• CHECK-IN HÀ GIANG VỚI ÁO DÀI, ĐỒ DÂN TỘC

    CHECK-IN HÀ GIANG VỚI ÁO DÀI, ĐỒ DÂN TỘC
    CHECK-IN HÀ GIANG VỚI ÁO DÀI, ĐỒ DÂN TỘC
    CHECK-IN HÀ GIANG VỚI ÁO DÀI, ĐỒ DÂN TỘC

    CHECK-IN HÀ GIANG VỚI ÁO DÀI, ĐỒ DÂN TỘC
    CHECK-IN HÀ GIANG VỚI ÁO DÀI, ĐỒ DÂN TỘC
    CHECK-IN HÀ GIANG VỚI ÁO DÀI, ĐỒ DÂN TỘC
    CHECK-IN HÀ GIANG VỚI ÁO DÀI, ĐỒ DÂN TỘC
    CHECK-IN HÀ GIANG VỚI ÁO DÀI, ĐỒ DÂN TỘC
    CHECK-IN HÀ GIANG VỚI ÁO DÀI, ĐỒ DÂN TỘC
    CHECK-IN HÀ GIANG VỚI ÁO DÀI, ĐỒ DÂN TỘC
    CHECK-IN HÀ GIANG VỚI ÁO DÀI, ĐỒ DÂN TỘC
    CHECK-IN HÀ GIANG VỚI ÁO DÀI, ĐỒ DÂN TỘC
    CHECK-IN HÀ GIANG VỚI ÁO DÀI, ĐỒ DÂN TỘC
    CHECK-IN HÀ GIANG VỚI ÁO DÀI, ĐỒ DÂN TỘC
    CHECK-IN HÀ GIANG VỚI ÁO DÀI, ĐỒ DÂN TỘC

    CHECK-IN HÀ GIANG VỚI ÁO DÀI, ĐỒ DÂN TỘC

    Trước khi lấy đà cho 1 chuyến hành trình khám phá Cao Nguyên Đá, mình đã có 1 ngày khám phá Tp Hà Giang. Cảm giác mặc chiếc áo dài hay mang bộ đồ dân tộc Mông check in tại các địa điểm có tính lịch sử cảm thấy thiêng liêng và tự hào vô cùng khi được sinh ra và lớn lên ở Việt Nam.

    1. Cột Mốc số 0: đây là điểm checkin gần như là “ bắt buộc” khi đến HG. Là nơi đánh dấu một chuyến hành trình dài của mỗi khách du lịch khi lần đầu đặt chân đến khám phá vùng đất cao nguyên đá Đồng Văn Hà Giang. Là điểm bắt đầu cho một chuyến hành trình dài vượt qua những con đường đèo, những vách đá treo leo, dựng đứng.

    2. Quảng Trường: Quảng trường 26/3 nằm ngay gần Cột Mốc Số 0, đây được coi là điểm dừng chân lý tưởng vì là nằm cạnh quộc lộ 2 Hà Nội – Hà Giang, là nơi kết thúc một hành trình gần 400km từ Hà Nội để đến với mảnh đất cao nguyên đá, do đó mọi người thường dừng chân tại đây nghỉ ngơi, lâu dần nó đã trở thành một biểu tượng cho một chuyến du lịch Hà Giang vui vẻ và an toàn.

    3. Kỳ Đài: là nơi ghi dấu lưu niệm sự kiện Bác Hồ thăm và nói chuyện với hơn 16.800 đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang vào ngày 27/3/1961.

    4. Cầu Yên Biên: cầu Yên Biên I, bắc qua sông Lô là dấu tích có thời gian lâu nhất, gắn với sự hình thành, phát triển của tỉnh Hà Giang kể từ khi thành lập năm 1891.

    5. Bảo tàng Hà Giang: Bảo tàng tỉnh Hà Giang nằm bên bờ sông Lô, gần cầu Yên Biên 1 (số 148 đường Trần Hưng Đạo, tổ 5, phường Nguyễn Trãi, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang).Trưng bày và giới thiệu văn hóa truyền thống của 14 dân tộc có lịch sử lâu đời, sống thành làng bản còn bảo lưu được những giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng, gồm các dân tộc: Nùng, Giáy, La Chí, Hoa, Pà Thẻn, Cờ Lao, Lô Lô, Bố Y, Phù Lá, Pu Péo.

    6. SEEME- SI MÊ VỊ TRÀ CỔ : 227 Nguyễn Thái Học, p. Trần Phú gần đối diện Đài Truyền Hình tỉnh Hà Giang, cách Cột Mốc số 0 chừng 300m. Nơi bán trà sữa pha từ lá trà Shan Tuyết cổ thụ của đỉnh Tây Côn Lĩnh- Hà Giang. Trân châu của quán là trân châu tươi chế biến thủ công từ trà Shan Tuyết. Rất rất đáng thử và sẽ bị nghiện ngay lần đầu. Quán decor cực xinh, lia máy góc nào cũng có ảnh đẹp.

    7. Quán nướng Nguyễn Xuân: địa chỉ 321 Lý Thường Kiệt chuyên bán thịt xiên nướng, lòng nướng, bánh mỳ nướng, kiểu trung hoa, ăn cực phê, gia vị đặc biệt, đỉnh nhất là món rau trộn. Quán bán từ chiều tới tối.

    8. Cháo ấu tẩu: địa chỉ 171 Trần Hưng Đạo, quán bán từ chiều tối đến đêm. Cháo ấu tẩu được biết đến như món ăn giải cảm của đồng bào Mông. Cách chế biến độc đáo tạo nên 1 hương vị rất đặc biệt mà chỉ ở Hà Giang mới có.

    #checkinvietnam #checkinhagiang #Hna

    Xem thêm bài có từ khoá:

    trà sữa,

    trà cổ,

    cách chế biến,

    tây côn lĩnh,

    cháo ấu tẩu