Giảm Cân

Giảm cân nhanh với phương pháp “nhịn ăn gián đoạn”, liệu có để lại hậu quả?

Có được ngoại hình đẹp để trở nên tự tin, thu hút hơn, chắc hẳn là điều mà ai cũng hằng mong muốn. Tuy nhiên, việc “nâng cấp” bản thân với một chế độ giảm cân hiệu quả, tránh ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe cũng trở thành một yếu tố quan trọng cần được cân nhắc. Nếu bạn đang có hứng thú với phương pháp giảm cân “nhịn ăn gián đoạn”, bạn viết dưới đây sẽ cho bạn thêm những thông tin hữu ích để tiếp cận phương pháp giảm cân này.

Nội dung chính

    Nhịn ăn gián đoạn là gì?

    Phương pháp “nhịn ăn gián đoạn”- Intermittent Fasting, gọi tắt là IF, là chế độ giảm cân được xây dựng bằng cách lặp lại chu kỳ nhịn ăn và ăn uống trong một khoảng thời gian giới hạn.

    Ví dụ, trong IF có chế độ ăn 16/8, tức là bạn sẽ nhịn ăn trong 16 tiếng và có thể ăn trong khoảng 8 tiếng còn lại của ngày, hoặc chế độ ăn 14/10 tức nhịn ăn trong vòng 14 tiếng và có thể ăn trong khoảng 10 tiếng còn lại.

    sức khỏe, giảm cân, giảm cân nhanh với phương pháp “nhịn ăn gián đoạn”, liệu có để lại hậu quả?

    Có rất nhiều cách thực hiện trong “nhịn ăn gián đoạn” (Ảnh: Internet)

    Phương pháp nhịn ăn gián đoạn có thể gây hậu quả gì?

    Rối loạn tiêu hóa

    Tuy là một phương pháp khá phổ biến để giảm cân nhanh, nhưng IF có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa.

    Việc giảm lượng thức ăn có thể gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đối với hệ tiêu hóa của bạn, gây táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn cùng với rất nhiều những triệu chứng khác.

    Lưu ý, chế độ ăn này khiến cơ thể rất dễ bị mất nước, nguyên nhân làm tệ hơn tình trạng táo bón, bởi vậy bạn cần bổ sung nước thường xuyên nếu thực hiện chế độ này. Bên cạnh đó, hãy chú ý đến việc bổ sung thực phẩm có nhiều chất xơ và tốt cho hệ tiêu hóa.

    Nhức đầu và chóng mặt

    Nhức đầu là một tác dụng phụ phổ biến của việc nhịn ăn gián đoạn, thường xảy ra trong vài ngày đầu tiên của chế độ nhịn ăn.

    Một bản đánh giá năm 2020 đã xem xét 18 nghiên cứu về những người đang thực hiện chế độ nhịn ăn gián đoạn. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng “nhức đầu lúc đói” thường nằm ở vùng não trước và cơn đau thường có cường độ nhẹ hoặc vừa phải.

    Những người thường xuyên bị đau đầu có nhiều khả năng bị đau đầu khi nhịn ăn hơn so với những người không bị đau đầu. Các nhà nghiên cứu còn thấy rằng rằng lượng đường trong máu thấp có thể góp phần gây đau đầu khi nhịn ăn gián đoạn.

    sức khỏe, giảm cân, giảm cân nhanh với phương pháp “nhịn ăn gián đoạn”, liệu có để lại hậu quả?

    Nhịn ăn gián đoạn có thể gây đau đầu, chóng mặt (Ảnh: Internet)

    Rối loạn giấc ngủ

    Một số nghiên cứu cho thấy các tình trạng rối loạn giấc ngủ, chẳng hạn như không thể ngủ hoặc ngủ không sâu giấc, là một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất của việc nhịn ăn gián đoạn.

    Một nghiên cứu năm 2020 đã quan sát 1.422 người tham gia chế độ nhịn ăn kéo dài 4–21 ngày. Kết quả cho thấy 15% người tham gia bị rối loạn giấc ngủ liên quan đến nhịn ăn. Báo cáo còn cho biết biểu hiện này xuất hiện thường xuyên hơn các tác dụng phụ khác khi thực hiện chế độ ăn này.

    sức khỏe, giảm cân, giảm cân nhanh với phương pháp “nhịn ăn gián đoạn”, liệu có để lại hậu quả?

    Rối loạn giấc ngủ do nhịn ăn (Ảnh: Internet)

    Hôi miệng

    Hôi miệng là một tác dụng phụ “không mấy dễ chịu” có thể xảy ra ở một số người khi nhịn ăn gián đoạn. Điều này là do thiếu lưu lượng nước bọt và sự gia tăng acetone trong hơi thở.

    Nhịn ăn khiến cơ thể bạn phải sử dụng chất béo làm nhiên liệu. Acetone là sản phẩm phụ của quá trình chuyển hóa chất béo, vì vậy chất này tăng lên trong máu và hơi thở của bạn khi nhịn ăn.

    Rối loạn tâm trạng

    Một số người có thể cảm thấy cáu kỉnh và rối loạn tâm trạng khi thực hiện nhịn ăn gián đoạn. Khi lượng đường trong máu hạ thấp có thể khiến tâm trạng của bạn đi xuống, gây khó chịu, lo lắng và kém tập trung.

    sức khỏe, giảm cân, giảm cân nhanh với phương pháp “nhịn ăn gián đoạn”, liệu có để lại hậu quả?

    Nhịn ăn gián đoạn gây cáu kính, mất tập trung trong công việc (Ảnh: Internet)

    Lời kết

    Mặc dù nhịn ăn gián đoạn thường được coi là an toàn, nhưng các nghiên cứu cho thấy nó có thể dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn. Các chuyên gia y tế khuyên rằng một số trường hợp như những người đang mang thai hoặc cho con bú và những người bị rối loạn ăn uống nên tránh nhịn ăn gián đoạn. Nếu bạn quan tâm đến phương pháp nhịn ăn gián đoạn, trước tiên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo đó là lựa chọn an toàn và phù hợp với bạn.

    Hãy tiếp tục theo dõi chúng mình để có thêm thông tin hữu ích về sức khỏe.

    Đăng bởi: Nguyễn Ngọc Anh

    ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก