Bình Thuận

Lễ hội Ramưwan ở Bình Thuận – nét văn hóa tháp Chàm đặc sắc

Một trong những phong tục, văn hóa dân tộc Chăm độc đáo phải kể đến lễ hội Ramưwan ở Bình Thuận. Đây là lễ hội của người Chăm Hồi giáo, được tổ chức rất long trọng, gồm nhiều nghi lễ và mang ý nghĩa sâu sắc.

Ý nghĩa lễ hội Ramưwan ở Bình Thuận

lễ hội ramưwan ở bình thuận – nét văn hóa tháp chàm đặc sắc

Lễ hội Ramưwan ở Bình Thuận. ( Ảnh minh họa 1)

Đây là một lễ hội lớn của người Chăm, nó thường kéo dài trong một tháng, bắt đầu từ cuối tháng 8 kéo dài đến hết tháng 9. Lễ hội Ramưwan có 5 nghi thức tất cả, trong đó, có 3 nghi thức chính, được tổ chức long trọng, gồm có: lễ tảo mộ, lễ cúng gia tiên và lễ chay niệm. Mỗi nghi lễ lại mang một ý nghĩa riêng nhưng nhìn chung đều hướng đến ý nghĩa tưởng nhớ tổ tiên, ông bà, những đấng sinh thành.

Ngoài ra lễ hội Ramưwan cũng là dịp để mọi người cầu nguyện cho làng xóm được bình yên, nhà nhà sung túc, mùa màng tươi tốt, cuộc sống hạnh phúc. Đây không chỉ là một lễ hội truyền thống, còn là dịp để mọi người gần nhau, những con người xa quê trở lại nơi đất tổ, thể hiện lòng thành kính. Đó là nét văn hóa đẹp, không chỉ riêng đối với những người con Champa.

Những nghi lễ của lễ hội Ramưwan ở Bình Thuận

Lễ tảo mộ

lễ hội ramưwan ở bình thuận – nét văn hóa tháp chàm đặc sắc

Lễ hội Ramưwan ở Bình Thuận. ( Ảnh minh họa 2)

– Những người con Champa sẽ mặc những trang phục truyền thống, người lớn đem theo lễ vật, trẻ em thì xách nước đến các nghĩa địa để thực hiện lễ tảo mộ. Nghi lễ này thường diễn ra vào những ngày cuối cùng của tháng 8 theo dương lịch. Thực hiện lễ tảo mộ, những tu sĩ Hồi giáo sẽ làm chủ lễ, cầu kinh Coran bằng tiếng Ả Rập, còn vị phụ tế sẽ giúp vẩy nước thánh lên từng tấm bia mộ.

– Mỗi dòng họ dân tộc Chăm đều có một nghĩa địa riêng. Tất cả thành viên trong dòng họ sẽ cùng thực hiện nghi lễ, kính cẩn cúng bái, cầu khấn mời tổ tiên về hưởng mùa lễ hội Ramưwan ở Bình Thuận với con cháu. Kết thúc phần cúng, con cháu sẽ để lại một miếng trầu ở dưới tấm bia. Trong tập tục của người Chăm, ăn trầu là hình thức phổ biến, trong cả đời sống sinh hoạt hay những lễ nghi phong tục cổ truyền.

Lễ cúng gia tiên

lễ hội ramưwan ở bình thuận – nét văn hóa tháp chàm đặc sắc

Lễ hội Ramưwan ở Bình Thuận. ( Ảnh minh họa 3)

– Kết thúc tảo mộ, con cháu sẽ về lại nhà của mình. Người chủ gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cỗ thịnh soạn, được đặt trên giường hoặc phảng được trải chiếu mới bày trầu cau, hoa quả… Vị chức sắc Hồi giáo thầy Achar sẽ giúp làm chủ nghi lễ. Chủ lễ khấn nguyện và vẽ bùa, sau đó, toàn thể gia đình sẽ bắt đầu cúng vái.

– Lễ vật để cúng lễ gia tiên gồm mâm lễ ngọt (bánh trái, chè..) và mâm lễ mặn (cơm, canh, cá, thịt dê, gà..). Từng lễ vật sẽ được dâng theo đợt tuần tự. Mỗi đợt gồm 2 mâm lễ ngọt và 1 mâm lễ mặn. Sau khi dâng lễ, gia chủ sẽ khấn mời 1 vị thần, vị tổ tiên và cầu phúc. Cứ như vậy đến khi hết tên các vị thần, ông bà tổ tiên trong nhà.

– Sau lễ cúng gia tiên sẽ tổ chức các phần hội đặc sắc. Có ca múa nhạc, có cả những trò chơi dân gian của người Chăm… không khí náo nhiệt, vui vẻ.

Lễ chay niệm

– Đây là nghi lễ chính cuối cùng của lễ hội người Chăm Ramưwan. Có rất nhiều tín đố đội những mâm lễ đầy đến Thánh Đường để tham dự buổi khai lễ chay niệm. Sau khi buổi khai lễ kết thúc, các chức sắc sẽ ở lại và sinh hoạt trong Thánh Đường tầm 1 tháng. Mỗi ngày đêm, họ sẽ cầu kinh 5 lần với những quy tắc chặt chẽ. Và trong một tháng sẽ có 4 ngày thứ 6 làm lễ cầu kinh, giảng kinh và 4 đêm thứ 5 cầu kinh cũng là dịp cầu nguyện tổ tiên.

lễ hội ramưwan ở bình thuận – nét văn hóa tháp chàm đặc sắc

Lễ hội Ramưwan ở Bình Thuận. ( Ảnh minh họa 4)

– Tục lệ trong tháng chay niệm của lễ hội Ramưwan ở Bình Thuận là: 15 ngày đầu, người dân Chăm hoàn toàn không được phép sát sinh, các gia đình không được cúng kính. Đến ngày thứ 15, sau khi lễ Muk trũn kết thúc, dân làng mới được phép sát sinh và cúng tổ tiên ở trong làng. Đến ngày thứ 20, người ta làm lễ Ôn trũn, cho phép người dân có thể dâng gạo vào Thánh Đường.

– Đến đêm thứ 30, thân nhân các chức sắc Hồi giáo sẽ đem phần gạo dâng đó về nấu cơm để dâng lên Thánh Đường vào rạng sáng ngày 31, phần còn lại mời mọi người trong làng cùng thưởng thức. Ngày 31, tất cả mọi người (chức sắc, tu sĩ, dân làng…) sẽ đến Thánh Đường đọc kinh, cầu năm mới an lành, kết thúc lễ hội Ramưwan.

Không chỉ ở Bình Thuận, lễ hội Ramưwan ở Ninh Thuận cũng thu hút đông đảo sự quan tâm của các du khách. Lê hội Ramưwan tuy cầu kì, đòi hỏi sự chuẩn bị cao, nhưng lại có ý nghĩa sâu sắc, nên được gìn giữ và phát triển.

Đăng bởi: Lợi Nguyễn

YOLO! Khám phá các huyện ở Bình Thuận

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก