Miền Tây

Thưởng thức các loại hình nghệ thuật độc đáo ở miền Tây

Đờn ca tài tử, Hát bội, Cải lương hay hò Nam Bộ đều là những loại hình nghệ thuật độc đáo ở miền Tây. Vì vâỵ trong các tour du lịch miền Tây, chắc chắn du khách sẽ được thả hồn giữa tiếng đờn ca réo rắt hay lắng nghe tiếng hò của người dân miền sông nước. Qua đó, khách du lịch có cơ hội hiểu thêm về văn hóa cũng như con người nơi đây.

Nội dung bài viết

1. Đờn ca tài tử

thưởng thức các loại hình nghệ thuật độc đáo ở miền tây

Đờn ca tài tử – một trong các loại hình nghệ thuật độc đáo ở miền Tây

Đờn ca tài tử là một loại hình nghệ thuật độc đáo ở miền Tây, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Bắt nguồn từ lễ nhạc và nhã nhạc cung đình Huế, đờn ca tài tử hình thành từ cuối thế kỳ 19 và chủ yếu dành cho tầng lớp bình dân thư giãn sau giờ lao động vất vả. Nhạc cụ bao gồm đàn tranh, đàn cò, đàn bầu, đàn kìm. Sau này có cách tân thì trong buổi trình diễn đờn ca tài tử còn có guitar phím lõm. Ngày nay, người dân miền Tây Nam Bộ đã phát triển đờn ca tài tử thành một “món ăn tinh thần” vô cùng hấp dẫn du khách trong các tour du lịch miền Tây.

2. Hò Nam Bộ

thưởng thức các loại hình nghệ thuật độc đáo ở miền tây

Cô gái vừa chèo đò vừa hò điệu Hò Nam Bộ

Hò Nam Bộ là nét văn hóa trong cuộc sống thường ngày của người miền Tây Nam Bộ chân chất. Những câu hò đều mang đậm tính phóng khoáng, dạt dào tình cảm của người dân nơi đây. Khi đi thuyền tham quan các cù lao trên sông, du khách có thể bắt gặp đâu đó tiếng hò vang vọng bên tai. Hò Nam Bộ được chia ra thành nhiều loại khác nhau như: hò sông Hậu, hò Đồng Tháp, hò mái dài Mỏ Cày, hò cấy Hậu Giang, hò xay lúa Gò Công,…

3. Hát bội

thưởng thức các loại hình nghệ thuật độc đáo ở miền tây

Nghệ thuật hát bội ở miền Tây

Hát bội là loại hình nghệ thuật độc đáo ở miền Tây xuất hiện khá sớm. Theo tài liệu nghiên cứu, hát bội có nguồn gốc từ cung đình thời lý, do một người Trung Hoa đời Tống truyền sang nước Đại Việt thời đó. Nội dung của các buổi trình diễn này chủ yếu đề cao tấm gương các vị anh hùng dân tộc. Trên sân khấu, những đào kép này sẽ vừa nhảy múa vừa đi lại với những điệu bộ thú vị. Đặc biệt trong các dịp lễ, tết, cúng đình hay các lễ hội ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đều có sự góp mặt của nghệ thuật hát bội.

4. Cải lương

thưởng thức các loại hình nghệ thuật độc đáo ở miền tây

Một cảnh trong vở cải lương ở Nam bộ

Miền Tây Nam Bộ là mảnh đất sản sinh ra nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo và hấp dẫn, trong đó phải kể đến cải lương. Đây là một loại hình kịch hát hình thành trên cơ sở nhạc tài tử và dân ca Nam Bộ. Từ “Cải lương” có nghĩa là sửa đổi cho tốt hơn. Sự kết hợp hài hòa giữa lời ca, âm nhạc và lối diễn xuất của nghệ sĩ khiến các các vở cải lương mang màu sắc riêng biệt. Có những bản cải lương đã đi vào lòng người như Dạ cổ hoàng lang, Đời cô Lưu, Tô Ánh Nguyệt, Nửa đời hương phấn,…

Đăng bởi: Bích Liên

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก