Hà Nam Lý Nhân

Nghệ thuật quản lý nhân viên cấp dưới hiệu quả tức thì 

Bạn đã bao giờ gặp tình trạng nhân viên cấp dưới không chịu lắng nghe ý kiến và làm việc kém hiệu quả chưa? Bạn muốn tìm một phương pháp quản lý nhân viên khiến họ “tâm khẩu khẩu phục”. Vậy, hãy tham khảo ngay các nghệ thuật quản lý nhân viên cấp dưới trong bài viết sau đây, chắc chắn bạn sẽ trở thành một nhà lãnh đạo tài ba.

1. Phân công công việc cụ thể, rõ ràng

Một nhà quản lý thông minh, linh hoạt sẽ biết cách phân công công việc cụ thể, rõ ràng cho nhân viên của mình. Điều này sẽ giúp nhân viên của bạn hiểu được họ cần phải làm gì, từ đó hoàn thành nhiệm vụ được giao hiệu quả hơn.

Một trong những nghệ thuật quản lý nhân viên cấp dưới khi phân công công việc đó là cần có deadline nhất định. Có nghĩa là, trong khoảng thời gian đó, nhân viên phải hoàn thành tốt công việc của mình. Và cũng để tránh tình trạng nhân viên mơ hồ về nhiệm vụ được giao, sau khi phân công, nhà quản lý có thể kiểm định lại bằng một số câu hỏi như: “Anh/chị có thắc mắc gì nữa không?”, “Có cần giải đáp gì thêm không?”.

nghệ thuật quản lý nhân viên cấp dưới, kiến thức, kỹ năng, kỹ năng mềm, nghệ thuật quản lý nhân viên cấp dưới hiệu quả tức thì

Nhà lãnh đạo cần tiến hành phân công công việc cho nhân viên rõ ràng, cụ thể

Trong quá trình thực hiện công việc, nếu nhân viên cần hỗ trợ, giải đáp để hoàn thành mục tiêu tốt hơn thì người quản lý, lãnh đạo cần có trách nhiệm hỗ trợ. Tuyệt đối tránh tình trạng phân công công việc theo tính áp đặt, thị uy.

2. Giao công việc theo đúng năng lực

Bên cạnh việc phân công công việc cụ thể, rõ ràng thì nhà quản lý, lãnh đạo cũng cần phải biết cách phân công công việc theo đúng năng lực của từng người. Thực tế, không ai hoàn hảo, ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu và điều quan trọng là cần biết cách khai thác điểm mạnh và hạn chế các điểm yếu.

Và để làm được điều này thì theo nghệ thuật quản lý nhân viên cấp dưới của những người thành công, bạn cần có một thời gian quan sát, đánh giá đúng năng lực của nhân viên trước khi quyết định phát huy chúng. Việc làm này không chỉ nâng cao hiệu quả công việc, mà còn giúp nhân viên ngày càng đóng góp tài năng cho quá trình phát triển của doanh nghiệp/công ty.

Giám sát, kiểm tra công việc

Công việc có được tiến hành kịp thời và hiệu quả hay không, không chỉ phụ thuộc và năng lực của nhân viên mà còn dựa vào sự giám sát, kiểm tra công việc thường xuyên của người quản lý, lãnh đạo. Việc kiểm tra ở đây không có nghĩa là tiến hành 24/24, hỏi han, nhắc nhở quá nhiều lần trong ngày. Mà bạn hãy kiểm tra, giám sát theo từng tiến độ nhất định. Điều này sẽ giúp nhân viên của bạn tránh được áp lực và cống hiến cho công việc tốt hơn.

nghệ thuật quản lý nhân viên cấp dưới, kiến thức, kỹ năng, kỹ năng mềm, nghệ thuật quản lý nhân viên cấp dưới hiệu quả tức thì

Bạn cần kiểm tra, giám sát công việc của nhân viên theo một tiến trình cụ thể

3. Hãy cho nhân viên thấy quyền hạn của bạn

Thực tế, có nhiều nhà quản lý rất tài năng, có bề dày kinh nghiệm lớn tuy nhiên họ không thể làm lãnh đạo do không biết cách thể hiện quyền hạn của mình. Mặc dù, trong thế giới phẳng, chúng ta gần như ngang hàng với nhau, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là không có sự phân biệt cấp trên – cấp dưới.

Vì vậy, để phát huy nghệ thuật quản trị nhân viên cấp dưới, bạn hãy biết cách thể hiện quyền uy và sự uy nghiêm của mình đối với nhân viên lúc thực sự cần thiết. Ví dụ, nếu nhân viên của bạn làm sai, cần có thái độ nghiêm túc cảnh cáo, thậm chí là xử phạt thay vì nhân nhượng hoặc bỏ qua.

4. Tạo mối quan hệ thân thiết với nhân viên

Việc thể hiện sự uy quyền không có nghĩa là bạn không tạo dựng một mối quan hệ thân thiết đối với nhân viên của mình. Xét theo góc độ tình cảm, bạn cần biết cách xem nhân viên của mình là những người đồng nghiệp, những người bạn.

Cụ thể, hãy quan tâm, động viên nhân viên của bạn khi họ gặp khó khăn, đồng thời khích lệ khi họ làm tốt và cả khi họ làm chưa tốt. Điều này sẽ giúp cho bạn và nhân viên có sự gắn bó, thấu hiểu nhau hơn. Từ đó, quá trình làm việc cũng được ăn ý và hiệu quả hơn rất nhiều.

nghệ thuật quản lý nhân viên cấp dưới, kiến thức, kỹ năng, kỹ năng mềm, nghệ thuật quản lý nhân viên cấp dưới hiệu quả tức thì

Tạo mối quan hệ thân thiết với nhân viên sẽ giúp công việc được hoàn thành tốt hơn

5. Không để nhân viên sử dụng quyền hạn của mình

Nhiều nhà lãnh đạo, quản lý thường để nhân viên sử dụng Email, con dấu của mình nhằm mục đích xử lý công việc trong trường hợp mình bận đi công tác. Cách thức làm việc này nghe qua có vẻ sẽ giúp nhà lãnh đạo hoàn thành công việc một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, trên thực tế nó lại tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm khó tránh khỏi.

Điển hình nhất đó chính là việc rò rỉ thông tin mật của bạn hoặc công ty. Bên cạnh đó, còn rất dễ dẫn đến tình tình trạng nhân viên có tâm lý tự kiêu vì được cấp trên ủy quyền, thậm chí có thể là vượt quyền.

6. Biết tỏ uy nghiêm đúng lúc trong công việc với cấp dưới

Với tư cách là nhà quản lý trong công việc tại doanh nghiệp, bạn cần thể hiện được uy nghiêm của mình, tuy vậy nhưng mọi thứ cần được thể hiện ở mức độ phù hợp và đúng lúc. Ví du: trong công việc thường ngày bạn nên duy trì thái độ thận thiện, luôn giúp đỡ cấp dưới như những người bạn. Nhưng khi nhân viêm làm sai, nhà quản lý cần nghiêm túc cảnh cáo và xử lý nghiêm để làm gương cho các nhân viên khác điều này đồng thời cũng giúp nhân viên cấp dưới của bạn tránh được những tái phạm lần sau.

7. Công bằng và công tâm trong mọi vấn đề

Trong công việc cũng như những vấn đề xung quanh công ty, doanh nghiệp bạn là sếp bạn cần giải quyết mọi vấn đề một cách công bằng và công tâm. Đây chính là một nghệ thuật quan trọng để có thể có sự tin tưởng, tôn trọng tuyệt đối của nhân viên. Khi bạn thể hiện mình là người công tâm, rõ ràng trong mọi vấn đề mọi người đặc biệt nhân viên cấp dưới cảm thấy bạn là người đáng tin cậy, tôn trọng và tin tưởng bạn hơn.

nghệ thuật quản lý nhân viên cấp dưới, kiến thức, kỹ năng, kỹ năng mềm, nghệ thuật quản lý nhân viên cấp dưới hiệu quả tức thì

Ví dụ: Trong quá trình khen thưởng bạn luôn cần sử dụng lý trí và công tâm để đánh giá nhân viên, cách đối sử với mọi người công bằng, bình đẳng và có những đãi ngộ xứng đáng với thành quả mà họ bỏ ra. Đối với những sai phạm hàng ngày, bạn cần nhìn nhận và đánh giá lỗi sai, khuyết điểm của nhân viên rõ ràng, thâm chí là thừa nhận lỗi của bản thân mình.

8. Luôn học hỏi trau dồi kiến thức

Marx–Lenin có câu nói “Học – học nữa – học mãi”. Cuộc sống mỗi ngày một thay đổi, kiến thức khoa học cũng không ngừng phát triển, dù bạn đang là ai ở vị trí như nào đi chăng nữa thì việc học hỏi, trau dồi kiến thức thường xuyên ở mọi lúc mọi nơi là điều nên làm. Học hỏi nâng cao kiến thức, kỹ năng để mình không bị bỏ lại phía sau, học từ trên internet, bạn bè thậm chí là từ đồng nghiệp cấp dưới của mình.

Hơn nữa việc học hỏi kiến thức thường xuyên cũng làm cho những nhân viên cấp dưới học hỏi và tìm hiểu, bạn như một tấm gương cho cả công ty noi theo từ đó mang lại hiệu quả rất lớn.

Với những nghệ thuật quản lý nhân viên cấp dưới mà Unica cung cấp ở trên, chắc chắn sẽ giúp bạn quản lý nhân viên và công việc được hiệu quả hơn.

Đăng bởi: Yên Võ

YOLO! Khám phá các huyện ở Hà Nam

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก