Hà Nam Lý Nhân

8 Cách quản lý nhân viên hiệu quả dành cho doanh nghiệp

Một trong những bước quan trọng để điều hành một doanh nghiệp phát triển bền vững đó chính là cách quản lý nhân sự sao cho hiệu quả nhất. Thông qua việc quản lý nhân viên một cách khéo léo, bài bản và đúng quy trình, bạn có thể tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả và năng suất nhất. Trong bài viết dưới đây unica. vn bật bí cho bạn cách quản lý nhân viên hiệu quả nhất, cùng theo dõi nhé!

Quản lý nhân viên là gì?

Quản lý nhân viên được hiểu là quy trình định hướng cho nhân viên làm đúng các công việc được giao một cách xuất sắc nhất. Đây là một hệ thống quy trình xuyên suốt từ khi tuyển dụng cho đến khi chấm dứt hợp đồng lao động. Việc quản lý giúp cho nhân viên hiểu đúng nhiệm vụ và trách nhiệm công việc của mình để từ đó có thể bồi dưỡng những nhân viên làm việc kém hiệu quả dần tăng năng suất công việc lên gấp nhiều lần.

Quy trình quản lý nhân sự bao gồm:
– Tuyển dụng  – tuyển dụng nhân sự có học vấn và trình độ chuyên môn phù hợp với công việc.

– Đo lường – đo lường hiệu suất của nhân viên, mức độ họ đang đạt được mục tiêu và những gì cần phải làm để đạt được mục tiêu đó.

– Giám sát – giám sát hiệu suất của nhân viên hàng ngày.

– Tương tác – mức độ bạn và nhân viên của bạn giao tiếp và làm việc cùng nhau.

– Phần thưởng – khen thưởng cho nhân viên xuất sắc nhất.

– Kỷ luật – đào tạo nhân viên tuân theo các quy tắc chung của công ty. Nếu có hành vi vi phạm, công ty có thể kỷ luật và đưa ra các mức phạt khác nhau.

quản lý nhân viên, cách quản lý nhân sự, cách quản lý nhân viên, kiến thức, kỹ năng, kỹ năng mềm, 8 cách quản lý nhân viên hiệu quả dành cho doanh nghiệp

Quản lý nhân sự là gì?

Cách quản lý nhân viên hữu ích

1. Thúc đẩy giao tiếp cởi mở

Thúc đẩy giao tiếp cởi mở với nhân viên là một phương pháp giúp bạn nhận được sự tôn trọng và tin tưởng từ chính nhân viên của mình. Với vai trò là một người quản lý, bạn nên tạo một môi trường tin cậy – nơi nhân viên có thể trình bày suy nghĩ, quan điểm và những phàn nàn của họ. Hãy chú ý lắng nghe và tỏ ra đồng điệu, cảm thông với những vấn đề mà họ đang gặp phải. Hãy nhìn nhận mọi việc theo quan điểm của họ để có thể đưa ra giải pháp phù hợp.

2. Đo lường và giám sát hiệu suất thường xuyên

Là một người quản lý, bạn nên tránh

– Quản lý vi mô: Đừng làm gia tăng quá nhiều áp lực và căng thẳng cho nhân viên của bạn trong quá trình làm việc bằng cách thường xuyên kiểm soát những công việc nhỏ nhất. Bạn đã thuê người thực hiện công việc này, vì vậy hãy tin tưởng vào khả năng và trình độ chuyên môn của họ.

– Đưa ra quá nhiều phản hồi tích cực hoặc tiêu cực: Những phản hồi và góp ý luôn là những điều vô cùng quý giá trong công việc để giúp nhân viên của mình có thể tiến bộ và hoàn thành xuất sắc hơn nữa các công việc được giao. Thế nhưng, việc đưa ra quá nhiều phản hồi trong một khoảng thời gian ngắn sẽ mang lại phản lại phản ứng tiêu cực. Ví dụ như, nếu bạn đưa ra quá nhiều lời khen, nhân viên có thể trở nên tự tin thái quá và có thái độ chểnh mảng hơn trong công việc. Ngược lại, nếu đưa ra quá nhiều những phản hồi tiêu cực cũng không tốt vì họ sẽ cảm thấy chán nản với công việc, dẫn đến mất tự tin để hoàn thành các công việc được giao. Là một người quản lý, bạn cần tìm sự cân bằng tốt bằng cách tổ chức các cuộc họp hàng tháng để đánh giá kết quả hoạt động của họ và khen thưởng, góp ý một cách khéo léo nhất.

– Thiếu quyền riêng tư: Bạn có luôn giám sát nhân viên của mình về mọi việc họ đang làm không? Nhân viên dưới sự giám sát liên tục sẽ nảy sinh cảm giác sợ hãi và bực bội. Cho nhân viên của bạn thấy rằng bạn có thể tin tưởng họ làm công việc của họ và tôn trọng quyền riêng tư của họ.

Khi nói đến việc đo lường hiệu suất của nhân viên, hãy đảm bảo đặt ra các mục tiêu đã định trước để họ đáp ứng hàng tháng hoặc hàng quý. Thông báo điều này cho nhân viên của mình để họ nhận thức được những gì cần phải đạt được và các bước để đạt được điều đó.

Kiểm tra sự tiến bộ của nhân viên hàng tháng hoặc hàng quý, điều chỉnh lại các mục tiêu nếu cần và hỗ trợ nhân viên về bất cứ điều gì nếu họ gặp khó khăn trong công việc.

quản lý nhân viên, cách quản lý nhân sự, cách quản lý nhân viên, kiến thức, kỹ năng, kỹ năng mềm, 8 cách quản lý nhân viên hiệu quả dành cho doanh nghiệp

Đưa ra những phản hồi tích cực trong quá trình làm việc

3. Khen thưởng và xử phạt

Khi nhân viên hoàn thành tốt công việc của mình, họ luôn muốn được công ty ghi nhận. Với vai trò là một người quản lý, bạn có thể đưa ra một số hình thức thưởng xứng đáng để khích lệ tinh thần và động viên sự cố gắng của họ.

Ngược lại, đối với những nhân viên có thái độ thờ ơ với công việc và thường xuyên không hoàn thành tiến độ của các công việc được giao, người quản lý có thể nhắc nhở và đưa ra hình thức kỷ luật phù hợp.

4. Biết lắng nghe, thấu hiểu và sẻ chia

Là một nhà quản lý không chỉ biết ra lệnh cho nhân viên mà còn phai rbieets lắng nghe, lắng nghe những quan điểm, ý kiến đóng góp đến từ nhân viên của mình trước khi đưa ra một quyết định. Lắng nghe nhưng phải hiểu tâm tư nguyện vọng và chia sẻ những khó khăn cùng nhân viên. Quan tâm từ cấp trên sẽ mang đến lòng trung thành hết mực cống hiến của nhân viên cho công ty.

5. Định hướng công việc và định ướng phát triển cho nhân viên

Để đảm bảo công việc cũng như phát triển của doanh nghiệp người lãnh đạo phải quản lý sao cho mỗi nhân viên ý thức rõ ràng về công việc mà mình được giao. Chỉ khi họ nhận thức cũng như biết được tầm quan trọng của công việc phải làm thì họ sẽ năng say làm việc hiệu quả, đảm bảo chất lượng cũng như tiến độ công việc. Đồng thời, nâng cao mối quan hệ giao tiếp của sếp với nhân viên.Nhân viên cũng cần được phát triển. Nhà quản lý cần định hướng phát triển, lộ  trình công danh trên cơ sở mục tiêu nghề nghiệp cá nhân, điểm mạnh, điểm yếu của họ.

6. Có tinh thần trách nhiệm với công việc

Sếp muốn quản lý được tốt nhân viên của mình thì đầu tiên phải là người làm gương. Nhà quản lý lỗ lực làm việc, dám nhận trách nhiệm về mình, không ngại khó khăn cũng như hết lòng vì công việc, vì mục tiêu cuối cùng. Từ đó nhân viên sẽ hành động và làm việc theo phong cách làm việc của sếp. Như vậy doanh nghiệp sẽ ngày càng đi lên.

7. Tầm nhìn chiến lược

Có tầm nhìn chiến lược tốt nhà quản lý sẽ biết cách tập hợp các nguồn lược hay bố trí nhân lực hợp lý để tạo ra một hệ thống doanh nghiệp có hệ thống. Hoạch định nguồn nhân lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển doanh nghiệp.

8. Phân chia hệ thống cấp bậc hợp lý

Đối với mỗi doanh nghiệp sự phân cấp giữa quản lý và nhân viên rất quan trọng bởi nó sẽ xác định rõ trách nhiệm và chuyên môn của từng người. Ai sẽ là người giao công việc và ai sẽ là người phải hoàn thành công việc đó. Ví dụ như: Sếp sẽ phân bổ công việc cho nhân viên, sát sao theo dõi tiến độ hoàn thành của nhân viên. Đồng thời sếp cũng sẽ là người chỉ ra hướng đi, giải pháp tốt nhất khi nhân viên gặp khó khăn trong quá trình hoàn thành công việc. Khi phân chia nhiệm vụ đúng người đúng việc, chắc chắn sẽ mang đến cho doanh nghiệp một biện pháp quản lý nhân viên hiệu quả.

Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu các cách quản lý nhân viên vô cùng hữu ích.

Đăng bởi: Khánh Huyềnn

YOLO! Khám phá các huyện ở Hà Nam

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก