Kiến Thức Kỹ Năng Kỹ Năng Mềm

“ Khắc cốt ghi tâm” những lưu ý về thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Đăng ký nhãn hiệu là điều mà hầu hết các doanh nghiệp đều quan tâm, đặc biệt là khi công ty vừa mới thành lập hoặc có một sản phẩm mới ra mắt trên thị trường. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng hiểu được quy trình và thủ tục đăng ký nhãn hiệu nhanh nhất? Trong bài viết này, UNICA sẽ hướng dẫn các bước chi tiết về vấn đề này.

Khái niệm về nhãn hiệu, đăng ký nhãn hiệu

Nhãn hiệu thường được hiểu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa/dịch vụ của các cá nhân, tổ chức với nhau. Theo đó, chủ thể đăng kí logo, thương hiệu,… có thể là doanh nghiệp, cá nhân. Một số khác lại dùng tên gọi logo để thay cho nhãn hiệu.

Logo thương hiệu chính là “bộ mặt” đại diện của công ty được truyền tải cho khách hàng, và logo thương hiệu càng được nhiều người biết đến bao nhiêu thì giá trị trên thị trường của thương hiệu đó càng phát triển bấy nhiêu.

đăng kí nhãn hiệu, thủ tục đăng kí nhãn hiệu, lưu ý đăng kí nhãn hiệu, kiến thức, kỹ năng, kỹ năng mềm, “ khắc cốt ghi tâm” những lưu ý về thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Đăng ký nhãn hiệu chính là đăng ký logo thương hiệu của doanh nghiệp

Đăng ký nhãn hiệu hay còn gọi là đăng ký logo độc quyền hoặc đăng ký thương hiệu độc quyền. Việc đăng ký logo độc quyền giúp doanh nghiệp tránh trường hợp bị tổ chức/cá nhân khác sử dụng, làm giả, làm nhái nhãn hiệu của mình.

Những lưu ý khi làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Để giúp người làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu không bị nhầm lẫn với vấn đề đăng ký kinh doanh, UNICA xin chia sẻ cách thức đăng ký nhãn hiệu một cách hợp lệ, khoa học cụ thể như sau:

Nhóm đăng ký nhãn hiệu

Theo quy định tại danh mục hàng hóa dịch vụ Ni-xơ 11-2018, có 45 nhóm được đăng ký nhãn hiệu. Cá nhân/tổ chức đăng ký nhãn hiệu đối với nhóm nào sẽ được pháp luật bảo hộ độc quyền trong phạm vi nhóm đó.

Dựa vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình mà cá nhân/tổ chức lựa chọn nhóm để đăng ký, đây là quyền lợi cũng như trách nhiệm của cá nhân/tập thể và là điều kiện quan trọng mà doanh nghiệp cần đáp ứng.

Nhãn hiệu, tức là logo, hình ảnh, tên thương hiệu chưa trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu đã được đăng kí tại Cục SHTT, hoặc trùng và tương tự với các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới.

đăng kí nhãn hiệu, thủ tục đăng kí nhãn hiệu, lưu ý đăng kí nhãn hiệu, kiến thức, kỹ năng, kỹ năng mềm, “ khắc cốt ghi tâm” những lưu ý về thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Nhãn hiệu không được trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ

Lưu ý về địa chỉ đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Địa chỉ đăng ký phải cố định, nên nhận hồ sơ do Cục SHTT cung cấp tránh trường hợp bị mất hoặc thất lạc.

Quyền lợi khi đăng ký và thời hạn bảo hộ thương hiệu đã đăng ký

Khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền, cá nhân/tổ chức sẽ nhận được những quyền lợi như sau:

– Có thể gắn chữ “R” (Registered) lên nhãn hiệu của công ty.
– Được bảo hộ kể từ ngày cấp đăng ký thương hiệu đến 10 năm sau
– Thời gian sử dụng tối đa một lần đăng kí là 10 năm, nếu hết 10 năm sử dụng mà công ty vẫn có nhu cầu sử dụng tiếp logo, nhãn hiệu đã đăng ký thì có thể gia hạn thêm 10 năm tiếp theo (đăng ký 01 lần và gia hạn nhiều lần).

Thông tin cần cung cấp để tiến hành đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Cục Sở hữu Trí tuệ, đơn vị cần cung cấp đầy đủ các thông tin như sau:

– Scan hoặc ảnh chụp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu đăng ký theo hình thức doanh nghiệp, hộ kinh doanh) hoặc Giấy CMND/CCCD (nếu đăng ký theo hình thức cá nhân).
– File logo thương hiệu cần đăng ký (File ảnh hoặc File word hoặc File Pdf)
– File mẫu logo thương hiệu của kế toán Anpha
– Thông tin liên hệ: số điện thoại, địa chỉ email, địa chỉ liên hệ.
– Đối với cá nhân: Cần cung cấp thông tin địa chỉ cố định.
– Đối với nhóm ngành nghề (hoặc cung cấp lĩnh vực hoạt động chính đối với nhãn hiệu để được tư vấn nhóm).

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu đủ, đúng bao gồm:

– 02 (Hai) bộ Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (Theo mẫu của Luật Sở hữu Trí tuệ hiện hành).
– 05 mẫu nhãn hiệu cần đăng ký

Nơi nộp hồ sơ và lệ phí đăng ký nhãn hiệu

Cá nhân hoặc tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục SHTT hoặc gửi qua đường bưu điện, gửi online. 
Lưu ý: Hồ sơ đăng ký cần hoàn thiện và nộp càng sớm càng tốt, theo quy định của Pháp luật hiện hành.
Lệ phí nộp hồ sơ đăng ký là 1 triệu đồng 1 đăng ký 01 nhóm, khi đăng ký từ  nhóm trở lên thì tính từ nhóm thứ 2 là 730 nghìn đồng/nhóm. Tuy nhiên, giới hạn tối đa là 6 sản phẩm, nếu 7 sản phẩm trở lên sẽ thêm phí là 150 ngàn đồng/sản phẩm.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu bao gồm những bước nào?

Đăng ký nhãn hiệu gồm các bước như sau:

Giai đoạn 1: Nộp tờ khai đăng ký nhãn hiệu (nộp đơn đăng ký nhãn hiệu)

đăng kí nhãn hiệu, thủ tục đăng kí nhãn hiệu, lưu ý đăng kí nhãn hiệu, kiến thức, kỹ năng, kỹ năng mềm, “ khắc cốt ghi tâm” những lưu ý về thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Tờ khai đăng kí nhãn hiệu

– Các giấy tờ và tài liệu cần có như sau: 
– Giấy uỷ quyền (mẫu gửi kèm),
– 01 mẫu NHHH (không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm), 
– Danh mục sản phẩm, dịch vụ dự định đăng ký nhãn hiệu.

Giai đoạn 2: Thời hạn thẩm định hình thức đăng ký nhãn hiệu

Thời gian tối đa để phê duyệt hồ sơ là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Giai đoạn 3: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu

Doanh nghiệp phải chờ ít nhất 01 tháng để chờ thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu.

Giai đoạn 4: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và bàn giao cho khách hàng

Sau khi đã thẩm định xong nội dung, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu từ Cục Sở hữu Trí tuệ.

Trên đây là những thông tin chi tiết về thủ tục đăng ký nhãn hiệu mà UNICA muốn chia sẻ với các bạn.

Chúc bạn thành công!

Đăng bởi: Hóa Tốt

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก