Kiến Thức Kỹ Năng Kỹ Năng Mềm

Bật mí 8 cách động viên nhân viên hiệu quả dành cho người quản lý

Tạo động lực cho nhân viên trong quá trình làm việc là điều quan trọng của mỗi doanh nghiệp, nó mang lại lợi ích rất lớn như nâng cao năng suất hiệu quả công việc, gắn kết mọi người lại với nhau… Hiểu được tầm quan trọng đó, Unica chia sẻ tới bạn đọc 5 cách động viên nhân viên làm việc chăm chỉ, nâng suất để có thể cống hiến hết mình cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Tại sao động viên nhân viên lại quan trọng

– Những nhân viên có động lực muốn hiểu công việc của họ đóng góp như thế nào vào thành công chung của công ty. Vì vậy, họ luôn muốn hiểu rõ sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu của công ty là gì. Tạo động lực cho nhân viên của bạn là điều quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Một lực lượng lao động năng động có nghĩa là một đội ngũ nhâviên có năng suất cao, tất cả đều sẽ giúp bạn đạt được các mục tiêu kinh doanh của mình. Và đây phải là một mục tiêu chính trong kế hoạch tổ chức và kinh doanh của bạn.

động viên nhân viên, kiến thức, kỹ năng, kỹ năng mềm, bật mí 8 cách động viên nhân viên hiệu quả dành cho người quản lý

– Trước khi bạn xây dựng một chiến lược tạo động lực, bước đầu tiên bạn cần làm là hiểu điều gì thúc đẩy nhân viên của bạn. Điều gì thúc đẩy họ đạt được hiệu suất cao nhất sẽ giúp bạn phát triển các chương trình vừa tạo động lực vừa giữ chân những nhân viên tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.

– Ngoài ra, việc tạo động lực cho nhân viên còn là một cách giúp bạn xây dựng hình ảnh đại sứ thương hiệu vô cùng hiệu quả. Bởi lẽ, những nhân viên có động lực thường được kết nối về mặt tình cảm với công ty của họ. Hơn nữa, những nhân viên kết nối cảm xúc có khả năng trở thành đại sứ thương hiệu cao gấp 3 lần. Biến nhân viên của bạn thành đại sứ thương hiệu có thể giúp bạn nâng cao nhận thức, bán hàng và thu hút nhân tài cho công ty của mình.

Cách động viên nhân viên ở nơi làm việc

1. Xây dựng môi trường làm việc tích cực

Môi trường làm việc lành mạnh chuyên nghiệp là môi trường mà ở đó nhân viên có thể thoải mái trình bày suy nghĩ, quan điểm về công việc, là nơi mà họ cảm thấy họ thật sự có giá trị, tin tưởng vào ban lãnh đạo và có mối quan hệ tốt với những đồng nghiệp khác.

Hãy đảm bảo rằng, môi trường của công ty bạn là một nơi tuyệt vời để nhân viên có thể gắn bó lâu dài. Không chỉ đưa ra mức lương và phúc lợi cạnh tranh phù hợp, nền văn hóa của bạn cũng phải thể hiện tính tích cực, linh hoạt và mềm dẻo. Đây chính là một trong những cách giúp nhân viên của mình làm việc vui vẻ và hiệu quả hơn.

động viên nhân viên, kiến thức, kỹ năng, kỹ năng mềm, bật mí 8 cách động viên nhân viên hiệu quả dành cho người quản lý

Xây dựng môi trường làm việc tích cực

2. Trả công xứng đáng

Để giữ chân những nhân viên tiềm năng, bạn sẽ phải trả cho họ một mức lương cạnh tranh phù hợp với vị trí công việc mà họ đang đảm nhiệm. Nếu thành tích của họ đáng được tăng lương, hãy tăng lương cho họ, điều này sẽ cho họ biết rằng họ được trân trọng và đánh giá cao. Nếu bạn không có khả năng trả lương hoặc tăng lương cạnh tranh, hãy nghĩ đến các khoản thưởng dựa trên hiệu suất cho từng nhân viên hoặc nhóm.

3. Lắng nghe nguyện vọng của nhân viên

Một trong những yếu tố thúc đẩy lớn nhất đối với nhân viên là cảm giác rằng mong muốn và nhu cầu của họ được lắng nghe tại nơi làm việc. Điều này không có nghĩa là mọi yêu cầu đều được chấp nhận nhưng lắng nghe những gì nhân viên nói là chìa khóa để tạo động lực. Cho dù nhân viên có ý tưởng cho một quy trình làm việc mới hoặc ý tưởng mới cho vị trí của họ, nhưng ý tưởng đó có thể không thực tế đến đâu, hãy cứ lắng nghe. Mọi người muốn quan điểm, suy nghĩ của họ được lắng nghe. Và nếu họ liên tục bị chặn bởi các nhà quản lý không muốn lắng nghe, họ có thể đạt đến mức không quan tâm đến tổ chức và không sẵn sàng làm việc chăm chỉ.

động viên nhân viên, kiến thức, kỹ năng, kỹ năng mềm, bật mí 8 cách động viên nhân viên hiệu quả dành cho người quản lý

Lắng nghe nguyện vọng của nhân viên

4. Quan tâm đến đời sống của nhân viên

Quan tâm đến đời sống của nhân viên giúp nhân viên cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Nhờ vậy mà họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn, hạn chế căng thẳng để tập trung làm việc có hiệu quả. Ngoài ra, việc chăm lo đến đời sống của nhân viên còn là một cách giúp xây dựng văn hóa doanh nghiệp, để họ cảm thấy gắn kết với đồng nghiệp nhằm hợp tác hiệu quả và tăng năng suất làm việc.

5. Tổ chức các chương trình ngoại khóa

Nếu làm việc trong quá trình dài các nhà quản lý không thể tránh khỏi việc cấp dưới buồn chán với công việc hiện tai. Lúc này vai trò của người quản lý càng được chú trọng và nâng cao kỹ năng tạo động lực làm việc cho nhân viên.

Khuyến khích sự phát triển và học hỏi của nhân viên là những cách tuyệt vời để giữ cho nhân viên của bạn có động lực. Theo dõi các cột mốc quan trọng của họ, dạy họ những kỹ năng mới và thăng chức họ lên những vị trí cao hơn với nhiều trách nhiệm hơn là một trong những chiến lược tạo động lực cho nhân viên làm việc hiệu quả hơn.

Gắn kết nhân viên với nhau là cách tạo ra động lực cho nhân viên bằng các chương trình, hoạt động ngoại khóa, du lịch để tăng cường tinh thần kết nối, hợp tác giữa các nhóm, phòng ban với nhau.

6. Ghi nhận những nhân viên xứng đáng

– Trong quá trình làm việc nếu kết quả kinh doanh tốt là một nhà quản lý bạn nên ghi nhận kết quả đó bằng các hình thức khen thưởng mang tính xây dựng chứ không phải tiền thưởng. Có một nghiên cứu chỉ ra rằng tiền bạc chiếm 25% và sự công nhận là 17% tác động trực tiếp đến động lực của mỗi người. Vậy nên các nhà quản lý thường kết hợp  hình thức khen ngợi và ghi nhận sự thành công của các nhân viên nhằm đem đến cho họ những động lực lớn nhất để hoàn thành các công việc của mình cũng như tạo một môi trường làm việc tích cực, hiệu quả.

7. Phân quyền cho nhân viên

– Phân quyền cho nhân viên tức là nhân viên tự đưa ra quyết định cũng như chịu trách nhiệm về phạm vi quyền hạn đã được trao đổi trước.

– Giúp nhân viên có cơ hội phát triển tài năng, tư duy, năng lực làm việc của mình cũng như nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình với công việc đó. Từ đó họ sẽ cống hiến nỗ lực hết mình cho doanh nghiệp đồng thời cũng chứng minh năng lực của mình với người quản lý.

Tuy nhiên hình thức phân quyền dựa trên sự tin tưởng, vì vậy các nhà quản lý cần có sự tin tưởng vào nhân viên cấp dưới của mình cũng như biết chấp nhận mọi rủi ro không may đem lại

– Hình thức phâm quyền này là một trong các kỹ năng tạo động lực cho nhân viên mang lại hiệu quả rất cao

8. Đưa ra những đóng góp ý kiến

– Mỗi nhân viên trong quá trình làm việc cho công ty họ đều muốn được nghe nhận xét, góp ý từ người quản lý của mình. Vì vậy các nhà quản lý cần phải đưa ra những ý kiến phản hồi khéo léo để nhân viên thấy được điểm mạnh cũng như thiếu sót của mình từ đó rút ra kinh nghiệm và bài học cho bản thân.

– Trường hợp nhân viên mắc lỗi bạn hãy khoan chỉ trích họ, một người quản lý khéo léo sẽ đưa ra những lời nhận xét tích cực, biến những sai lầm của nhân viên thành mục tiêu làm việc. Nếu nhân viên làm tốt bạn đừng ngần ngại mà đưa ra lời khen ngợi, khuyến khích tinh thần tạo động lực để họ làm việc hiệu quả hơn.

Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu 8 cách động viên nhân viên làm việc hiệu quả. Việc tạo động lực có vai trò vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp của bạn giữ chân được những nhân viên tài năng, có trách nhiệm.

Đăng bởi: Thảo Phạm

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก