• [Tinh hoa ẩm thực Việt] - Bánh ngải cứu Lạng Sơn liệu có đắng như lời đồn

    [Tinh hoa ẩm thực Việt] - Bánh ngải cứu Lạng Sơn liệu có đắng như lời đồn
    [Tinh hoa ẩm thực Việt] - Bánh ngải cứu Lạng Sơn liệu có đắng như lời đồn
    [Tinh hoa ẩm thực Việt] - Bánh ngải cứu Lạng Sơn liệu có đắng như lời đồn

    [Tinh hoa ẩm thực Việt] - Bánh ngải cứu Lạng Sơn liệu có đắng như lời đồn
    [Tinh hoa ẩm thực Việt] - Bánh ngải cứu Lạng Sơn liệu có đắng như lời đồn

    [Tinh hoa ẩm thực Việt] – Bánh ngải cứu Lạng Sơn liệu có đắng như lời đồn

    Ngải cứu được sử dụng là một loại thuốc và cũng là một loại thực phẩm quý. Tuy nhiên con dân xứ Lạng lại có thể hô biến cây thuốc này một món ăn hết sức đặc biệt: Bánh ngải cứu nhân vừng.

    Nhiều người thường e ngại khi được mời thử món bánh đặc biệt này vì vị đắng của cây ngải cứu, nhưng bất ngờ thay nhờ có phương pháp chế biến đặc biệt mà món bánh truyền thống của người Tày, Nùng không những không bị đắng mà lại còn dẻo, thơm phản phất mùi lá ngải.

    Thành phần:

    – Vỏ bánh truyền thống được làm từ: lá ngải cứu, gạo nếp nương không được lẫn gạo tẻ (vì bánh ngải rất kén gạo, không phải loại gạo nào cũng kết hợp được với chúng)

    – Nhân bánh: chủ yếu là vừng đen, hoặc vừng trắng xen với lạc giã nhuyễn và đường thốt nốt

    Cách chế biến vô cùng công phu:

    Lá ngải rửa sạch, cho vào nồi nấu với nước tro (của tre nứa hoặc vỏ đậu xanh). Sau khi đun nhừ, đổ lá ngải ra rá, rửa nhiều lần cho sạch nước tro, nhặt bỏ xơ, vắt kiệt nước rồi nắm thành từng nắm bằng nắm tay. Sau đó cho vào cối giã nhuyễn.

    Gạo làm bánh được vo và ngâm trong nước ấm khoảng 6-8 tiếng sau đó vớt ta để ráo nước rồi cho vào chõ đồ chín thành xôi.

    Khi xôi đồ chín được giã đều trong cối đá hoặc cối gỗ cùng lá ngải đã giã nhuyễn từ trước, xôi phải được các anh trai tráng giã cho thật dẻo và mịn ngay lúc còn nóng thì bánh.

    Sau khi xôi được giã nhuyễn, các bà, các mẹ sẽ nhanh tay múc ra mâm để nặn bánh. Những chiếc bánh nóng hổi được phết một lớp sáp (sáp ong) để giữ độ bóng, dẻo, thơm và để chúng không dính vào nhau.

    Nếu có dịp hãy thử trải nghiệm món ăn truyền thống đặc biệt này nhé. Bánh dày Lạng Sơn không chỉ ngon mà còn rất tốt cho sức khoẻ đó

    : nguồn trong từng hình

    Xem thêm bài có từ khoá:

    cách chế biến