An Giang

An Giang có gì?

Trên mảnh đất hình chữ “S” của chúng ta có rất nhiều địa điểm thăm quan thú vị, bổ ích, hấp dẫn và một trong số đó phải kể đến An Giang. Không chỉ thu hút khách du lịch bằng vẻ đẹp hoang sơ đầy mê hoặc, những địa điểm tham quan ở An Giang còn được che phủ bởi một lớp màn bí ẩn gắn liền với những câu chuyện đầy huyền bí, khiến bất cứ du khách nào cũng phải tò mò. Nếu như bạn còn đang băn khoăn du lịch An Giang có gì? thì bạn hãy đọc bài viết dưới đây để trả lời cho câu hỏi trên nhé.

Miếu Bà Chúa Xứ – An Giang

an giang có gì?

Miếu Bà Chúa Xứ An Giang

Miếu Bà Chúa Xứ là một công trình tôn giáo đẹp và tôn nghiêm của miền Tây. Miếu Bà tọa lạc dưới chân núi Sam, thuộc phường Núi Sam (lúc trước thuộc xã Vĩnh Tế), thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Mỗi năm, nơi đây thu hút gần 2 triệu lượt người đến cúng bái và tham quan. Nhất là vào mùa lễ hội, du khách từ khắp nơi trên cả nước và nước ngoài đến hành hương, du lịch tạo nên không khí sôi nổi kéo dài suốt nhiều tháng. Lúc này cả vùng núi Sam trở nên đông đúc và náo nhiệt vô cùng.

an giang có gì?

Toàn cảnh Miếu Bà Chúa Xứ An Giang

Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam không chỉ nổi tiếng linh thiêng mà còn biết đến với lối kiến trúc độc đáo và đẹp mắt. Ngày trước miếu Bà được xây dựng đơn sơ bằng tre lá, nằm quay về hướng tây bắc, phần lưng thì quay về vách núi, còn chính điện nhìn ra con đường và cánh đồng làng. Vào năm 1870, miếu được người dân xây dựng lại bằng gạch hồ ô dước. Trong 4 năm từ 1972 đến 1976, miếu Bà được hai kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng và Nguyễn Bá Lăng tái thiết lớn tạo nên dáng vẻ như hiện nay.

an giang có gì?

Tượng Bà Chúa Xứ An Giang

Ngoài miếu bà chúa Xứ thì khu vực núi Sam còn có chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Phước Điền (chùa Hang) là những hạng mục trong Khu di tích lịch sử – Văn hoá núi Sam được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam công nhận là di tích cấp quốc gia.

Chùa Hang (Phước Điền Tự) An Giang

Chùa Hang – Châu Đốc An Giang hay còn gọi là Phước Điền Tự là một trong những ngôi chùa nổi tiếng cả vùng Nam Bộ. Đây vừa điểm đến du lịch tâm linh vừa là nơi sở hữu vẻ đẹp như chốn tiên cảnh bồng lai.

an giang có gì?

Chùa Hang (Phước Điền Tự) An Giang

Chùa Hang do bà Lê Thị Thơ (biệt danh bà Thợ), pháp hiệu Diệu Thiện lập nên. Ban đầu, chùa chỉ là một chiếc am nhỏ bằng tre lợp lá. Năm 1885, cảm mến công đức bà Thợ, ông phán Thông (Nguyễn Ngọc Cang) đã cùng Nhân dân Châu Đốc quyên góp tiền và ngày công xây dựng lại chùa, với nền lót gạch tàu, cột bằng căm xe, kèo thao lao… Từ năm 1937 đến nay , chùa đã nhiều lần được trùng tu và xây dựng.

an giang có gì?

Toàn cảnh chùa Hang

Chùa Hang nằm cách chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, miếu Bà Chúa Xứ núi Sam khoảng 1km. Ngôi chùa có lịch sử trăm năm này nép mình trên triền núi Sam thuộc thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng cả vùng Nam Bộ. Khi đến chùa Hang, du khách như được bước vào cánh cửa thoát tục, mở ra một thế giới mới để trút bỏ mọi vấn vương chốn bụi trần, hòa mình vào không an yên bình với khí trời trong lành và những làn gió êm dịu như chốn cổ tích.

an giang có gì?

Khách du lịch tham quan chùa Hang

Có dịp du lịch Châu Đốc bạn không nên bỏ qua một chuyến tham quan, vãn cảnh Chùa Hang (Phước Điền Tự), để có thể tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống. Đây cũng là dịp để du khách vừa là đi lễ chùa cầu an cho gia đình vừa là để chiêm ngưỡng những công trình nghệ thuật nguy nga và tráng lệ của mảnh đất An Giang.

Tây An Cổ Tự – An Giang

Xứ Châu Đốc – An Giang nổi tiếng là vùng đất có nhiều ngôi chùa đẹp và linh thiêng. Trong đó không thể không nhắc đến Chùa Tây An. Chùa Tây An còn được gọi là Tây An Cổ Tự – là một ngôi chùa Phật giáo, thuộc phái Bắc Tông tọa lạc tại ngã ba, dưới chân núi Sam thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đặc biệt hơn, chùa còn là biểu tượng lịch sử cho sự giao lưu kiến trúc giữa Việt Nam và Ấn Độ.

an giang có gì?

Tây An Cổ Tự – An Giang

Chùa được Tổng đốc Doãn Uẩn cho xây dựng vào năm 1847. Năm 1861, chùa được ngài Nhất Thừa tổ chức trùng tu chánh điện và hậu tổ. Kể từ đời Phật thầy Minh Huyên trụ trì đến nay, chùa đã trải qua 7 đời truyền thừa.

Cách thành phố Châu Đốc khoảng 5km, nằm trong quần thể di tích nổi tiếng ở An Giang là khu du lịch Núi Sam với các địa danh: chùa Tây An, chùa Phước Điền (chùa Hang),lăng Thoại Ngọc Hầu và miếu Bà Chúa Xứ. Đã được Bộ Văn hóa xếp hàng là di tích “kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia” ngày 10 tháng 07 năm 1980 và đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam chính thức công nhận đây là “ngôi chùa có kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ dân tộc đầu tiên tại Việt Nam”.

an giang có gì?

Tây An Cổ Tự – An Giang

Chùa theo phái Đại thừa, có tới 11.270 tượng lớn nhỏ đặt khắp nơi trong chùa. Đa số các tượng này đều được làm bằng danh mộc, chạm trổ công phu và mỹ thuật, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc Việt Nam vào TK XIX. Bên cạnh đó, chùa còn có nhiều hoành phi và câu đối có màu sắc rực rỡ. Từ khu vực chính điện, các bạn có thể sang tham quan Đại Hồng chung ở khu vực lầu chuông, Chiếc Đại Hồng chung này được tạc vào năm thứ 32 đời vua Tự Đức (năm 1879).

Khuôn viên của chùa được xây dựng rất rộng rãi và thoáng mát với nhiều cây xanh. Vừa bước vào bên trong khuôn viên du khách sẽ nhìn thấy một cột cờ rất cao – khoảng chừng 16m. Cùng với đó là hình ảnh 2 chú voi, 1 chú voi trắng 6 ngà và một chú voi đen 2 ngà. Voi trắng chính là điềm báo hạ sinh thái tử Sĩ Đạt Ta (chính là đức phật Thích Ca), voi đen là chú voi ngự có tên gọi là Ô Long – có công giúp triều đình đánh đuổi giặc ngoại xâm.

an giang có gì?

Tượng Voi đen – Voi trắng tại Tây An Cổ Tự – An Giang

Tây An Cổ Tự chính là một trong những điểm du lịch Châu Đốc nổi tiếng mà bất cứ ai đến Châu Đốc đều đã nghe nói đến. Nơi đây khung cảnh thiên nhiên vô cùng đẹp và hữu tình, khiến khách chiêm bái không khỏi thích thú và cảm thấy thư thái. Chùa Tây An , không chỉ có giá trị về nghệ thuật kiến trúc cổ xưa độc đáo mà còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa – tín ngưỡng tốt đẹp, gắn liền với việc khai hoang, lập ấp của người dân An Giang xưa.

Lăng Thoại Ngọc Hầu – An Giang

Lăng Thoại Ngọc Hầu là một công trình đồ sộ, kiến trúc nghệ thuật đẹp cổ kính, tọa lạc tại chân núi trong cụm di tích núi Sam, thuộc thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Lăng được xây dựng và hoàn thành vào cuối những năm 1820, do chính ông đứng ra chỉ huy thi công. Nơi đây, vừa là lăng mộ vừa là nơi thờ phượng Thoại Ngọc Hầu – người có công khai mở miền Nam và trấn thủ đồn biên phòng cho Tổ quốc.

an giang có gì?

Lăng Thoại Ngọc Hầu An Giang

Nếu chùa Tây An sặc sỡ, nguy nga. Miếu Bà đồ sộ, hoành tráng. Chùa hang tao nhã, phiêu diêu thì lăng Thoại Ngọc Hầu ung dung, đường bệ với những đặc điểm: mặt nhìn ra con đường nằm bên chân núi, lưng quay về vách đá, tọa lạc trên thềm cao với chín bậc thang xây bằng đá ong.

Toàn khu lăng mộ là một kiến trúc hài hòa, duyên dáng được bao bọc xung quanh bởi một bức tường dày và các bậc thang được xây bằng đá ong. Phía trước lăng là khoảng sân rộng, khu chính giữa là mộ của ông nằm giữa mộ hai phu nhân cùng đền thờ. Hai bên là hai dãy mộ vô danh, họ là những người theo ông khai hoang, lập ấp, xây dựng nhiều công trình cho vùng tứ giác Long Xuyên. Sau phần mộ của Thoại Ngọc Hầu là tấm bia Vĩnh Tế sơn được làm bằng đá sa thạch, khắc 730 chữ, được dựng từ năm 1824. Trước Long đình là hai con nai tạc bằng xi măng, điểm xuyết thêm vẻ đẹp của lăng. Hai cửa lớn vào lăng rộng, hình bán nguyệt – kiến trúc theo lối cổ, liền với bức tường kiên cố dày 1m, cao 3m. Sau lăng là đền thờ, trên nền đất cao. Sau lưng đền thờ là vách núi chập chùng, tạo thành bức bình phong kiên cố và hùng vĩ, tôn thêm vẻ cổ kính uy nghi.

an giang có gì?

Toàn cảnh Lăng Thoại Ngọc Hầu – An Giang

Lăng Thoại Ngọc Hầu là một công trình kiến trúc nguyên vẹn hiếm hoi tiêu biểu thời nhà Nguyễn còn lại ở đất phương Nam. Đây là một công trình bề thế, tuyệt mỹ, rất có giá trị về văn hóa, lịch sử và kiến trúc. Nếu dự định du lịch An Giang đến Châu Đốc, bạn đừng quên tìm đến nơi này.

Rừng tràm Trà Sư – An Giang

Rừng Tràm Trà Sư là một địa điểm du lịch không thể bỏ qua đối với mọi du khách khi đến An Giang. Khu rừng ngập nước này nằm ở huyện Tịnh Biên, cách Châu Đốc khoảng 30km, cách Cần Thơ khoảng 125km, cách Long Xuyên khoảng 65km. Thời điểm lí tưởng nhất khi đi du lịch rừng tràm Trà Sư mùa nước nổi là vào thời điểm từ tháng 9 đến tháng 11. Những bạn ham mê khám phá thiên nhiên hoang dã thì đừng bỏ lỡ ghé qua nơi này nhé.

an giang có gì?

Rừng tràm Trà Sư – An Giang

Đến đây du khách sẽ choáng ngợp trước những hàng cây tràm hai bên đường. Không chỉ thế, bạn có thể ngắm những cánh đồng lúa trải rộng thẳng cánh còn bay xen lẫn những hàng cây thốt nốt cao ngút ngàn.

Tham quan Rừng Tràm Trà sư, du khách không thể bỏ qua những chuyến xuồng chèo êm ả trên dòng sông. Mái chèo khua nhẹ đưa đu khách đến gần hơn với đời sống của động vật hoang dã. Theo những thông tin được biết, rừng Trà Sư có 70 loại chim, 11 loài thú, 25 loài bó sát và 10 loài cá. Ngoài ra, rừng tràm còn là nơi tụ họp 140 loài thực vật thuộc 52 họ và 102 chi, trong đó có 22 loài cây gỗ và nhiều loại cây khác…

an giang có gì?

Cổng vào khu du lịch Rừng tràm Trà Sư – An Giang

Khám phá thiên nhiên ở Rừng Tràm Trà Sư là thế. Ngoài cảnh sắc hữu tình thì du khách đến Trà Sư cũng đừng bỏ qua ẩm thực nơi đây nhé…! Ẩm thực ở Trà Sư ngoài cá linh, các món khác cũng hấp dẫn tuyệt vời không kém. Món gà đốt thơm phức mùi gà và xả, lẩu mắm cay cay mặn mặn, cá lóc nướng trui được gói trong lá sen hay chuột quay lu, chuột nướng mật ong bay mùi thơm luôn khiến bao du khách phải dừng chân.

an giang có gì?

Cầu tre dài nhất Việt Nam tại Rừng tràm Trà Sư – An Giang

Rừng Tràm Trà Sư qua bao năm luôn được xem là một điếm đến hấp dẫn, là nơi mà du khách tham quan tìm đến với sự yên bình, tìm đến với thiên nhiên, là nơi có thể gạt bỏ những bộn bề trong đời sống thường ngày. Các bạn còn chần chừ gì mà không đến Rừng Tràm Trà Sư một lần để khám phá những điều kỳ diệu nơi đây.

Làng cá bè Châu Đốc – An Giang

Nằm cách trung tâm thành phố Châu Đốc khoảng 4km về hướng Tây đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long của huyện An Phú. Làng cá bè Châu Đốc hay còn gọi là làng bè nổi trên sông Châu Đốc, là nơi nuôi trồng cá nước ngọt nổi của của tỉnh An Giang.

an giang có gì?

Làng nổi Châu Đốc – An Giang

Kéo dài trên đoạn sông từ thành phố Châu Đốc qua cầu Cồn Tiên là làng bè nổi trải dài dọc hai bờ sông Bassac, nét văn hóa đặc sắc mang đậm phong cách của vùng sông nước. Tới nơi này, du khách không thể không xuýt xoa và lạ lẫm trước nét độc đáo của làng bè nổi trên sông. Tại đây, mỗi chiếc bè như một căn hộ kết nối nhau trải dài dọc hai bờ sông, cuộc sống của các hộ gia đình được gói gọn trên chiếc bè ngang 4m, dài 7 – 8m.

Làng nổi Châu Đốc nổi tiếng với nghề phát triển và chăn nuôi cá basa, hầu hết tất cả mọi gia đình ở đây đều có vài bè cá và nhiều hơn là khoảng chục bè cá, người dân ở làng nổi đi lai chủ yếu bằng xuồng và ghe. Mặc dù là nơi được nhiều du khách đến tham quan nhưng làng nổi vẫn có nét rất yên bình và tĩnh lặng trên dòng sông Hậu.

an giang có gì?

Du khách cho cá ăn tại Làng nổi Châu Đốc – An Giang

Ngoài những trải nghiệm và tìm hiểu thức tế về nghề nuôi cá bằng bè nổi trên sông. Tại đây bạn còn được hòa mình vào cuộc sống văn hóa miền sông nước đã nổi tiếng bao đời nay. Một cuộc sống không chỉ ăn, chở ở, trên sông mà còn là nơi sinh hoạt đa điều liên quan đến cuộc sống cư trú và sinh tồn. Đây chính là điều làm nên tính đặc sắc có một không hai của người dân miền Tây Nam Bộ.

Làng nổi Châu Đốc không quá náo nhiệt, là nơi có thể giúp bạn thoát khỏi những xô bồ chốn thị thành. Những chiếc bè với sắc màu tinh tế nằm trải dài dọc bờ sông. Mảnh đất đa văn hóa này chính là nơi hội tụ những tinh hoa, tín ngưỡng, cách sống và làm việc của cộng đồng người Kinh, Khmer, Chăm. Đến với làng nổi Châu Đốc chắc chắn rằng du khách sẽ có được những khám phá mới lạ và thú vị về vùng sông nước mênh mông này.

Di chỉ Óc Eo – An Giang

An Giang, vùng đất huyền bí với những điểm đến vô cùng lý thú trong đó có di chỉ khảo cổ Óc Eo – Ba Thê. Nơi đây là một trong những nguồn tài nguyên đặc sắc để phát triển du lịch văn hóa, nổi bật bởi kiến trúc nghệ thuật vô cùng độc đáo về nền văn hóa cổ.

an giang có gì?

Di chỉ Óc Eo – An Giang

Óc Eo là tên gọi do nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret đề nghị đặt cho một địa điểm thuộc huyện Thoại Sơn, nằm ở phía nam tỉnh An Giang thuộc đồng bằng sông Cửu Long.

Tên gọi Óc Eo ban đầu dùng để chỉ cấu trúc hình chữ nhật trong khu vực, nhưng sau đó Malleret dùng để chỉ toàn bộ khu vực. Theo L.Malleret, nền văn hóa Óc Eo có phạm vi phân bố chủ yếu ở vùng trũng miền Tây sông Hậu gồm địa bàn các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bạc Liêu… và một phần đất Đông Nam Campuchia.

Khu di chỉ Óc Eo này là một khu di tích cổ rộng lớn, gắn liền với vết tích của vương quốc Phù Nam, một quốc gia hùng mạnh ở vùng Đông Nam Á cách nay khoảng hai nghìn năm. Vì thế, khu di chỉ này không những đón tiếp du khách đến tham quan mà còn đón nhận nhiều nhà sưu tầm, khảo cổ đến đây tìm hiểu, nghiên cứu.

an giang có gì?

Di tích khảo cổ Óc Eo

So với nhiều di tích khảo cổ, khu di tích Ba Thê – Óc Eo là nơi phát hiện số lượng lớn di vật nhiều loại hình, từ vật dụng sinh hoạt trong di chỉ cư trú đến vật dâng cúng quý giá trong các đền tháp, vật tùy táng linh thiêng trong những ngôi mộ, từ các phế tích kiến trúc đền tháp và tượng thờ, di tích cư trú… Tổng thể di tích và di vật phản ánh quá trình tụ cư, hoạt động kinh tế – văn hóa – tôn giáo và các mối quan hệ giao lưu trong một thời gian dài khoảng 10 thế kỷ.

Đến Óc Eo, huyện Thoại Sơn du khách còn có thể ghé thăm chùa Linh Sơn hay còn gọi là “Chùa Phật 4 tay”, ngôi chùa cổ nhất của huyện Thoại Sơn. Trong chùa đang lưu giữ 2 loại hiện vật khá độc đáo của nền văn hóa Óc Eo là tượng thần Vishnu và 2 bia đá có khắc minh văn Sanskrit cổ. Ngôi chùa này được xếp hạng là Di tích lịch sử cấp quốc gia, nằm trong quần thể Di tích Văn hóa quốc gia đặc biệt Óc Eo – Ba Thê.

Linh Sơn cổ tự ( Chùa Phật 4 tay ) An Giang

Nằm dưới chân núi Ba Thê hùng vĩ, Linh Sơn cổ tự còn gọi là chùa Phật Bốn Tay (thuộc thị trấn Óc Eo, H.Thoại Sơn, An Giang) là một di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng, thu hút rất nhiều người đến tham quan.

an giang có gì?

Linh Sơn cổ tự – An Giang

Linh Sơn cổ tự được xây dựng vào năm 1913 (và được trùng tu mấy năm gần đây), cách chợ Vọng Thê khoảng 2 km về hướng đông. Ngôi chùa nằm trên nền một gò đất cao, bên những đại thụ râm mát, nơi triền núi Ba Thê, cạnh khu Di tích khảo cổ Nam Linh Sơn Tự thuộc nền văn hóa Óc Eo.

Vào năm 1913, dân địa phương phát hiện một pho tượng Phật bốn tay ở tư thế đứng, cao 1,7 m, nằm sâu trong lòng đất khoảng hai mét, tại khu vực dân cư gần chợ Ba Thê. Trước đó, người dân cũng đã tìm thấy hai tấm bia được làm bằng đá bùn có chiều cao khoảng 1,8 m, dày khoảng 0,22 m, khắc chữ cổ mà nhiều nhà nghiên cứu nói có thể là chữ viết của dân tộc Phù Nam xưa. Vì vậy, dân quanh vùng khi ấy bèn góp công, góp của dựng lên một ngôi chùa đặt tên là Linh Sơn Tự để tôn thờ tượng Phật và gìn giữ bia cổ.

an giang có gì?

Tượng phật bốn tay tại Linh Sơn cổ tự – An Giang

Linh Sơn cổ tự tuy không đồ sộ về quy mô, độc đáo về kiến trúc như những ngôi chùa danh tiếng khác. Nhưng các giá trị về văn hoá, lịch sử, tín ngưỡng và tâm linh… thì vô cùng phong phú và mang nét đặc sắc riêng. Đặc biệt Tượng phật bốn tay và hai bia đá cổ là những bảo vật vô giá là tiềm năng và lợi thế to lớn để thúc đẩy cho du lịch phát triển. Linh sơn cổ tự là một điểm đến không thể bỏ qua khi ghé thăm An Giang. Đó là giá trị của tâm linh, giá trị của văn hóa lịch sử cần được bảo tồn và lưu giữ trong cuộc sống hiện nay.

Đồi Tức Dụp (núi Cô Tô) An Giang

Tức Dụp là một ngọn đồi nằm bên núi Cô Tô, cách thành phố Long Xuyên khoảng 70 km và cách biên giới campuchia 10km. Ngọn núi nằm trong dãy Thất sơn hùng vĩ giữa bao la ruộng đồng của huyện Tri Tôn. Nhìn từ xa, ngọn núi như con chim phượng hoàng khổng lồ đang sải cánh giữa đồng bằng mênh mông, bởi vậy núi Cô Tô còn được biết đến với tên gọi Phụng Hoàng Sơn.

an giang có gì?

Đồi Tức Dụp (núi Cô Tô) An Giang

Địa hình đồi Tức Dụp cao 216m, với diện tích trên 2.200m, là sản phẩm thiên nhiên độc đáo được tạo hóa ban tặng, với chu vi hình cánh cung dài khoảng 3km. Ngọn đồi là một chuỗi các hang động lớn nhỏ và các tảng đá nằm sừng sững giữa rừng cây bạt ngàn như những chứng nhân của lịch sử. Thỉnh thoảng có những ngõ ngách uốn lượn, những hòn đá chồng chất lên nhau tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt hảo.

Khu di tích lịch sử Đồi Tức Dụp thuộc địa phận thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Khu di tích được khánh thành vào ngày 30/04/1996, nhân kỷ niệm 21 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.Đồi Tức Dụp cao 216 m, diện tích trên 2 km2, có chu vi hình cánh cung dài khoảng 3km.Tức Dụp là căn cứ địa vững chắc của quân dân An Giang trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

an giang có gì?

Đường lên khu du lịch Đồi Tức Dụp An Giang

Ngoài những giá trị lịch sử quý báu, đồi Tức Dụp là sự kết hợp hoàn hảo các yếu tố “Sơn Thủy”, được tô màu bằng các công viên hoa kiểng với những hàng điệp, hàng dương tươi tốt và hàng trăm loài hoa đủ sắc màu. Xa xa là một bờ hồ rộng lớn hòa cùng dòng nước trong xanh.

Khu di tích đồi Tức Dụp cũng xây dựng các khu giải trí và thể thao quốc phòng, nơi diễn ra các buổi tập bắn bia bằng đạn thật, tham quan khu vườn thú, đặc biệt là loài Đà Điểu Châu Phi. Và một số các dịch vụ giải trí như: tàu lượn siêu tốc, đạp vịt, thuyền Hải Tặc, du thuyền mặt hồ, câu cá sấu,… mang lại cảm giác thư giãn và thoải mái.

an giang có gì?

Du khác câu cá sấu tại khu du lịch đồi Tức Dụp – An Giang

Trong các dịp lễ hội, khách du lịch còn có cơ hội hòa mình vào các trò chơi dân gian vui nhộn như đu dây, kéo co, xem ca múa nhạc tổng hợp, thưởng thức chương trình đờn ca tài tử Nam bộ,… đồi Tức Dụp cũng mở rộng các con đường để du khách di chuyển dễ dàng, các nhà hàng, nhà nghỉ và quầy lưu niệm cũng được xây dựng để phục vụ du khách.

Làng Chăm Châu Giang – An Giang

Làng Chăm Châu Giang là một địa điểm du lịch nổi tiếng tại Châu Đốc, An Giang. Làng Chăm bao gồm 9 xóm Chăm với hơn 2.000 gia đình, trên 13 ngàn người sống tập trung thành những ấp hay liên ấp xen kẽ với người Kinh từ biên giới Campuchia chạy dài theo dòng sông Hậu và sông Khánh Bình hợp lưu ở Tam Giang (thị xã Châu Đốc) rồi đổ xuống đến xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú.

an giang có gì?

Làng Chăm Châu Giang – An Giang

Trong số các làng Chăm ở An Giang thì có thể nói, làng Chăm Châu Giang là nơi còn lưu giữ khá nhiều nét văn hóa độc đáo trong đời sống vật chất lẫn tinh thần. Nổi bật trong số đó có thể kể đến nghề dệt thổ cẩm truyền thống, tập tục sinh sống nhà sàn và tín ngưỡng Hồi giáo dưới bóng thánh đường. Chính từ điều này mà làng Chăm Châu Giang thường được các các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ tìm đến để lấy cảm hứng sáng tác nhiều tác phẩm văn học và nghệ thuật.

Bước vào làng Chăm là bạn đã lạc vào một thế giới khác. Đến đây, trong không gian vùng quê yên tĩnh đậm chất sông nước miền Tây bạn sẽ được cảm nhận sự thân thiện và hiếu khách của bà con. Với cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi lớn, An Giang có rất nhiều thánh đường và tiểu thánh đường; nổi bật nhất trong số đó là thánh đường Mubarak được công nhận là di sản quốc gia. Từ bến phà Châu Giang, bạn rẽ tay trái là có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của công trình này.

an giang có gì?

Thánh đường Mubarak – An Giang

Thánh đường Mubarak lỗng lẫy – nơi tôn nghiêm trong tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Chăm theo Hồi giáo. Thánh đường có kiến trúc độc đáo, tháp tròn, cổng chính hình vòng cung, rất đặc sắc. Nóc thánh đường có một tháp lớn hai tầng hình bầu dục, chân tháp có hình trăng lưỡi liềm và ngôi sao, tượng trưng cho đạo Hồi. Đây là một trong những công trình có giá trị cao, và là điểm tham quan hấp dẫn tại làng Chăm Châu Giang. Nếu có dịp về An Giang, bạn hãy một lần đến thăm làng Chăm Châu Giang để cảm nhận bao điều kỳ thú mà con người ở nơi đây mang lại nhé.

Trên đây là những địa điểm du lịch An Giang nổi tiếng không thể bỏ lỡ. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi An Giang có gì? Đừng quên theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều địa điểm du lịch thú vị khác nhé!

Đăng bởi: Nguyễn Hiếu

YOLO! Khám phá các huyện ở An Giang

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก