Kiến Thức Marketing

Turnover là gì? 6 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng Staff Turnover

Như các bạn đã biết, trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nguồn nhân lực đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Chính vì vậy vấn đề quản trị nguồn nhân lực sao cho hiệu quả nhất luôn là vấn đề đau đầu mà các doanh nghiệp đang gặp phải. Để có cái nhìn chi tiết hơn về vấn đề này, hãy cùng Unica tìm hiểu Turnover là gì thông qua bài viết dưới đây nhé.

1. Staff Turnover là gì?

Trong ngành quản trị nhân lực, Staff Turnover được hiểu là số lượng nhân viên đã nghỉ việc trong một công ty, tổ chức hoặc doanh nghiệp nào đó.

Vậy Employee Turnover là gì?

Hiểu theo dịch nghĩa chuyên ngành, Employee Turnover là sự luân chuyển nhân viên lao động. Điều này bao gồm các khía cạnh khác nhau như: nhân viên tự nghỉ việc, từ chức, sa thải, nghỉ hưu hoặc chuyển vị trí làm việc.

turnover là gì, employee turnover là gì, kiến thức, marketing, turnover là gì? 6 nguyên nhân dẫn đến tình trạng staff turnover

Giải thích thuật ngữ Staff Turnover

2. Một số khái niệm mới

Employee Retention là gì

Employee Retention đề cập đến khả năng giữ nhân viên ở lại làm việc và cống hiến cho doanh nghiệp sau quá trình đào tạo. Employee Retention được biểu thị bằng thống kê đơn giản thông qua số lượng nhân viên tiếp tục làm việc hay nghỉ sau quá trình đào tạo và thử việc.

Turnover Rate là gì

Turnover Rate là tỷ lệ số nhân viên nghỉ việc trung bình một năm tại doanh nghiệp. Turnover Rate được chia thành nhiều loại khác nhau như: tỷ lệ nhân viên tự nghỉ việc, tỷ lệ nhân viên nghỉ việc không tự nguyện.

3. Nguyên nhân dẫn tới Staff Turnover là gì?

Nhiều nhà tuyển dụng cho rằng mức lương là lý do chính khiến nhân viên nghỉ việc, nhưng chỉ 12% nhân viên rời khỏi công ty vì họ muốn tăng lương hoặc có thể kiếm được nhiều tiền hơn ở nơi khác. Trên thực tế, theo một cuộc khảo sát với 2.285 chuyên gia Mỹ, cứ 10 người thì có 9 người cho biết họ sẵn sàng kiếm ít tiền hơn nếu công việc đang làm họ thật yêu thích và cảm thấy có ý nghĩa.

Vậy điều gì gây ra tình trạng nhân viên nghỉ việc hàng loạt. Hãy cùng Unica tìm hiểu thông qua một số luận điểm dưới đây nhé.

3.1. Sắp xếp, phân chia công việc không linh hoạt

Hầu hết nhân viên mong đợi một lịch trình làm việc trong một khung giờ cố định theo quy định của bộ luật Lao Động. Dù bất cứ lý do gì thì việc bắt nhân viên làm quá giờ theo một khoảng thời gian dài sẽ khiến người lao động cảm thấy mệt mỏi và chán nản.

Trên thực tế, có tới 37% nhân viên sẽ bỏ vị trí làm việc hiện tại của bạn để có thể làm một công việc khác cho phép họ làm việc từ xa thông qua mạng Internet, trong khi đó có tới 82% nhân viên sẽ trung thành với doanh nghiệp hiện tại nếu họ biết sắp xếp và quy định giờ giấc làm việc hợp lý, linh hoạt.

turnover là gì, employee turnover là gì, kiến thức, marketing, turnover là gì? 6 nguyên nhân dẫn đến tình trạng staff turnover

Nhân viên phải làm việc quá sức là nguyên nhân dẫn tới Staff Turnover

3.2. Lãnh đạo chưa thật sự quan tâm tới nhân viên

Một cuộc khảo sát gần đầy của Business Solver cho thấy 093% nhân viên có khả năng gắn bó lâu dài với công việc hiện tại của họ nếu cấp quản lý, lãnh đạo của họ biết quan tâm và đồng cảm, chia sẻ công việc với nhân viên.

Sự quan tâm đến công việc cũng như đời sống tinh thần nhân viên đóng một vai trò vô cùng quan trọng giúp giữ chân những nhân viên ưu tú ở lại lâu dài cùng xây dựng doanh nghiệp phát triển. Là một người quản lý, lãnh đạo, nếu bạn làm được điều này thì nhân viên của bạn sẽ sẵn sàng đi xa cùng doanh nghiệp trên một chặng đường dài.

3.3. Kết quả công việc bị đánh giá thấp

Trên thực tế,  một nhân viên thật sự cố gắng nỗ lực trong quá trình làm việc cũng như việc làm thêm giờ, họ luôn muốn cấp trên ghi nhận và đánh giá cao hiệu suất làm việc. Tuy nhiên nhiều người quản lý lao động lại cho rằng những cố gắng đó chỉ là điều tất nhiên mà người lao động phải làm. Vì vậy mà có tới 66% nhân viên cho biết họ cân nhắc vấn đề nghỉ việc là do những cố gắng, nỗ lực của họ không  được chú ý và ghi nhận.

Bày tỏ một lời cảm ơn, sự tự hào hoặc những lời động viên tinh thần về thái độ làm việc tích cực sẽ giúp tạo động lực làm việc hăng say và giữ chân được nhân viên gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

turnover là gì, employee turnover là gì, kiến thức, marketing, turnover là gì? 6 nguyên nhân dẫn đến tình trạng staff turnover

Nhân viên nghỉ viêc là tình trạng phổ biến tại các doanh nghiệp

3.4. Nhân viên bị căng thẳng quá mức và làm việc quá sức

Mặc dù khen thưởng những người đạt thành tích cao và có nhiều cố gắng, nỗ lực trong suốt quá trình làm việc là rất hợp lý nhưng hãy lưu ý rằng những, việc cấp trên giao một khối lượng công việc quá tải với khả năng của họ thì nhân viên có thể rời bỏ công ty bất cứ lúc nào. Bởi với áp lực công việc đè nặng, họ sẽ luôn ở trong trạng thái mệt mỏi và căng thẳng dẫn tới hiệu suất cũng như sức khỏe bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng.

Là một người quản lý, hãy đảm bảo rằng các thành viên trong cùng một nhóm sẽ có một khối lượng công việc cân bằng. Nếu bạn muốn nâng cao trách nhiệm và hiệu suất làm việc của nhân viên, hãy sử dụng các hình thức tạo ra động lực như: tăng lương, khen thưởng, thăng chức…..

3.5. Không tạo ra cơ hội thăng tiến cho nhân viên

Hầu hết các nhân viên muốn thử thách mình ở những vị trí khác nhau với hy vọng họ sẽ có cơ hội thăng tiến cao hơn trong công việc. Thế nhưng, có tới 70% nhân viên muốn rời đi bởi họ không có cơ hội để phát huy năng lực của bản thân nhằm mục đích thăng tiến lên những vị trí cao hơn. Việc doanh nghiệp tước đi cơ hội thăng tiến của nhân viên chính là một nguyên nhân khiến những nhân viên thật sự tài năng nghỉ việc.

3.6. Môi trường làm việc không lành mạnh

Hành vi thỗ lỗ xuất hiện thường xuyên tại môi trường công sở nhữ đổ lỗi, nói xấu sau lưng, chia bè kéo phái là một trong những nguyên nhân có thể dẫn tới cảm giác bị ngược đãi và phẫn nộ ở nhân viên. Bên cạnh đó, việc thiếu sự bình đẳng trong công việc là tác nhân trực tiếp gây ảnh hưởng đến tâm lý nhân viên trong môi trường làm việc. Nếu bạn là đối tượng trực tiếp phải chịu sự bất công ấy mỗi ngày thì chắc chắn về lâu dài sẽ dẫn đến năng suất làm việc giảm sút và không còn hứng thú trong công việc.

4. Cách giảm thiểu tình trạng Staff Turnover ở doanh nghiệp

Để có thể giúp doanh nghiệp giảm thiểu đối đa tình trạng Staff Turnover, bạn có thể tham khảo một số giải pháp như sau:

– Xây dựng quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp từ khâu lọc hồ sơ, phỏng vấn và đào tạo. Muốn tìm được nhân sự phù hợp với công ty, bạn cần chuẩn bị các bài Test để đánh giá kiến thức chuyên môn, khả năng Logic và tinh thần trách nhiệm trong công việc.

– Đề xuất chế độ khen thưởng công bằng, công khai, đúng người, đúng việc để công nhận thành quả và khích kệ tinh thần của nhân viên.

– Vạch ra lộ trình thăng tiến rõ ràng cho những nhân viên suất sắc để họ có định hướng phát triển bản thân và công việc.

Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu Turnover là gì, Employee Turnover là gì. Chúng tôi hy vọng các doanh nghiệp sẽ có những phương án, chính sách hợp lý để có thể giữ chân được những nhân viên tài năng, ưu tú để gắn bó lâu nhất trên chặng đường xây dựng và phát triển của doanh nghiệp.

Đăng bởi: Đạt Nguyễn Quang

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก