• GÓC CHIA SẺ VỀ CÁCH XỬ LÝ HẠT KHI LÀM SỮA HẠT

    GÓC CHIA SẺ VỀ CÁCH XỬ LÝ HẠT KHI LÀM SỮA HẠT
    GÓC CHIA SẺ VỀ CÁCH XỬ LÝ HẠT KHI LÀM SỮA HẠT
    GÓC CHIA SẺ VỀ CÁCH XỬ LÝ HẠT KHI LÀM SỮA HẠT

    GÓC CHIA SẺ VỀ CÁCH XỬ LÝ HẠT KHI LÀM SỮA HẠT
    GÓC CHIA SẺ VỀ CÁCH XỬ LÝ HẠT KHI LÀM SỮA HẠT

    GÓC CHIA SẺ VỀ CÁCH XỬ LÝ HẠT KHI LÀM SỮA HẠT

    ❤️ Giúp sữa hạt vừa ngon, thơm bùi

    ❤️ Vừa tiết kiệm thời gian đặc biệt cho những người ít thời gian hoặc lười xử lý hạt hàng ngày.

    ❤️ Tối ưu hiệu quả cả về thời gian và lượng sữa lớn phục vụ cho Team KINH DOANH SỮA HẠT

    ➡️ Tất nhiên, nói gì thì nói, top 1 đầu tiên không gì tốt bằng việc xử lý hạt và dùng luôn hàng ngày nhé mọi người. Nếu ai có thể xử lý ngày nào nấu ngày đó thì không tranh luận thêm mọi người nhé 🥰

    ☘️ Đầu tiên: Tại sao cần phải ngâm hạt.

    Thì như những bài chia sẻ trước của bản thân em và nhiều chị em khác về chủ đề này. Em sẽ nói qua lại cho bài viết tổng quát hơn.

    ☘️ Thời gian ngâm hạt thường rơi vào:

    – 8-12h đối với hạt họ đỗ đậu còn vỏ.

    – 1-4h đối với hạt họ hạch

    ☘️ Cách ngâm hạt tốt nhất:

    – Ngâm nhiệt độ thường + chút muối, khoảng 1-2h thay nước 1 lần.

    – Ngâm nước ấm 25-30 độ giúp rút ngắn thời gian ngâm lại

    – Nếu không có thời gian thay nước thường xuyên thì: Ngâm ngăn mát tủ lạnh qua đêm giúp hạt hạn chế lên men chua, vẫn đảm bảo việc hạt kích hoạt nhưng chu trình diễn ra chậm hơn thông thường.

    Cách ngâm trong ngăn mát dành cho những người bận rộn không có thời gian thay nước thường xuyên.

    ☘️ Cách xử lý hạt tối ưu thời gian: HẤP CHÍN NGUYÊN LIỆU HỌ ĐẬU ĐỖ sau đó bảo quản ngăn đá.

    👉 Tất nhiên, thông thường sau bước ngâm hạt là hoàn toàn có thể sử dụng chức năng: SỮA HẠT/SỮA THẢO MỘC của máy làm sữa hạt để thực hiện nấu rồi. Vì máy sẽ xay nấu luôn nguyên liệu đảm bảo chín nguyên liệu thành sữa.

    ⁉️ Tuy nhiên cách hấp sẽ áp dụng trong trường hợp sau:

    1️⃣ Những người không dùng máy làm sữa hạt mà xay thủ công bằng máy xay sinh tố hoặc máy xay công suất lớn.

    – Nếu như trước kia mọi người biết đến sữa hạt với 2 loại phổ biến là: Sữa đậu nành và sữa ngô (bắp) thì mọi người thường thấy mình xay lọc sau đó đun lên.

    Tuy nhiên cách làm này thường có nhược điểm như sau:

    ❌ Khi đun phải đảo đều tay liên tục với lửa nhỏ. Vì đun lửa to chắc chắn sẽ bị trào – sấp hết sữa ra bếp. Như thế sẽ rất mất thời gian và mất công sức. Đặc biệt đậu đỗ là hạt cần nấu lâu để đảm bảo hạt chín hoàn toàn thơm bùi, không có mùi ngái. Mà thời gian này mình không căn được chính xác bởi hạt đã bị xay nhuyễn không còn hình dáng để xác nhận bằng cảm quan. Khó tránh được việc có thể đun lâu nhưng thực tế hạt chưa đạt độ chín chính xác. Hoặc sẽ không đồng đều giữa các lần nấu.

    ❌ Khi hấp lên thì chắc chắn biết hạt chín bùi rồi.

    Khi đó mình chỉ cần xay lọc, để yên tâm có thể đun lại nhỏ lửa sơ qua là xong.

    2️⃣ Những người kinh doanh sữa hạt, cần làm 1 lượng nhiều sữa 1 lần.

    – Cách làm này vừa giúp sữa ngon hơn, bùi hơn.

    – Vừa giúp tối ưu thời gian xử lý hạt và lượng sữa cho 1 lần xay.

    – Với cách hấp chín này mình có thể chia hộp, cất ngăn đá bảo quản dùng cho ngày hôm sau, hoặc trong tuần. Tất nhiên như mình chia sẻ ban đầu thì không gì bằng việc sơ chế và chế biến luôn. Còn cất tủ lạnh hay bảo quản thì cũng nên thời hạn ngắn để đảm bảo hạt ngon, đảm bảo dinh dưỡng.

    3️⃣ Dành cho người muốn tiết kiệm thời gian, hoặc không có nhiều thời gian ngâm xử lý hạt trong ngày, hoặc …làm biếng 😂😂😂

    – Ngâm xong hấp và chia theo liều lượng mỗi mẻ luôn vào hộp hoặc túi zip.

    – Có thể dành khoảng 1-2h ngày cuối tuần cho việc chuẩn bị đủ nguyên liệu cho 7 ngày sữa hạt tuần kế tiếp.

    – Khi hạt đã xử lý hấp rồi, sáng ra:

    + Nếu tủ lạnh chỉ chuyên đựng đồ sạch ăn liền thì thả vào máy cùng nước chọn sữa không nấu/hoặc xay sinh tố tới mịn nhuyễn thì thôi là xong.

    + Còn nếu tủ lạnh kiểu tạp phế lù thì thêm bước, đun sôi lại 1 lần cho đảm bảo mất khoảng 1p đun thôi xong lại thả hạt vào máy làm tương tự như trên.

    4️⃣ Cách hấp chín này cũng giúp tối ưu enzym và dinh dưỡng khi trong công thức gồm: nguyên liệu cần nấu + nguyên liệu không cần nấu.

    Mà em thấy có đến 95% các công thức sữa hạt sẽ theo kiểu này: Sữa đậu xanh – Hạnh nhân, Sữa đậu đen – óc chó, Sữa đậu đỏ – macca, sữa đậu gà – lạc rang, Sữa đậu nành – hạt điều,….

    – Vậy thì khi nguyên liệu đã hấp chín thì cho vào máy chọn: SỮA KHÔNG NẤU là xong.

    ❤️❤️❤️ Nói chung, như bài trước em chia sẻ rồi, có rất nhiều cách chế biến sữa hạt tuỳ theo sở thích, kỳ vọng mong muốn, sự tiện ích mà mỗi cách mang lại cho mỗi người là khác nhau. Quan trọng là mình thấy vui và phù hợp là được.

    Bản thân em, cũng hôm nọ hôm kia linh động, đa phần em hay xử lý và nấu từng ngày. Nhưng 1 số loại hạt cơ bản hay dùng tới em vẫn chọn ngâm và bảo quản ngăn đá.

    👉 Tips để bảo quản nhiều hạt trong hộp mà không bị đóng cục như tảng đá.

    – Khi đóng kín cất ngăn đá được khoảng 2 tiếng. Lúc này hạt bắt đầu se mặt và cứng lại thì bỏ ra khỏi tủ lạnh và xóc xóc cho hạt rời ra.

    – Sau đó lại tiếp tục cho vào trữ đông thì đảm bảo hạt lúc nào cũng rời và cực kỳ dễ lấy khỏi hộp.

    Nguồn: FB Hòa Bùi

    Xem thêm bài có từ khoá:

    cách chế biến