Kiến Thức Kỹ Năng Kỹ Năng Mềm

Đơn phương chấm dứt hợp đồng có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?

Đơn phương chấm dứt hợp đồng có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không là câu hỏi được nhiều người lao động quan tâm. Trong một số trường hợp, người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Đó là những trường hợp nào? Hãy cùng Unica tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi nào?

Theo Khoản 1 Điều 37 Bộ luật Lao động 2012, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng hoặc hợp đồng lao động theo mùa vụ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong các trường hợp sau:

– Trong quá trình làm việc, người lao động bị ngược đãi, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục;
– Người lao động không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm về điều kiện làm việc theo như hợp đồng lao động đã thỏa thuận;
– Bản thân hoặc gia đình người lao động có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;
– Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
– Người lao động không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn theo hợp đồng lao động đã thỏa thuận;
– Người lao động được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;
– Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

hợp đồng lao động, khóa học hành chính nhân sự, chấm dứt hợp đồng, kiến thức, kỹ năng, kỹ năng mềm, đơn phương chấm dứt hợp đồng có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?

Người lao động cần phải nắm rõ những quy định của pháp luật trong việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động để bảo vệ quyền lợi cho mình

Thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động

Khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng theo những trường hợp được nêu trên, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước một khoảng thời gian.
Cụ thể, theo khoản 2 Điều 37 Bộ luật Lao động 2012, người lao động phải báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 45 ngày nếu là hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ trường hợp người lao động mang thai.
Người lao động chỉ phải báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 3 ngày trong các trường hợp sau:
– Trong quá trình làm việc, người lao động bị ngược đãi, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục;
– Người lao động không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm về điều kiện làm việc theo như hợp đồng lao động đã thỏa thuận;
– Người lao động không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn theo hợp đồng lao động đã thỏa thuận;
– Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

Như vậy, người lao động được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định khi có đủ điều kiện đơn phương chấm dứt hợp đồng, đã báo trước cho người sử dụng lao động. Và theo Điều 49 Luật Việc làm năm 2013, người lao động chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Hi vọng với những thông tin mà Unica vừa chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn biết được những trường hợp nào được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Chúc bạn thành công!

Đăng bởi: Lái Chị Em Muốn

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก