hàng hóa tới tay doanh nghiệp và khách hàng nhanh nhất. Từ đó giảm thiểu chi phí hoạt động Logistics và hậu cần.

3. Sự khác nhau giữa Supply Chain và Logistics

Trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp không chỉ bao gồm sản xuất, nhà cung cấp mà các đơn vị trung gian như nhà bán lẻ, kho vận cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa các sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Đó chính là Logistics. Từ đó có thể thấy, Logistics là một phần không thể thiếu khi quản lý chuỗi cung ứng.

– Nếu như chuỗi cung ứng Supple Chain là mạng lưới liên kết giữa các công ty làm việc cùng nhau thì Logistics là hoạt động trong phạm vi của một tổ chức nhất định.

– Nếu như chuỗi cung ứng Supple Chain bao gồm cả hoạt động của Logistics thì Logistics chỉ bao gồm một số nhiệm vụ chính như thu mua, phân phối và quản lý hàng tồn kho.

– Phạm vi hoạt động của Logistics chỉ nằm trong phạm vi doanh nghiệp còn Supply Chain là trong và ngoài doanh nghiệp.

– Mức độ ảnh hưởng của Logistics thường ngắn hạn còn chuỗi cung ứng có tầm ảnh hưởng dài hạn đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp.

– Mục tiêu của Logictics là giảm chi phí vận chuyển nhưng tăng chất lượng dịch vụ thì mục tiêu của chuỗi cung ứng Supply Chain SCM là đặt mục tiêu giảm được chi phí trên toàn quá trình phân phối.

4. Các vị trí công việc trong Supply Chain

Người lập kế hoạch chuỗi cung ứng

Lập kế hoạch là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chuỗi cung ứng. Lập kế hoạch bao gồm các khía cạnh như sau: Lập kế hoạch chuỗi cung ứng, lập kế hoạch nhu cầu, lập kế hoạch sản xuất, lập kế hoạch năng lực, người lập kế hoạch nguồn lực hậu cần.

Người chế tạo và sản xuất

Chế tạo và sản xuất là một phần không thể thiếu trong chuỗi cung ứng. Nhiệm vụ chính của những người này là đảm bảo quy trình sản xuất và vận hành sản phẩm diễn ra trơn tru, hiệu quả và nhanh chóng. Nếu bạn đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực chế tạo và sản xuất, bạn có thể chuyển sang vị trí cung ứng với các công việc như: điều hành sản xuất, vận hành bảo trì, kỹ sư, quản lý thu mua, giám đốc kho sản xuất.

Tìm nguồn cung ứng và mua hàng

Công việc chính của những người tìm nguồn cung ứng là tìm hiểu cách thức bán hàng, dịch vụ và quản lý hàng tồn kho. Ngoài ra, những người đảm nhận vị trí này còn phải tham gia vào việc xây dựng các thỏa thuận hợp đồng với các nhà cung cấp, nhà bán lẻ và tiến hành các cuộc đàm phán thương mại liên quan đến sản phẩm, dịch vụ.

Hậu cần và vận tải

Hậu cần và vận tải liên quan đến quá trình di chuyển và bảo quản hàng hóa, sản phẩm hoặc thông tin.

Một số công việc trong lĩnh vực hậu cần và vận tải bao gồm: Quản trị viên hậu cần, quản lý vận tải, quản lý vận chuyển, quản trị viên kho, thủ kho, quản lý kho, giám đốc hậu cần, quản trị viên giao thông vận tải.

Ngoài ra, còn còn rất nhiều vị trí khác trong chuỗi cung ứng, bao gồm:

– Supply Chain Solution Design Analyst – Nhà phân tích thiết kế giải pháp chuỗi cung ứng

– Supply Chain Finance Management – Quản lý tài chính chuỗi cung ứng

– Supply Chain IT – Quản lý công nghệ cho chuỗi cung ứng

– Supply Chain Consulting Project Management – Quản lý dự án

– Supply Chain Consulting – Tư vấn chuỗi cung ứng.

5. Các bước trong chuỗi cung ứng

Các bước cơ bản của một chuỗi cung ứng theo thứ tự như sau:

– Tìm nguồn nguyên liệu.

– Tinh chế những vật liệu đó thành những phần cơ bản.

– Kết hợp các bộ phận cơ bản đó để tạo ra một sản phẩm.

– Thực hiện đơn hàng / Bán hàng.

– Giao sản phẩm.

– Hỗ trợ khách hàng và dịch vụ trả lại.

Chuỗi cung ứng được quản lý bởi các nhà quản lý, những người theo dõi thời gian thực hiện và điều phối các quy trình trong từng bước để tối đa hóa sự hài lòng của khách hàng.

Chuỗi có thể đối lập với chuỗi giá trị – chúng đóng góp vào sản phẩm cuối cùng theo những cách khác nhau. Các chuỗi này nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chuỗi giá trị tìm cách tăng giá trị cho một sản phẩm trên giá trị vốn có của nó. Mục đích của chuỗi giá trị là mang lại cho công ty lợi thế cạnh tranh trong ngành. Quản lý chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi giá trị là hai quan điểm hơi khác nhau về cùng một quy trình cơ bản và hoạt động song song để đáp ứng hai định nghĩa hơi khác nhau về “nhu cầu”.

6. Một số thách thức chuỗi cung ứng

Supply Chain là gì đã được UNICA bật mí khá chi tiết ơ trên. Tuy nhiên, chuỗi cung ứng hiện đại rất phức tạp và có một số thách thức chung. Đó là:

supply chain là gì, kiến thức, marketing, amazon, supply chain là gì? phân biệt logistics và supply chain

Chuỗi cung ứng gặp rất nhiều các thách thức từ thị trường

– Khả năng thiếu minh bạch. Có sự minh bạch cho phép các bên liên quan hiểu được tình trạng của chuỗi cung ứng.

– Lãng phí do chu kỳ sản xuất không đầy đủ Các doanh nghiệp đánh giá không chính xác nguồn cung, cầu hoặc khả năng của họ có thể dẫn đến tình trạng tồn kho quá nhiều.

– Đối tác kinh doanh và khách hàng không hài lòng. Mục tiêu cuối cùng của SCM là đáp ứng kỳ vọng của khách hàng. Điều này liên quan đến việc quản lý những kỳ vọng đó một cách thực tế, nhưng cũng cung cấp một sản phẩm có giá trị.

– Hàng hóa bị thất lạc hoặc chậm trễ. Hàng hóa bị thiếu ở bất kỳ điểm nào trong chuỗi cuối cùng sẽ làm trì hoãn toàn bộ quá trình và có thể tác động tiêu cực đến khách hàng.

– Tăng kỳ vọng của khách hàng. Công nghệ mới và các doanh nghiệp nâng cao kỳ vọng của khách hàng, điều này có thể khó quản lý và không thể đáp ứng nếu không được quản lý đúng cách.

– Khả năng chống chịu với những thay đổi đột ngột trong chuỗi cung ứng. Các yếu tố bên ngoài có thể gây ra những thay đổi không lường trước được trong chuỗi cung ứng, vì vậy phương pháp tốt nhất là chuẩn bị cho những điều bất ngờ và có thể xoay trục nếu cần.

7. Quản lý chuỗi cung ứng

Sau khi bạn nắm được khái niệm cơ bản về chuỗi hay Supply Chain là gì thì bạn nên tham khảo thêm việc quản lý chuỗi (SCM).

Đây là việc giám sát nguyên vật liệu, thông tin và tài chính khi chúng di chuyển trong một quá trình từ nhà cung cấp đến nhà sản xuất đến nhà bán buôn đến nhà bán lẻ và sau đó đến người tiêu dùng. Ba dòng chảy chính của chuỗi cung ứng là dòng sản phẩm, dòng thông tin và dòng tài chính. Những điều này xảy ra qua ba giai đoạn chính: chiến lược, lập kế hoạch và hoạt động. SCM liên quan đến việc  điều phối và tích hợp các luồng này cả trong và giữa các công ty.

supply chain là gì, kiến thức, marketing, amazon, supply chain là gì? phân biệt logistics và supply chain

Quản trị chuỗi cung ứng

8. Kỳ vọng của Supply Chain trong tương lai

Nhìn chung các bạn đã nắm được cơ bản Supply Chain là gì thì bạn cũng cần nắm thêm kỳ vọng phát triển của nó trong tương lai.

Động lực cạnh tranh trên thị trường thế giới ngày càng biến động thay vì các công ty dùng hình thức đánh lẻ thì toàn bộ chuỗi bao gồm nhiều doanh nghiệp sẽ cạnh tranh, các doanh nghiệp sẽ bắt đầu thuê ngoài các quy trình sản xuất và hậu cần cho công ty thứ ba.

Sự phát triển của các doanh nghiệp internet, internet vạn vật ( IoT ) và điện toán di động đã thay đổi cách khách hàng đặt mua sản phẩm và cách thức hoạt động của doanh nghiệp. Internet cho phép khách hàng liên hệ trực tiếp với các nhà phân phối sản phẩm. Do đó, điều này đã rút ngắn chuỗi cung ứng bằng cách loại bỏ một số người trung gian và khuyến khích sự hợp tác.

Các ông lớn trong ngành như Amazon muốn dùng chuỗi cung ứng để nâng cao kỳ vọng của khách hàng. Đại dịch Covid 19 đã thúc đẩy xu hướng tìm nguồn hàng cung ứng đa dạng và tăng cường quản lý hàng tồn kho và khả năng hiển thị.Đại dịch cũng có thể khiến các nền kinh tế phải cơ cấu lại chuỗi cung ứng của họ khỏi các mô hình siêu tinh gọn dựa nhiều vào tính linh hoạt và tính liên kết mạng để cung cấp sản phẩm nhanh chóng.

Như vậy, UNICA đã giới thiệu đến các bạn khái niệm về Supply Chain là gì cũng như những vấn đề cơ bản xung quanh chuỗi cung ứng. Hy vọng bài viết này sẽ có ích cho mọi người!

Đăng bởi: Thị Hưng Đặng

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก